Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

BÀI TRÊN BÁO NGA KHẲNG ĐỊNH: ĐẢO THỊ TỨ THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM DO PHILIPPINES CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP

Lời dẫn: Google.tienlang từng nhiều lần chỉ ra, rằng đảo Thị Tứ, đảo Song Tử Đông cùng 5 đảo san hô, cồn cát khác mà Philppin gọi là "nhóm đảo Kalayaan" đều thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trước năm 1970,, cả nhóm đảo này do quân đội Sài Gòn có trách nhiệm trông giữ. Nhưng năm 1970, Mỹ đã bật đèn xanh cho Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos mang quân đội bí mật chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ví dụ, xin xem một vài bài: 

1. VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG?

2. Google.tienlang xin "cầm tay chỉ việc" cho báo chí: TẠI SAO VN KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ POMPEO?

3. Cuối tuần: BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020

4. VÌ SAO NƯỚC MỸ TRÁO TRỞ TRÊN BIỂN ĐÔNG?

Rất tiếc là báo chí Việt Nam dường như đã bị Mỹ thao túng nên rất nhiều lần chỉ biết nịnh Mỹ, bất chấp chủ quyền Việt Nam.

Trong khi đó, trên một tờ báo nước ngoài là tờ Sputnik của Nga mới đăng một bài với ý kiến của các chuyên gia phân tích cặn kẽ để khẳng định điều mà Google.tienlang từng nhiều lần khẳng định: đảo Thị Tứ, đảo Song Tử Đông cùng 5 đảo san hô, cồn cát khác mà Philppin gọi là "nhóm đảo Kalayaan" đều thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Google.tienlang cảm ơn báo Sputnik và trân trọng chia sẻ bài viết này.

********

 Chuyến đi “lợi bất cập hại” của tư lệnh quân đội Philippines ra đảo Thị Tứ

Chuyến đi của tư lệnh quân đội Philippines ra đảo Thị Tứ của Việt Nam hôm 7/6 diễn ra trong lúc các nước ASEAN, dẫn đầu là Việt Nam đang có các cuộc đàm phán rất căng thẳng với Trung Quốc để tiến tới một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, công bằng, bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Quả là một chuyến đi “lợi bất cập hại”!

Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Philippines công bố hôm 9/6, Tư lệnh quân đội Philippines Sobejana đến đảo Thị Tứ bằng vận tải cơ C-130 hôm 7/6. Theo lời tướng Sobejana, mục đích chuyến thăm này “nhằm kiểm tra tình hình trên đảo, phục vụ kế hoạch cải tạo hòn đảo thành trung tâm hậu cần, bảo đảm hoạt động cho lực lượng Philippines”.

Việt Nam đã lên tiếng phản đối động thái này của Philippines và một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa.

Đảo Thị Tứ của Việt Nam

Đảo Thị Tứ (tên tiếng Anh: Thitu Island, tên tiếng Philippines: Pag-asa) là đảo lớn thứ hai trong Quần đảo Trường Sa, là một đảo san hô vòng. Đảo này có tọa độ 110 03’ 11” độ vĩ Bắc – 1140 17’ 15” độ kinh Đông, thuộc Phân nhóm Trung-Bắc của Quần đảo Trường Sa, có diện tích 0,32 km2.

“Tên gọi “Thị Tứ” do chính quyền Việt Nam đặt từ thời Minh Mạng, đầu thế kỷ XIX. Đến này, tên gọi “Thị Tứ” đã trở thành tên quốc tế của đảo này”, - Chuyên gia về những vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Năm 1890, nhà thám hiểm hàng hải người Anh, Huân tước Percy William Bassett-Smith đã đo đạc và lập bản đồ Cụm thực thể địa lý Thị Tứ và đá Subi, Năm 1911, bản đồ này được in trong Giáo trình địa lý cao cấp của Trường đại học San Diego (Mỹ) (xem bản đồ tại địa chỉ).

Theo mô tả của Huân tước Percy William Bassett-Smith thì đó là các thực thể địa lý hoang vu, không có người ở, không có điều kiện sinh tồn.

Quần đảo Trường Sa.
© AFP 2021 / TED ALJIBE
Quần đảo Trường Sa.
“Do đảo Thị Tứ nằm cách xa đảo Palawan, đảo gần đó nhất của Philippines tới 285km về phía Tây nên chiếu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982), nó không thể được xem là thực thể địa lý nằm trong EEZ của Philippines”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nói tiếp với Sputnik.

Lần đầu tiên, đảo Thị Tứ được xác định chủ quyền của Việt Nam bằng pháp lý từ ngày 21/12/1933, khi thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp Jean-Félix Krautheimer (1874-1943) ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc ở Quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa trong Liên bang Đông Dương. Năm 1939, Thứ trưởng Ngoại giao Anh William Butter xác nhận chính quyền Pháp ở Liên bang Đông Dương đã thực thi đầy đủ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

“Từ 1939 đến nay, các chính quyền thuộc địa Pháp cũng như các chính quyền Việt Nam kế tiếp nhau đều liên tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối Quần đảo Trường Sa nói chung và đảo Thị Tứ nói riêng”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ thông tin với Sputnik .

Trong khi đó thì suốt thời kỳ là thuộc địa của Tây Ban Nha (thế kỷ XVI đến năm 1898) và sau đó là Mỹ từ 1989 (1898-1946), các chính quyền cai trị ở Philippines chưa bao giờ tuyên bố quần đảo Trường Sa hay bất cứ bộ phận nào của quần đảo này thuộc chủ quyền của Philippines.

“Điều 1 của Hiến pháp Philippines năm 1935 viết: “Philippins bao gồm tất cả lãnh thổ được nhượng lại cho Mỹ theo Hiệp định Paris giữa Mỹ và Tây Ban Nha ngày 10/12/1898, ranh giới được đề cập trong hiệp định này cùng với tất cả các đảo được nêu ra trong hiệp định tại Washington giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào ngày 7/11/1900, và trong hiệp định giữa Mỹ và Anh ngày 2/1/1930, cùng với tất cả lãnh thổ mà Chính phủ Quần đảo Philippin hiện nay đang thực thi quyền lực pháp lý”. Nhưng trên thực tế thì không có một hiệp định nào trong cả ba hiệp định trên khẳng định rằng Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ thuộc Philippines”, - Chuyên gia Hồng Long chia sẻ thông tin với phóng viên Sputnik.

Tới tận ngày 17/5/1950, Tổng thống Philippines Quirino mới tuyên bố với giới báo chí rằng quần đảo Trường Sa thuộc về Philippines. Nhưng tuyên bố đó của Tổng thống Quirino lại bị người phát ngôn của chính phủ Philippines lúc đó bác bỏ ngay sau đó.

“Thậm chí, khi nhà thám hiểm người Philippines Tomas A. Cloma cùng 40 người khác đổ bộ lên một vài đảo nhỏ ở Trường Sa tháng 5/1956 và yêu cầu Manila công bố quyền sở hữu tư nhân của ông ta đối với vùng đảo này, chính phủ Philippines đã không có câu trả lời cụ thể, rõ ràng nào đối với các yêu cầu của ông Cloma cũng như không hề có bất cứ một tuyên bố nào về chủ quyền của mình tại khu vực này. Trong khi đó thì chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã xác định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ năm 1933 bằng một văn kiện pháp lý có giá trị cấp nhà nước”, - Chuyên gia Hồng Long phân tích với Sputnik.

Những dữ liệu nói trên là cơ sở pháp lý rất quan trọng để ngày 10/6/2021, khi bình luận về chuyến đi của tướng Sobejana, tư lệnh quân đội Philippines đến Thị Tứ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã phát biểu:

“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan đến quần đảo này”.

Philippines chiếm Thị Tứ khi nào

“Cuối năm 1973 đầu năm 1974, sau khi buộc phải rút quân đội khỏi Việt Nam theo Hiệp định Paris 1973 cũng như rút các lực lượng thuộc Hạm đội 7 khỏi Biển Đông, Mỹ đã “bật đèn xanh” cho Philippines bí mật đổ quân chiếm đóng đảo trái phép đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền của Việt Nam khi đó đang cho chính quyền Sài Gòn quản lý. Số quân Philippines luân phiên đồn trú tại đây ban đầu chỉ có 1 trung đội, nay đã tăng lên 2 đại đội”, - Chuyên gia Hồng Long chia sẻ thông tin với Sputnik.

Trong những năm 1980, Philippines tiến hành bồi đắp trái phép, nâng diện tích đảo lên 0,372km2 và xây dựng một đường băng quân sự dài 1.260m. Năm 2012, Philippines đưa dân ra sinh sống tại đảo này và cải tạo, nâng cấp đường băng quân sự, xây dựng âu thuyền và căn cứ hậu cần nghề cá ở đây. Tuy nhiên, nhất cử nhất động của Philippines tại đảo Thị Tứ nói riêng và một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa đều bị phía Việt Nam kiên quyết phản đối bởi những hành động đó đều vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với Quần đảo Trường Sa.

Với chuyến thị sát của Tư lệnh quân đội tại đảo Thị Tứ với mục đích “khởi công” các công trình mới và cải tạo đường băng quân sự, phía Philippines muốn có một sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại đảo này để đối phó với âm mưu xâm lần của Trung Quốc nhưng lại vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và hơn thế nữa còn là một động thái gây bất lợi cho đàm phán ASEAN-Trung Quốc về Biển Đông.

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
© ẢNH
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Chuyến đi này diễn ra trong lúc các nước ASEAN, dẫn đầu là Việt Nam đang có các cuộc đàm phán rất căng thẳng với Trung Quốc để tiến tới một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, công bằng, bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

“Hành động đơn phương của Philippines không những không đem lại lợi ích chính trị gì cho nước này cũng như cho ASEAN mà còn có thể trở thành cái cớ để phía Trung Quốc cáo buộc các nước ASEAN đang làm nghiêm trọng thêm tình hình tranh chấp nhằm kéo dài và hướng lái đàm phán sao cho có lợi cho Trung Quốc, bất lợi đối với các nước ASEAN. Quả là một chuyến đi “lợi bất cập hại”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh với Sputnik

Vì vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC)”.

Việt Nam nêu đích danh những nước vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam

Thị Tứ là thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép. Đây dường như là lần đầu tiên báo chí Việt Nam nói thẳng là Philippines chiếm đóng trái phép thực thể của Việt Nam tại Biển Đông . Trước đây, báo chí Việt Nam nếu có nêu đích danh thì chỉ Trung Quốc, giờ nêu đích danh cả Philippines.

“Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10/6/2021 cho thấy những mối đe dọa chủ quyền biển-đảo của Việt Nam nói chung và đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam nói riêng không chỉ xuất phát từ phía Trung Quốc mà còn từ những quốc gia khác tiếp giáp với Biển Đông. Và đây không phải là lần đầu tiên, phía Việt Nam cáo buộc Philippines có những hành động gây nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển-đảo của Việt Nam”, - Chuyên gia Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Sputnik xin đưa ra một ví dụ cụ thể

Ngày 27/8/2020, phát biểu về việc Philippines tự ý đặt tên cho 4 bãi cát và 2 đá san hô nằm trong Cụm Thị Tứ tại Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra rằng: “Bất kể hoạt động nào tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà không được Việt Nam cho phép là hoàn toàn không có giá trị. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với nội dung và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), góp phần vào việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông”.

Gần đây nhất, ngày 27/52021, khi có thông tin chính xác về việc giới chức Philippines đang chuẩn bị tiến hành dự án cải tạo, nâng cấp đường băng trên đảo Thị Tứ, thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố:

“Mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền cũng như các quyền liên quan của Việt Nam đối với Quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vô giá trị”.

Việt Nam cũng phản đối bất kỳ nước ngoài khác có những hành động xâm phạm chủ quyền trên đất liền, trên không phận, trên biển-đảo cũng như trên các không gian chủ quyền khác của Việt Nam. Việt Nam kêu gọi tất cả các nước, các bên hãy luôn tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau, giải quyết mâu thuẫn bằng con đường ngoại giao và đối thoại hòa bình, hết sức tránh xung đột dưới mọi hình thức và không có những hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình.

“Với việc báo chí Việt Nam hiện nay đã không ngần ngại nêu đích danh tên các nước vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, có thể thấy rằng, Việt Nam đã có vị thế quốc tế vững chắc, có tiếng nói quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và kiên trì bảo vệ chủ quyền của mình”, - PGS –TS Hoàng Giang nói với Sputnik.

========

Hoàng Ngân Thương giới thiệu theo 

9 nhận xét:

  1. Báo Google.tienlang bị Nga thao túng!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh06:26 15 tháng 6, 2021 bại não!
    Chắc là lại là fan của Lý Thông trong vụ 30/4/1975. Bị thua nên cay cú vào đây đánh phá GGTL đây!
    Bị "Thao túng" tức là phải bị bắt buộc nói theo quan điểm của nước ngoài, dù bất lợi cho chủ nhà Việt Nam.

    Cậu xem trong bài này có câu nào bất lợi cho VN?

    Bại não, ngu dốt lắm, em Nặc ạ!

    Trả lờiXóa
  3. ĐÚNG và ngắn gọn, dễ hiểu
    -----
    Google.tienlang xin "cầm tay chỉ việc" cho báo chí: TẠI SAO VN KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ POMPEO?
    Không cần phân tích dài dòng văn tự, Google.tienlang mạnh dạn "cầm tay chỉ việc" cho báo chí Việt Nam, hãy tự vắt tay lên trán mà ngẫm xem, Vì sao những bài báo với tít "Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Mỹ về Biển Đông" đã phải gỡ bỏ, thay tít khác?

    Khổ, thậm chí báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng đã phải thay tít:


    Bạn đọc của Google.tienlang, bác Bác Người Việt từ Hoa Kỳ có những câu hỏi rất hay:

    ----
    "Người Việt từ Hoa Kỳ 03:26 25 tháng 7, 2020
    Không thấy báo nào phân tích để trả lời cho câu hỏi:
    1. Phán quyết PCA có gì bất lợi cho VN?
    2. Vì sao đến nay VN vẫn chưa đưa ra tuyên bố về Nội dung phán quyết PCA?
    3. Vì sao Phil chửi Mỹ về phán quyết PCA?
    4. Vì sao đến nay mà Phil vẫn chưa thèm trả cả triệu đô phí luật sư?
    Tại sao Phil nói chính Mỹ (chứ không phải Phil) cần trả triệu đô phí luật sư?"
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/googletienlang-xin-cam-tay-chi-viec-cho.html

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Đức Kiênlúc 21:44 15 tháng 6, 2021

    Tân Trưởng ban Tuyên giáo Nguyễn Trong Nghĩa nên nhận ra một SỰ THẬT là:
    THỜI GIAN QUA, CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO LÀ THẤT BẠI!
    Dễ nhận thấy là rất nhiều cơ quan ban ngành có tổ chức rất nhiều cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển đảo nhưng tại sao hiện nay, như bác Người Việt từ Hoa Kỳ nói trên kia:
    ====
    "Người Việt từ Hoa Kỳ 03:26 25 tháng 7, 2020
    Không thấy báo nào phân tích để trả lời cho câu hỏi:
    1. Phán quyết PCA có gì bất lợi cho VN?
    2. Vì sao đến nay VN vẫn chưa đưa ra tuyên bố về Nội dung phán quyết PCA?
    3. Vì sao Phil chửi Mỹ về phán quyết PCA?
    4. Vì sao đến nay mà Phil vẫn chưa thèm trả cả triệu đô phí luật sư?
    Tại sao Phil nói chính Mỹ (chứ không phải Phil) cần trả triệu đô phí luật sư?"
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/googletienlang-xin-cam-tay-chi-viec-cho.html


    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Đức Kiênlúc 21:50 15 tháng 6, 2021

    NÓI THÌ RẤT HAY NHƯNG THỰC TẾ THÌ THỜI GIAN QUA, CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO LÀ THẤT BẠI

    Ví dụ Một bài báo nói rất hay:
    ===
    Chiều 30/12, tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo; phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
    Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.

    Hội nghị đã thảo luận về kết quả công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới năm 2020 cũng như trong cả giai đoạn 2016-2020; kinh nghiệm của một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị; những vấn đề cần chú ý đối với việc triển khai các nhiệm vụ trên trong năm 2021…

    Năm 2020, thế giới và khu vực chứng kiến những diễn biến nhanh, sâu sắc, phức tạp. Đại dịch COVID-19 được xem là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Bên cạnh các thách thức truyền thống, các thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Khu vực Biển Đông có nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong năm 2020, Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XII, cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

    Trên lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiều trọng trách quốc tế lớn. Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và thiên tai, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới vẫn duy trì phát triển kinh tế-xã hội với mức tăng trưởng dương, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt. Đồng thời bảo đảm các tuyến biên giới hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đức Kiênlúc 21:51 15 tháng 6, 2021

      Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực phức tạp, khó lường, tình hình trong nước thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền năm 2020 đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ngày càng chủ động, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả; nội dung toàn diện, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; phương thức tuyên truyền đổi mới, hiện đại, đa dạng, phong phú, thuyết phục với sự tham gia của đông đảo các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và đông đảo các tầng lớp nhân dân.

      Công tác thông tin đối ngoại đã phản ánh khách quan, trung thực, đầy đủ, kịp thời và sâu sắc về một Việt Nam “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, là điểm đến an toàn của bạn bè quốc tế. Công tác tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền đã bám sát tình hình thực tế, triển khai thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng và bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ta ở Biển Đông.

      Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương đã biểu dương những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong việc tăng cường hoạt động thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền.

      Đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, năm 2021, tình hình quốc tế, khu vực, vấn đề Biển Đông tiếp tục có những cơ hội và thách thức đan xen, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tác động sâu sắc đến an ninh và quan hệ giữa các nước trong khu vực. Tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài. Năm 2021 cũng là năm tiến hành Đại hội lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Trong bối cảnh đó, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới trên đất liền cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, có bản lĩnh chính trị, tinh thông nghiệp vụ, phát huy tính sáng tạo, chủ động xây dựng các kế hoạch truyền thông với các giải pháp linh hoạt, đẩy mạnh đa dạng hóa các phương thức thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển của thế giới, đất nước trong tình hình mới.
      https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/12/31/linh-hoat-cac-giai-phap-tuyen-truyen-bien-dao-va-phan-gioi-cam-moc-quan-ly-bien-gioi/

      Xóa
  6. Công tác và nhiệm vụ bảo vệ và phát triển chủ quyền biển nằm ở "đầu súng", tức thực lực quốc phòng, đặc biệt ngoài biển xa khơi thì hải quân và không quân là những lực lượng có tính răn đe cao nhất khiến cho các bên tranh chấp không dám tiến hành chiến tranh xâm lược trên biển.

    Trong trường hợp cụ thể này thì rõ ràng cơ bắp mới là tiếng nói, lý luận ba xu trong trường hợp này thì không nhằm nhò gì. Vì những chuyện như thế này thì nói làm sao cũng được. Nhà giàu mà nói sàm nói nhảm thì vẫn lắm người nghe. Như TQ có 1 lập luận rất kỳ quái là người Hán đã phát hiện tìm ra các quần đảo ở Biển Đông từ thời Tần Thủy Hoàng rồi, như kiểu Columbus tìm ra châu Mỹ.

    Hay như vào các diễn đàn tiếng Anh mà CĐM người philiipines và CĐM Campuchia cực đoan và cả người Mỹ và phương Tây có thể phân biệt qua tiếng Anh Bồi của người Phi với tiếng Anh chuẩn của người Tây tranh cãi với CĐM người VN và nay thì ở các trang FB thì có thể thấy họ có những lập luận kiểu "chúa Nguyễn không phải là nhà nước chính thống", "nhà Tây Sơn không thực hiện chủ quyền ở Trường Sa và Biển Tây Phi" và "Pháp đã sáp nhập hành chính đối với Trường Sa ở Biển Tây Philippines nên VN không có quản lý liên tục gì cả".

    Họ cho rằng các tỉnh thành chủ quản của Trường Sa hiện nay thời Pháp thuộc là đều nằm trong 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc địa hành chính của Pháp, do Phan Thanh Giản ký giấy bán cho Pháp, rồi sau đó Pháp đánh lấy và sáp nhập nốt ba tỉnh còn lại, chứ không phải là xứ bảo hộ tồn tại dưới dạng bù nhìn từ Huế trở lên Bắc Kỳ. Vì vậy Trường Sa thời Pháp thuộc là "của Pháp" chứ không phải là "Pháp chiếm đóng tạm thời, quản lý và giữ cho An Nam" như "xuyên tạc".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Đào Mai Việt12:02 17 tháng 6, 2021 có ý kiến rất hay nhưng tôi không thể đồng ý khi bạn nói: "Trong trường hợp cụ thể này thì rõ ràng cơ bắp mới là tiếng nói, lý luận ba xu trong trường hợp này thì không nhằm nhò gì. Vì những chuyện như thế này thì nói làm sao cũng được."

      Nhà nước ta đã chi rất nhiều tiền cho công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.
      Vậy nên không thể để các báo, các "chuyên gia" đểu như Võ Thanh Ca, như Trần Công Trục ... "nói làm sao cũng được"!
      Suốt ngày các báo và các "chuyên gia" đểu như Võ Thanh Ca, như Trần Công Trục .... chỉ đi ca ngợi Mẽo, ca ngợi Phán quyết PCA.
      Mặc dù bu Mẽo của họ cũng đang xâm hại chủ quyền VN nhưng không báo nào lên tiếng!

      Ta hãy nói báo chính thống thôi, còn mạng xã hội thì chấp làm gì!

      Xóa
  7. Thực lực quân sự và năng lực quốc phòng là thứ chính, lý luận trong trường hợp này chỉ là thứ rất yếu, rất phụ. Lý luận trong vụ này chủ yếu dành cho trường hợp kiện cáo quốc tế, và Tòa án quốc tế không phải lúc nào cũng phán xử công bằng hay không có tiêu cực, hối lộ, lót tay, như FIFA đã cho thấy. Và VNĐ thì không thể bằng USD hay NDT được. TQ là 1 siêu cường đã trỗi dậy, Mỹ đã thất bại trong việc duy trì TQ là "người bệnh Đông Á", mặc dù vậy Mỹ vẫn muốn lợi dụng Phillipines và VN và cả ASEAN để thực hiện quốc sách chiến lược kìm hãm Trung Quốc và Nga (lợi dụng Ukraina).

    VN độc lập nên Mỹ không thành công lắm trong ý đồ chiến lược này. Nhưng Phillipines thì đang vùng vẫy cựa quậy để ráng thoát Mỹ, thoát khỏi sự kiềm tỏa của Mỹ. Ông TT Phillipines đã nhiều lần bày tỏ sự giận hờn với Mỹ sau việc bị Mỹ xúi kiện TQ sau đó bán rẻ Phillipines, khoanh tay ngồi nhìn TQ đưa quân vào lấy nốt các đảo khác ngay sau khi phán quyết tòa án quốc tế còn ký chưa ráo mực. TQ là thành viên thường trực HĐBA LHQ, tòa án LHQ không làm gì được, phán quyết nhưng không thực thi được.

    Và như thế vụ kiện tụng giữa Phillippines và Trung quốc đã cho thấy, đừng nói là ông có lý luận đúng hơn, nghe thấy lôgíc hơn, ngay cả lý luận đó đưa tới việc được cơ quan quốc tế đặc trách xử thắng kiện đi nữa mà thực lực không có thì cũng không làm nên cơm cháo gì.

    Nhưng rất tiếc bọn người dân tộc cực đoan và phản động như ở trung tâm dữ liệu Hoàng Sa, diễn đàn HS, quỹ nghiên cứu Biển Đông, nơi tụ họp của những tay phản động, bất mãn trong và ngoài nước, họ luôn bài trừ, kỳ thị, hằn học những gì gì liên quan đến Trung Quốc hay quan hệ 2 nước.

    Trong diễn đàn thì các ad, mod, quản lý đều phản động, lật sử, bài Trung và phò Mỹ và thường có những luận điệu như "nội chiến", "nước VNDCCH xâm lược nước VNCH", "trước 1965 = nội chiến", "sau 1973 = nội chiến". Họ xoá, khoá, đàn áp những thành viên tốt, những ai nói đúng lịch sử, gọi tay sai Pháp Mỹ là ngụy, đặt chế độ diễn đàn auto sửa ngụy thành "VNCH", cảnh cáo công khai về việc dùng từ ngụy quân, ngụy quyền để dằn mặt cộng đồng, kêu gọi biểu tình, kích động chiến tranh, xách động những bất ổn trong xã hội. Rất hay là khi trào lưu, hội chứng bài Trung bị thoái trào lắng xuống các ổ nhóm này hầu như bị tê liệt hóa và không còn hoạt động nữa và diễn đàn Hoàng Sa cũng trở thành "lịch sử".

    Bây giờ nó chỉ còn là 1 nhóm riêng trên FB chỉ còn khoảng 1000 thành viên sinh hoạt kể lể với nhau về thời vàng son khi diễn đàn có hàng trăm nghìn thành viên. Và họ nghiến răng nghiến lợi thể hiện lòng căm thù "quân xâm lược Trung Quốc" và bày tỏ bất mãn đối với nỗ lực bảo vệ hòa bình ổn định phát triển của Việt Nam. Nhiều kẻ trong họ bây giờ đã trở thành phản động hoàn toàn hoặc đã tháo mặt nạ ra để thể hiện bản chất phản động hoàn toàn.

    Trả lờiXóa