Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968'

Nếu ngay bây giờ bạn hỏi ông Gúc từ khóa 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968' thì chỉ trong 0,41 giây sẽ cho ra 62.500 kết quả (hình trên)! Đứng thứ hai trong số 62.500 kết quả này là bài Bài học từ Thảm sát Huế . Ngay trong đoạn mở đầu, bài viết này có đoạn xuyên tạc bịa đặt: "Kéo dài đến ngày 24/02, Trận Mậu Thân tại Huế được xem là cuộc giao tranh lớn nhất ở đô thị trong suốt chiến tranh Việt Nam. Phe cộng sản đã mất khoảng 5.000 lính, trong khi thiệt hại của QLVNCH là khoảng 400 người và của Mỹ là 216 người. Khoảng 80% cố đô bị phá hủy. Không những thế, trận đánh còn gây ra thương vong cho rất nhiều dân thường. 
Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đã tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đình họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đã rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đã rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai trò quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu.
Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đã mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của mình đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, tìm kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí còn tìm thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố.
Chỉ trong vòng vài tháng, người ta bắt đầu tìm thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đã tăng tới khoảng 2.800. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đã để lại một vết sẹo rất sâu trong ký ức của những người sống sót. "
Trong bài khá dài này, tác giả ca ngợi cuốn Tiểu thuyết của cơ quan Tâm lý chiến Mỹ "Giải khăn sô cho Huế", coi cuốn sách này là Tư liệu Lịch sử! Tác giả không hề biết rằng, kẻ viết cuốn Tiểu thuyết hư cấu, bịa đặt này là Nhã Ca- người của cơ quan Tâm lý chiến Mỹ. Một số sĩ quan tiểu đoàn 10 chiến tranh tâm lý sau giải phóng đã cho biết, chỉ đạo của cấp trên phải tạo ra bằng chứng giả nhằm tuyên truyền “đổ tội cho cộng sản”. “Giải khăn sô cho Huế” của Nhã Ca là một bằng chứng như vậy (sách đạt “Giải văn chương Quốc gia Việt Nam cộng hòa”  năm 1970). Chính Nhã Ca từng công khai thừa nhận ở Mỹ rằng, cuốn sách đã hư cấu nên những chuyện không có thật về những nhân vật cách mạng hiện diện vào thời kỳ đó. Họ là những nhân sĩ trí thức của Huế tham gia hoạt động cách mạng nhưng chưa hề giết hại trả thù hoặc ra lệnh sát hại người của chính quyền Ngụy. Hiện nay, trong số họ đang sinh sống ngay tại Huế và không ít lần lên tiếng về sự vu khống xuyên tạc với  chính bản thân mình. 
(Xem bài Cần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở Huế của báo Thừa thiên- Huế ngày 25/01/2018)
Vậy cái trang web Nghiên cứu Quốc tế này là ai mà lại có bài xuyên tạc bịa đặt về Huế - Mậu thân 1968 như vậy? Theo họ tự giới thiệu thì: 
====
Dự án Nghiencuuquocte.net là Một dự án nhằm phát triển học liệu chuyên ngành NCQT tại Việt Nam.
Mục đích
Nghiên cứu Quốc tế là một dự án phi chính trị, phi lợi nhuận nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên ngành nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Việt và thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Việt Nam.
Lý do ra đời
Trong khi số người học tập và nghiên cứu về các vấn đề quốc tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng thì việc tiếp cận các tài liệu mang tính học thuật của thế giới về lĩnh vực này còn rất hạn chế vì hai lý do: Thứ nhất, các tài liệu này thường phải trả phí mới tiếp cận được, trong khi các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam hầu như không có chi phí trang trải. Thứ hai, các tài liệu này chủ yếu được xuất bản bằng tiếng Anh, khiến nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu, và đặc biệt là quảng đại độc giả quan tâm đến các vấn đề quốc tế nói chung, gặp khó khăn trong việc tiếp thu, lĩnh hội. Nghiencuuquocte.net ra đời với hi vọng sẽ góp phần khắc phục được các vấn đề trên.
Hoạt động chính
Hoạt động chính của Nghiencuuquocte.org là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các nguồn tài liệu mang tính học thuật bằng tiếng Anh về lĩnh vực quan hệ quốc tế, bao gồm chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, và luật pháp quốc tế.
====
Điều hành trang web Nghiencuuquocte.org, ngoài Tổng Biên tập Lê Hồng Hiệp (TS, Đại học New South Wales) thì còn có các thành viên Ban Biên tập là người ở trong nước gồm: Vũ Thị Hương Giang (Phóng viên, báo Tuổi Trẻ), Nguyễn Thị Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Phạm Trang Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (ThS, Đại học Kinh tế TPHCM), Nguyễn Thế Phương (ThS, Đại học KHXH&NV TPHCM), Phạm Thị Huyền Trang (ThS, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Lê Vĩnh Trương (TS, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Vương Thảo Vy (CN, Đại học KHXH&NV TPHCM), Đỗ Hải Yến (CN, Đại học Luật TPHCM)…
Như vậy, nhìn vẻ bề ngoài thì Nghiencuuquocte.org khá sạch sẽ và nghiêm túc, thậm chí có cả người của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông- nơi được báo Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu, quảng bá ngay khi thành lập- năm 2014 với bài báo có tiêu đề Ra mắt Quỹ Hỗ trợ và Nghiên cứu Biển Đông.
Nhưng tại sao Nghiencuuquocte.org lại đăng bài Bài học từ Thảm sát Huế  xuyên tạc, vu khống cho Việt Nam gây ra vụ "Thảm sát Mậu thân Huế 1968"? Cuối bài này, tác giả còn răn dạy Việt Nam: "Nước Việt Nam hậu chiến cũng không công nhận vụ thảm sát, họ muốn bỏ qua nó, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ xuất hiện. Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” cũng đã góp phần xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản. Nhận thức về lịch sử là một yếu tố quan trọng trong việc định hình một quốc gia và duy trì bản sắc của một con người, nhưng nhiều học sinh sinh viên ở Việt Nam lại không thích tìm hiểu về lịch sử của họ, một phần vì họ hiểu mình bị giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác, cũng như việc họ bị hạn chế ra sao trong việc giải thích lịch sử. Điều này khuyến khích sự ngờ vực chính phủ, một điều vốn sẽ dần gia tăng khi ngày càng có nhiều tài liệu thách thức phiên bản lịch sử của đảng xuất hiện."
Ô hay! "Học sinh sinh viên ở Việt Nam" hay gọi chung là lớp trẻ Việt Nam chúng tôi ngày nay đâu có thể bị "giới hạn trong việc tiếp cận tài liệu và các nguồn lực khác"? Có rất nhiều bạn trẻ Việt Nam như chúng tôi đây thông thạo không những tiếng Anh, Tiếng Nga mà còn cả tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.... Và với việc phổ cập mạng WiFi khắp các hang cùng ngõ hẻm, vùng sâu vùng xa hiện nay ở Việt Nam thì một cụ bà nông dân miền Tây Nam bộ hay một bác tiều phu dân tộc ít người vùng Điện Biên, Lai Châu ở phía Bắc, nếu muốn, có thể lên mạng, vào Google.tienlang là có thể đọc được nhiều bài viết của các giáo sư người Mỹ về cái gọi là ‘Thảm sát Huê Mậu thân 1968’:
Nếu ai đó cho rằng Google.tienlang là một trang blog cỏn con, không đáng tin thì có thể tìm hiểu về cái gọi là 'Thảm sát Mậu Thân Huế 1968' trên các trang báo chính thống là báo Thừa thiên- Huế ngày 25/01/2018 qua bài Cần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở Huế hoặc Tạp chí Sông Hương qua bài Đọc Nhã Ca hồi ký - Bình luận của một người trong cuộc đăng ngày 30/09/2008...
Rất tiếc là Google.tienlang hay thậm chí như báo chính thống như báo Thừa Thiên Huế hay Tạp chí Sông Hương vẫn chỉ là các tờ báo nhỏ nhoi, độ phủ sóng không lớn, không được bằng trang web phản động Nghiencuuquocte.org. Do vậy, Google.tienlang kính nhờ BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968'. Bởi một trong những chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương là "Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp phân tích những âm mưu, thủ đoạn và các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Kịp thời đề xuất đối sách, biện pháp và chỉ đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm, luận điệu, thông tin sai trái; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chủ trì, phối hợp thống nhất đấu tranh với các luận điểm sai trái, xuyên tạc trên cả ba lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng – văn hóa và văn học – nghệ thuật" như đòi hỏi của Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, có hiệu lực từ ngày 01/12/2022 (So với quy định cũ tại Quyết định 144-QĐ/TW ngày 08/8/2018 thì Quyết định 88-QĐ/TW chỉ có sự thay đổi nhỏ: Thay Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan thường trực tại thành phố Đà Nẵng bằng Cơ quan thường trực khu vực miền Nam và Cơ quan thường trực khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Ngoài ra, bổ sung thêm Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương vào cơ cấu tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương.)
Hoàng Ngân Thương 
=====

32 nhận xét:

  1. Úi giờ người ta còn giăng cờ trung quốc to đùng hay ca ngợi lính mỹ giữa bàn dân thiên hạ cơ mà. Ấy thế nên cái gọi là phi lợi nhuận giờ nó tầm thường quá rồi. Thà nói trắng đen rõ ràng mịa nó đi

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968'
    Tuyên giáo cũng phải xem xét cái anh Nghiên cứu Quốc tế này: Tại sao anh ta lại xuyên tạc bịa đặt, vu khống cho VN gây ra "Thảm sát Mậu Thân"?
    Tuyên giáo không có quyền gọi hỏi cái anh chắc là công dân Mỹ là anh Tổng Biên tập Lê Hồng Hiệp (TS, Đại học New South Wales) nhưng còn mấy anh chị ở Việt Nam Vũ Thị Hương Giang (Phóng viên, báo Tuổi Trẻ), Nguyễn Thị Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Phạm Trang Nhung (CN, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (ThS, Đại học Kinh tế TPHCM), Nguyễn Thế Phương (ThS, Đại học KHXH&NV TPHCM), Phạm Thị Huyền Trang (ThS, Học viện Ngoại giao Việt Nam), Lê Vĩnh Trương (TS, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Vương Thảo Vy (CN, Đại học KHXH&NV TPHCM), Đỗ Hải Yến (CN, Đại học Luật TPHCM) thì cần gọi hỏi cho rõ.
    Yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét trách nhiệm của họ, cấm tham gia trang web phản động.
    Yêu cầu báo Điện tử Đảng Cộng sản hạ bài quảng cáo cho Quỹ nghiên cứu biển đông.
    Bởi tôi thấy cái trang Nghiên cứu Quốc tế cũng như cái trang Quỹ nghiên cứu Biển đông này đều phản động cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để xem xem coi tiếng nói của Ngân Thương có được BTG lắng nghe không? Đã có những trường hợp ý kiến đề nghị về việc khác cũng quan trọng, nhưng không được BTG trả lời và tiếp thu.

      Xóa
    2. Nhiều người nói rồi cũng phải tiếp thu thôi

      Xóa
  3. Nóng: VUA BÓNG ĐÁ PELE QUA ĐỜI, BRAXIN TUYÊN BỐ 3 NGÀY QUỐC TANG
    TASS: В Бразилии объявили трехдневный траур в связи со смертью Пеле- Brazil tuyên bố ba ngày quốc tang cho cái chết của Pele
    30 Tháng mười hai, 06:04
    https://tass.ru/obschestvo/16718479
    Dịch vụ báo chí của Tổng thống sắp mãn nhiệm Jair Bolsonaro nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tượng cầu thủ bóng đá đối với tất cả các môn thể thao thế giới
    RIO DE JANEIRO, ngày 30 tháng 12. /TASS/. Ba ngày để tang đã được tuyên bố tại Brazil sau cái chết của nhà vô địch thế giới ba lần Pelé. Tài liệu được công bố vào thứ Năm, 29/12/2022 trên công báo chính phủ Diário Oficial da União .
    "Thời gian để tang chính thức trên toàn quốc trong ba ngày kể từ ngày công bố sắc lệnh này được tuyên bố liên quan đến cái chết của Edson Arantes do Nascimento, Pelé, một cựu cầu thủ bóng đá," văn bản của sắc lệnh viết.

    Dịch vụ báo chí của tổng thống sắp mãn nhiệm của đất nước, Jair Bolsonaro, nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tượng Pele đối với tất cả các môn thể thao thế giới. "Nhà vô địch thế giới ba lần duy nhất đã thể hiện trên thực tế rằng anh ấy không chỉ là một vận động viên vĩ đại mà còn là một công dân vĩ đại và một người yêu nước, người đã mang lại vinh quang cho Brazil ở bất cứ nơi nào anh ấy đến," chính phủ đã tweet.

    Pele qua đời vào ngày 29 tháng 12 tại một phòng khám tư nhân ở Sao Paulo, nơi ông nhập viện trước đó một tháng do sức khỏe sa sút trong bối cảnh căn bệnh ung thư trực tràng tiến triển. Ông đã 82 tuổi. Lễ tưởng niệm cầu thủ bóng đá sẽ được tổ chức vào ngày 2 tháng 1 tại sân vận động của câu lạc bộ bóng đá quê hương Santos ở bang Sao Paulo. Sau lễ tưởng niệm, quan tài của Pele dự kiến ​​sẽ được đưa qua các đường phố của Santos, cùng với một đoàn cảnh sát hộ tống, bao gồm cả việc đi ngang qua ngôi nhà nơi người mẹ trăm năm của ông, Celeste Arantis, đang sống. Vào thứ Ba, ngày 3 tháng 1, cựu cầu thủ bóng đá sẽ được chôn cất trên lãnh thổ của nghĩa địa Ekumenika, được ghi vào Sách kỷ lục Guinness là nghĩa trang thẳng đứng cao nhất thế giới. Phần này của buổi lễ sẽ được đóng cửa cho khách và quan chức. Bạn bè và người thân của cựu tiền đạo yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đồng ý với cụ Cựu Chiến binh v/v BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG CẦN CÓ TIẾNG NÓI CHÍNH THỨC VỀ CÁI GỌI LÀ 'THẢM SÁT MẬU THÂN HUẾ 1968' bởi tôi thấy báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo Tuổi trẻ, VnExpress, VietNamNet... rất hay sử dụng các bài viết của cái trang Nghiencuuquocte.org này.
    Và cái trang này thì chủ đạo là “BÀI TRUNG, BÀI NGA, PHÒ MỸ, VIẾT LẠI SỬ, DỰNG CỜ VÀNG, HẠ CỜ ĐỎ” như Thượng tướng Võ Tiến Trung cảnh báo.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/ve-bo-su-15-tap-thuong-tuong-vo-tien.html

    Trả lờiXóa
  5. Bộ Ngoại giao Belarus triệu tập đại sứ Ukraina sau sự cố tên lửa
    22:31 29.12.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Bộ Ngoại giao Belarus đã triệu tập đại sứ Ukraina tại nước này Igor Kizim liên quan đến vụ rơi tên lửa, Sputnik đưa tin.
    Thư ký báo chí Bộ Ngoại giao Belarus không bình luận về việc liệu vụ rơi tên lửa Ukraina có phải là một hành động khiêu khích hay không và kêu gọi hãy đợi cho đến khi kết thúc cuộc điều tra.
    Tên lửa Ukraina rơi xuống lãnh thổ Belarus
    Hệ thống phòng không Belarus đã bắn hạ một tên lửa dẫn đường phòng không S-300 được bắn từ lãnh thổ Ukraina, các mảnh vỡ tên lửa được tìm thấy tại cánh đồng nông nghiệp gần làng Gorbakha, huyện Ivanovo, vùng Brest, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết.
    Không có báo cáo về thương vong. Hãng thông tấn Belta Belarus đưa tin, mảnh vỡ tên lửa Ukraina rơi cách 66 mét từ tòa nhà dân cư ở vùng Brest.
    "Các mảnh vỡ rơi xuống vùng ngoại ô ngôi làng. Khi các phóng viên Belt tìm hiểu, ngôi nhà gần nhất chỉ cách đó 66 mét. Các điều tra viên, chuyên gia Ủy ban Giám định Pháp y Nhà nước, Bộ Quốc phòng và nhóm rà phá bom mìn hiện làm việc tại hiện trường theo lệnh của Tổng thống Belarus. Cảnh sát đã phong tỏa khu vực, mọi người được đưa đến khoảng cách an toàn", - hãng thông tấn đưa tin hôm thứ Năm.

    Trả lờiXóa
  6. Chính trị gia Pháp: 2022 là năm đoàn kết giữa phương Tây và chủ nghĩa phát xít
    00:35 30.12.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Đoàn kết với chủ nghĩa phát xít mới đã trở thành tiêu điểm của chính trị châu Âu trong năm sắp tới, - cựu nghị sĩ Quốc hội Châu Âu Florian Filippo cho biết.
    "Năm 2022 sẽ là năm khi việc ủng hộ vô điều kiện chế độ tôn vinh chủ nghĩa phát xít và là một trong những chế độ tham nhũng nhất ở châu Âu trở thành mốt", - Sputnik trích lời ông.
    Chế độ này là chế độ của Vladimir Zelensky, - chính trị gia giải thích rõ.
    Phương hướng chính trị mà phương Tây lựa chọn là minh chứng cho sự "suy tàn" của châu Âu, - Filippo bổ sung.
    Chiến dịch quân sự đặc biệt
    Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina kể từ ngày 24/2. Tổng thống Vladimir Putin gọi nhiệm vụ của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đè nén và diệt chủng trong suốt 8 năm." Theo tổng thống, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là giải phóng Donbass và tạo các điều kiện đảm bảo an ninh cho chính nước Nga.

    Trả lờiXóa
  7. Kỷ niệm tốt đẹp về Liên Xô vẫn còn sống mãi ở Việt Nam
    05:16 30.12.2022
    Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi sự sụp đổ của Liên Xô - nhà nước được thành lập cách đây một thế kỷ, vào ngày 30 tháng 12 năm 1922 và kéo dài 69 năm, cho đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 – là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20".
    Cho đến nay, ở Nga không có đánh giá thống nhất về những lý do dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, các chuyên gia nêu tên sự kém hiệu quả của nền kinh tế kế hoạch ở Liên Xô, chủ nghĩa giáo điều của đảng và lãnh đạo nhà nước Liên Xô, mô hình đảng lãnh đạo trong hệ thống chính trị Liên Xô, sự không đồng nhất về văn hóa, sắc tộc của các thành phần cấu thành Liên Xô, và hàng chục yếu tố khác.
    Đồng thời, việc xóa bỏ tình trạng thất nghiệp, hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí trên toàn quốc, chiến thắng phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến II, và việc đưa con người đầu tiên vào vũ trụ được gắn liền với Liên Xô trong ký ức lịch sử.
    Dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử nhân loại
    Trả lời phỏng vấn Sputnik, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Giáo sư Vladimir Kolotov nhấn mạnh:
    "Liên Xô đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt, vai trò quan trọng nhất của Liên Xô trong quá trình chống thực dân và giải phóng nhân dân các nước thuộc địa là điều không thể hoài nghi. Nhờ sử dụng sáng tạo các công nghệ chính trị của Liên Xô mà các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác đã có thể tự giải phóng và có cơ hội phát triển với tư cách là quốc gia có chủ quyền. Liên Xô ngày nay tiếp tục sống trong hệ tư tưởng của các quốc gia đã có thể sáng tạo lại hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và lập ra các phiên bản quốc gia của riêng họ, trước hết là Trung Quốc và Việt Nam.

    Có thể thấy cờ đảng cộng sản cầm quyền ở hai quốc gia này mang hình búa liềm màu vàng trên nền đỏ, giống như trên cờ của Liên Xô. Di sản tư tưởng Liên Xô ở Việt Nam và Trung Quốc, vốn đang bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia của mình trên trường quốc tế, tiếp tục phát huy thành công. Không ai đặt câu hỏi nghi ngờ về sự tăng trưởng thuyết phục của nền kinh tế và phúc lợi của người dân các quốc gia này sau sự sụp đổ của Liên Xô, cũng như sự gia tăng uy tín quốc tế của họ. Và trong bối cảnh này, chúng ta có thể nói rằng di sản ý thức hệ của Liên Xô vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở các nước đó".

    Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giáo sư Nguyễn Quốc Sĩ, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT nói rằng Liên Xô không chỉ là bạn bè, đối tác của Việt Nam, mà còn là đất nước hữu nghị anh em.
    Liên Xô và Việt Nam
    "Liên Xô luôn sát cánh giúp đỡ Việt Nam. Sự công nhận ngoại giao của Liên Xô có tầm quan trọng lớn đối với đất nước chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ anh em của Liên Xô trong những năm chiến tranh và thời kỳ xây dựng lại đất nước bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn phá. Liên Xô đã viện trợ kỹ thuật quân sự cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và giúp xóa bỏ chế độ tội ác Pol Pot ở Campuchia. Hơn nữa, đối với chúng tôi, không chỉ có sự hỗ trợ về vật chất mà còn có sự hỗ trợ về tinh thần của Liên Xô", - ông Nguyễn Quốc Sĩ lưu ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo chuyên gia này, tấm gương của các anh hùng Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít đã truyền cảm hứng cho các chiến sĩ Việt Nam chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Và tinh thần hăng say lao động của nhân dân Liên Xô là tấm gương trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình sau chiến tranh. Hợp tác với Liên Xô trong lĩnh vực văn hóa cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam.
      "Chúng tôi cho rằng giữa hai nền văn hóa Nga và Việt Nam có nhiều điểm chung, có sự tương đồng sâu sắc. Những năm tháng chiến tranh đã ngăn cản khoa học và công nghệ của Việt Nam phát triển độc lập. Liên Xô đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc này. Liên Xô đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ khoa học và kỹ sư cho Việt Nam. Chính Liên Xô đã xây dựng trên đất Việt Nam nhiều viện nghiên cứu khoa học và phòng thí nghiệm quan trọng nhất vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Liên Xô đã hào phóng chia sẻ với Việt Nam các thành tựu khoa học và công nghệ, cử chuyên gia trên nhiều lĩnh vực sang làm việc tại đất nước chúng tôi, trong đó có lĩnh vực quân sự.
      Sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới đã thay đổi. Cả Nga và Việt Nam đều đổi khác. Hai nước chúng ta ngày nay là các đối tác toàn diện. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Liên Xô, nước Nga thời hậu Xô Viết vẫn đang hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam, khẳng định bằng những việc làm cụ thể trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ví dụ về những gì chúng ta đã thực hiện trong những năm Liên Xô tồn tại cho thấy chúng ta có thể cùng nhau giải quyết thành công các vấn đề cốt yếu để phát triển ở giai đoạn mới trong lịch sử của chúng ta", - ông Nguyễn Quốc Sĩ nói.

      Phân tích lịch sử Liên Xô và rút ra kết luận cho Việt Nam
      Trả lời phỏng vấn Sputnik, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nga, doanh nhân Đỗ Xuân Hoàng cũng nói về vai trò then chốt của Liên Xô trong việc hình thành nước Việt Nam hiện đại và tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử Liên Xô đối với tương lai của Việt Nam.
      Ông Đỗ Xuân Hoàng cho rằng chính tại Liên Xô trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước, các nhà cách mạng Việt Nam đã tìm ra những công cụ lý luận và thực tiễn để đạt được mục tiêu của mình.
      "Mối quan hệ tốt đẹp và sự giúp đỡ của Liên Xô đã gắn bó hai nước chúng ta từ sau Cách mạng Tháng Tám cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Ngay cả vào cuối những năm 80, khi tình hình kinh tế của Liên Xô sa sút nghiêm trọng, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về kinh tế, khoa học và kỹ thuật của Liên Xô. Không thể nghi ngờ vai trò then chốt của Liên Xô trong quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Đến nay, thế hệ sinh ra sau khi Liên Xô sụp đổ đã lớn lên ở Việt Nam. Tất nhiên, thế hệ này không thể có sự hiểu biết sâu sắc về Liên Xô như cha mẹ họ.

      Giới trẻ ngày nay nhìn nhận Liên bang Nga là một đất nước hùng mạnh với những con người nhân hậu, với nền văn hóa xuất sắc, một đất nước có nhiều điểm chung với Việt Nam, một đất nước có thể và cần thiết để hợp tác. Tuy nhiên, tôi thấy rằng đại đa số người Việt Nam vẫn giữ những kỷ niệm tốt đẹp và đánh giá cao tất cả những gì Liên Xô đã làm cho Việt Nam, luôn tiếc nuối sâu sắc về sự sụp đổ của Liên Xô. Trong số những người Việt Nam, những trải nghiệm liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô cũng sâu sắc không kém gì các công dân Liên Xô. Thật vậy, đã có lúc người Việt Nam coi Liên Xô như một quốc gia lý tưởng, như một tấm gương cho sự phát triển của đất nước mình", - ông Đỗ Xuân Hoàng nói.

      Xóa
    2. Theo ông Đỗ Xuân Hoàng, hiện nay trên các phương tiện truyền thông Việt Nam, đặc biệt là mạng xã hội, chủ đề về Liên Xô ngày càng ít được nhắc đến. Tuy nhiên, sự tồn tại và sụp đổ của Liên Xô đang trở thành chủ đề ngày càng quan trọng đối với các chính trị gia và học giả, bằng cách phân tích lịch sử Liên Xô, những người này đang cố gắng rút ra những kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam đương đại. Kết luận chiến lược được Việt Nam nghiên cứu phát triển nhằm áp dụng tối đa những lợi thế của mô hình Liên Xô và tránh những nhược điểm của nó, đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.
      Tổng thống Nga Putin nói rằng: "Ai không nuối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô là không có trái tim".
      Trả lời phỏng vấn Sputnik, các chuyên gia Việt Nam nhấn mạnh rằng ở Việt Nam rất ít những người thiếu trái tim như vậy.

      Xóa
    3. Chủ đề các bạn đề cập cũng hấp dẫn đó

      Xóa
  8. Противостояние однополярной гегемонии: В Москве рассказали о предстоящей беседе президента России с председателем КНР - Đối đầu bá quyền đơn cực: Moscow lên tiếng về cuộc điện đàm sắp tới giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc
    https://topwar.ru/207798-v-kremle-rasskazali-o-predstojaschej-vstreche-si-czinpina-so-svoim-rossijskim-kollegoj-vladimirom-putinym.html
    Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov nói về cuộc gặp sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với người đồng cấp Nga Vladimir Putin thông qua hội nghị trực tuyến, diễn ra vào ngày 30/12. Theo đại diện chính thức của Điện Kremlin, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia sẽ tổ chức một cuộc thảo luận rộng rãi về một số chủ đề.
    "Tại cuộc họp này, trước hết, quan hệ song phương Nga-Trung sẽ được thảo luận, vì như đã biết, thương mại giữa hai nước tiếp tục đạt được đà tăng trưởng. Đồng thời, các bên chắc chắn sẽ đề cập đến chủ đề về các vấn đề khu vực và thách thức quốc tế mà cả hai nước đang phải đối mặt hiện nay",- hãng thông tấn TASS trích lời của điện Kremlin.
    Peskov nhấn mạnh, cuộc trò chuyện giữa những người đứng đầu cả hai quốc gia sẽ được tổ chức trên tinh thần của một quan hệ đối tác chiến lược thực sự.

    Nhớ lại rằng trong chuyến thăm Bắc Kinh gần đây của Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga đã chuyển một thông điệp từ nhà lãnh đạo Nga tới người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, trong đó đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc, cũng như tình hình đang phát triển trên trường quốc tế. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đảm bảo với cựu tổng thống Nga rằng nước ông sẵn sàng xích lại gần Nga vì mục tiêu quản trị toàn cầu công bằng hơn. Medvedev sau đó gọi những cuộc đàm phán này là hữu ích.

    Cần lưu ý rằng một ngày khác, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov đã chỉ ra tình bạn không thể phá hủy giữa hai quốc gia, đồng thời nói thêm rằng các bên sẽ tiếp tục cố gắng đối đầu với "bá quyền đơn cực".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan hệ Nga -Trung càng tốt đẹp thì Mỹ càng đau đầu

      Xóa
  9. "Bằng chứng về các ngôi mộ tập thể cũng rất mơ hồ. Các con số này nhằm che lấp thực tế là đã có rất nhiều thường dân bị thiệt mạng khi quân Mỹ chiếm lại thành phố Huế bởi việc sử dụng hỏa lực mạnh một cách bừa bãi. Sau trận đánh 25 ngày, trong số 17.134 nhà thì 9.776 ngôi nhà đã hoàn toàn bị phá hủy và 3.169 ngôi nhà bị thiệt hại khá trầm trọng bởi bom đạn của Mỹ. David Douglas Duncan, phóng viên chiến trường, mô tả đó là "một sự nỗ lực dốc hết sức để loại bỏ bất cứ một kẻ địch nào. Tâm trí tôi bấn loạn trước cuộc tàn sát." Robert Shaplen viết về khi đó "Không có gì trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam khi nói về sự tàn phá, mà tôi thấy kinh hoàng bằng những điều tôi thấy được ở Huế năm ấy". Townsend Hoopes, người có quyền truy cập đặc biệt thông tin mật Bộ Quốc phòng, nói rằng các nỗ lực tái chiếm Huế đã khiến 80% các tòa nhà trở thành đống đổ nát, và rằng "trong đống đổ nát, khoảng 2.000 dân thường đã chết...". Quân Giải phóng cũng cho biết họ đã chôn cất khoảng 2.000 nạn nhân bị oanh tạc trong các ngôi mộ tập thể cùng binh sĩ tử trận của chính họ[10].

    Một thông tin thú vị là việc các nhà báo độc lập không bao giờ được phép có mặt tại những cuộc khai quật mộ tập thể. Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đã tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp, Marc Riboud, đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố "có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết". Người của tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đến xem."

    https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Th%E1%BA%A3m_s%C3%A1t_Hu%E1%BA%BF_T%E1%BA%BFt_M%E1%BA%ADu_Th%C3%A2n
    Tình trạng này đúng như tình trạng ở Bucha Ukraina mà Mỹ và Ukraina cố ý ngụy tạo ra thành một vụ thảm sát.
    Họ đã có kinh nghiệm chiến tranh tâm lý ở "Thảm sát Mậu Thân Huế" Việt Nam .

    Trả lờiXóa
  10. "NGA SẮP HẾT TÊN LỬA"- SỰ TUYÊN TRUYỀN LỪA BỊP CỦA TÂM LÝ CHIẾN ANH- MỸ!

    Ukraine tố Nga giội hơn 100 tên lửa xuống các thành phố của nước này trong sáng 29-12. Trong khi đó, Ngoại trưởng Sergey Lavrov khẳng định Nga sẽ "giải phóng" 4 vùng đã sáp nhập ở Ukraine.
    Trong thông báo ngày 29-12, cố vấn Oleksiy Arestovych của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo hàng loạt vụ nổ ở các thành phố của nước này, bao gồm thủ đô Kiev.

    "Một cuộc không kích lớn. Hơn 100 tên lửa giội xuống trong nhiều đợt", ông Arestovych viết trên Facebook. Còn cố vấn khác là ông Mykhailo Podolyak nói đếm được tổng cộng 120 tên lửa. Trước đó, Nga đã thực hiện một đợt tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái (drone) trong đêm.

    Lãnh đạo Ukraine ở thành phố Mykolaiv, Kharkov và Lviv xác nhận tên lửa của Nga giội xuống các khu vực này. Hãng tin Reuters và truyền thông Ukraine cho biết nhiều vụ nổ ở Kiev và các thành phố như Zhytomyr, Odessa. Các khu vực Odessa và Dnipropetrovsk đã cắt điện để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp các tên lửa đánh trúng cơ sở hạ tầng năng lượng.

    Cuộc tấn công chớp nhoáng diễn ra ngay sau khi Điện Kremlin bác kế hoạch hòa bình của Ukraine, nhấn mạnh rằng Kiev phải chấp nhận việc Nga sáp nhập bốn khu vực, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.

    Trên kênh Channel One của Nga, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định bốn khu vực nói trên của Ukraine là một phần của Nga theo hiến pháp nước này.

    Khi được hỏi về ý định "giải phóng" những vùng lãnh thổ này, ông Lavrov nhấn mạnh rằng "việc này bắt nguồn từ ý chí của người dân được thể hiện ở bốn khu vực.

    Nhà ngoại giao Nga nhắc lại Nga quyết tâm đạt được mục tiêu của "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine và giải phóng bốn vùng lãnh thổ mới của Nga "khỏi mối đe dọa phát xít hóa".

    Ông Lavrov cũng nói Nga sẽ không sử dụng "công thức hòa bình" của Tổng thống Ukraine Zelensky làm cơ sở cho các cuộc đàm phán, và cho rằng Kiev vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình thực sự.

    Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời ông Lavrov nói ý tưởng của Kiev về việc đẩy Nga ra khỏi miền đông Ukraine và Crimea với sự giúp đỡ của phương Tây là "ảo tưởng".

    Hồi tháng 9-2022, Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng và các vùng Kherson và Zaporizhzhia đã tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân, trong đó đa số cử tri đã chọn gia nhập Nga. Đầu tháng 10-2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thông qua các hiệp ước gia nhập Nga của bốn vùng này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cuối cùng thì chính Mỹ và Châu Âu mới mất nhiều nhất

      Xóa
  11. Tin tức thế giới 30-12: Ukraine mất điện cả nước
    * Hầu hết các khu vực của Ukraine mất điện giữa giá rét. Ngày 29-12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng hầu hết các khu vực ở nước này bị mất điện sau đợt tấn công lớn bằng tên lửa của Nga. "Tình hình đặc biệt tại khu vực Kiev và thủ đô, khu vực Lviv, Odessa và Kherson, Vinnytsia", Hãng tin AFP dẫn lời ông Zelensky.
    Trong ngày 29-12, Ukraine nói Nga đã giội hơn 120 tên lửa làm hư hại nặng nề hệ thống hạ tầng năng lượng vốn đã bị tàn phá thời gian qua

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam ....suýt thắng Sing!

    Trả lờiXóa
  13. Мария Шараповаlúc 21:35 30 tháng 12, 2022

    TASS báo tin vui: В Мариуполе переселили из разрушенных домов всех жителей - Ở Mariupol, tất cả cư dân đã được di dời khỏi những ngôi nhà bị phá hủy
    30 Tháng mười hai, 20:26
    https://tass.ru/nedvizhimost/16723709
    Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Nhà ở và Tiện ích của Nga, Irek Fayzullin, các trung tâm lưu trú tạm thời cho công dân đã được thành lập ở các khu vực mới, và hiện không có người dân nào trong thành phố sống trong điều kiện vô nhân đạo.
    MOSCOW, ngày 30 tháng 12. /TASS/. Không còn người nào ở Mariupol có thể sống trong điều kiện vô nhân đạo, mọi người đã được tái định cư, Irek Fayzullin, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Nhà ở và Tiện ích của Nga, cho biết trên kênh truyền hình Rossiya-24 .

    "Ngày nay, không còn một người nào ở Mariupol ở lại tầng hầm. Tức là mọi người đã được tái định cư. Tất nhiên, chúng tôi đã tạo ra các trung tâm lưu trú tạm thời cho công dân ở các vùng lãnh thổ mới. Điều quan trọng nhất là có không còn những người sống trong điều kiện vô nhân đạo," ông nói. Faizullin.

    Ông nhấn mạnh rằng ông coi việc tạo ra các điều kiện cho cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ chính ở các vùng lãnh thổ mới. Đặc biệt, theo Bộ trưởng, 1.018 ngôi nhà đã được nối nhiệt ở Mariupol, 25 ngôi nhà cũng đã được xây dựng, 20 ngôi nhà trong số đó đã được người dân nhận chìa khóa. Fayzullin cho biết thêm, các trường học, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa đang hoạt động ở các khu vực mới, các cơ sở mới đang được xây dựng.

    Theo ông, công việc khôi phục cũng đang được tiến hành ở Severodonetsk, nơi vẫn nằm gần đường dây liên lạc. "Nhưng các nhà xây dựng, các đội khẩn cấp cũng đang làm việc ở đó, kết nối các ngôi nhà để sưởi ấm. Và cư dân đã có một lời kêu gọi như vậy: ngày mai nhà tôi được kết nối với hệ thống sưởi, các công viên đã được dọn dẹp, có thể thức ăn cho chó đã xuất hiện trong các cửa hàng không? Và rõ ràng là cuộc sống đang được khôi phục”, người đứng đầu Bộ Xây dựng lưu ý.

    Trả lờiXóa
  14. Мария Шараповаlúc 21:40 30 tháng 12, 2022

    TASS: Арестович сообщил о серьезных потерях ВСУ в районе Артемовска-Arestovich báo cáo tổn thất nghiêm trọng của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở vùng Artemovsk
    30 Tháng mười hai, 06:53
    https://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/16718551
    Chỉ huy lực lượng đặc biệt "Akhmat", phó chỉ huy quân đoàn 2 của Dân quân Nhân dân LPR, Apty Alaudinov, trước đó đã chỉ ra rằng chính quyền Ukraine đang chuẩn bị đầu hàng, rút lui, rời bỏ thành phố
    MOSCOW, ngày 30 tháng 12. /TASS/. Lực lượng Vũ trang Ukraine (APU) đang chịu tổn thất nghiêm trọng tại khu vực Artemovsk (tên Ukraine - Bakhmut) và Soledar. Điều này đã được công bố bởi cố vấn của người đứng đầu văn phòng của Tổng thống Ukraine Oleksiy Arestovich.
    "Theo truyền thống, chúng tôi có Bakhmut và Soledar <...>. Chúng tôi đang chịu tổn thất nghiêm trọng", anh ấy nói vào tối thứ Sáu trên kênh YouTube của Mark Feygin (được công nhận là đặc vụ nước ngoài tại Liên bang Nga).

    Trước đó, chỉ huy lực lượng đặc biệt Akhmat, phó tư lệnh Quân đoàn 2 của Dân quân Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Lugansk, Apty Alaudinov, cho biết chính quyền Ukraine đang chuẩn bị đầu hàng Artemovsk, nơi điểm nóng nhất trên toàn mặt trận. dòng hiện được định vị.
    Vào ngày 25 tháng 12, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, báo cáo rằng quân đội Nga đã đạt điểm triển khai tạm thời một đơn vị lính đánh thuê nước ngoài của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở khu vực Artemovsk.

    Trả lờiXóa
  15. Ban Tuyên giáo Trung ương không nên làm ngơ về cái gọi là 'Thảm sát Mậu thân' trên trang web nước ngoài Nghiên cứu quốc tế nhưng lại có rất nhiều cán bộ ở Học viện ngoại giao, ở báo Tuổi trẻ, báo Pháp luật Tp HCM... làm Biên tập viên.
    Chính TẠP CHÍ TUYÊN GIÁO LÊN ÁN CĂN BỆNH "IM LẶNG ĐÁNG SỢ" TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/02/tap-chi-tuyen-giao-len-can-benh-im-lang.html
    Trích:
    “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”- Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Lời dẫn: Tại bài Trao đổi với ông Nguyễn Hải Phú: Hãy cẩn trọng khi phê phán người khác có ý kiến rất đáng chú ý của cô Trần Thị Thuận. Google.tienlang xin lấy ý kiến này làm Lời dẫn cho bài viết mới.
    -----
    Trần Thị Thuận12:54 17 tháng 2, 2022
    TÂM SỰ TIẾP VỚI BÁC NGƯỜI ĐẤT THÉP!
    Đảng viên thấy cái sai của người khác, ví dụ cái sai của Đinh La Thăng khi bênh Bob Kerrey, ví dụ Nguyên Ngọc và Phan Văn Thắng xuyên tạc về quan điểm Phan Chu Trinh để tấn công Bác Hồ; Dương Trung Quốc tấn công Bác Hồ khi phát biểu trên BBBC rằng Bác Hồ phải vâng lời Trung Quốc, Liên Xô khi làm Cải Cách ruộng đất... mà bác Thép lặng thinh vì bác Thép nghĩ rằng bác là Đảng viên, cấp trên chưa cho phép bác phê phán cái sai của Đinh La Thăng, của Nguyên Ngọc, của Phan Văn Thắng, của Dương Trung Quốc thì bác Thép phải lặng thinh...
    Bác Thép nghĩ như vậy là trái với Điều lệ Đảng, trái với Tư tưởng Hồ Chí Minh, bác Thép đã đi ngược với lời dạy của Bác Hồ về "Phê và Tự phê".
    Tôi xin dẫn một bài báo "IM LẶNG ĐÁNG SỢ" mới đăng hôm qua trên Tạp chí Tuyên giáo phê phán cái suy nghĩ của Bác Thép như trên. Tôi nghĩ, cái suy nghĩ thủ tiêu đấu tranh như của bác Thép hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là ở cơ quan tuyên giáo địa phương, ở các cơ quan báo chí. "Nếu Trung ương chưa bật đèn xanh, chưa cho phép phê phán ai thì cứ lặng im chờ đợi"- Đây là suy nghĩ khá phổ biến của cán bộ tuyên giáo địa phương, của các nhà báo chuyên mảng đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
    Do vậy, tôi đề nghị Google.tienlang nên đăng bài này thành bài độc lập.

    -----
    Theo yêu cầu chính đáng trên của bạn đọc, Google.tienlang xin đăng Toàn văn bài "IM LẶNG ĐÁNG SỢ" trên Tạp chí Tuyên giáo. Google.tienlang cũng đồng tình với comment của bác Cựu Chiến binh tại Đây, rằng vì căn bệnh cuồng Mỹ và Google.tienlang bổ sung thêm, vì căn bệnh "IM LẶNG ĐÁNG SỢ" nên cuộc đấu tranh chống lật sử của chúng ta thêm gian nan...
    "Cựu Chiến binh13:51 18 tháng 2, 2022
    Chính vì "Bệnh Cuồng Mỹ, nghiện Mỹ đã ngấm sâu vào tư tưởng nhiều cán bộ của ta" nên suốt từ năm 2014 đến nay,
    1. Vụ đòi bỏ chữ "ngụy" trong bộ Quốc sử chưa có quyết định cuối cùng.
    Trước sự phản đối mạnh mẽ của Google.tienlang và Cộng đồng nên gần đây, lũ lật sử đành tảng lờ, lặng lẽ nằm im chờ thời.
    Chưa có phát ngôn chính thức của Đảng về vấn đề này.
    2- vụ "VINH DANH LÍNH NGỤY CHẾT Ở HOÀNG SA" cũng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
    Trước đấu tranh mạnh mẽ của Google.tienlang cùng Cộng đồng, Công trình "TƯỞNG NIỆM LÍNH NGỤY CHẾT Ở HOÀNG SA" dự kiến xây dựng ở đảo Lý Sơn tuy đã tạm dừng lại nhưng Đảng và Nhà nước cũng KHÔNG CÓ KẾT LUẬN CHÍNH THỨC VỀ VẤN ĐỀ NÀY!
    Như vậy, lũ lật sử tạm thời nằm im chờ cơ hội để ngóc đầu dậy, khởi công xây dựng tiếp!
    3. Vụ về CUỐN SÁCH ĐỘC HẠI "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ" CŨNG CHƯA CÓ KẾT LUẬN CUỐI CÙNG.
    Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của Google.tienlang cùng Cộng đồng nên nhà xuất bản đã tuyên bố "TẠM DỪNG" để chỉnh lý thôi chứ chưa có cơ quan Nhà nước nào chính thức RA QUYẾT ĐỊNH THU HỒI VÀ TIÊU HỦY nó như đòi hỏi của Thượng tướng Võ Tiến Trung, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền... "

    Dưới đây là bài "IM LẶNG ĐÁNG SỢ" đăng trên Tạp chí Tuyên giáo ngày 16/2/2022.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Im lặng đáng sợ

      Thứ Tư, 16/2/2022 9:18'(GMT+7)

      (TG) - Cán bộ, đảng viên nào thể hiện sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành.



      - Châm ngôn có câu “Im lặng là vàng”. Theo ông, phương châm ứng xử này có đúng không?

      - Câu đó hàm ý khuyên nhủ người ta nên có thái độ khiêm nhường, nhã nhặn đúng lúc, đúng chỗ, biết im lặng cần thiết khi lời nói của mình có thể làm tổn thương, gây hại người khác hoặc làm rắc rối thêm vấn đề đáng ra cần giữ gìn sự ổn định, đồng thuận.

      - Nhưng im lặng không hẳn lúc nào cũng là “vàng ròng”, mà có thể biến thành “bạc hoen, đồng gỉ” khi người ta sống theo kiểu mũ ni che tai, an phận thủ thường, thấy đúng không ủng hộ, thấy sai không dám phê phán. Người ta gọi đó là tình trạng im lặng đáng sợ.

      - Bản chất của sự im lặng đáng sợ là không dám đối mặt với hiện thực, không tự vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình, không đủ bản lĩnh, dũng khí để đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực ngay trong nội bộ mình. Vì thái độ nể nang, né tránh, ngại va chạm của nhiều cán bộ, đảng viên mà không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị tuy được khoác tấm áo “đoàn kết, thống nhất” hào nhoáng bên ngoài, còn thực tế bên trong thì hậm hực, tức tối nhau vì bao lợi ích, phe nhóm xâu xé nhau một cách tinh vi. Chỉ đến khi cấp trên có thẩm quyền và cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, thanh tra, làm rõ vấn đề thì mới bộc lộ tính chất nguy hại của sự im lặng nội bộ, im lặng tập thể một cách giả dối, xuôi chiều.

      - Không ngẫu nhiên mà người ta đúc kết, đại ý: Một vài kẻ lắm mồm không đáng sợ bằng số đông những người im lặng. Cái số đông những người im lặng này rất đáng sợ, bởi lẽ nó thể hiện một thái độ buông xuôi, né tránh, không chịu trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội. Cách đây hơn 5 thế kỷ, nhà triết học nổi tiếng của nước Đức là Martin Luther (1483-1546) cho rằng: “Người ta không chỉ phải có trách nhiệm với những gì mình nói ra, mà phải có trách nhiệm những gì mình im lặng, không chịu nói ra”. Còn nhà đấu tranh dân chủ người Mỹ Martin Luther King (1929-1968) từng nhận định: “Thế giới chịu nhiều đau khổ không chỉ do sự tàn bạo của những kẻ xấu mà còn do sự im lặng của những người tốt”.

      Xóa



    2. - Đúng là người tốt mà im lặng thì đáng sợ thật. Bởi sự im lặng này thực chất là cũng là một sự bàng quan, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại.

      - Theo ông, tại sao lại xảy ra tình trạng im lặng đáng sợ trong xã hội, nhất là xảy ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên?

      - Tôi cho rằng, một mặt, do tâm lý văn hóa ứng xử cả nể, duy tình của người Việt còn ăn sâu vào nhận thức, tư tưởng nên không ít cán bộ, đảng viên sống dĩ hòa vi quý, ngại va chạm, dễ người dễ ta; mặt khác cũng do nhiều nơi cán bộ lãnh đạo có tư tưởng độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, vi phạm nghiêm trọng dân chủ, luôn tìm mọi cách để vừa gây áp lực, vừa chống chế mọi ý kiến phê bình, đấu tranh thẳng thắn, trung thực của cán bộ, đảng viên, nhân viên cấp dưới. Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là thái độ sống thờ ơ, bàng quan, bạc nhược, được chăng hay chớ, thiếu bản lĩnh, dũng khí của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời nay.

      - Thật ra, im lặng là một thái độ ứng xử, một kỹ năng sống của con người. Sự im lặng có lúc cũng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, vì im lặng để lắng nghe người khác thảo luận, phát biểu, góp ý, phê bình, bày tỏ tâm tư, băn khoăn, vướng mắc; im lặng để chia sẻ, đồng cảm với người khác trong những hoàn cảnh, tình huống phù hợp với đạo đức cộng đồng. Và sự im lặng lúc này được coi là thái độ ứng xử văn minh.

      - Còn cán bộ, đảng viên nào lại thể hiện sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành. Khi cán bộ, đảng viên không bày tỏ thái độ, hành động gì trước một sự việc đáng lẽ phải có thái độ phản ứng kịp thời, vì lợi ích chung, thì đó là biểu hiện của sự vô trách nhiệm với tập thể, tổ chức, cơ quan, đơn vị và hơn thế, vô trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.

      - Thái độ sống như vậy đã thủ tiêu tinh thần đấu tranh chân chính, không tạo động lực tích cực thúc đẩy cá nhân và tập thể cơ quan, đơn vị, phát triển theo chiều hướng tiến bộ. Do vậy, phê phán, đấu tranh với tình trạng im lặng đáng sợ cũng là việc làm cần thiết nhằm góp phần rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất trung thực của người cộng sản và làm trong sạch môi trường văn hóa chính trị, đạo đức công vụ./.

      Thiện Văn/ Tạp chí Tuyên giáo

      Xóa
    3. Phải xử lý nghiêm khắc bọn lật sử

      Xóa
  16. Là người Huế, tôi theo dõi khá kỷ chuyện này vì vậy tôi rất đồng tình với kiến nghị của tác giả. Ở đây tôi chỉ cung cấp thêm tư liệu, chị/anh nên tìm đọc cuốn "Hue 1968: A turning point of the American war in Vietnam "của Mark Bowden sách xuất bản năm 2017 trên Amazon và nên nghe nữ Luật sư Phùng Tệ Châu trình bày quan điểm của mình trên " Tiếng Quê Hương" số 18 với tiêu đề: " Sự thật ở Huế tết Mậu Thân qua lời kể của nữ luật sư VNCH".Xin cám ơn tác giả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác người Huế PHAM HỮU THU! Bác đã đồng tình, vậy thì chúng ta phải chung nhau cùng kiến nghị, bác ạ.

      Xóa
  17. Lịch sử cần phải được trân trọng và bảo vệ

    Trả lờiXóa