Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

NÓNG: CHÍNH THỨC ĐÌNH BẢN BÁO PETROTIMES, THU HỒI THẺ NHÀ BÁO CỦA ÔNG NGUYỄN NHƯ PHONG

Ảnh chụp màn hình Báo Petrotimes chiều nay, 3/10

Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 3/10 đã ra Quyết định thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập Báo Petrotimes và đình bản báo này 3 tháng.
Cụ thể, ở Quyết định số 1701/QĐ-BTTTT, cơ quan chức năng quyết định thu hồi Thẻ nhà báo mang số hiệu IBT 02523, thời hạn 2016-2020 của ông Nguyễn Như Phong vì ông đã bị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức Tổng Biên tập Báo điện tử Petrotimes.
Báo điện tử Petrotimes có trách nhiệm thu hồi Thẻ nhà báo của ông Phong và nộp về cơ quan quản lý trước ngày 12/10/2016.
Cùng ngày, Quyết định 1702/QĐ-BTTTT cũng được ký với nội dung đình bản tạm thời Báo điện tử Petrotimes trong thời hạn 3 tháng vì Báo đã để xảy ra những sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm dừng hoạt động.
Sau khi hết thời hạn đình bản tạm thời, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản Báo điện tử Petrotimes theo các quy định của pháp luật về báo chí.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 3/10.

Theo vietnamplus/TTXVN

18 nhận xét:

  1. Theo quyết định số 1702/QĐ-BTTTT của Bộ TTTT, bắt đầu từ ngày 03/10/2016, Báo điện tử PetroTimes sẽ tạm thời ngừng phục vụ trong thời gian 3 tháng.

    Trả lờiXóa
  2. Anh Như Phong! Một đời gian hùng uốn ngòi bút phục vụ chủ - tập đoàn lợi ích nhóm anh X. Tiền anh đầy túi, đã đến lúc ra Bahamas tắm nắng, ngắm gái đẹp rồi. Nể anh!

    Trả lờiXóa
  3. Phóng viên Tự dolúc 22:40 3 tháng 10, 2016

    'Người buôn gió' Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh ( bài trên PetroTimes ) đã bị hạ
    Blogger "Người buôn gió" Bùi Thanh Hiếu hiện đang sống ở CHLB Đức được đồn thổi là người nắm giữ nhiều thông tin về Trịnh Xuân Thanh - đối tượng đang bị Bộ Công an Việt Nam truy nã.
    nguoi buon gio bui thanh hieu tra loi phong van ve trinh xuan thanh
    Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn Thời Báo.de tại Berlin ngày 25/9/2016
    Mới đây, Bùi Thanh Hiếu đã trả lời phỏng vấn Thời báo của cộng đồng người Việt ở Đức, chúng tôi xin trích đăng một phần cuộc trò chuyện này:
    Lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông gần 2 tuần. Thời báo đã phỏng vấn nhân vật tiếp xúc trực tiếp với người của Trịnh Xuân Thanh tại Đức để chuyển tới bạn đọc thông tin đa chiều.
    * Là một người đã được ông Trịnh Xuân Thanh ủy quyền cung cấp các tài liệu rất nhậy cảm lên mạng truyền thông, ông nghĩ gì khi giúp Trịnh Xuân Thanh làm điều này ?
    Trước tiên tôi phải đính chính là tôi không nhận sự ủy quyền của ông Trịnh Xuân Thanh, mà tôi gián tiếp thông qua người khác, mà trong đó tôi là người trực tiếp Skype (đàm thoại trực tuyến) với anh Thanh, anh nhờ tôi đưa môt số thông tin lên cho dư luận biết.
    Trong đó anh Thanh có đưa một số đơn thư, ý kiến của anh phản ánh tới một số báo trong nước để giúp đỡ, nhờ phản biện lại trường hợp của UB Kiểm tra TW đảng đang xem xét cho anh ấy….
    Bây giờ anh ấy không có cách nào để đưa lên được, thì anh ấy nhờ tôi đưa lên, với cương vị là một người viết, người làm thông tin thì tôi thấy không có nơi nào đưa lên cho anh ấy, thì tôi đưa lên và thấy việc đó là bình thường, mà đã là người làm báo, hay đơn vị truyền thông độc lập thì người ta cũng làm như vậy.
    * Nhiều người rất tò mò và đặt câu hỏi, liệu anh đã gặp Trịnh Xuân Thanh?
    Tôi không muốn trả lời về điều này.
    * Anh đã tiếp xúc với nhiều người bạn của Trịnh Xuân Thanh, ở Berlin, Frankfurt, Budapest.. anh thấy những người này như thế nào?
    Tôi thấy họ là những người có học thức, tôi đánh giá họ có điều kiện kinh tế khá giả, hơn nữa họ có tình cảm với anh Thanh, như chúng ta thường gọi là ``Anh em sinh tử`` và họ hết lòng với anh Thanh.​

    Trả lờiXóa
  4. anh Phong từng dạy đệ tử pv phải như con chó mà, vụ này mà đúng thì quả là ứng nghiệm.

    Trả lờiXóa
  5. Anh Phong lỡ sai lần này vì quá tin vào cấp dưới, để cấp dưới duyệt bài này.
    Nhưng về con người Như Phong thì chúng ta không thể quên.
    Như Phong theo thời nay là một người tử tế, có vấn đề gì sâu xa nữa mình chưa biết, năm 2001 khi Mỹ đánh Afghanistan Phong sang Pakistan viết và quay một lọat bài về Afghanistan rất ngoạn mục…
    Khi Mỹ và NATO đánh Lybia thì báo chính thống chỉ có duy nhất Như Phong viết bài thương xót Kaddafy và lên án Mỹ cùng NATO vì vậy ông bị ném đá tời bời.

    Đến bây giờ thì đã rõ, quan điểm của Như Phong về Kaddafy, về cuộc chiến ở Lybia là ĐÚNG.

    Khi các báo chính thống "lên đồng tập thể" ca tụng 74 lính Ngụy chết ở Hoàng Sa và đòi vinh danh cho họ thì duy nhất chỉ có Như Phong lên tiếng bảo vệ SỰ THẬT VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "HẢI CHIẾN HOÀNG SA": Báo chính thống chỉ có báo petrotimes lên tiếng bảo vệ sự thật

      Bài được Google/tienlang lưu ở đây
      http://googletienlang2014.blogspot.jp/2016/01/hai-chien-hoang-sa-bao-chinh-thong-chi_24.html
      ----
      Lời dẫn: Lợi dụng chiêu bài Hòa hợp hòa giải của Đảng và Nhà nước ta, ông Đặng Ngọc Tùng- Chủ tịch Liên đoàn Lao động cùng một vài quan chức đã tiến hành cả một chương trình xuyên tạc SỰ THẬT LỊCH SỬ, xóa nhòa ranh giới CHÍNH- TÀ, nhằm "vinh danh" 74 người lính VNCH bị chết ở Hoàng Sa, "rửa mặt", "chạy tội" cho đế quốc Mỹ. Đỉnh điểm là việc "Đặt viên gạch đầu tiên" khởi công xây dựng "Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa" gây ra nỗi bất bình rất lớn trong dư luận những ngày qua. Google.tienlang đã có rất nhiều bài phản ánh nỗi bức xúc của nhân dân Nam Bắc trước việc xuyên tạc sự thật lịch sử này. Blogger Meo Meo đã có bài cảnh báo về những toan tính "được đằng chân, lân đằng đầu" của các thế lực phản động. Và rất tiếc, trên báo chính thống nói chung, chỉ có báo petrotimes của ông Nguyễn Như Phong "phát hiện ra" tâm địa đen tối của họ qua phát biểu của ông Nhạc sĩ biến chất Tuấn Khanh. Google.tienlang trân trọng giới thiệu của báo petrotimes
      ******
      Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã 'bắn súng lục vào quá khứ'!
      Tuấn Khanh - một nhạc sĩ đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh đang khiến dư luận phẫn nộ khi nói về các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trên đảo Gạc Ma năm 1988

      Ngày 17/1 vừa qua, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức buổi lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tượng đài “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”.
      nhac si tuan khanh da ban sung luc vao qua khu
      Nhân dịp này, trên trang mạng RFA, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã có một bài viết mang tính suy diễn hết sức nguy hiểm, xuyên tạc sự kiện lịch sử của dân tộc. Đó là sự ngộ nhận do thiếu kiến thức lịch sử và càng không hiểu về tác chiến quân sự. Điều đó dễ khiến dư luận hoang mang dẫn đến hệ lụy khôn lường.
      Trong bài viết này, Tuấn Khanh đã làm phép so sánh lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa với bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam như sau:

      "74 người lính (của Quân đội Việt Nam cộng hòa trước đây - tử trận trong hải chiến Hoàng Sa) đó không phải là nghĩa sĩ. Tấm bia giả dối chỉ ghi một nửa sự thật đó, rồi một ngày sẽ phải thay đổi. Nghĩa sĩ chỉ là những người có tấm lòng, và hành động trong một bối cảnh bị dồn ép. Nhưng 74 anh lính đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ, của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại biển, và họ trở thành tử sĩ. Rõ ràng, quyết tâm và hành động của thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của mình hoàn toàn khác hẳn với 64 binh sĩ của quân đội Nhân Dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma, bị thảm sát năm 1988: đó là những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả. Thậm chí xác của họ không được trục vớt, thông tin bị ém nhẹm suốt nhiều năm, họ từng bị bỏ quên trong trong nhiều năm một cách đau xót. Chính những người đó đã hy sinh trong vai trò của nghĩa sĩ. Ngày 19/1/1974 không có nghĩa sĩ mà chỉ có những người hy sinh vì đất nước, những tử sĩ của quốc gia".

      Xóa
    2. Hỏi có ai là người dân nước Việt không phẫn nộ trước sự đổi trắng thay đen về cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 và hải chiến Trường Sa năm 1988?
      Nhạc sĩ Tuấn Khanh nên nhớ rằng, sau trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chính Đại tá Hải quân VNCH Hà Văn Ngạc, người có mặt trên con tàu HQ-5 trong vai trò trực tiếp chỉ huy Hải đoàn VNCH đối mặt với lính Trung Quốc đã phải thừa nhận sự thất bại do những nguyên nhân ấu trĩ về phương án tác chiến. Là người chỉ huy cao nhất trong trận đánh, ông Ngạc đã mất quyền kiểm soát và lúng túng không tìm ra phương án đối phó. Đại tá Ngạc đã thừa nhận rằng, “xét về thông số, lực lượng tàu chiến của VNCH có thể dễ dàng đánh bại Hải quân Trung Quốc nhờ vào ưu thế về trang bị. Tuy nhiên, kết quả trận đánh lại là một thất bại nhanh chóng cho VNCH vì những lý do sau:
      Các chỉ huy VNCH đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui. Mấy phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho đồng đội. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, VNCH mất một tàu do hỏa lực của chính mình bắn vào đồng đội, hai tàu khác thì quay đầu rút lui. Chỉ còn HQ-10 nhưng đây là tàu nhỏ yếu nhất. Khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải chiến vì vậy mà thất bại.
      Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, binh lính VNCH đã không tổ chức bắn trả mà bỏ chạy vào khu bụi cây giữa đảo, sau đó thì buông súng đầu hàng. Chỉ từ 10 giờ sáng tới xế trưa, lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh (lính VNCH) trên các đảo mà không cần nổ súng, hoàn tất chiếm các đảo một cách nhanh chóng.
      Bên cạnh đó lực lượng không quân của VNCH ở sân bay Đà Nẵng khá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5) nhưng lại không được phép cất cánh để tham chiến do sức ép từ Mỹ (Trước đó, Herikisinge đã bắt tay với Trung Quốc, bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc).
      Một bài viết của trung tá Lê Văn Thự (cựu Hạm trưởng HQ-16) được công bố vào năm 2004 tại Mỹ, thì trong suốt trận hải chiến vào sáng 19/1/1974, ông đã không hề biết tàu HQ-4 và HQ-5 ở đâu và cũng không liên lạc được với đại tá Hà Văn Ngạc tại hiện trường. Bản thân ông Thự đã từ chối ủi tàu vào đảo cố thủ chờ cứu viện và cho tàu tháo chạy về Đà Nẵng vì sợ bị Trung Quốc bắt làm tù binh.
      Tuấn Khanh nói rằng, “những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả” thì nhạc sĩ có biết rằng, những vị chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ quán triệt “kiềm chế, không được nổ súng trước”. Vì thế, khi lính Trung Quốc bắn trung úy Trần Văn Phương, bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam mới nổ súng. Và 6 lính Trung Quốc chết, 18 tên khác bị thương!
      Thực ra, suốt nhiều năm nay, cứ đến ngày 14-3 thì Mặc Lâm, biên tập viên RFA lại có bài viết đào bới những thông tin từ nhiều nguồn trong và ngoài nước nói về trận hải chiến Trường Sa. Không biết Tuấn Khanh có bị ảnh hưởng bởi những bài viết ấy của Mặc Lâm hay không nhưng với bài viết nói trên, Tuấn Khanh đã chẳng khác nào kẻ “Bắn vào quá khứ bằng súng lục”. Và Tuấn Khanh có biết không, “Kẻ nào bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào đầu hắn bằng đại bác” đấy!
      Viết bài này cho RFA, Tuấn Khanh không chỉ đơn thuần là “vạ miệng” mà đã xúc phạm tới anh linh của những chiến sĩ đã hy sinh xương máu của mình vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và niềm tự tôn dân tộc!

      Đức Toàn/petrotimes

      Xóa
  6. Cụ Cựu Chiến binh cũng đúng về ông Như Phong nhưng cụ chưa thấy ông Phong cho đăng bài báo kia là bài của tên phản động Bùi Thanh Hiếu bênh ông Trịnh Xuân Thanh.
    Chỉ là chép lại nhưng dẫu sao 1 tờ báo chính thống lại đi bao che cho tên tội phạm đang bị truy nã.
    Dẫu sao, tờ báo này cũng là của Hội Dầu khí nhưng xưa nay ai cũng biết tờ báo này ăn bổng lộc của lãnh đạo cũ Tập đoàn Dầu khí, cụ thể là anh Đinh La Thăng.

    Đánh báo petrotimes lần này là để chặt vây cánh của anh Đinh La Thăng.
    Mới đây, rất nhiều tờ báo lớn đã đăng bài về cuộc họp báo ở Bộ GTVT, trong đó có khẳng định của lãnh đạo đương nhiệm của Bộ này v/v Ông Vũ Đức Thuận (vừa bị khởi tố, bắt giam) rời Bộ GTVT là theo công văn đề nghị của Thành ủy TP HCM, cụ thể là anh Thăng chứ ai?

    Những bài báo này trên các tờ báo lớn đều phải hạ xuống sau ít giờ nhưng nay còn lưu ở một số nơi.
    Điều này cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm mà cụ Tổng Trọng đang chỉ đạo đang vào hồi quyết liệt.
    Mọi mũi tên giờ đang chỉ đến đích: ĐINH LA THĂNG VÀ BẬU SẬU CỦA ANH X.

    Trả lờiXóa
  7. Cuộc chiến Chống tham nhũng- Lợi ích nhóm dẫu có cam go nhưng vẫn đang đi ĐÚNG HƯỚNG!
    CHẬM VÀ CHẮC CHẮN.

    Trả lờiXóa
  8. Vậy theo ông Hữu Liên và Sĩ Nguyên thì tại sao các bài viết về việc tên Vũ Đức Thuận đang làm Chánh VP Bộ GTVT được điều vào Thành ủy TP HCM đều phải hạ xuống?

    Hạ xuống vì viết sai sự thật hay hạ xuống vì nhạy cảm, động cham tới Đinh La Thăng?
    Đinh La Thăng vẫn có thế mạnh, buộc các báo phải hạ bài hay sao?

    Trả lờiXóa
  9. Lão như gió nay đã bị trúng gió. Lão viết rằng "nhà báo giỏi phải như con chó ấy ".Lão hạ mình nguyện một lòng với chủ, thế mà..... đúng là đời vô thường thật .Lão đã từng chém thiên hạ không thương tiếc. Lão cười vào nổi đau của thiên hạ, rồi cuối cùng lão cũng nhận lấy. Ngẫm mà đau "cười người hôm trước hôm sau người cười "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận xĩ van Tan Nguyên nói bậy.
      Cái câu "nhà báo giỏi phải như con chó" không phải của Như Phong mà là của một nhà báo Thái Lan, Chủ bút tờ Bangkok Post và Như Phong tâm đắc với câu này. Tôi cũng tâm đắc.

      Báo của ông NP bị đình bản, nên không trực tiếp vào đọc được.
      Nhưng vẫn có trong bộ nhớ của Google.

      ====
      Luận bàn về lời ông chủ bút tờ Bangkok Post:
      'Nghề phóng viên là phải như con chó ấy'

      Khi tôi mới tập tọng bước vào làm phóng viên, tôi đã được đọc một bài báo trong đó có dẫn lời ông chủ bút của tờ Bangkok Post nói rằng: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy…”. Rồi ông lý giải rất hay về nghề phóng viên và con chó.

      Lại có một câu nữa cũng rất hay về nghề phóng viên, đó là của cố Tổng thống Mỹ Kennedy. Khi được hỏi, Tổng thống định nghĩa thế nào về nghề nhà báo, thì Kenney trả lời rằng: “Nghề nhà báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa những điều mình biết”.

      Sau hơn 35 năm làm báo, tôi càng ngẫm, càng thấy sao mà chí lý thế.

      Trở lại chuyện ví nhà báo với con chó, thì trước hết phải nói đến những phẩm chất cao quý của con chó.

      Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó.

      Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối.

      Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt.

      Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ.

      Đã có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những chú chó nhịn đói ngồi chết bên mộ chủ; những chú chó lăn xả vào hiểm nguy để cứu chủ; những chú chó sẵn sàng tấn công lại kẻ địch để bảo vệ chủ. Và những chú chó sẵn sàng chờ đợi chủ về ngày này qua tháng khác ở một sân ga, hay một bến tàu. Rồi chó giúp đỡ những người tàn tật trong cuộc sống thường ngày, kể cả chuyện đi chợ cho chủ, đưa chủ đi chơi...

      Xóa
    2. Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.

      Thế mới có câu “khuyển mã chi tình” và câu “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.

      Chó có đôi tai cực thính, để phát hiện mọi tiếng động khả nghi và kể cả những tiếng động báo hiệu tin vui. Chó có cái mũi thính, để phát hiện ra có chất độc hay không, có thuốc nổ, có ma túy hay không, hay bất cứ điều gì bất bình thường trong một khối bừa bộn vật chất.

      Chó phải biết sủa lên khi có tiếng động lạ, để cảnh báo cho chủ có sự bất thường sắp tới mà cảnh giác. Nó phải biết sủa lên ngăn cản chủ khi phát hiện ra món đồ ăn có chất độc, hay một túi đồ có ma túy hay có thuốc nổ… Và khi chủ có nguy cơ bị xâm phạm, nó phải lăn xả vào chống trả kẻ thù để bảo vệ chủ.

      Chó là như vậy đó. Thử hỏi có con vật nào có được những phẩm chất cao quý như chó hay không.

      Vậy còn nghề nhà báo thì như thế nào?

      Đã làm phóng viên thì cũng phải có đôi tai thính, để phát hiện ra những sự kiện, những vấn đề đang được quan tâm, đang được cần giải đáp; phát hiện ra những sự kiện quan trọng có giá trị, để cung cấp thông tin cho bạn đọc. Phải có đôi tai thính để nghe ngóng tìm ra những chi tiết điển hình, những nhân vật điển hình, những hoàn cảnh điển hình… Nói nôm na là một bài báo muốn hay được thì phải có rất nhiều những chi tiết điển hình đó.

      Rồi phóng viên cũng phải có cái “mũi thính”, nghĩa là phải biết phân biệt được: hay - dở; thật - giả; đúng - sai trong những mớ thông tin hỗn độn, dày dặc; trong những sự kiện lớn và trong những đống tài liệu mà rất có thể ở đó người cung cấp tài liệu đã gài bẫy, cho nhà báo ăn thông tin giả. Rồi cũng phải biết phân biệt được rằng nên như thế nào, có đáng viết hay không, có nên viết hay không, mà viết rồi có nên đăng hay không và nếu đăng thì liệu có làm ảnh hưởng đến sự tốt đẹp của xã hội hay thậm chí ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc hay không.

      Thế rồi, nghề làm báo là cũng phải đưa những thông tin để cảnh báo về một nguy cơ nào đó sắp xảy ra mà để cho những người quản lý, điều hành biết mà lường trước, để cho nhân dân biết mà phòng tránh. Rồi người làm báo cũng phải biết dũng cảm bảo vệ cái đúng và phải dũng cảm đấu tranh với sai trái, những gì gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước.

      Người làm báo phải biết đấu tranh với kẻ địch bằng ngòi bút của mình…

      Vậy nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau.

      Một con chó sẽ chẳng có giá trị gì nếu như chỉ biết ăn rồi làm cảnh cho chủ. Một nhà báo cũng sẽ chẳng có giá trị nếu viết theo kiểu “ăn theo nói leo” hoặc ngồi một chỗ nhặt nhạnh thông tin từ nơi này, nơi khác biến thành của mình. Một nhà báo, mà không biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ những cái đúng và dám đấu tranh với những điều sai trái thì cũng thật vô tích sự!

      Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công.

      Nói đến đây, tôi nhớ lại trong lực lượng công an nhân dân cách đây 50 năm đã có một chú chó huyền thoại tên là Ruslan. Chú chó này nguyên là một con chó lai béc-giê của Pháp đời F3, 4 gì đó và hoàn toàn mang đặc trưng của chó ta là “đầu riềng tai húng”.

      Ấy vậy mà khi vào tay huấn luyện Trần Đình Thảo thì Ruslan đã trở thành một con chó trinh sát, giám định vào loại độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đến nỗi, các chuyên viên nuôi cảnh khuyển của CHLB Đức ngày xưa sang nghiên cứu về khả năng đặc biệt của Ruslan. Nó giá trị đến mức mà Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ngày ấy đã có văn bản chỉ đạo, rằng chỉ được điều chó Ruslan đi làm nhiệm vụ khi có lệnh của Bộ trưởng. Nó đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân Lê Hữu Qua ra lệnh cho tăng khẩu phần ăn. Từ một đồng hai, lên một đồng tám mỗi ngày. (Vào thời đấy, một bữa ăn của cán bộ, công nhân viên bình thường chỉ có ba hào).

      Xóa
    3. Chú chó này đã lập nhiều chiến công hiển hách. Trong lực lượng đội quân cảnh khuyển của Công an Việt Nam và Bộ đội biên phòng cũng không có con chó nào được như nó.

      Nhắc lại điều này là để bạn đọc thấy rằng, chó muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên, nhà báo muốn giỏi thì ngoài năng khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế.

      Và chó khôn nhờ chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ.

      Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin tâm sự với các bạn nhà báo đôi điều như vậy và mong rằng nếu như ai có chạnh lòng khi bị ví mình như… chó thì hãy nghĩ về những phẩm chất tuyệt vời của con chó.

      Nguyễn Như Phong

      http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:1EYO6kLpMiYJ:petrotimes.vn/nghe-phong-vien-la-phai-nhu-con-cho-ay-434346.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=us&client=firefox-b

      Xóa
  10. Nhưng cuối cùng, rất tiếc là ông Như Phong lại dính đòn vì sự quá tin cấp dưới khi chọn đăng bài của trang vớ vẩn ở Đức phỏng vấn tên phản động Hiếu gió.

    Trả lờiXóa
  11. Câu hỏi của bạn Nặc danh trên kia rất hay
    ---
    Nặc danh14:25 Ngày 04 tháng 10 năm 2016
    Vậy theo ông Hữu Liên và Sĩ Nguyên thì tại sao các bài viết về việc tên Vũ Đức Thuận đang làm Chánh VP Bộ GTVT được điều vào Thành ủy TP HCM đều phải hạ xuống?

    Hạ xuống vì viết sai sự thật hay hạ xuống vì nhạy cảm, động cham tới Đinh La Thăng?
    Đinh La Thăng vẫn có thế mạnh, buộc các báo phải hạ bài hay sao?
    ----
    Theo tôi, thông tin trong các bài báo bị hạ không có gì sai cả.
    Tên Vũ Đức Thuận là tay phải của ông Đinh La Thăng ngay từ khi cả 2 ở Tổng Cty Sông Đà.
    Tên Thuận làm ăn bết bát lỗ cả ngàn tỉ và đã bị bãi nhiệm ở PVC đương nhiên anh Thăng phải biết.
    Phải có áp lực của anh Thăng thì Thuận mới ko bị truy tố và còn được "luân chuyển" về làm PGĐ Sở GTVT tỉnh Thái Bình rồi sau đó, chính anh Thăng khi đó là Bộ trưởng GTVT đã ra quyết định điều chuyển và tiếp nhận Vũ Đức Thuận về làm chánh văn phòng Bộ GTVT.
    Tháng 3/2016 khi anh Thăng vào làm ở Bí thư Thành ủy TP HCM thì chính anh Thăng có công văn "xin" Thuận vào VP Thành ủy.

    Chuyện đó ai cũng biết rồi.
    Nhưng hiện tại, tại thời điểm này chưa cần thiết vạch mặt chỉ tên Đinh La Thăng trên báo chí chính thống. Những người yếu bóng vía sẽ thấy sốc.

    Cứ từ từ. CHẬM & CHẮC!

    Trả lờiXóa
  12. Phóng viên Tự dolúc 00:12 5 tháng 10, 2016

    BÁO PETROTIMES ĐÃ ĐĂNG TẢI NHIỀU BÀI VIẾT SAI SỰ THẬT, THIẾU KIỂM CHỨNG

    (CLO) Chiều 4/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.

    Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016

    Sau khi thông tin ngắn gọn về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trong 2 ngày 3-4/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trả lời nhiều câu hỏi mà PV đặt ra đang được dư luận hết sức quan tâm.

    Liên quan đến việc ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo PetroTimes bị thu thẻ nhà báo, PV đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết nguyên nhân đồng thời nhận xét về dư luận xung quanh quyết định xử phạt này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu rõ: Lý do thu thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong cũng như đình bản tạm thời 3 tháng với báo điện tử PetroTimes, trong quyết định đình bản và thu thẻ nhà báo đã nêu rất rõ.

    Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một trong những lý do đó là báo PetroTimes đã đăng lại bài phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu của một tờ báo nước ngoài.

    Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, Bùi Thanh Hiếu là đối tượng chuyên gây rối an ninh trật tự đã bị chính quyền xử lý năm 2009, hiện đang sống ở nước ngoài, có nhiều hoạt động tuyên truyền sai sự thật chống phá Nhà nước, bôi nhọ nhiều tổ chức và cá nhân.

    Việc đăng lại phỏng vấn người này trên tờ báo của Hội Dầu khí không chỉ làm trái tôn chỉ mục đích của báo, mà còn tiếp tay cho hoạt động chống phá Nhà nước của đối tượng này.

    Trịnh Xuân Thanh hiện đang là bị can bị truy nã. Bài phỏng vấn Bùi Thanh Hiếu đăng trên tờ báo ở nước ngoài đưa ra các thông tin bị cắt xén, thiếu căn cứ, kèm theo nhận định sai lệch, dễ bị suy diễn là Trịnh Xuân Thanh không phạm tội. PetroTimes cho đăng một phần nội dung bài báo, vô hình trung lôi kéo bạn đọc vào địa chỉ đăng toàn văn bài này và các bài khác.

    Với tư cách cơ quan ngôn luận của Hội Dầu khí, việc cho đăng tải bài báo nói trên gián tiếp làm dư luận hiểu sai về vụ án này, không những gây nhiễu loạn thông tin, còn cản trở đấu tranh chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, gây hoang mang dư luận, bất lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi đang thực hiện quy định pháp luật.

    Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết thêm, hiện nay theo quy định tại giấy phép hoạt động, Báo điện tử PetroTimes tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng dầu khí, thông tin về hoạt động năng lượng dầu khí trong các hoạt động đời sống xã hội, phản ánh hoạt động ngành dầu khí Việt Nam và thế giới, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 00:12 5 tháng 10, 2016

      Nhưng thực tế hoạt động, những tin bài thuộc các lĩnh vực khác chiếm tỉ lệ lấn át so với tin bài thuộc tôn chỉ tờ báo này. Báo PetroTimes vừa chệch hướng tôn chỉ mục đích, vừa đăng nhiều thông tin không có kiểm chứng, nhiều bài viết xúc phạm danh dự nhiều cá nhân và tổ chức.

      Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu ra một số vi phạm điển hình của báo điện tử PetroTimes. Cụ thể: Việc phá vụ án Năm Cam là thành tích lớn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng PetroTimes liên tục đăng bài nhằm lật lại vụ án trong các bài viết như: “Người hùng trong vụ án Năm Cam tiếp tục bị truy tố”, “Một người hùng trong vụ án Năm Cam lĩnh án 10 năm tù”; “Tướng Nguyễn Việt Thành lợi dụng vụ án Năm Cam như thế nào?”…

      Ngoài ra, còn nhiều bài sai sự thật khác trên PetroTimes, như “Ông nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỷ đi đâu?”, thông tin không đúng sự thật gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ngân hàng.

      Loạt bài khen ngợi Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines hay loạt bài về “Bí mật việc Trung Quốc lấy nội tạng tử tù” lấy thông tin từ các nguồn không được kiểm chứng.

      Trong vụ “bác sĩ Cát Tường”, báo đưa ra bài “Bộ trưởng Y tế nên từ chức”, gây bức xúc dư luận. Các bài như “Vong hiện hình trên bia đá” sai sự thật, liên tiếp đăng các vụ giết người chặt xác man rợ, thông tin giật gân, câu khách không chính xác. Các bài này đã bị xử phạt hành chính, phê bình nhắc nhở nhiều lần, nhưng PetroTimes vẫn tiếp tục xảy ra sai phạm. “Với tư cách người đứng đầu PetroTimes, ông Nguyễn Như Phong phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.

      Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, những người làm báo chân chính và đông đảo người dân ủng hộ quyết định này và sự phản ứng một số người trên một số trang mạng xã hội cũng là điều dễ hiểu. Luật pháp của Việt Nam không chỉ bảo vệ quyền tự do báo chí, tức là không chỉ tự do cho các nhà báo, mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mọi công dân. Khi nhà báo, cơ quan báo chí lạm dụng quyền tự do báo chí, sử dụng quyền này cho mục đích khác thì xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Việc xử lý nghiêm minh trường hợp PetroTimes góp phần làm trong sạch cơ quan báo chí, là bước tiến mới để chúng ta thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của nhân dân.

      Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho biết, tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục rà soát mục đích tôn chỉ các cơ quan báo chí và sẽ tiếp tục xử lý nghiêm các cơ quan báo chí nếu xảy ra sai phạm.

      Về việc ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch PVC bỏ trốn khi cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, dư luận đặt câu hỏi có hay không sự tiếp tay cho việc này và trách nhiệm của Bộ Công an thế nào? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời: Đây là vụ việc được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước rất quan tâm. Có thể khẳng định quyết tâm chính trị rất cao của toàn đảng, toàn dân từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến cả hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, cả hệ thống vào cuộc, chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các vi phạm của Trịnh Xuân Thanh để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

      Việc chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý, Bộ Công an đã khởi tố bị can và có lệnh truy nã quốc tế.

      Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn là ngoài ý muốn của các cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng và người có thẩm quyền không bao che, dung túng, che đậy tội phạm và bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh chạy trốn.

      Tại buổi họp báo, đại diện các bộ, ngành cũng trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ đối với ông Vũ Quang Hải, thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); việc niêm yết trên sàn chứng khoán của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), những ảnh hưởng của việc tăng trưởng GDP thấp so với mục tiêu đề ra…

      T.Toàn

      Xóa