Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Vụ Đồng Tâm: CẦN LÀM RÕ SỰ LIÊN QUAN CỦA CÁC ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG- DƯƠNG TRUNG QUỐC, LƯU BÌNH NHƯỠNG, NGUYỄN SỸ DŨNG

Trước khi đi vào nội dung bài này, một lần nữa Google.tienlang xin khẳng định: Google.tienlang không bênh ai, chống ai, chúng tôi chỉ nói SỰ THẬT và chỉ tuân theo pháp luật như đã nói trong bài tự bạch: Cùng Bạn đọc: VÌ SAO TÊN GỌI "TIÊN LÃNG"?
I. ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG.
Ông Nguyễn Đức Chung hiện nay cũng đang bị tạm giam vì hành vi tham nhũng trong các vụ án khác, không liên quan đến vụ Đồng Tâm.
Vậy, vì sao luật sư bảo vệ cho các bị cáo trong phiên sơ thẩm vụ Đồng Tâm yêu cầu triệu tập ông Nguyễn Đức Chung?
Dù chưa biết luật sư đòi triệu tập ông Nguyễn Đức Chung để làm gì, song Google.tienlang có cơ sở để khẳng định vị luật sư này định nói rằng ông Nguyễn Đức Chung khi còn đương chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố đã từng “Cam kết “KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM TOÀN THỂ DÂN ĐỒNG TÂM!” nhưng rồi lại “lật lọng”! Quan điểm vớ vẩn này được bọn rận chấy trong cái tổ chức phản động Lê Hiếu Đằng nêu trên mạng xã hội phản động Tiếng Dân, được các đài báo phản động tung hô như BBC, RFA, VOA, Dân Làm báo của Việt Tân. Vì là quan điểm vớ vẩn được nêu trên những trang báo mà người dân Việt Nam đã biết rõ là phản động, và đã là rận chấy, phản động thì đương nhiên họ đều cố ý tung tin nhảm để làm lung lạc lòng dân thôi, do vậy, những trang nhảm kia không đáng để Google.tienlang quan tâm, phản biện.
Nhưng nay luật sư bảo vệ cho các bị cáo cũng hùa theo cái quan điểm vớ vẩn trên nên Google.tienlang thấy cần lên tiếng làm rõ về “sự liên quan” của ông Nguyễn Đức Chung tới vụ Đồng Tâm, về Bản Cam kết giấy trắng mực đen mà ông Nguyễn Đức Chung đã tự viết, tự ký ở Đồng Tâm ngày 22 tháng 4, 2017.
Xin lưu ý về hoàn cảnh ra đời của Bản cam kết.
Tại thời điểm trước khi ông Chung về đối thoại, đa số người dân Đồng Tâm đã biết họ sai và đang lo lắng rồi đây chính quyền sẽ bắt giữ hàng loạt TẤT CẢ những người đã tham gia vụ này. Có một số kẻ rận xĩ còn hăm dọa, rằng ông Chung về, Công an Hà Nội sẽ “khủng bố trắng”! Ngày 21/4/2017, thay mặt người dân xã Đồng Tâm, ông Trần Đình Ba, Phó trưởng thôn Hoành đã phát biểu trên VTC bày tỏ nỗi lo lắng này của người dân xã Đồng Tâm.
Ông Trần Đình Ba, Phó trưởng thôn Hoành, xã Đồng Tâm đề nghị không truy cứu trách nhiệm NHÂN DÂN xã Đồng Tâm, tức là TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ:


Trong bối cảnh đó, ông Chung đã có 1 cam kết rõ ràng và chính xác: "2. Không truy cứu TNHS đối với TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM."
Còn một số kẻ cầm đầu, kích động bà con làm loạn thì dù muốn dù không cũng sẽ bị pháp luật sờ gáy. Pháp luật đã quy định như vậy. Ông Chung hay cả Chủ tịch nước cũng không thể đứng trên pháp luật.
Cũng xin nhấn mạnh, nguyên văn câu nói của ông Nguyễn Đức Chung mà VTC đã trích dẫn:
“Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ"
Tức là “Giảm nhẹ” cho ngay cả những kẻ cầm đầu nếu biết thành khẩn, khắc phục hậu quả” chứ không phải KHÔNG TRUY CỨU BẤT CỨ AI Ở ĐỒNG TÂM. Nếu là KHÔNG TRUY CỨU BẤT CỨ AI Ở ĐỒNG TÂM thì cần gì phải GIẢM NHẸ hay không GIẢM NHẸ?
Tiếc rằng, BÁO CHÍ TRÍCH DẪN SAI LỜI ÔNG NGUYỄN ĐỨCCHUNG TẠI ĐỒNG TÂM như bài viết của chúng tôi ngay tối 22/4/2017
Hôm nay, Google.tienlang nhấn mạnh lại một lần nữa, sự hoang mang lo lắng của người dân xã Đồng Tâm qua lời ông Trần Đình Ba trên VTC rằng Công an sẽ “khủng bố trắng”, sẽ bắt giam, sẽ truy cứu TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ Đồng Tâm là không có căn cứ. Chẳng bao giờ lại đi truy cứu TNHS với TOÀN THỂ cả nghìn con người cả.
Trong khoa học Hình sự có thuật ngữ CÁ THỂ HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.
Tức là cơ quan điều tra phải làm rõ những kẻ cầm đầu, chủ mưu, tích cực thực hiện... để xử lý hình sự, còn những người bị ép buộc, hoặc a dua... thì có thể không truy cứu. Và ngay đối với những kẻ cầm đầu, chủ mưu, tích cực thực hiện... nhưng nếu biết thành khẩn, khắc phục hậu quả thì chắc chắn khi lượng hình, Tòa án sẽ Giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự, đúng như lời ông Nguyễn Đức Chung đã nói.
Từ những phân tích trên, Google.tienlang đồng tình với Hội đồng xét xử vụ Đồng Tâm, rằng KHÔNG CẦN THIẾT TRIỆU TẬP ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG.

II. VỀ SỰ LIÊN QUAN CỦA CÁC ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC, LƯU BÌNH NHƯỠNG.
Google.tienlang cùng cộng đồng mạng nói chung không hài lòng khi cơ quan điều tra không xem xét sự liên quan đến vụ Đồng Tâm của hai ông đương nhiệm ĐBQH Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng.
Google.tienlang cho rằng hành vi của 2 ông ĐBQH này có dấu hiệu Đồng phạm với vai trò giúp sức ở vụ Đồng Tâm.
Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định, nguyên văn như sau:
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành  thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ở mức thấp hơn song không kém phần nguy hiểm. Hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.
Tiếp theo, ta hãy xem xét hành vi của các ông Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng có phải là “người tạo điều kiện tinh thần” cho ổ nhóm tội phạm ở xã Đồng Tâm hay không?
Tại sao tại thời điểm đến ngày 21/4/2017, ông Trần Đình Ba- Phó thôn Hoành đã nói trên VTC rằng ổ nhóm tội phạm này đã biết họ sai và xin lỗi Đảng, Nhà nước nhưng sau đó thì họ lại tiếp tục đẩy mạnh sự chống đối qua việc chuẩn bị bom mìn, lựu đạn và huênh hoang tuyên bố “sẽ sẵn sàng giết 300 đến 500 công an”?
Ai đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho nhóm tội phạm này nếu không phải là hai ông nghị Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng?
Tại bài này, Google.tienlang thấy không cần thiết phải nhắc lại các phát biểu của hai ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng, bởi chúng vẫn lưu trên báo chí.

III. VỀ SỰ LIÊN QUAN CỦA ÔNG NGUYỄN SỸ DŨNG- CỰU PHÓ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI.
Theo Google.tienlang, dấu hiệu Đồng phạm với vai trò giúp sức về mặt tinh thần cho ổ nhóm tội phạm Đồng Tâm của hai ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng là rõ hơn so với ông Nguyễn Sỹ Dũng- Cựu Phó Văn phòng Quốc hội. Hai ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng trực tiếp đi-về Đồng Tâm, trực tiếp gặp gỡ Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Công…, trực tiếp phát biểu trên nghị trường Quốc hội “đòi tiền cơm” cho nhóm tội phạm này, nhiều lần phát biểu trên báo chí bảo vệ họ v.v… Còn ông Nguyễn Sỹ Dũng thì chỉ một lần phát biểu trên VTC qua bài Anh Chung cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự có đúng? vào ngày 22/4/2017.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng- cựu Phó Văn phòng Quốc hội
Link vẫn còn đây:
Google.tienlang khẳng định, ông Nguyễn Sỹ Dũng, dù mang danh Tiến sĩ luật, dù từng giữ chức vụ cao là Phó văn phòng Quốc hội nhưng ông đã hiểu sai lời ông Nguyễn Đức Chung. Ông Chung cam kết “Không truy cứu đối với TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM”, tự ông Nguyễn Sỹ Dũng đã suy diễn ra thành KHÔNG TRUY CỨU BẤT CỨ AI Ở XÃ ĐỒNG TÂM và những luận điểm ông Nguyễn Sỹ Dũng đưa ra trong bài báo trên là luận điểm xằng bậy, quái gở, rằng ông Chung chỉ cần căn cứ vào Hiến pháp và có thể đạp lên các quy định khác của pháp luật!
Xin thưa ông Nguyễn Sỹ Dũng, ở Việt Nam ta, Hệ thống pháp luật là thống nhất, từ Hiến pháp đến các bộ luật. Các bộ luật là các quy định cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của Hiến pháp theo từng lĩnh vực. Tuân thủ Hiến pháp và các bộ luật là nghĩa vụ của bất cứ công dân nào, trong đó có bất cứ quan chức nào! Bởi nếu ông Chủ tịch Hà Nội có quyền “chỉ tuân thủ Hiến pháp và có thể đạp lên các bộ luật” thì các vị chủ tịch các địa phương khác chịu kém cạnh hay không? Và khi đó thì cần gì phải có công an, kiểm sát, tòa án nữa, thưa ông?
Ngày 21/4/2017, trước 1 ngày ông Nguyễn Đức Chung về đối thoại thì tại bài Nóng: Ngày mai, 22/4, đối thoại với bà con ĐồngTâm, Chủ tịch Chung sẽ tuyên bố: KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nong-ngay-mai-224-oi-thoai-voi-ba-con.html, chúng tôi đã viết như sau: “Theo nhận định của Google.tienlang thì yêu sách trên của ông Trần Đình Ba rất khó được ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chấp nhận. Bởi ông Nguyễn Đức Chung, dù là quan chức lớn nhưng quyền hạn không phải là vô biên. Trên ông Chung còn có cả một hệ thống pháp luật. Dù có vị tha, nhân đạo đến đâu chăng nữa thì ông Nguyễn Đức Chung không thể đứng trên pháp luật để quyết định việc tha bổng cho những kẻ đã vi phạm pháp luật.”
Nực cười là trên báo Một Thế giới đăng bài phụ họa cho quan điểm quái gở của ông Nguyễn Sỹ Dũng tại bài Tính pháp lý bản cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với xã Đồng Tâm. Có thể Ban biên tập báo Một thế giới thấy bài này sai sai, nhảm nhí nên đã âm thầm hạ bài, nhưng nay ta vẫn đọc được bài này trên trang Tin Môi trường của HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM theo link http://www.tinmoitruong.vn/phap-ly/tinh-phap-ly-ban-cam-ket-cua-chu-tich-nguyen-duc-chung-voi-xa-dong-tam_48_50656_1.html
Báo Báo Một Thế giới có lời dẫn “Tuy nhiên, ngay sau khi bản cam kết này của ông Nguyễn Đức Chung được phát đi và lan truyền trên mạng xã hội thì nhiều người đặt ra nghi ngờ về tính pháp lý của lời cam kết đó.
Câu hỏi đặt ra là: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội có quyền quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đây chỉ là cam kết không truy cứu “toàn thể" chứ không miễn truy cứu trách nhiệm hình sự một vài người trong vụ việc?
Để tỏ đường dư luận, giải đáp tính pháp lý của bản cam kết đó, Báo điện tử Một Thế Giới xin chia sẻ ý kiến của Luật sư Tô Năng Như, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Trí Đức, nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Ninh, nguyên uỷ viên hội đồng luật sư toàn quốc.”
Tô Năng Như, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Trí Đức, nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Ninh
Ông Tô Năng Như phán bậy bạ:
“- Có thể khẳng định ngay Chủ tịch không có quyền về tư pháp như điều tra, truy tố, xét xử... Nhất là trong những thể chế tam quyền phân lập thì điều này càng rõ, ai cũng biết.
 - Tuy nhiên ở nước ta tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, mọi quyền lực đều do Đảng lãnh đạo. Chúng ta cần nhớ Chủ tịch thành phố bao giờ cũng là phó bí thư thành uỷ. Trong khi Viện trưởng VKS và GĐ CATP chỉ là Uỷ viên ban Thường vụ Thành uỷ, tức chức nhỏ hơn phó bí thư. Trong khi đó Thành ủy Hà Nội đã họp và giao ông Chung toàn quyền xử lý.  
Từ đây ta thấy về mặt đảng ông Nguyễn Đức Chung có toàn quyền chỉ đạo công an, viện kiểm sát không điều tra truy tố các hành vi xảy ra tại Đồng Tâm. Sự linh hoạt ở thể chế chính trị của chúng ta chính là như vậy.”
À, theo ông Tô Năng Như thì nếu ông Nguyễn Đức Chung sử dụng vai “chủ tịch” thì là SAI nhưng cũng một con người đó- là ông Nguyễn Đức Chung, nếu sử dụng vai “Phó Bí thư” thì lại là ĐÚNG?
Google.tienlang xin được dạy ông Tô Năng Như, rằng ông phán bảo như vậy là bậy bạ, cũng là quái g như ông Nguyễn Sỹ Dũng! Khoản 3, Điều 4 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định, nguyên văn “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Chẳng có điều khoản nào trong Hệ thống pháp luật cũng như trong Điều lệ Đảng cho phép đảng viên ở cấp Phó Bí thư cấp tỉnh có thể đạp lên pháp luật cả!
Trên báo VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đăng bài Bàn về cam kết của ông Nguyễn Đức Chung ở Đồng Tâm của ông Nguyễn Ngọc Năm với lý luận quái gở tương tự.  Bài này VOV cũng đã gỡ song trang của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chép về tại link https://vcci.com.vn/ban-ve-cam-ket-cua-ong-nguyen-duc-chung-o-dong-tam
Ở bài này, ông Nguyễn Ngọc Năm viết: “Pháp luật bao giờ cũng đi sau cuộc sống. Pháp luật do con người sinh ra và cũng do con người áp dụng, sửa đổi hay hủy bỏ. Người khôn ngoan sẽ áp dụng nó một cách hợp lý nhất."
Thưa ông Nguyễn Ngọc Năm, nói như ông thì Việt Nam xin trở về thời nguyên thủy, chẳng cần Nhà nước và Pháp luật làm gì, phân biệt giữa ĐÚNG hoặc SAI, xin cứ để các tộc trưởng phán bảo! Còn ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ngày nay, cũng đúng là “Pháp luật do con người sinh ra” và cũng đều là con người “sửa đổi hay hủy bỏ”.  Song, để  “sửa đổi hay hủy bỏ” thì cần một quy trình đặc biệt, cần cấp có thẩm quyền đặc biệt chứ không phải bất cứ cá nhân, bất cứ quan chức nào thích thì có thể “sửa đổi hay hủy bỏ” bất cứ điều luật nào!

IV. SỰ LIÊN QUAN CỦA BÁO CHÍ.
Đơn giản là vì yêu cầu kỹ thuật, tít 1 bài viết không nên quá dài nên chúng tôi không nêu sự liên quan của báo chí trong vụ Đồng Tâm trong tít bài. Cũng xin bỏ qua những bài báo trên các trang phản động BBC, RFA, VOA, ví dụ, các bài của ông rận xĩ Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Quang A trên BBC. Không chấp!
Mời xem thêm bài 
hoặc bài 
Google.tienlang chỉ bàn đến các tờ báo chính thống trong nước.
Luật Báo chí quy định, nghĩa vụ của Báo chí và các nhà báo nói chung phải phản ánh đúng sự thật.
Google.tienlang không dám nhận mình là chuẩn mực. Chúng tôi không dám bắt các cơ quan báo chí phải nghe theo quan điểm của Google.tienlang. Các nhà báo có thể tin hay không tin quan điểm của một trang blog cỏn con là Google.tienlang. Bài viết ngày 22/4/2017 Nóng:BÁO CHÍ TRÍCH DẪN SAI LỜI ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG TẠI ĐỒNG TÂM
https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nong-bao-chi-trich-dan-sai-loi-ong.html, được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, kể cả trang diễn đàn có rất nhiều người tham gia là Diễn đàn Webtretho. Chắc chắn các nhà báo có biết bài này thì mới có lời dẫn như ở báo Một Thế giới mà chúng tôi đã trích dẫn trên kia. Nếu các nhà báo không tin quan điểm của Google.tienlang thì sao các bạn không tìm đến thẳng ông Nguyễn Đức Chung để hỏi mà lại đi hỏi ông Nguyễn Sỹ Dũng, ông Tô Năng Như…?
Nếu như các tờ báo phản ánh ĐÚNG lời cam kết của ông Nguyên Đức Chung thì chắc chắn không có cửa cho bọn phản động lu loa, rằng ông Chung “lật lọng”, và ổ nhóm tội phạm ở Đồng Tâm không có chỗ dựa tinh thần để ngày càng hung hãn như giai đoạn cuối năm 2019.
Lê Hương Lan
====

38 nhận xét:

  1. Thêm một bài viết thấu tình đạt lý của các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang- các bạn đã trở thành các Chuyên gia pháp luật, rất xứng danh những thầy giáo cô giáo để giảng bài cho những ông Nguyễn Sĩ Dũng, Tô Năng Như, Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Quang A....

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 22:48 8 tháng 9, 2020

    Cứ cho là những ông Nguyễn Sỹ Dũng, Tô Năng Như là dốt luật đi nhưng ngay cả các nhà báo, các vị lãnh đạo cơ quan báo chí cũng ngu.
    Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hầu như văn bản pháp luật nào cũng có trên mạng. Các văn bản pháp luật này không phải là văn bản MẬT, ai cũng có thể đọc. Vậy các nhà báo cần gì phải hỏi ai, các vị lãnh đạo báo chí tại sao không thấy rằng ông N Sỹ Dũng, Tô Năng Như phán bậy bạ? Ở đâu có thứ quy định chủ tịch tỉnh có quyền "chỉ tuân theo Hiến pháp" và có quyền "đạp lên các bộ luật"? Ở đâu có thứ đảng viên - Phó bí thư tỉnh có quyền làm thay chức năng cơ quan công tố?
    Tại sao các nhà báo không thể hỏi lại cho rõ với những câu hỏi trên? Tại sao nhắm mắt đăng bừa?

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Đức Kiênlúc 23:01 8 tháng 9, 2020

    Cứ cho là thực sự (giả sử như thế) ông Nguyễn Đức Chung cam kết THA BỔNG hết tất cả những người vi phạm ở Đồng Tâm đi, thì các nhà báo, các vị lãnh đạo các cơ quan báo chí - chắc là đảng viên- đương nhiên phải biết nghĩa vụ của đảng viên, các tổ chức của Đảng là phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tức là bắt buộc phải biết đến Khoản 3, Điều 4 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định, nguyên văn “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”.
    Nếu ông Chung muốn THA BỔNG thì các nhà báo, lãnh đạo Cơ quan báo chí phải biết là ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG CAM KẾT LÀ SAI, LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT! Khi đó, các nhà báo phải lên tiếng phê phán ông Nguyễn Đức Chung, rằng ông ta đã lạm quyền cơ quan tư pháp.

    Đằng này lại còn đăng bài với quan điểm quái gở của ông Nguyễn Sỹ Dũng, Tô Năng Như?

    Trả lờiXóa
  4. Không có chuyện chính quyền “chưa đối thoại đầy đủ” với nhóm Lê Đình Kình
    tháng 9 08, 2020
    Loa Phường



    Trước việc phiên tòa xét xử “29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ hy sinh sẽ hầu toà ngày 07/09 về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ”, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều thông điệp tuyên truyền về vụ việc, chủ yếu xoay quanh: lý do khiến vụ án xảy ra, trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc, các diễn biến trước phiên xử, và hậu quả có thể có của phiên xử.

    Về lý do khiến vụ án xảy ra, đa số giới chống đối tuyên truyền rằng cảnh sát từ chối đối thoại với nhóm Lê Đình Kình, và cố tình dùng vũ lực tấn công thôn Hoành vào ban đêm để “bắt người”, “cướp đất” dù không có lệnh bắt.

    Chẳng hạn, Hà Hoàng Hợp trả lời BBC như sau: “Tôi hiểu rằng chính quyền đã không đối thoại đến cùng với ông Kình và những người khác ở Đồng Tâm. Trước đó, ông Kình và một số người đã bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can tôi "giam giữ người trái phép". Nếu đến Đồng Tâm để bắt họ theo tội đó, thì sao không đến vào ban ngày?”.

    Trong phát biểu trên, ông Hợp đã bóp méo bản chất của vụ việc do không đọc báo chí và cáo trạng. Trong thực tế, nhiều bài báo và video clip còn lưu lại trên Internet cho thấy chính quyền thành phố đã nỗ lực đối thoại với nhóm Lê Đình Kình trong vòng 2 năm, nhưng không được đáp lại bằng sự trung thực và thiện chí:







    Video tự quay của nhóm bạo động và các tường thuật của cảnh sát cũng cho thấy vào rạng sáng 09/01, cảnh sát đến thôn Hoành không phải để bắt người hay cưỡng chế đất, mà chỉ để dựng rào chắn ở cổng làng; chính nhóm bạo động đã tấn công trước và khiến vụ việc phát sinh:




    Clip trên kênh ANTV cho thấy nhóm bạo động đã liên tục ném bom xăng và pháo nổ vào cảnh sát, trong khi cảnh sát vẫn đứng ngoài đường và bắc loa kêu gọi đầu hàng.

    Lẽ ra ông Hà Hoàng Hợp nên xem xét vấn đề dựa trên bằng chứng của cả 2 bên, thay vì hài lòng với vài bài bình luận của giới chống Cộng.
    https://www.loaphuong.org/2020/09/khong-co-chuyen-chinh-quyen-chua-oi.html

    Trả lờiXóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 07:05 9 tháng 9, 2020

    Các bạn chủ nhà đã SAI khi viết "ông Nguyễn Sỹ Dũng, dù mang danh Tiến sĩ luật, dù từng giữ chức vụ cao là Phó văn phòng Quốc hội..."

    Tôi được biết, ông Nguyễn Sĩ Dũng không phải là Tiến sĩ luật. Ông ấy là chỉ là phó tiến sĩ Giáo dục học, lấy bằng tại Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Nga.

    Thảo nào ông này có "phát kiến" quái gở như vậy về pháp luật!

    Trả lờiXóa
  6. Đồng Thị Kim Thanhlúc 07:15 9 tháng 9, 2020

    Tôi rất đồng tình với quan điểm của Google.tienlang v/v đề nghị cơ quan điều tra xem xét TNHS với 2 ông nghị Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng trong vai trò ĐỒNG PHẠM GIÚP SỨC, TẠO ĐIỀU KIỆN TINH THẦN CHO NHÓM TỘI PHẠM ĐỒNG TÂM.
    Chắc chắn các Đại biểu Quốc hội cũng phải đồng tình như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. Mấy ông rận nghị Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng hay chuyên gia đểu Nguyễn Sĩ Dũng, Tô Năng Như hẳn cũng đang run vì sợ công an sờ gáy.

    Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng, dù chả cần tuyên bố này nọ, chỉ cần đặt bút cho 1 chữ ký lên Quyết định khen thưởng ba chiến sĩ công an ở Đồng Tâm, mấy ông rận nghị Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng hay chuyên gia đểu Nguyễn Sĩ Dũng, Tô Năng Như... bị cấm khẩu, không còn dám ho he bênh vực "cụ Lê Đình Kình" nữa!
    Xem bài
    Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020
    Vụ Đồng Tâm: HOAN HÔ BÁC NGUYỄN PHÚ TRỌNG XỬ LÝ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/01/vu-ong-tam-hoan-ho-bac-nguyen-phu-trong.html

    Trả lờiXóa
  8. Xét xử vụ án ở xã Đồng Tâm: Hai bị cáo bị đề nghị án tử hình
    Viện KSND TP Hà Nội quyết định thay đổi tội danh đối với 19 bị cáo từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ”.

    Khi nêu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố đã quyết định thay đổi tội danh truy tố với 19 bị cáo từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ”. Sau khi phân tích, đánh giá và cá thể hoá hành vi phạm tội của từng bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo mức án như sau:

    Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội giết người: Lê Đình Công tử hình. Lê Đình Chức tử hình. Lê Đình Doanh chung thân. Bùi Viết Hiểu từ 16-18 năm tù. Nguyễn Văn Tuyển từ 14-16 năm tù. Nguyễn Quốc Tiến từ 16-18 năm tù.

    Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ: Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang từ 6-7 năm. Bùi Văn Tiến từ 5-6 năm tù. Bùi Thị Nối, Lê Đình Quân, Trịnh Văn Hải từ 4-5 năm tù. Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Trần Thị La, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Xuân Điều, Bùi Văn Tuấn từ 3-4 năm. Các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 2 năm 6 tháng tù giam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo biết rõ đất cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng đã được Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận. Sau đó, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội và Trung ương đã tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm để người dân hiểu và yêu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật.

      Tuy nhiên, từ năm 2013, Lê Đình Kình, SN 1936, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (đã chết) cùng Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số đối tượng ở xã Đồng Tâm thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau. Các đối tượng này thường xuyên lôi kéo, kích động nhân dân khiếu kiện gây phức tạp trong việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm.

      Các đối tượng sử dụng mạng xã hội tuyên truyền không đúng về việc, đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm và kêu gọi người dân xã Đồng Tâm đấu tranh để giữ đất. Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, Lê Đình Kình đã chỉ đạo “Tổ đồng thuận” và các đối tượng khác ở xã Đồng Tâm gây ra nhiều sự vụ nghiêm trọng trái pháp luật.


      Bị cáo Lê Đình Công.
      Đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh, khoảng tháng 9/2019, khi biết thông tin Công an TP Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, Lê Đình Kình cùng với Lê Đình Công (con đẻ) và nhiều đối tượng khác góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng làm 85 chai “bom” xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi, mua pháo… nhằm tấn công lực lượng làm nhiệm vụ ở xã Đồng Tâm.

      Ngoài ra, Lê Đình Kình cùng đồng phạm tổ chức quay video, ghi hình trực tiếp và đăng tải các video clip trên mạng xã hội, mạng internet và tuyên bố, nếu cơ quan chức năng đưa lực lượng đến xã Đồng Tâm thì sẽ tiêu diệt từ 300 đến 500 người.

      Đầu tháng 1/2020, khi biết lực lượng Công an TP Hà Nội sẽ về xã Đồng Tâm, Lê Đình Kình đã cùng nhiều đối tượng tổ chức họp tại nhà vào các ngày 6, 7 và 8/1/2020 để chỉ đạo chống đối, sát hại lực lượng Công an về xã Đồng Tâm thực thi nhiệm vụ. Chiều 8/1/2020, theo chỉ đạo của Lê Đình Kình, Lê Đình Công yêu cầu đồng bọn mang các hung khí gồm: tuýp sắt gắn dao bầu, gắn liềm, “bom” xăng, các bao chứa gạch đá tập trung tại nhà Lê Đình Kình để tấn công lực lượng Công an làm nhiệm vụ.

      Rạng sáng 9/1/2020, khi lực lượng Công an đến chốt tại cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch thì Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động. Các đối tượng khác dùng gạch đá, “bom” xăng, dao bầu tấn công lực lượng Công an khiến ba đồng chí là Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân bị rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình.

      Lúc đó, Lê Đình Chức (con đẻ Lê Đình Kình) chỉ đạo đồng bọn đổ xăng từ can ra chậu để đối tượng đổ xuống hố nơi ba đồng chí Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân rơi xuống và châm lửa đốt. Hậu quả là ba đồng chí đã hy sinh do ngạt khí và bị thiêu cháy.

      Xóa
    2. Đại diện Viện kiểm sát đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Chỉ vì tham lam lợi ích vật chất mà các bị cáo đã nhiều lần xâm phạm sự đúng đắn của chính quyền địa phương, gây mất an ninh trật tự trong thời gian dài, tạo hoang mang cho nhân dân. Khi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự trên thôn Hoành, các bị cáo đã sử dụng “bom” xăng, tuýp sắt gắn dao bầu, lựu đạn… để tấn công lực lượng Công an.

      Theo đại diện Viện kiểm sát, hành vi phạm tội của các bị cáo là có tổ chức, có sự phân công vai trò của từng người, thể hiện tính côn đồ hung hãn, coi thường, bất chấp pháp luật,giết nhiều người bằng hành động rất dã man, tàn độc, gây đau thương, mất mát lớn cho lực lượng Công an, cho gia đình, người thân ba đồng chí đã hy sinh, khiến dư luận phẫn nộ. Hành vi của các bị cáo còn làm ảnh hưởng hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn thành phố Hà Nội, tạo hoang mang lo lắng cho nhiều người dân.

      Đánh giá mức độ, hành vi phạm tội của từng bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát nhận định, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến là chủ mưu, cầm đầu với mục đích giết người rõ ràng. Trong đó, bị cáo Công giữ vai trò chủ mưu, thường xuyên kích động các đối tượng khác giết Công an qua các clip tung lên mạng xã hội,đe dọa cho nổ trạm điện,đe dọa giết từ 300 đến 500 cán bộ.

      Bị cáo Công cũng trực tiếp ném lựu đạn, sát hại Công an, mong muốn giết càng nhiều càng tốt nên phạm vào tội giết người với tình tiết kịch khung tăng nặng như giết nhiều người, giết người đang thi hành công vụ...

      Bị cáo Công có nhân thân xấu vì đã từng bị phạt tù về tội cố ý gây thương tích. Nhưng Công không lấy đó làm bài học để sửa chữa, làm lại cuộc đời để trở thành công dân có ích mà tiếp tục phạm tội với tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Tại phiên toà, bị cáo Công khai báo quanh co, thiếu thành khẩn nên cần loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội mới tương xứng với hành vi đã gây ra.

      Đối với bị cáo Lê Đình Chức, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bị cáo Chức chủ động chống đối, cùng mang hung khí lên trần nhà rồi ném “bom” xăng, lựu đạn về phía lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ, dùng tuýp sắt gắn dao bầu gây án khiến ba đồng chí Công an bị ngã xuống hố, sau đó Chức cùng đồng bọn đổ xăng thiêu chết ba đồng chí Công an. Hành vi đó thể hiện rõ bị cáo đã mất nhân tính, không còn khả năng cải tạo.

      Tại phiên toà, bị cáo Chức cũng khai báo loanh quanh và đổ tội cho bị cáo khác. Trước khi gây ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, bị cáo Chức đã có một tiền án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Hành vi của bị cáo Chức là có tổ chức, có tính côn đồ và cũng phạm vào tội giết người với tình tiết kịch khung tăng nặng như giết nhiều người, giết người đang thi hành công vụ nên cần thiết phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống.

      Xóa
    3. Đối với bị cáo Lê Đình Doanh, đại diện Viện kiểm sát đánh giá, bị cáo Doanh nhiều năm qua cũng chống đối chính quyền đại phương nhằm chiếm đất đồng Sênh. Trong vụ án này, bị cáo Doanh mua dao bầu, đi hàn vào tuýp sắt để chống đối lực lượng làm nhiệm vụ.

      Sáng 9/1, Doanh dùng gạch, “bom” xăng ném về phía lực lượng Công an đang thi hành nhiệm vụ, đồng thời dùng dao bầu cùng với bị cáo Chức tấn công khiến ba đồng chí Công an rơi xuống hố. Sau đó, bị cáo Doanh mang chậu xăng cho bị cáo Chức đổ và châm lửa đẩy xuống hố thiêu chết ba đồng chí Công an. Hành vi của bị cáo Doanh trực tiếp gây tử vong cho ba người.

      Bị cáo Doanh cũng có nhân thân xấu, từng bị xét xử về các tội cướp tài sản, trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên, ở giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Doanh đã ăn năn hối cải và là con đẻ của bị cáo Lê Đình Công nên cần áp dụng chính sách nhân đạo, không cần thiết phải loại bỏ khỏi đời sống, mở lượng khoan hồng cho bị cáo Doanh làm lại cuộc đời.

      Đối với bị cáo Bùi Viết Hiểu và bị cáo Nguyễn Văn Tuyển, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, hai bị cáo này vì tham lam đất công nên đã lôi kéo người khác tham gia vào “Tổ đồng thuận”. Việc ba đồng chí Công an bị thiêu chết có sự giúp sức của hai bị cáo Hiểu và Tuyển. Do đó,hành vi của hai bị cáo Hiểu và Tuyển đã phạm vào tội giết người với tình tiết tăng nặng kịch khung nên cần xử lý nghiêm.

      Tuy nhiên, cả hai bị cáo không trực tiếp gây ra cái chết của ba đồng chí Công an.Bị cáo Hiểu khi phạm tội khi đã trên 70 tuổi. Bị cáo Tuyển là người tàn tật. Quá trình điều tra và tại phiên toà đã khai báo thành khẩn nên được xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt...

      Xóa
    4. mọi người có liên quan đến vụ này đều phải xử lý nghiêm

      Xóa
  9. Ngay trước thời điểm diễn ra phiên toà, trên mạng hải ngoại lan truyền bài viết được cho là của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (hội nhóm tự phát với sự tham gia của một số cá nhân bất mãn, chống phá Đảng, Nhà nước).

    Bài viết tiêu đề “Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”, đưa ra 10 điểm, vu cáo chính quyền sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai; sai lầm về việc cố tình chiếm 59ha đất đồng Sênh của dân Đồng Tâm; sai lầm về công tác dân vận và thực thi pháp luật; sai lầm bịa đặt các kịch bản; quy kết thành “tội ác ép cung nhận tội trên tivi”; “tội ác ngăn cản sự cứu giúp nạn nhân và trợ giúp pháp lý”…

    Bài viết còn đánh lận bằng những câu từ xảo trá, bịp bợm như: “Nay nếu các nhà lãnh đạo cũng dũng cảm nhìn thẳng vào bản chất của vụ án Đồng Tâm để ứng xử như vậy thì cứu vãn được phần nào lòng tin của dân để cùng đoàn kết vì những mục tiêu lớn lao, cấp bách của đất nước. Còn nếu như Đảng cứ tiếp tục dùng cường quyền để thắng dân bằng mọi giá thì sẽ gây thêm tội ác, càng thêm nỗi đau đớn, hận thù trong lòng dân với Đảng mà thôi”.

    Cùng với đó, một số trang mạng này còn lan truyền “Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm” vốn được tung lên từ hồi tháng 2/2020, nay xới lại. Bản “tuyên bố” không nói của tổ chức nào nhưng liệt kê danh sách “ký tên” đến thời điểm này gồm 16 tổ chức (thực chất là các hội nhóm tự phát) và 440 cá nhân, cả trong và ngoài nước.

    Nhìn danh sách, dễ dàng nhận thấy những hội nhóm “nhẵn mặt” về trò đội lốt dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước lâu nay. Người viết bài này từng thử bốc máy gọi một cá nhân trong danh sách 440 người được nói là “ký tên” vào bản tuyên bố kia, bất ngờ phía đầu dây nói gọn lỏn: “Họ đưa tên tôi vào như thế tôi biết đâu, có ký tá cái gì” rồi cúp máy.

    Xem thế đủ hiểu thủ thuật của những “ngọn cờ chính trị” này xảo trá đến độ nào. Xem mặt bắt hình dong, thật nực cười khi những đối tượng rắp tâm làm tổn hại đất nước, gây hậu hoạ cho dân lại giở giọng “dạy đời”, đưa ra những phán xét, những yêu cầu vốn là phẩm giá, lương tri con người.

    Sau khi xảy ra vụ giết người, chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng tại Đồng Tâm, trên mạng internet thông tin nhiễu loạn, trong đó rất nhiều thông tin giả mạo được tung ra nhằm gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội.

    Kẻ xấu lợi dụng, nhắm vào chỉ trích, miệt thị chính quyền, đả phá chế độ. Xuất hiện tràn lan những bài viết, bình luận rất lệch lạc, không phân biệt đúng sai, phải trái hoặc cố tình đánh lận, tạo ra luồng thông tin hỗn độn đẩy trạng thái người xem vào rối ren, hoang mang rồi bức xúc, phẫn nộ, mặc sức chửi bới, miệt thị…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bọn phản động thường lợi dụng các vụ việc như ở Đồng Tâm để xuyên tạc và chống phá

      Xóa
  10. Google.tienlang không thèm chấp với các trang mà ai ai cũng biết là trang của rận bọ phản động. Bởi ai cũng biết, đã là rận bọ phản động thì họ phải kiếm cơm bằng nghề xuyên tạc bịa đặt. Nếu ko thì chúng "cạp đất mà ăn à!"
    Anh rận xĩ Nguyễn sĩ Dũng thề thốt trên báo phản động hải ngoại rằng "DÙ CÓ CHẶT ĐẦU TÔI THÌ TÔI VẪN KHẲNG ĐỊNH DÂN ĐỒNG TÂM KHÔNG CHỐNG CHÍNH QUYỀN!"

    Giờ thì anh sáng mắt ra chửa? Những video clip ổ nhóm tội phạm này tự quay, tự thề thốt sẽ sẵn sàng giết từ 300 đến 500 cảnh sát đó, có phải là chống chính quyền hay không?
    Bạo loạn chiếm trụ sở chính quyền xã, vô hiệu hóa chính quyền, chiếm đài phát thanh.... có phải là chống chính quyền hay không, anh rận bọ Nguyễn sĩ Dũng???
    Anh tự chặt đầu anh để dâng cho cộng đồng đi!
    Chả ai thèm chặt đầu anh, bẩn tay, đồ rận bọ xấu xa!

    Trả lờiXóa
  11. Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng đã nhiều lần về Đồng Tâm nhưng sao không thèm gặp 14 hộ có đất bị thu hồi mà chỉ đi gặp Kình và tổ đồng thuận? Những đại biểu Quốc hội là người nói tiếng nói của dân nơi mình được bầu và giám sát chính phủ nhưng lộng ngôn thì cần phải bãi nhiệm, đưa ra tòa.
    Nếu không có 2 ông này đứng sau nói bậy thì nhóm đồng thuận ở đồng tâm không dám làm càn làm bậy như vậy, gây đau thương cho ba chiến sĩ công an của chúng ta và cả nhóm đồng tâm nữa.mấy mạng người đã chết. Vì vậy, sắp tới những án tử hình đều có trách nhiệm của ông quốc và ông nhưỡng...
    Tôi rất ủng hộ quan điểm của Google.tienlang là phải đưa hai ông nghị này ra tòa để làm rõ trách nhiệm kích động , xúi giục tổ đồng thuận do lão Kình , lão Hiểu cầm đầu .
    Vụ này phải làm thật rõ ràng .
    Phải đưa tất cả kẻ liên quan .
    Lôi cổ hai ông nghị dính dáng .
    Kích động dân tham phá xóm làng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vụ này tất cả các trường hợp có liên qua đều phải bị xử lý

      Xóa
  12. Đúng như Google.tienlang đã nói, Google.tienlang không thèm chấp với các trang mà ai ai cũng biết là trang của rận bọ phản động. Bởi ai cũng biết, đã là rận bọ phản động thì họ phải kiếm cơm bằng nghề xuyên tạc bịa đặt. Nếu ko thì chúng "cạp đất mà ăn à!"
    CỨ THẰNG NÀO THÍCH CHÉM GIÓ TRÊN BBC, RFA, VOA ... THÌ ĐÍCH THỊ LÀ RẬN BỌ, PHẢN ĐỘNG!
    Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn sĩ Dũng, thằng gs gì gì lùn rậm râu thích chơi gái trẻ, à thằng Đặng Hùng Võ...
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/bai-tu-blog-cu-gs-ang-hung-vo-nen-xin.html
    đều khoái lên BBC, VOA, RFA chém gió về vụ Đồng Tâm.
    Hoàng Ngọc giao còn đòi quốc tế hóa vụ này.

    Trả lờiXóa
  13. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 10:04 10 tháng 9, 2020

    Google.tienlang nhận định dự báo bao giờ cũng đúng, cả về đối nội lẫn đối ngoại.
    Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters một ngày trước đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã lên tiếng cảnh báo cả Washington lẫn Bắc Kinh đừng nên tìm cách lôi kéo ASEAN vào cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này. Ông khẳng định ASEAN kiên quyết giữ vững lập trường trung lập, không chọn phe và kêu gọi các bên có mâu thuẫn tìm cách đối thoại, đàm phán trong hòa bình.

    Mở đầu bằng tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông của TQ vào tháng 7, Mỹ thời gian qua dồn dập gây sức ép với Bắc Kinh bằng hàng loạt động thái cứng rắn trên nhiều lĩnh vực. Gần đây nhất, Bộ Thương mại Mỹ ngày 26-8 đã công bố danh sách 24 công ty TQ bị trừng phạt do “hỗ trợ Bắc Kinh xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo chiếm đóng trái phép ở Biển Đông”. Hàng loạt cuộc tập trận giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác cũng được tổ chức với cuộc tập trận chung 30 nước vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) vừa kết thúc hôm 31-8.

    Về phía TQ, các báo cáo về việc TQ tông chìm tàu cá, đưa tàu khảo sát xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế các nước liên tiếp xuất hiện trong nhiều tháng qua. Đỉnh điểm là vụ phóng hai tên lửa đạn đạo đối hạm DF-26B và DF-21D ra vùng biển phía đông nam tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày 26-8 để “dằn mặt” lực lượng Mỹ ngoài thực địa.

    Đáng ngạc nhiên hơn là sau tất cả hành động đe dọa ổn định khu vực, vi phạm luật pháp quốc tế nói trên, TQ vẫn còn muốn lôi kéo ASEAN bằng những lời cam kết hợp tác cùng phát triển hướng tới thịnh vượng chung. Đơn cử, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin trong cuộc gặp đại sứ các nước ASEAN ngày 4-9, Thứ trưởng Ngoại giao TQ La Chiếu Huy tuyên bố chính Mỹ mới là nước gây rối ở Biển Đông, kêu gọi ASEAN hợp tác với Bắc Kinh thúc đẩy cái gọi là “hòa bình, ổn định và tự do thương mại, chủ nghĩa đa phương”, những giá trị mà Bắc Kinh đã chứng minh hết lần này đến lần khác là sẽ sẵn sàng gạt bỏ nếu có lợi ích riêng.
    Mời xem lại bài
    Cuối tuần: BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/cuoi-tuan-bien-ao-va-ngu-ngon-nam-2020.html

    Trả lờiXóa
  14. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 10:09 10 tháng 9, 2020

    ASEAN cần có lối đi riêng

    Là một tổ chức trung tâm của khu vực với vị thế ngày càng vững chắc trên trường quốc tế, ASEAN chắc chắn phải có hướng đi riêng và lập trường này nhiều khả năng sẽ thể hiện rõ nét trong nội dung Hội nghị AMM-53. Trả lời tờ South China Morning Post, TS Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nhận định ASEAN nên bám sát vào thế mạnh của mình là một khối luôn yêu chuộng hòa bình và xem thượng tôn pháp luật là kim chỉ nam giải quyết những vấn đề ở Biển Đông. Theo chuyên gia này, ưu tiên trước mắt là ASEAN nên đẩy nhanh tiến độ của quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC) và đánh giá lại tính hiệu quả của tiến trình thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC). Trước kịch bản Biển Đông có thể sẽ trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu quân sự Mỹ - Trung, đây là hai văn bản pháp lý quan trọng để tạo cơ chế kiểm soát hành vi cần thiết cho các bên hoạt động ở vùng biển này.

    "Phải tiếp tục xây dựng lòng tin giữa các kênh trao đổi liên quốc gia ASEAN và đặc biệt là thúc đẩy vai trò trung tâm của khối. Bên cạnh đó, mục tiêu hàng đầu là phải đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của những thành viên ven biển."- Chủ tịch Hạ viện Indonesia PUAN MAHARANI

    TS Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) cho rằng ASEAN cần phải vượt qua là làm sao để không rơi vào các chiêu trò gây chia rẽ của TQ, như đề xuất đối thoại đơn phương từng nước có tranh chấp là để thị uy bằng sức mạnh kinh tế - quốc phòng. Ông cũng cho rằng ASEAN cần đoàn kết để thống nhất tầm nhìn chung cho một Biển Đông hòa bình, ổn định cho mọi quốc gia, đúng như mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” mà ASEAN theo đuổi.

    Về phía Mỹ, các bộ trưởng tham gia AMM-53 nên đối thoại và kêu gọi nước này hạ nhiệt căng thẳng với TQ và kiềm chế các hoạt động quân sự trong vùng. Cần làm rõ là ASEAN vẫn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ nhưng chỉ dừng ở mức đảm bảo an ninh khu vực và Washington cần tôn trọng ý nguyện của khối. Ưu tiên lớn nhất vẫn là mở rộng hợp tác kinh tế và Mỹ có thể tăng cường đầu tư vào Đông Nam Á.

    Trên thực tế, đầu tư kinh tế về dài hạn sẽ giúp ích ASEAN nhiều hơn là các khoản viện trợ quốc phòng vì khi đó các nước này sẽ có tiềm lực để phản ứng lại các hành vi khiêu khích của TQ. Một Đông Nam Á đủ lực đương đầu với TQ dĩ nhiên cũng sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ, phù hợp với mục tiêu của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở mà không cần các đợt triển khai quân sự đầy rủi ro.

    Trả lờiXóa
  15. Dân Đồng Tâm đồng tình với ĐB Dương Trung Quốc
    3 tháng 11 2017
    Bình luận nói vụ Đồng Tâm là "bài học về niềm tin" của đại biểu Dương Trung Quốc tại Quốc hội gây xôn xao dư luận, nhưng người dân Đồng Tâm thì cho rằng nó phản ánh đúng bản chất vụ việc.
    Tại buổi thảo luận Quốc hội được phát sóng trực tiếp hôm 2/11, vị đại biểu Đồng Nai nói:

    "Nên nhìn nhận đây là một vụ [Đồng Tâm] khủng hoảng về lòng tin chứ không thuần tuý chỉ là vụ án hình sự. Có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm, đó là những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng 'tức nước vỡ bờ'."

    Ông Dương Trung Quốc cũng nói thêm rằng hai tháng rưỡi nay, cơ quan chức năng vẫn chưa phản hồi lại kiến nghị của người dân về việc xem xét lại kết luận thanh tra vụ đất đai Đồng Tâm.

    "Chúng ta khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân không đúng quy định của luật pháp vẫn hoàn toàn đứng ngoài pháp luật."

    "Gần đây công an Hà Nội đã kêu gọi những người bắt và giữ lực lượng công an ra đầu thú. Tôi nghĩ rằng dùng từ "đầu thú" là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?"

    "Ngoài việc dùng từ "đầu thú", chúng ta có thể xuống gặp dân, nghe dân, gạn lọc để có phương pháp xử lý tốt hay không? Và ngay cả thượng tôn pháp luật cũng không phải để bắt bớ, mà để củng cố lòng tin."
    Trả lời BBC hôm 3/11, cụ Lê Đình Kinh nói người dân Đồng Tâm rất đồng tình với bài phát biểu của ông Quốc.

    Trước đó, hồi 22/4, hai đại biểu Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đã cùng với chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để đối thoại với người dân để trao trả các cán bộ, chiến sĩ bị dân bắt giữ hôm 15/4.
    Cụ Kình nói: "Trước giờ ông ấy vẫn luôn giữ phẩm chất vì dân, cho rằng phải cần tiếp xúc với dân gần dân. Bài phát biểu đã được người dân cả nước và người dân Đồng Tâm lắng nghe và rất hài lòng,"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba ngày trước bài phát biểu gây xôn xao của đại biểu Dương Trung Quốc, cụ Lê Đình Kình cho BBC biết cụ được phía Ủy ban kiểm tra huyện mời đích danh lên làm việc.
      "Họ mời tôi lên làm việc mà họ bảo tôi lên tầng hai trong khi tôi ngồi xe lăn. Con và cháu tôi phải khiêng cả người lẫn xe lên trên lầu," cụ Kình nói thêm rằng cụ còn đưa hình chụp x-quang xương chân của cụ cho các cán bộ.

      Cụ Kình kể cụ nói với các cán bộ rằng: "'Hôm 29/4 ông Chung [chủ tịch Hà Nội] đến thăm tôi ở bệnh viện, không tặng tôi gì mà lại tặng tôi chiếc xe lăn là các anh hiểu ông ấy biết tôi tàn phế rồi. Lần sau các anh có muốn mời tôi làm việc thì đến nhà không thi bất tiện cho con cháu của tôi."

      Cụ cho biết có khoảng sáu người của phía chính quyền có mặt, hầu hết đều đặt các câu hỏi xoay quanh "Tại sao lại nói ông Chung dối lên lừa dưới?" "Sao lại nói ông Chung phản bội?" "Tại sao nói ông Chung cướp đất của dân giao cho Viettel?" "Tại sao lại dùng từ 'đổ máu'?"
      Cụ Kình nói cụ và người dân Đồng Tâm phản đối kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội, và việc khởi tố người dân Đồng Tâm sau khi ký giấy cam kết không truy tố người dân hôm 22/4 là hành vi "phản bội" của ông Chung.

      "Còn khi nói đổ máu, là vì người dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng đổ máu để chống giặc nội xâm, bọn tham nhũng cậy quyền cướp đất của dân!" cụ Kình nhấn mạnh.

      Cụ cho biết cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất hỏi đáp, phía cán bộ chính quyền chỉ ghi chép lại câu trả lời của cụ Kình và yêu cầu cụ ký văn bản làm việc.

      "Tôi không ký, tôi không việc gì phải ký vào cái văn bản nào của họ cả," cụ nói và cho biết sau đó cụ và gia đình cùng một số người dân ra về.
      https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41855233

      Xóa
    2. Nghe có nhiều điểm sai sai

      Xóa
  16. KỂ CẢ HAI BỊ CÁO BỊ ĐỀ NGHỊ TỬ HÌNH LÀ LÊ ĐÌNH CÔNG, LÊ ĐÌNH CHỨC ĐỀU NHẬN TỘI- CÁI TÁT CHO DƯƠNG TRUNG QUỐC, LƯU BÌNH NHƯỠNG, NGUYỄN SĨ DŨNG, TÔ NĂNG NHƯ!
    Chiều nay, 10.9.2020, TAND TP.Hà Nội tiếp tục đưa 29 bị cáo trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm (H.Mỹ Đức, Hà Nội) ra xét xử.
    Được nói lời sau cùng, bị cáo Lê Đình Chức gửi lời xinh lỗi gia đình các liệt sĩ mà chính tay Chức đã châm lửa dẫn đến các chiến sĩ tử vong.
    “Bị cáo sau này có được sống trở về hay phải chết, bị cáo cũng mong gia đình 3 chiến sĩ tha thứ để lương tâm của bị cáo được thanh thản phần nào. Mong quý tòa xem xét hoàn cảnh gia đình của bị cáo, xin cho bị cáo được có cơ hội thắp nén nhang cho bố, nhìn mặt con mới sinh một lần”, bị cáo Chức nói.
    Bị Cáo Lê Đình Doanh gửi lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc tới gia đình 3 chiến sĩ đã hy sinh. Doanh cho rằng quá trình tạm giam đã nhận rõ tội lỗi của mình và đề nghị luật sư không cần bào chữa cho mình nữa. Doanh mong được tòa khoan hồng để sớm trở về với gia đình, xã hội, làm công dân có ích.
    “Bị cáo thấy cắn rứt lương tâm rất nhiều khi nghĩ về con gái đồng chí Huy, cháu còn quá nhỏ chưa biết gì nhưng sau cháu lớn lên mới hiểu phải chịu nỗi đau không gì bù đắp được khi không được hưởng sự yêu thương, bao bọc của bố”, bị cáo Doanh nói.
    Bị cáo Lê Đình Công (bố của Lê Đình Doanh) mong tòa cho hưởng sự khoan hồng, xin được chuyển tội danh từ giết người sang chống người thi hành công vụ để có mức án nhẹ hơn.
    “Nghe tin 3 chiến sĩ hy sinh, bị cáo vô cùng hối hận, ăn năn. Kính mong Hội đồng xét xử, kiểm sát viên xem xét cho bị cáo hưởng khoan hồng để có cơ hội trở về với gia đình, thành công dân tốt, giáo dục con em chấp hành đúng pháp luật”, bị cáo Lê Đình Công nói.
    Bị cáo Nguyễn Quốc Tiến xin thừa nhận đã mua lựu đạn, xăng để chống đối cảnh sát theo chỉ đạo của Lê Đình Công. Tiến cho biết mình không phải chủ mưu, cầm đầu mà bị "Tổ đồng thuận" lôi kéo, kích động nên phải ra tòa ngày hôm nay. Tiến đã nhận thức được sai trái và rất ăn năn. Tiến mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ tội để sớm về với gia đình, xã hội.
    “Thưa 3 gia đình, tôi không trực tiếp hãm hại 3 đồng chí nhưng có lỗi vì có ở ngoài đó, tôi nhận thức hành vi phạm tội của mình và rất hối hận. Tôi đã nhờ cán bộ điều tra nhắn tới vợ tôi là bị cáo Đào Thị Kim hỏi thăm gia đình 3 chiến sĩ nhưng trong thời gian đó, vợ tôi cũng bị bắt. Lúc này, tôi chỉ biết thành tâm niệm Phật cho 3 chiến sĩ, mong 3 gia đình tha thứ cho tôi”, Tiến nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến lượt mình, bị cáo Bùi Viết Hiểu khẳng định hành vi của mình là sai nhưng xin được hưởng khoan hồng.
      “Mong tòa chiếu cố đến nhân thân gia đình bị cáo. Có 3 anh em trai đều vào chiến trường miền Nam, anh cả hy sinh năm 1968, em út là nạn nhân chất độc da cam cũng đã mất. Bị cáo hưởng 10 huân chương trong chiến đấu, bị cáo có bề dày thành tích nhưng cuối đời lại vấp phải sai lầm lớn nên rất hối hận và quyết tâm thành người tốt”, bị cáo Hiếu hứa trước tòa.
      Vừa được đứng lên nói lời sau cùng, bị cáo Lê Thị Loan bật khóc xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ.
      “Trong thời bình mà các chiến sĩ hy sinh như thời chiến, tôi có bố hy sinh trong chiến tranh, tôi không biết mặt bố mình nên tôi hiểu nỗi đau của cháu bé con đồng chí cảnh sát… Tôi cũng xin tòa giảm nhẹ hình phạt để tôi có thể trở về, đi tìm xương cốt cha tôi”, bị cáo Loan nói.
      Nói lời sau cùng, bị cáo Trần Thị Phượng xin tòa án giảm nhẹ cho cả mình và chồng là bị cáo Bùi Văn Tiến. Phượng cảm ơn Hội đồng xét xử đã chuyển tội danh cho 19 bị cáo; chuyển khung, khoản cho mình xuống nhẹ tội hơn.
      “Mong tòa xem xét giảm nhẹ để bị cáo sớm về chăm sóc con, con bị cáo rất nhỏ. Bị cáo hứa về sẽ trở thành công dân tốt. Mong tòa xem xét cho chồng bị cáo là Bùi Văn Tiến có thể sớm về chữa bệnh, cùng nhau nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội”, bị cáo Phượng nói.
      Kết thúc phiên xét xử, Chủ tọa phiên tòa cho biết dự kiến 15 giờ chiều 14.9, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án 29 bị cáo.

      Xóa
    2. Một lũ rồ dại.Nghe bọn ba que ở tít bên kia xúi đi cướp cái không phải là của mình.Ảo tưởng mình là vung úp trời.Giờ đứa chết,đứa sắp phải nhận án tử,đứa vào lao tù,trong khi bọn khác nhận tiền trong bụng hả hê.

      Xóa
    3. "Một lũ rồ dại.Nghe bọn ba que ở tít bên kia xúi đi cướp cái không phải là của mình.Ảo tưởng mình là vung úp trời.Giờ đứa chết,đứa sắp phải nhận án tử,đứa vào lao tù,trong khi bọn khác nhận tiền trong bụng hả hê." nhận xét này rất hay

      Xóa
  17. Tôi mà có quyền xét xử đám nổi loạn này thì sẽ xử đúng tội và chú ý tình tiết tăng nặng chứ không ân giảm cho những kẻ giết người này.
    Họ là ai? Là những người mù quáng, ngu si, hành động như con vật, không có tính người. Khi bị tù mới thức tĩnh rồi xin xỏ tha tội, giảm nhẹ là sao? Sai lầm của họ đâu có thể sửa chữa khắc phục được, vì các chiến sĩ chết đâu sống dậy được! Con thơ, vợ yếu của các liệt sĩ này bơ vơ không còn cha nuôi dạy mai sau các cháu sẽ ra sao? Họ nói lời "hối hận" suông vậy là được sao? Ai "thông cảm" được cho họ? KHÔNG ai cả! Phải dành cho chúng hình phạt cao nhất để làm gương cho những kẻ khác, mới tạo sự an ninh cho xã hội được.

    Trả lờiXóa
  18. TÒA ÁN QUÂN SỰlúc 18:13 12 tháng 9, 2020

    Tôi đồng tình với Google.tienlang, rằng hành vi của các ông Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng có dấu hiệu đồng phạm giúp sức về mặt tinh thần.
    “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”
    Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm.


    Xác định yếu tố trong đồng phạm.
    Điều 17 BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”. Tuy nhiên, đây là khái niệm chung trong thực tiễn việc xác định một vụ án có đồng phạm hay không là rất khó, mỗi tội phạm có cách xác định đồng phạm khác nhau, vì vậy cần nhận thức rõ các nội dung này, qua thực tiễn nghiên cứu đồng phạm trong luật hình sự nước ta có thể xác định các yếu tố trong đồng phạm bao gồm:
    + Xác định yếu tố bàn bạc: Theo từ điển Tiếng Việt thì “Bàn bạc là việc thảo luận, thống nhất ý kiến để đi tới mục đích cuối cùng” bàn bạc trong đồng phạm có thể bao gồm việc lên kế hoạch thực hiện tội phạm, phân công, xác định mục đích, đối tượng để thực hiện tội phạm….Việc xác định hành vi bàn bạc trong đồng phạm được xem xét trong tất cả các tội phạm.
    + Xác định mục đích thực hiện tội phạm: Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định đồng phạm. Trong Từ điển Tiếng Việt thì “Mục đích là nguyện vọng, ước mơ mà mình muốn đạt được.(mục đích là điểm đến, đích đến)”. Như vậy, trong việc thực hiện tội phạm đồng phạm thì việc giữa những người này có chung đích đến, điểm đến để thực hiện. Nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi đồng phạm cùng mục đích hay chấp nhận mục đích của nhau. Nếu mục đích không là dấu hiệu bắt buộc thì không cần đặt ra có cùng mục đích hay không.
    Việc xác định mục đích để xem xét yếu tố đồng phạm áp dụng trong tất cả các tội phạm đặc biệt trong một số tội như tội giết người Điều 123; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe người khác Điều 134; tội trộm cắp tài sản Điều 173; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175; tội buôn lậu Điều 188…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TÒA ÁN QUÂN SỰlúc 18:14 12 tháng 9, 2020

      + Xác định hành vi thúc đẩy: Theo Từ điển Tiếng Việt thì thì “Thúc đẩy là kích thích, tạo điều kiện, động lực cho hoạt động, phát triển mạnh hơn theo một hướng nhất định nào đó”, như vậy, hành vi được xem là thúc đẩy khi hành vi đó phải là hành vi xảy ra sau và hành vi đó phải tác động trực tiếp lên chỗ mà hành vi trước đó đã gây ra và nó góp phần cho việc gây ra hậu quả cuối cùng. Tuy nhiên việc xác định hành vi thúc đẩy để xem xét yếu tố đồng phạm không phải áp dụng đối với tất cả các tội phạm mà hành vi thúc đẩy có thể xác định đối với một số tội trong nhóm tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người như tội giết người Điều 123, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác…
      + Xác định đối tượng trong đồng phạm: Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Đối tượng là cái để con người nhắm vào để nghiên cứu, hoạt động”, đối tượng chính là những gì cụ thể để con người tác động vào. Đối tượng trong đồng phạm là cái để các đối tượng thực hiện hành vi tội phạm tác động vàoViệc xác định đối tượng trong đồng phạm có thể đồng thời kết hợp trong các yếu tố xác định đồng phạm khác như mục đích, hành vi thúc đẩy, hành vi tiếp nhận ý chí.
      + Xác định hành vi tiếp nhận ý chí: Tiếp nhận ý chí là giữa những người phạm tội này không cần bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm song vẫn có thể thực hiện được hành vi phạm tội. Tiếp nhận ý chí là sự ăn ý hiểu ý giữa những người thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi tiếp nhận ý chí đó hình thành trong ý thức của người tiếp nhận, tuy nhiên hành vi tiếp nhận ý chí đó được coi là đồng phạm khi mà người tiếp nhận ý chí đó có những hành vi để giúp cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi tiếp nhận ý chí trong đồng phạm có thể xác định trong tất cả các loại tội phạm.
      Lưu ý: Hành vi tiếp nhận ý chí nếu diễn ra sau khi hành vi của người thực hành đã thực hiện xong thì không phải là đồng phạm.
      Việc nghiên cứu vấn đề đồng phạm sẽ góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hình sự ở nước ta góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ở nước ta./.

      TRẦN VĂN HÙNG
      TÒA ÁN QUÂN SỰ KHU VỰC 1 QUÂN KHU 4
      https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2234

      Xóa
  19. Kiều Nguyệt Phươnglúc 02:25 13 tháng 9, 2020

    Bị cáo vụ Đồng Tâm: "Ông Lê Đình Kình hứa chia cho mỗi người 200m2 đất"
    Tại phiên xét xử, bị cáo Mai Thị Phần khai nhận: Do ông Lê Đình Kình hứa chia cho mỗi người trong "Tổ đồng thuận" 200m2 đất nếu thành công, nên đã bị lôi kéo chống người thi hành công vụ.

    Khai trước tòa, các bị cáo Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Quang thừa nhận đã tham gia vụ việc rạng sáng ngày 9/1/2020. Bị cáo Quang khai, bị cáo không tham gia “Tổ đồng thuận” nhưng có góp tiền mua lựu đạn như cáo trạng truy tố. Quang thừa nhận, rạng sáng 9/1, Quang có cầm đá ném về phía lực lượng chức năng.

    Thừa nhận hành vi chống lại lực lượng công an, bị cáo Bùi Thị Đục cho rằng, bản thân thiếu hiểu biết pháp luật nên mới có hành vi như vậy. Từ đó, bị cáo Đục xin HĐXX xem xét, tạo điều kiện cho bị cáo được sớm trở về địa phương.

    Đối với bị cáo Mai Thị Phần, bà Phần cho biết, được Lê Đình Kình nhờ cầm tiền của “Tổ đồng thuận”. Số tiền 2 triệu đồng bà bị cáo buộc đã góp để mua lựu đạn như cáo trạng truy tố, thực tế bà chỉ có 500 nghìn đồng, còn lại của nhiều người khác góp.

    Bị cáo Mai Thị Phần thừa nhận bị ông Lê Đình Kình lôi kéo, nói rằng “đất là đất của mình, nếu đòi được thì mỗi người sẽ được chia khoảng 200 m2”. Theo bà Phần, ông Lê Đình Kình có nói giá đền bù khu đất đồng Sênh là khoảng 6 triệu đồng/m2. Tính ra mỗi người sẽ được hơn 1 tỷ đồng nếu thành công.

    Nói trong nước mắt, bị cáo Nguyễn Thị Bét gửi lời chia buồn, xin lỗi tới gia đình 3 chiến sỹ đã hi sinh trong vụ việc. Bà Bét nói, bản thân không tham gia “Tổ đồng thuận”, chỉ tham gia làm 4 cái bùi nhùi. Tại tòa, bà nói đã nhận thức được hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật.

    Bị cáo Bùi Văn Tiến thừa nhận đã góp 1 triệu đồng để mua lựu đạn, song cho rằng, số tiền này không liên quan đến vợ bị cáo. Tiến khai, trước đó, bị cáo Lê Đình Công bảo Tiến góp tiền “ủng hộ các ông để lo việc”, chứ không nói là để mua lựu đạn nên Tiến không biết.

    Theo lời bị cáo Tiến, tối 8/1, Công gọi cho Tiến, nói rằng đêm nay có công an về làng. Bị cáo đến nhà ông Kình xem bóng đá rồi ngủ lại luôn. Rạng sáng 9/1, thấy Công ném 1 chai bom xăng ra trước cửa nhà ông Kình để chống cự, Tiến cũng cầm 2 tay 2 chai nhưng chỉ ném 1 chai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiều Nguyệt Phươnglúc 02:26 13 tháng 9, 2020

      Cáo trạng cho thấy, sau khi biết thông tin Công an Hà Nội triển khai lực lượng thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã bàn bạc việc mua lựu đạn, chuẩn bị vũ khí, công cụ, phương tiện để tấn công lực lượng công an đến làm nhiệm vụ.

      Theo sự chỉ đạo của ông Lê Đình Kình, các đối tượng đã vận động, cùng nhau góp tiền để Nguyễn Quốc Tiến mua 10 quả lựu đạn với giá 30 triệu đồng.

      Tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án, HĐXX làm rõ, rạng sáng 9/1/2020, bị cáo Nguyễn Văn Duệ đến nhà ông Lê Đình Kình, đứng trên trần, ném một chai bom xăng xuống dưới. Sau đó, Lê Đình Công (con trai ông Lê Đình Kình) đưa cho Duệ một quả lựu đạn nhưng Duệ không sử dụng mà đút trong túi áo.

      Bị cáo Lê Đình Quân khai được “Tổ đồng thuận” phân công đánh kẻng báo động. Đêm xảy ra vụ việc, Công có ném 2 quả bom xăng về phía lực lượng chức năng. Tại cơ quan điều tra cũng như trước tòa, Lê Đình Quân thừa nhận đã vi phạm pháp luật do Lê Đình Kình lôi kéo, từ đó mong được các cơ quan tố tụng xem xét.

      Bị cáo Bùi Văn Niên thì cho rằng, bản thân chỉ “a dua” theo, thấy người ta đánh kẻng thì đánh theo, không được ai phân công làm gì đêm hôm đó. Sau khi đứng gõ kẻng trên trần nhà Lê Đình Chức, dính hơi cay của lực lượng chức năng, Niên chạy vào trong buồng trốn đến khi bị bắt.


      Các bị cáo tại phần xét hỏi. (Ảnh: Hùng Anh)
      Trước tòa, bị cáo Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Điều cho biết đã nhận thức hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật.

      Các bị cáo Đào Thị Kim, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Trung thừa nhận hành vi vi phạm, cho rằng bản thân không hiểu biết về pháp luật nên đã có hành vi sai trái. Nguyễn Văn Trung nói, quá trình điều tra, bị cáo đã nhận thức sai phạm, thành khẩn khai báo, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

      Đối với 4 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Chống người thi hành công vụ”, trước tòa, các bị cáo cho rằng, bản thân vi phạm pháp luật do bộc phát. Bị cáo Lê Đình Hiển khai, nghe thấy tiếng kẻng, thấy nhiều người chạy ngoài đường, bị cáo lấy xe đi ra xem có chuyện gì, không mang theo công cụ gì để chống đối. Con dao trên xe là của bị cáo Bùi Viết Tiến, túi vôi bột do một phụ nữ gặp dọc đường treo vào xe bị cáo.

      Khi xe chở bị cáo Hiển và Tiến bị cảnh sát chặn lại, Hiển bột phát nói câu cửa miệng chửi lực lượng chức năng.
      “Câu bột phát của bị cáo thì bị quy vào tội chống người thi hành công vụ chứ bị cáo không có hành vi chống đối gì.” - Hiển ăn năn.

      Bùi Viết Tiến thừa nhận hành vi dùng dao chống lại lực lượng công an. Hiển khai, khi thấy công an yêu cầu quay đầu xe, thấy bị cáo Hiển chửi công an và bị còng tay, bị cáo nhảy xuống xe cầm dao chống đối lại.

      Bị cáo Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng thừa nhận hành vi chống người thi hành công vụ của mình là sai do không am hiểu pháp luật. Dung khai bản thân có hành vi lăng mạ lực lượng cảnh sát. Trần Thị Phượng khai, thấy người dân hô thì hô theo, thấy có người ném đá cũng ném theo.

      Xin HĐXX được nói thêm đôi lời, bị cáo Trần Thị Phượng cho biết, dù không trực tiếp gây ra cái chết của 3 chiến sỹ trong vụ án nhưng bị cáo thành thật xin lỗi và gửi lời chia buồn với gia đình của 3 chiến sỹ./.

      (Theo vov.vn)

      Xóa
  20. Tôi luôn đồng tình với quan điểm của bạn gái Hạnh Lê- cô gái bán gà nướng ở Tp Hồ Chí Minh
    Xử vụ Đồng Tâm, cần quy trách nhiệm cho 2 ông DBQH Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng
    https://www.youtube.com/watch?v=vDWQxItQcFA&ab_channel=Vietvision

    Trả lờiXóa
  21. Vụ án ở Đồng Tâm: Tử hình 2 bị cáo

    Tòa kết luận Lê Đình Công và em trai là Lê Đình Chức giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu vụ chống đối ở Đồng Tâm khiến 3 cảnh sát hy sinh. HĐXX tuyên 2 bị cáo này tử hình.
    Chiều 14/9, TAND Hà Nội đưa ra phán quyết đối với 29 bị cáo liên quan vụ chống đối lực lượng chức năng hồi tháng 1 ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

    Theo đó, HĐXX tuyên tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội Giết người sau khi xác định họ chủ mưu, cầm đầu vụ giết người.

    Cùng tội danh trên, tòa tuyên Lê Đình Doanh án chung thân. Bị cáo Bùi Viết Hiểu lĩnh 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù.

    23 bị cáo còn lại lĩnh các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội Chống người thi hành công vụ.

    Về trách nhiệm dân sự, tại tòa, đại diện gia đình các bị hại yêu cầu các bị cáo bồi thường theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, HĐXX buộc mỗi bị cáo thuộc nhóm cầm đầu phải bồi thường 116 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân và chu cấp chi phí nuôi dưỡng các con của 3 nạn nhân cho đến khi họ đủ 18 tuổi.

    Phiên tòa sơ thẩm khai mạc vào sáng 7/9. Quá trình xét xử, 29 bị cáo đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Khi tranh tụng, 19 người được VKSND Hà Nội thay đổi tội danh truy tố từ Giết người sang tội Chống người thi hành công vụ.

    Theo VKS, hành vi của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bất chấp pháp luật, vì lòng tham mà gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

    VKS đánh giá trong vụ án, các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và Nguyễn Quốc Tiến có vai trò chủ mưu, cầm đầu với mục đích giết người.

    Hành vi của nhóm bị cáo cầm đầu làm ảnh hưởng đến các hoạt động đúng đắn của Nhà nước, gây bất bình trong dư luận. Hậu quả, 3 cảnh sát hy sinh.

    Với 23 bị cáo còn lại, công tố viên cho rằng họ là nông dân. Quá trình tham gia vụ việc, các bị cáo thiếu hiểu biết về pháp luật nên làm theo chỉ đạo của nhóm cầm đầu.

    Trả lờiXóa