Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

 

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự và chủ trì Hội nghị.

Những kết quả tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ

Sáng 12/6, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với điểm cầu Trung ương và điểm cầu các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp
© ẢNH : TRÍ DŨNG - TTXVN

Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; đại biểu các điểm cầu Trung ương và đại biểu các ban, bộ, ngành.

Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo tóm tắt sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết Bộ Chính trị đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Trước hết, việc triển khai Chỉ thị gắn với tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị được coi trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Các cấp ủy Đảng đã chú trọng việc đưa nội dung thực hiện Chỉ thị 05 vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, đặc biệt là gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, trước hết là người đứng đầu trong tổ chức thực hiện.

Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
© ẢNH : PHƯƠNG HOA - TTXVN
Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, các ban, bộ, ngành, địa phương đã xác định các khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

“Nhờ đó, việc học tập và làm theo Bác của mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tự giác, đi vào nền nếp, tạo những chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay: “Công tác giáo dục lý luận chính trị và các nội dung của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên được thực hiện nghiêm túc, cập nhật, góp phần nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”. 

 Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, biểu dương, khen thưởng trong việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thực hiện kiểm tra đối với 15.920 tổ chức đảng và 47.701 đảng viên.

Tổng Bí thư: Học tập Bác cần trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của mỗi người

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích ý nghĩa to lớn tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Việc học tập và làm theo, tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy việc tự giác nêu gương của cán bộ, đảng viên, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng”, Tổng Bí thư nói.

Ông Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, biểu dương những tập thể, cá nhân tiên tiến điển hình trong học tập và làm theo Bác. Bên cạnh đó, việc thực hiện Chỉ thị 05 có chỗ, có nơi, có lúc còn hạn chế, hình thức chưa quyết liệt, kịp thời cần phải tiếp tục có sự quyết tâm làm tốt hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị trong thời gian tới, các cấp ủy tổ chức đảng cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về giá trị, ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cần phát huy kết quả đạt được những năm qua, nghiêm túc thực hiện hiệu quả Kết luận 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05. Trong đó, cần chú trọng quán triệt, tập trung làm tốt 3 nội dung: học tập, làm theo và nêu gương.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Học Bác phải trở thành lối sống, nếp nghĩ cách làm của mỗi cán bộ đảng viên phải thấm nhuần tư tưởng của Bác như là nhu cầu lẽ sống tự nhiên. Học Bác phải gần dân, tin dân, yêu dân, gắn bó máu thịt với nhân dân”.

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, các cấp ủy, tổ chức đảng phải gắn việc học tập với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình; thực hiện đồng bộ giữa “xây” và “chống”. Trong đó, “xây” là tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; “chống” là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức chính trị, lỗi sống, xử lý nghiêm những việc làm sai trái.

Trong thực hiện, phải đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, mà trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.

Tại hội nghị, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã công bố quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 136 tập thể và 187 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2021.

Sputnik

Google.tienlang bổ sung:

Làm theo Bác là phải thấm sâu vào trong tim, trong óc, trong từng hành động

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng lưu ý vẫn còn không ít hạn chế, cần được khắc phục. Trong đó có việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao. Việc xác định khâu đột phá có nơi còn lúng túng. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc còn bị động. 

Công tác đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ; việc tự phê bình và phê bình có nơi, có lúc còn làm qua loa, chiếu lệ, hình thức. 

Tình trạng thiếu tự giác nhận khuyết điểm, đổ lỗi cho khách quan hoặc nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt; phạm vi, đối tượng còn hẹp, hiệu quả cảnh báo, phòng ngừa vi phạm chưa cao...

 

“Chúng ta vui mừng với thành tích, kết quả làm được nhưng làm nhiều việc cũng còn hình thức, nặng chạy theo thành tích, che giấu khuyết điểm, không thẳng thắn đấu tranh với nhau. Đặc biệt là những người lãnh đạo, đứng đầu, có khi tìm mọi cách che giấu, chỉ báo cáo thành tích thì không tiến bộ được”, Tổng Bí thư lưu ý.

Tổng Bí thư: Nói trống rỗng không thấm vào tim gan thì không phải là học Bác
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tổng Bí thư lưu ý, chú trọng quán triệt, tập trung làm tốt ba vấn đề: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
 
Theo Tổng Bí thư, học tập Bác là học tư tưởng, thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, đạo đức cách mạng và phong cách của người chiến sĩ cộng sản chân chính; thúc đẩy việc học tập Bác trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của từng cán bộ, đảng viên và người dân. 

Qua đó, bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, làm cho đất nước ngày càng phát triển, dân tộc ngày càng cường thịnh, trường tồn.

Làm theo Bác là thúc đẩy, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ "học tập" sang "làm theo" chứ không chỉ nói suông, không chỉ học thuộc lòng, càng không sáo rỗng.

“Làm theo Bác là phải thấm sâu vào trong tim, trong óc, trong từng hành động, việc làm của mình. Cho nên làm theo mới là quan trọng”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Vì vậy cần hiện thực hoá bằng những chương trình hành động cụ thể, việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đề cao chức trách, đạo đức công vụ của mỗi cán bộ, đảng viên.

Đồng thời, giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn, trên nền tảng, kim chỉ nam là tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin trong mọi hành động…

“Đừng nói một đằng làm một nẻo. Nói trống rỗng, không thấm vào tim, vào gan, vào ruột mình biến thành hành động thì không phải là học Bác”, Tổng Bí thư lưu ý.

Về nêu gương, Tổng Bí thư cho rằng thực hiện đồng thời, gắn kết việc học tập với làm theo Bác và nêu gương. Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ này, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu với nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, mà trước hết là các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm nêu gương; người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn càng phải gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác để quần chúng, nhân dân noi theo.

Đó là phải thể hiện được tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân; có phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, thật sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể, theo tinh thần Bác đã dạy: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".

“Cứ làm đi, có hiệu quả, dân tin”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ.

Theo Tổng Bí thư, trong quá trình thực hiện ba nhiệm vụ nêu trên, cần kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", trong đó "xây" là cơ bản, chiến lược; "chống" là quan trọng, cấp bách. Đề cao tinh thần "nói đi đôi với làm", "rèn luyện suốt đời", thường xuyên "tự soi", "tự sửa"...

=======

Mời xem bài liên quan:                   

1. Clip: Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh Bác Hồ- NGA XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ TRÊN QUÊ HƯƠNG LÊ NIN...

2. MỘT TẤM HÌNH CỦA BÁC HỒ CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ

3. Kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh là tập quán văn hóa

4. CHÙM CA KHÚC HAY NHẤT VỀ BÁC HỒ

5. UNESCO có vinh danh Bác Hồ hay không?

6.  Toàn văn nghị quyết của UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

7.    Bác Hồ và Bông Sen

8. Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hồng Kong từ 1932?

9. Chuyện về vị ân nhân của Bác Hồ qua lời kể của người phiên dịch.

10. Vụ án Tống Văn Sơ- Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông năm 1931

11. Gửi nhóm lật sử: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỬ DỤNG CHỮ "NGỤY" NHƯ THẾ NÀO?

12. NĂM MỚI, GOOGLE.TIENLANG ÔN LẠI BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ: "CHIẾN TRANH NHỒI SỌ"

13. Cảnh báo: USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀN BÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA?

14. Cảnh báo: MỸ ĐÃ LẤN THÊM BƯỚC NỮA KHI THÀNH LẬP HỌC VIỆN YSEALI Ở VIỆT NAM

15. TUYÊN GIÁO Ở ĐÂU KHI NGUYÊN NGỌC VÀ VŨ NGỌC HOÀNGCÔNG KHAI XÉT LẠI HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN DO BÁC HỒ VÀ ĐẢNG TA LÃNH ĐẠO???

16. TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN PHÊ PHÁN THIẾU TƯỚNGLÊ VĂN CƯƠNG

17NHỮNG VẤN ĐỀ GOOGLE.TIENLANG XIN TRAO ĐỔI CÔNG KHAIVỚI GS NGUYỄN MINH THUYẾT VÀ TS NGUYỄN MẠNH HÀ

18. NGHỊ QUYẾT SỐ35-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM ĐÚNG MỨC???

19. CHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"

20. Nhân ngày 19/5: BÁC HỒ VỚI NAM BỘ VÀ NAM BỘ VỚI BÁC HỒ

21. CHÂN LÝ BÁC HỒ - "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT"!

22. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

4 nhận xét:

  1. Báo Sputnik của Nga thì đương nhiên là vì tính chất ngoại giao nên bài báo không nói đến những khiếm khuyết khi triển khai Chỉ thị 05.

    Tôi rất bực khi báo chí trong nước khi đưa tin về Hội nghị cũng chỉ ca ngợi 1 chiều về những thành tích...
    Bác Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói thẳng ra những điều đó, sao báo chí lại cắt bỏ đi?

    "Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng lưu ý vẫn còn không ít hạn chế, cần được khắc phục. Trong đó có việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao. Việc xác định khâu đột phá có nơi còn lúng túng. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc còn bị động.

    Công tác đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ; việc tự phê bình và phê bình có nơi, có lúc còn làm qua loa, chiếu lệ, hình thức.

    Tình trạng thiếu tự giác nhận khuyết điểm, đổ lỗi cho khách quan hoặc nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt; phạm vi, đối tượng còn hẹp, hiệu quả cảnh báo, phòng ngừa vi phạm chưa cao...


    “Chúng ta vui mừng với thành tích, kết quả làm được nhưng làm nhiều việc cũng còn hình thức, nặng chạy theo thành tích, che giấu khuyết điểm, không thẳng thắn đấu tranh với nhau. Đặc biệt là những người lãnh đạo, đứng đầu, có khi tìm mọi cách che giấu, chỉ báo cáo thành tích thì không tiến bộ được”, Tổng Bí thư lưu ý. "

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đề nghị Google.tienlang đăng Toàn văn phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng và nhấn mạnh phần khiếm khuyết mà bác Trọng đã chỉ ra.

    Tôi tâm đắc với phát biểu của Google.tienlang ở bài Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021
    Nhân 19/5: ÔN LẠI CÁCH BÁC HỒ SỬ DỤNG CHỮ 'NGỤY' NHƯ THẾ NÀO?

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/nhan-195-on-lai-cach-bac-ho-su-dung-chu.html

    "... theo Google.tienlang, phong trào Học tập và làm theo gương Bác lâu nay vẫn chỉ làm hời hợt, hình thức chứ chưa biến tư tưởng và phong cách Bác Hồ thành một thói quen áp dụng trong công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ tuyên giáo và trong đội ngũ phóng viên. Bằng chứng là trên báo chí vẫn có những bài viết đi ngược lại Tư tưởng Bác Hồ và không có cán bộ tuyên giáo nào, không có nhà báo nào phản biện. Điều này Google.tienlang đã chỉ ra trong rất nhiều bài viết. Ví dụ:
    1. TUYÊN GIÁO Ở ĐÂU KHI NGUYÊN NGỌC VÀ VŨ NGỌC HOÀNGCÔNG KHAI XÉT LẠI HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN DO BÁC HỒ VÀ ĐẢNG TA LÃNH ĐẠO???
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/08/tuyen-giao-o-au-khi-nguyen-ngoc-va-vu.html
    2. TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN PHÊ PHÁN THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/03/trung-tuong-nguyen-thanh-tuan-phe-phan.html

    3. NHỮNG VẤN ĐỀ GOOGLE.TIENLANG XIN TRAO ĐỔI CÔNG KHAI VỚI GS NGUYỄN MINH THUYẾT VÀ TS NGUYỄN MẠNH HÀ
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/02/nhung-van-e-googletienlang-xin-trao-oi.html

    Và cả bài Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019
    NGHỊ QUYẾT SỐ 35-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM ĐÚNG MỨC???

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/09/tang-cuong-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua.html

    Trả lờiXóa
  3. Nhất trí với Google.tienlang.
    Google.tienlang luôn nói đi kèm bằng chứng luôn!
    Rất tiếc, chưa có báo nào học theo phong cách này!
    "...
    "... theo Google.tienlang, phong trào Học tập và làm theo gương Bác lâu nay vẫn chỉ làm hời hợt, hình thức chứ chưa biến tư tưởng và phong cách Bác Hồ thành một thói quen áp dụng trong công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ tuyên giáo và trong đội ngũ phóng viên. Bằng chứng là trên báo chí vẫn có những bài viết đi ngược lại Tư tưởng Bác Hồ và không có cán bộ tuyên giáo nào, không có nhà báo nào phản biện. Điều này Google.tienlang đã chỉ ra trong rất nhiều bài viết. "

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/nhan-195-on-lai-cach-bac-ho-su-dung-chu.html

    Trả lờiXóa
  4. Tạp chí Tuyên giáo điện tử vừa có bài "chửi", "dằn mặt" lũ nhà báo hai mặt, nhà báo phản động. Nhưng tôi đọc xong bài này vừa thấy hào hứng thì lại chùng xuống ngay về tin phó tuyên giáo Phùng Xuân Nhạ đến thăm tạp chí TG.

    Ông từng học ở Mỹ và có nhiều cáo buộc gian lận thi cử này bị quần chúng phê phán ném đá tơi tả với cuốn sách giáo khoa "Tây con" đã rơi đài Bộ giáo dục nhưng chạy vạy thế nào mà chuyển sang làm 1 ngành nhạy cảm như ngành tuyên giáo.

    Trả lờiXóa