Thủ tướng
Thủ tướng
Tổng
thống Ukraine Petro
Poroshenko có trách nhiệm phải xem xét việc giữ lại Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk
sau phát ngôn của ông này cho rằng “Liên Xô đã xâm lược cả Đức và Ukraine ”.
Ông
Boris Spiegel - Chủ tịch phong trào nhân quyền quốc tế “Thế giới không Phát
xít” cho rằng: “Phát biểu của ông Yatsenyuk đã vượt ngoài phạm vi mà cộng đồng
châu Âu có thể chấp nhận được. Chúng ta không thể để một chính trị gia cấp đó
(Thủ tướng) có thể phát ngôn như vậy mà không phải chịu hình phạt nào”.
Ông
cho rằng Thủ tướng Ukraine phải đích thân giải thích với truyền thông về ý của
mình, cũng như phải xin lỗi những cựu quân nhân thời Thế chiến II và thể hiện
sự tôn trọng với những người đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Phát xít.
“Chúng
tôi cũng yêu cầu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nên xem xét liệu có nên
tiếp tục để ông Yatsenyuk - người đã có phát ngôn thiển cận làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quan điểm chính trị của một Ukraine hiện đại tiếp tục được làm
Thủ tướng hay không”, ông Spiegel nói thêm.
Ông
cũng yêu cầu bà Anna Herman - người ủy quyền của phong trào “Thế Giới không
Phát xít” tại Ukraine cần tổ chức một hội nghị mở rộng để bàn về phát ngôn của
ông Yatsenyuk cũng như các động thái Phát xít của các lực lượng cực đoan ở
Ukraine.
Trước
đó, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã phát biểu tại một cuộc phỏng vấn của
kênh truyền hình Đức rằng tất cả những gì ông nhớ chỉ là “sự xâm lược của Liên
Xô ở Đức và Ukranie”. Bà Olga Lappo, Thư ký Thủ tướng lý giải ý của ông
Yatsenyuk là về việc Đức bị chia rẽ sau Thế Chiến II.
EU ngày càng khó chịu với Ukraine
Kể từ sau cuộc đảo chính Euromaidan (tháng 2/2014) đến nay, Ukraine
đã liên tục hối thúc EU chu cấp tài chính nhưng lại không thể thỏa mãn bất cứ
yêu cầu nào của châu Âu.
Có
thể nói một cách ngắn gọn là châu Âu đã quá ảo tưởng và cả tin vào Ukraine và
giờ đây họ đang lâm vào một tình thế khó xử: Bỏ thì thương mà vương thì tội.
Tháng
2/2014, khi cuộc “cách mạng Euromaidan” nổ ra và lật đổ chính phủ của Tổng
thống Yanikovich, nhiều người châu Âu đã coi đó là một sự khởi đầu của một nhà
nước “dân chủ thực sự”.
Các
chính trị gia phương Tây đến Kiev
không chỉ bày tỏ sự đồng tình mà còn đưa ra những hứa hẹn về một tương lai tươi
sáng. Nhưng giờ đây, chỉ sau đúng một năm họ đã nhận ra rằng đó là một lựa chọn
sai lầm.
Ông
Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách quốc phòng của
Nga cho biết: “Châu Âu đã không hình dung được họ đang có quan hệ với ai. Những
người tạo ra cuộc cách mạng ở Ukraine tưởng rằng chỉ cần thúc đẩy quá trình Đổi
mới ở đó là sẽ có được một nhà nước dân chủ, mà không biết rằng trong suốt 20
năm qua, ở một số khu vực của Ukraine, tinh thần và cách suy nghĩ Nga đã cắm rễ
quá sâu. Đó chính là những yếu tố mà người châu Âu không thể hiểu được”.
Tại
Brussels, người ta đang bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm với những gì đang diễn ra ở Ukraine , trong khi Kiev chưa lúc nào ngừng kêu gọi “bơm tiền”.
Tình trạng hiện nay giống như việc EU đã vô tình mắc bẫy và trở thành “con tin”
của Ukraine khi liên tục bị đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện và “nộp tiền
chuộc”.
Trong
khi đó, chính bản thân EU cũng đang phải chật vật để giải quyết vấn đề nội bộ
của mình. Ông Alexander Mikhailov nói: “Từ nhiều năm nay, châu Âu đã phải rất
khó khăn trong việc giải quyết tình trạng một số quốc gia thành viên chỉ quen được
bao cấp. Họ không biết phải làm gì với Hy Lạp trong khi Ukraine còn là trường hợp nguy hiểm
hơn. Hiện nay châu Âu chỉ còn 2 lựa chọn: Tiếp tục mở hầu bao để chu cấp thêm
tài chính cho Ukraine , hoặc
là bỏ rơi, buộc Kiev
phải tự giải quyết lấy vấn đề của mình”.
Theo
bà Tatiana Isachenko, giáo sư Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại
của Học viện MGIMO, tiền đổ vào nền kinh tế Ukraine đã không dẫn đến sự thay
đổi cơ bản nào ở nước này.
“Trong
thực tế, ở Ukraine
đã không có gì thay đổi. Chính phủ mới không có gì khác so với chính phủ trước
đây. Tất cả những đặc điểm tiêu cực cố hữu của chính phủ đã bị lật đổ vẫn được
duy trì ở chính phủ hiện tại. Thậm chí, chính quyền mới còn có thêm hai nhược
điểm bổ sung: đó là quá chú trọng vào Mỹ và quá nhiều phần tử cực đoan xung
quanh chính phủ mới. Vì vậy mà châu Âu đang ở trong thế khó xử. Một mặt, họ
không có nhiều khả năng để hỗ trợ Ukraine về tài chính, nhưng mặt
khác, họ thực sự không hiểu tại sao họ cần phải duy trì một chính phủ không sẵn
sàng nhượng bộ”.
Tình
hình càng trầm trọng hơn với thực tế rằng Kiev
thường có những động thái không thể nào đoán trước. Cuối năm 2014, chính quyền Ukraine
tuyên bố ý định áp đặt thuế đối với gần như tất cả các hàng nhập khẩu, bao gồm
cả hàng nhập từ châu Âu. Doanh nhân châu Âu đã ngay lập tức phản đối sự vi phạm
một cách trắng trợn các quy định WTO và nguyên tắc của EU. Kiev đã giải thích tất cả điều đó rằng họ
phải bù đắp “lỗ hổng” trong ngân sách. Nhưng, rất có thể, đó chỉ là gợi ý về
phần viện trợ tài chính tiếp theo.
Trần
Phong
Ngay từ đầu Ukcraine đã sai rồi, phe Kiev đã đảo chính rồi còn điều quân trấn áp miền đông, miền đông cũng chẳng vừa đòi ly khai khỏi Ukcraine, Nga cũng quá tay khi xúc Crưm, Eu+Mỹ cũng chó má khi liên tục đến Kiev giơ bánh vẽ, giờ thì Kiev thiếu tiền, dân quân miền đông thì đấu đá nhau, Ukcraine tan nát thật rồi, cái trò đòi dân chủ thật ngu ngốc và cũng thật đáng sợ. Biết sẽ thế này nghe TT Putin liên bang hóa ngay từ đầu có phải hơn không.
Trả lờiXóaCon rối ngu dốt Yatsenyuk của Mỹ chống Nga điên cuồng, phát ngôn bài Nga vượt cả yêu cầu của chủ.
Trả lờiXóaKhủng hoảng Ukraine 1 năm nhìn lại: Vẫn ở ngã ba đường
Trả lờiXóaVOV.VN - Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi chính quyền Kiev quyết định xích lại gần phương Tây, Ukraine giờ vẫn chưa nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.
LTS: Cuộc khủng hoảng tại Ukraine là chủ đề tốn nhiều giấy mực và kéo dài dai dẳng nhất trong năm 2014 với những diễn biến thay đổi từng ngày làm bất ngờ ngay cả với những chuyên gia thường xuyên dõi theo sự kiện này. Nhân dịp kết thúc năm 2014 và đón chào Năm mới 2015, VOV xin được điểm lại những sự kiện quan trọng liên quan đến tình hình Ukraine trong hơn một năm qua và dự đoán về những gì sẽ diễn ra trong năm tới.
Ukraine từ chối ký hiệp định thương mại với EU- khởi nguồn cho mọi căng thẳng
Ngày 21/11/2013, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã bất ngờ từ chối ký hiệp định thương mại với EU và bày tỏ mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Động thái này đã khiến nhiều người dân Ukraine cảm thấy bị “phản bội” bởi trước đó ông Yanukovych đã từng cam kết sẽ thực hiện việc ký kết hiệp định thương mại với EU.
Ngay sau đó, nhiều người dân tại Ukraine đã đổ xô về Kiev để biểu tình hòng gây sức ép buộc chính quyền Kiev phải thay đổi thái độ của mình.
Cuộc biểu tình nhanh chóng lên đến đỉnh điểm vào giữa tháng 12 khi người biểu tình tiến hành chiếm đóng quảng trường Độc Lập và các tòa nhà chính phủ bao gồm Tòa thị chính Kiev cũng như nỗ lực phong tỏa Phủ Tổng thống và tư dinh Tổng thống.
Rõ ràng, quan điểm “tiền hậu bất nhất” khi đưa ra các quyết định của mình đã khiến Tổng thống Yanukovych “mất điểm nghiêm trọng” với các đối tác phương Tây, những người muốn lôi kéo Ukraine rời xa Nga và cả Nga, nước luôn coi Ukraine là đồng minh quan trọng nhất của mình tại Đông Âu.
Quan điểm này đã đẩy ông Yanukovych vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi ông cùng một lúc phải đối chọi với ba mũi dùi chĩa vào ông.
Người dân Ukraine thì thất vọng vì ước mơ trời Tây của họ đã bị sụp đổ ngay trước mắt, trong khi đó, Nga và các nước phương Tây thì liên tục gây sức ép buộc ông phải sớm đưa ra quyết định cuối cùng của mình.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi phương Tây đã không ngần ngại hậu thuẫn những người biểu tình tại quảng trường Maidan và nhiều địa điểm quan trọng khác tại thủ đô Kiev khiến họ ngày càng có những hành động mất kiểm soát.
Để đối phó với người biểu tình, ông Yanukovych đã yêu cầu lực lượng an ninh tại Kiev mạnh tay hơn với họ. Tuy nhiên, việc này càng “đổ thêm dầu vào lửa” và khiến người biểu tình trở nên quyết tâm hơn.
XóaKhông thể đối mặt được với sức ép nghiêm trọng từ phía người biểu tình, ông Yanukovych dần dần mất đi sự tỉnh táo cần thiết trong những thời điểm quan trọng và đã dần chấp nhận buông xuôi.
Đỉnh điểm của việc này chính là khi ông đề nghị trao chức Thủ tướng cho thủ lĩnh khối Đảng "Batkivshina" đối lập Arseniy Yatsenyuk và trao chức Phó Thủ tướng cho ông Vitali Klitschko, thủ lĩnh Đảng UDAR đối lập.
Việc “mời gọi” phe đối lập nên nắm vị trí trong Chính phủ Ukraine ngay sau khi Thủ tướng nước này Mykola Azarov quyết định từ chức đã khiến vị thế trong chính trường Ukraine của ông Yanukovych suy yếu nghiêm trọng.
Quốc hội Ukraine, một thời là chỗ dựa cho ông Yanukovych vượt qua nhiều thời điểm căng thẳng nhất khi các cuộc biểu tình đang diễn ra, đã không còn tin tưởng ông nữa.
Điều này đã dẫn đến việc ngày 21/2/2014, ông Yanukovych đã quyết định trốn sang Nga và Quốc hội Ukraine cũng đã nhóm họp để phế truất ông Yanukovych và thông qua việc khôi phục bản Hiến pháp năm 2004, trong đó hạn chế đáng kể quyền hạn của Tổng thống và tăng quyền cho cơ quan lập pháp.
Các chuyên gia lúc đó nhận định, việc ông Yanukovych phải trốn sang Nga là một thắng lợi đối với phương Tây trong cuộc chiến giành ảnh hưởng của Ukraine với Nga. Nhiều người còn sớm lạc quan cho rằng, cuộc “Cách mạng Cam” năm 2004 sẽ được tái hiện lại đúng 10 năm sau.
Tuy nhiên, khi đó, họ không hề nghĩ rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một đòn đáp trả thích đáng với các nhà ngoại giao phương Tây về tuyên bố của họ rằng Nga sẽ phải chấp nhận việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị phế truất ngày 22/2 vì đây là ý nguyện của nhân dân Ukraine.
Bởi lẽ, bây giờ thì chính họ sẽ phải chấp nhận ý nguyện của người dân Crimea (về việc sáp nhập Cộng hòa tự trị này với Nga).
Nga sáp nhập Crimea đẩy mâu thuẫn với phương Tây lên cao trào
XóaVới việc chính quyền mới tại Kiev được thành lập và có quan điểm thân phương Tây rõ rệt, những người dân tại miền Đông Ukraine, trong đó đa phần là những người nói tiếng Nga, bày tỏ lo ngại cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những thay đổi trong chính sách của chính quyền Kiev đối với họ và đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngày 1/3, Thủ tướng nước Cộng hòa Crimea thuộc Ukraine Aksenov đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp gìn giữ hòa bình tại đây và chỉ hai ngày sau đó, các xe thiết giáp và tàu chiến của Nga đã tiến sát khu vực Crimea.
Ngay sau đó, với sự ủng hộ của Quốc hội Nga trong việc Crimea đồng ý sáp nhập vào Nga. Người dân Crimea ngày 16/3 đã tiến hành trưng cầu dân ý và có tới gần 97% người dân tại đây ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.
Trong buổi lễ sáp nhập Crimea về lại với Nga ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin đã không ngần ngại khẳng định rằng “Crimea luôn là một phần không thể tách rời của Nga”.
Việc Nga sáp nhập Crimea là một đòn giáng trả mạnh khiến cả chính quyền Kiev và phương Tây cảm thấy ngỡ ngàng. Những sự việc diễn ra liên tục trong thời gian này đã cho thấy Tổng thống Nga Putin là người có khả năng lãnh đạo thực sự và có thể xoay đổi cục diện nhanh như thế nào.
Từ vị thế bị động khi ông Yanukovych bị phế truất, ông Putin đã nhanh chóng lấy lại thế thượng phong và giành lại những gì mà theo ông là “phải thuộc về nước Nga”.
Dù sau đó liên tục bị phương Tây và chính chính quyền Kiev cáo buộc là xâm chiếm Crimea, nhưng ông Putin vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình và đã không dưới hai lần tái khẳng định tầm quan trọng của Cirmea trong những tuyên bố gần đây nhất của mình.
Ngày 4/12, trong thông điệp Liên bang gửi toàn dân Nga, ông Putin đã nhấn mạnh: Crimea đối với Nga giống như Núi Đền, một địa điểm tôn giáo ở thành phố cổ Jerusalem, nơi được coi là khởi thủy của ba tôn giáo Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa và Đạo Do Thái.
Sau đó, ngày 20/12, Phát biểu tại một buổi hòa nhạc nhằm vinh danh các nhân viên an ninh của Nga, ông Putin nhấn mạnh ông đã nghe thấy nhiều người (phương Tây) lên tiếng cho rằng, “Nga sẽ phải trả giá đắt vì quan điểm ủng hộ quyền độc lập cho Crimea”.
Tổng thống Nga khẳng định: “Rõ ràng là, không ai có thể thành công khi muốn hăm dọa, ngăn cản hay cô lập nước Nga”.
Có thể nói, việc Nga sáp nhập Crimea là một dấu mốc quan trọng đánh dấu những bước thăng trầm trong nửa đầu năm 2014, khi mà Nga và phương Tây từ chỗ chỉ lên tiếng cáo buộc lẫn nhau là muốn giành sự ảnh hưởng của Ukraine đã có những hành động kiên quyết hơn.
Việc sáp nhập Crimea cũng là bước đệm quan trọng để phương Tây lấy cớ gây sức ép nhiều hơn đối với Nga với cáo buộc “xâm lược” Ukraine và tập trung tìm mọi cách để cô lập Nga.
Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ thực sự trở nên quyết liệt hơn sau vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malasyia Airlines bị bắn hạ tại miền Đông Ukraine, nơi quân Chính phủ và phe đối lập tại Lugansk và Donetsk đang giao tranh ác liệt.
Trước muôn vàn khó khăn như vậy, Tổng thống Nga Putin vẫn luôn kiên định với sách lược của mình và vững tay chèo lái nước Nga vượt qua những khó khăn của nửa đầu năm 2014 cũng như những thách thức còn lớn hơn gấp bội của nửa năm sau./.
http://www.baomoi.com/Khung-hoang-Ukraine-1-nam-nhin-lai-Van-o-nga-ba-duong/119/15636825.epi
Thủ tướng Ukraine trắng trợn vu cáo "Liên Xô xâm lược Ukraine và Đức"
Trả lờiXóaThủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đã đưa ra thêm một tuyên bố gây sốc, bóp méo lịch sử khi cho rằng "Liên Xô đã xâm lược Ukraine và Đức" trong Thế chiến II.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với kênh truyền hình ARD của Đức, Thủ tướng Ukraine đã đưa ra tuyên bố phủ nhận vai trò giải phóng nhân loại khỏi phát xít của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II khi cho rằng: “Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine là một cuộc tấn công vào trật tự thế giới và trật tự ở châu Âu. Chúng tôi đều nhớ rất rõ Liên Xô đã xâm lược Ukraine và Đức. Cần phải tránh lặp lại điều này”.
Trong khi đó chính ông Yatsenyuk lại tuyên bố rằng không ai có quyền viết lại kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 và cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng làm điều này?!
Ngay sau tuyên bố bóp méo lịch sử, Yatsenyuk nhanh chóng thúc giục các đồng minh phương Tây giúp đỡ với lập luận rằng: “Sự an toàn của Ukraine là sự đảm bảo cho an ninh của EU và ở Đức. Giúp đỡ chúng tôi đồng nghĩa với việc đảm bảo hòa bình và an ninh tại Ukraine và châu Âu”.
Yatsenyuk “than thở” về cái giá mà Kiev đã phải trả cho lựa chọn ủng hộ EU của mình là những khó khăn trong nước hiện nay và mối đe dọa từ phía Moscow để kêu gọi các đối tác phương Tây, gồm cả Đức, giúp đỡ chính phủ Kiev hiện nay vượt qua “thời điểm khó khăn này”.
Về phần Crimea, Thủ tướng Ukraine khẳng định, nó là “lãnh thổ của Ukraine” đã bị Nga sáp nhập bằng vũ lực. Một nhiệm vụ mà Yatsenyuk đặt ra cho các chính phủ là đảm bảo an toàn của Ukraine và châu Âu trước, ngăn chặn “quân đội và những kẻ khủng bố Nga tiến xa hơn”.
Phản ứng sau tuyên bố trên của Thủ tướng Ukaine, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia Nga - Alexei Pushkov hôm 8/1 cho rằng, ông Yatsenyuk đã tự làm hại uy tín của mình bằng những phát biểu thiếu nghiêm túc. Tờ Life News của Nga bình luận mỉa mai: "Ông Yatsenyuk đã có một phát minh mới về lịch sử rằng, ngày 22/6/1941 Liên Xô đã xâm lược Đức".
Thủ tướng Yatsenyuk được cho là người "chống Nga" mạnh nhất trong chính quyền Kiev hiện nay. Ông đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Moscow xâm lược Ukraine và chủ trương dùng vũ lực để giải quyết xung đột ở miền Đông nước này.
Hồi đầu tuần này, một nhóm hacker hàng đầu của Ukraine, CyberBerkut đã đánh sập trang web của Thủ tướng Angela Merkel và Quốc hội Đức như một cảnh báo để Berlin không tiếp tục hỗ trợ ông Yatsenyuk, người sẽ tới thăm nước này vào ngày 8/1. Trong cuộc phỏng vấn sau đó với đài ZDF của Đức, ông Yatsenyuk đổ lỗi cho tình báo Nga đứng sau vụ tấn công của CyberBerkut.
Trong một tuyên bố hồi tuần trước, Thủ tướng Cộng hòa Czech đã gọi Yatsenyuk là "Thủ tướng của chiến tranh" vì những lập trường của ông trong quan hệ với Nga và cuộc khủng hoảng ở miền Đông. Tuy nhiên, những hành động của Thủ tướng Yatsenyuk lại nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của bà Merkel, người đã nhiều lần lặp lại lập trường rằng "Đức sẽ tiếp tục làm tất cả để hỗ trợ Ukraine".
Theo New York Times, bà Merkel đã ca ngợi ông Yatsenyuk đã vạch ra tiến trình cải tổ đầy ấn tượng. Trong khi đó, Đức hôm 7/1 đã đồng ý cho Kiev khoản vay 500 triệu euro với đảm bảo rằng nó sẽ không được dùng cho mục đích quân sự./.
Ukraine: Xóa bỏ khỏi ký ức 'chiến tranh vệ quốc vĩ đại'...
Trả lờiXóaSau chính biến Maidan, đất nước Ukraine không những phải chịu đau thương do cuộc nội chiến mà còn từ sự phỉ báng lịch sử của “Chủ nghĩa xét lại” mới.
Ngày 25 tháng 11, truyền thông Ukraine đã đưa ra một thông tin chấn động là cuộc “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” sẽ biến mất khỏi sách giáo khoa lịch sử của đất nước này. Chính phủ Ukraine quyết định khẩn trương từ bỏ thuật ngữ "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại", coi đó là "tàn dư của công tác tuyên truyền thời Liên Xô".
Hiện nay, thuật ngữ "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại" cũng không được Liên minh châu Âu sử dụng. Ở Ukraine, thời Tổng thống Yushchenko (chính là người lãnh đạo Maidan 1, lật đổ ông Yanukovych năm 2004), "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại" đã bị gỡ khỏi sách giáo khoa Ukraine và quay trở lại khi ông Yanukovych lên nắm quyền.
Theo truyền thông Ukraine, Viện Ký ức quốc gia có nhiệm vụ viết lại tất cả các sách giáo khoa của nước này có liên quan đến cuộc "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại". Giám đốc của tổ chức này - ông Vladimir Vyatrovich khẳng định đây là vấn về “nguyên tắc đối với người dân Ukraine hiện đại”.
Ông này nói: “Đối với chúng tôi, Chiến tranh thế giới II bắt đầu vào ngày 1 tháng Chín năm 1939 và chúng tôi không có quyền thu hẹp nó thành Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cuộc chiến này kinh khủng và bi thảm hơn những gì mà hệ thống tuyên truyền của Liên Xô từng nỗ lực trình bày" - ông Vyatrovich tuyên bố trước các phương tiện truyền thông.
Thuật ngữ “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” được sử dụng trong Nga ngữ sau diễn văn kêu gọi toàn dân của Joseph Stalin ngày 3 tháng 7 năm 1941, rồi từ năm 1942 thuật ngữ xuất hiện trong tất cả các tài liệu chính thức của Liên bang Xô Viết, mà lúc đó Ukraine là một thành phần trong Liên bang.
Các sử gia Liên Xô và Nga sau này áp dụng khái niệm này cho những hoạt động quân sự diễn ra trên lãnh thổ nhà nước Xô Viết, coi đây là giai đoạn quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới II.
Bộ Giáo dục Ukraine khẳng định với báo giới tuy chương trình giảng dạy sẽ bỏ khái niệm "Chiến tranh Vệ quốc đại", nhưng hiện nay việc xuất bản sách giáo khoa mới còn bị đóng băng vì khủng hoảng trong nước. Dự kiến trong một khoảng thời gian dài nữa nó mới được ra mắt.
Việc bỏ thuật ngữ "Chiến tranh Vệ quốc đại" chỉ là sự tiếp nối một kế hoạch gạt bỏ tất cả những gì thuộc Liên Xô trước đây của nhà cầm quyền Kiev. Trước đó, chính phủ cầm quyền sau chính biến cũng đã bỏ “Ngày Chiến thắng 09-05”, tức là ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên bang Xô viết.
Tháng 3 vừa qua, Verkhovna Rada (Quốc hội) mới của Ukraine đã soạn thảo dự luật về việc sửa đổi các ngày nghỉ lễ. Ngoài một số ngày lễ thông thường, điểm đặc biệt là “Ngày Chiến thắng 09-05” - ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ lùi lại 1 ngày, tổ chức vào ngày 08-05.
Không những thế, ngày 09-05 sẽ được định là Ngày tưởng niệm “các nạn nhân của quân Liên Xô xâm lược” (thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện của Đức vào năm 1945 đã được ký kết vào đêm 08 rạng ngày 09-5). Chính phủ Ukraine còn hủy bỏ tất cả các cuộc diễu binh để kỷ niệm ngày “Ngày Chiến thắng 09-5”.
Hành động này bị nhiều tổ chức và cá nhân lên án, coi đó là một hành động xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong đó có những người con Ukraine - đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô, đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi họa Phát-xít.
Phó thủ tướng Nga Olga Golodets đã gọi những hành động này của Kiev là sự thóa mạ và xúc phạm đối với ký ức của những người lính đã từng xả thân chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
Theo bà, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa phát-xít vào những năm tháng của Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai là chiến công hiển hách chống chủ nghĩa phát-xít của tất cả những người chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trước đây, bất kể họ là người Nga hay là người Ukraine.
Xóa“Những người không trân trọng và gìn giữ ký ức này sẽ có thể rơi vào tình thế rất nguy hiểm: Họ có thể sẽ phải mặt đối mặt với chủ nghĩa phát-xít mới ra đời từ chính sự phủ nhận quá khứ của họ” - bà Golodets nói. Và quả thực, vị nữ Phó thủ tướng Nga đã tiên đoán chính xác.
Ukraine sẽ phải đối mặt với chủ ngĩa phát-xít do mình gây ra
Trước đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ở Nga sẽ áp dụng hình phạt lên đến 5 năm tù cho tội phục hồi chủ nghĩa phát xít, tội chối bỏ phán quyết của Tòa án Nuremberg, cũng như truyền bá thông tin sai lệch về các hoạt động của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Tuần trước, trong khi gần như cả thế giới bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết của Nga lên án sự tôn vinh chủ nghĩa phát xít trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thì chỉ có 3 nước Mỹ, Ukraine và Canada là bỏ phiếu chống.
Dự thảo nghị quyết do Nga chuẩn bị được sự tán thành của 115 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Số bỏ phiếu chống là 3 ba nước - Canada, Hoa Kỳ và Ukraine. Còn 55 đoàn đại biểu, trong đó có các nước EU đã thể hiện quan điểm của mình bằng lá phiếu trắng.
http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/11/27/911359/ukraine-phi-bang-lich-su-la-mam-mong-cua-su-diet-vong_271353625.jpg
Binh sĩ tiểu đoàn Azov, trên tay là lá cờ biểu tượng của chủ nghĩa phát xít mới, tuyên thệ trung thành với chính phủ Ukraine, trước khi được đưa đến khu vực Donbass
Nhưng trong thời gian gần đây, một số nước đã bãi bỏ hoặc làm ngơ những nguyên tắc đó. Ở Ukraine, ngoài những vấn đề nêu trên, vệ binh quốc gia nước này còn mang đồng phục với hình chữ thập ngoặc phát-xit. Ở vùng Baltic, người ta công bố ngày giải phóng đất nước khỏi ách phát-xit Đức là ngày để tang.
Ngày hôm nay, trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, lại diễn ra sự hồi sinh ngóc đầu dậy của bệnh dịch hạch chủ nghĩa tân Quốc xã và có những lực lượng ủng hộ nó. Tờ “Tin điện” (The Telegraph) của Anh tuyên bố rằng chủ nghĩa cực đoan Ukraine đang trở nên không kiểm soát nổi, và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả khủng khiếp.
Cái gì khiến “The Telegraph" hoảng sợ? Đó là sự kiện các chiến binh Pravyi Sector và những nhà “ái quốc” khác của Ukraine đang tiến hành cái gọi là “lễ tẩy uế rác”: Đốt chết 45 người ở Odessa, ném nghị sĩ chống đối mình vào thùng rác, hầu như tất cả các cuộc bạo loạn đều có bàn tay của tổ chức này. Pravyi Sector hiện có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa Phát xít.
XóaMột là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài trừ cộng đồng người nói tiếng Nga, đàn áp mọi phong trào cánh tả như chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa phi chính phủ, hay các phong trào yêu cầu quyền lợi dân sinh... Hai là chủ nghĩa quân phiệt, xây dựng tổ chức theo đường lối bạo lực, kích động, ủng hộ các hành vi bạo lực, phạm pháp.
Chủ nghĩa “quốc xã Ukraine” còn cố gắng tìm sang châu Âu. Nhưng những lời hô hào "Vinh quang Ukraine" và "Ukraine trên hết" đã không nhận được sự đồng cảm mà cũng không khơi lên nhiệt tình nào. Các thành viên dân tộc chủ nghĩa Ukraine chỉ nhận lấy tiếng thét phẫn nộ, và đôi khi còn bị dân châu Âu cho ăn đòn.
Một nhóm phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraine đã bị tống cổ ra khỏi cổng Đại học Tổng hợp Complutense ở Madrid. Các sinh viên Tây Ban Nha mang những lá cờ Ukraine thu được ném trước cửa tòa Sứ quán Ukraine và hô lên rằng “Chủ nghĩa phát-xít không được qua đây!”.
Thế nhưng, “ông bầu của Tự do” là Mỹ và EU vẫn lớn tiếng: "Quý vị tìm đâu ra chủ nghĩa phát-xít ở Ukraine?". Họ khẳng định rằng, đó là kết quả của cuộc “cách mạng hòa bình”, lên nắm quyền tại Kiev là những nhà dân chủ thật sự, còn “nhà độc tài Nga” đang cố gắng ngăn chặn con đường vươn tới tự do và những giá trị Tây phương của nhân dân Ukraine.
Bất chấp lệnh điều tra của Tổng thống Poroshenko về việc giết người vô tội ở đông nam nước này, Pravyi Sector vẫn đều đặn tuần hành trên đường phố, dập tắt những ý tưởng đối lập với tư tưởng của tổ chức này.
Và tổ chức ấy sẽ phát triển thế nào? Đừng quên rằng nghèo đói, bất ổn xã hội, bạo loạn... chính là cái nôi khởi nguồn, dung dưỡng cho mọi chủ nghĩa cực đoan. Bởi ở đó, con người bị đẩy xuống cùng cực của bất hạnh, sợ hãi, và họ dễ bị lôi kéo theo những tư tưởng trả thù – đó chính là mầm mống của chủ nghĩa phát-xít.
10 năm qua Ukraine đã được những gì? Hôm nay, một trong những nước cộng hòa giàu có nhất Liên bang Xô viết trong quá khứ đang trong cảnh bần cùng, lâm vào hỗn loạn, nội chiến. Nhưng ở Kiev người ta vẫn hân hoan và Tổng thống Poroshenko đã hồ hởi ra Nghị định công bố lấy ngày 21-11 làm “Ngày Nhân phẩm và Tự do”.
Cho dù Nga và Ukraine hiện nay không còn là anh em, thậm chí đứng ở 2 đầu chiến tuyến nhưng lịch sử là khách quan, công lao của Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát-xít là không thể phủ nhận.
Thiên Nam
Người Ukraine chế giễu Thủ tướng Yatsenyuk
Trả lờiXóaPhát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk về "sự xâm lược của Liên Xô" không những nhận sự phản đối của người Nga mà cả của người Ukraine.
Cố vấn Bộ Quốc phòng Ukraine Alexander Danyluk, phản ứng trước phát biểu của Thủ tướng Yatsenyuk, cho rằng ông này đã so sánh Ukraine với Phát xít Đức.
"Sau những tuyên bố "lịch sử" của Thủ tướng Yatsenyuk, chúng ta thật vui mừng khi theo hiến pháp, chính sách đối ngoại của đất nước không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. So sánh Ukraine với phát xít Đức, thật "tuyệt vời"!
Trước đó, trong lần trả lời phỏng vấn với 1 kênh truyền hình Đức trong chuyến thăm 2 ngày tại nước này, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nói rằng: "Mọi người đều nhớ tới cuộc xâm lược của Liên Xô vào Đức và Ukraine.
Thư ký báo chí của Thủ tướng Yatsenyuk Olga Lappo biện minh rằng đây là Thủ tướng nói về sự phân chia nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Phát biểu của Thủ tướng Ukraine đã gây ra một sự phản ứng mạnh mẽ tại Nga và nó hoàn toàn không nhận được sự chú ý nào từ châu Âu.
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk: Những phát ngôn và hành động 'tai tiếng'
Trả lờiXóaMột nhà hoạt động nhân quyền Đức vừa tuyên bố là sau những phát biểu về sự xâm lược của Liên Xô vào Ukraine và Đức, ông Yatsenyuk nên từ chức.
Ông Yatsenyuk bị khuyên từ chức vì dung dưỡng tư tưởng phát-xít
Chủ tịch phong trào nhân quyền quốc tế "Thế giới không có chủ nghĩa phát xít", ông Boris Spiegel cho rằng Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nên từ chức sau phát biểu có liên quan đến việc Liên Xô "xâm lược" Ukraine và Đức, cáo buộc Nga tìm cách viết lại lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2
"Phát biểu của ông Yatsenyuk đã vượt ra ngoài phạm vi cấp độ thế giới mà cộng đồng châu Âu có thể chấp nhận. Chúng ta không thể để một chính khách có chức vụ cao như thế, tự do cho phép mình tuyên bố kiểu như vậy" - ông Spiegel nói.
Ngoài ra, RIA Novosti còn cho biết, ông Spiegel còn kêu gọi Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko cân nhắc sự phù hợp của ông Yatsenyuk ở vị trí lãnh đạo Nội các vì sẽ làm xấu thanh danh của chính phủ Ukraine.
Được biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức ngày 8-1-2015, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho rằng Nga "đang tìm cách viết lại" lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2" và chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách làm điều này.
Phát biểu tại Berlin, ông Yatsenyuk nói: "Cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine là hành động tấn công vào trật tự thế giới và trật tự châu Âu. Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ 'cuộc xâm lược' của Liên Xô tại Đức và Ukraine và phải không để cho điều này xảy ra, không ai có quyền viết lại kết quả Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trước đó có thông tin cho rằng, hacker của nhóm tin tặc ủng hộ Nga CyberBerkut đã tấn công trang web của Thủ tướng và Quốc hội Đức. Theo các tin tặc, vụ tấn công mạng trên nhằm ngăn nhà chức trách châu Âu dành cho Chính phủ Ukraine các khoản tín dụng lớn bởi khoản tiền này có thể chi cho cuộc chiến ở Donbass.
Thủ tướng Yatsenyuk cho rằng đằng sau các cuộc tấn công này dường như là cơ quan tình báo Nga. Ông nêu rõ: "Tôi khẩn thiết yêu cầu cơ quan tình báo Nga đừng tốn tiền đóng thuế của người dân để tiến hành cuộc tấn công mạng vào trang web của Quốc hội Đức và Thủ tướng Angela Merkel."
Liên quan đến vấn đề này, trong chương trình "Không phật ý" của kênh truyền hình Latvia LTV7, phát sóng cũng trong ngày 8-1, Ngoại trưởng đầu tiên của nước này là ông Janis Jurkans cũng đã bày tỏ sự ủng hộ Nga.
Ông cho rằng, việc Crimea sáp nhập vào Nga là mong muốn của người dân bán đảo này, vì vậy ông ủng hộ bước đi đó. Theo ông Jurkans, những cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế khi sáp nhập Crimea là không có cơ sở, bởi cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo này hồi tháng 3-2014 là hoàn toàn dân chủ.
Đáp trả lại những tuyên bố mang đậm tư tưởng chống Nga và Liên Xô của Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk, người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Duma Nga Alexei Pushkov cho rằng không cần phải quan tâm đến những tuyên bố của ông Yatsenyuk.
XóaÔng Pushkov cho rằng Thủ tướng Ukraine đã tự làm mình mất uy tín khi nói đến cuộc xâm lược của Liên Xô vào Đức và Ukraine. Sự kiện Liên Xô tấn công nước Đức, giải phóng hầu hết lãnh thổ châu Âu khỏi ách phát xít đã được ghi nhận trong lịch sử thế giới và không thể bị xuyên tạc.
Trong một bài viết đăng lên Twitter của mình, ông Pushkov nhấn mạnh, sau khi Thủ tướng Ukraine tuyên bố về "sự xâm lược của Liên Xô vào Đức và Ukraine" trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì không ai cần phải để tâm tới ông ta nữa", bởi đây không phải lần đầu lãnh đạo Ukraine đòi xét lại lịch sử hay bày tỏ thái độ ủng hộ chủ nghĩa phát xít.
Ngày 01 tháng Chín năm 1939, Đức mở màn chiến dịch quân sự chống Ba Lan, và hành động đó cũng là phát súng lệnh bắt đầu cuộc Thế chiến II. Ngày 17 tháng Chín 1939 quân đội Xô-viết tiến vào lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus, mà Ba Lan từng nhận theo kết quả cuộc chiến Ba Lan-Liên Xô 1919-1921.
Chính quyền Xô-viết thông báo rằng trong tình huống Ba Lan thất thủ, Liên Xô nhận lấy trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân miền Tây Ukraine và Tây Belarus.
Trong thỏa thuận với Liên Xô năm 1945, Chính phủ Ba Lan thời hậu chiến đã khẳng định phê chuẩn những đường biên giới quốc gia được phân định sau khi kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, việc nói rằng Liên Xô xâm lược Ukraine là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc lịch sử.
Phát ngôn này và những hành động trước đó của ông Yatsenyuk bị nhiều tổ chức và cá nhân lên án, coi đó là một hành động xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong đó có những người con Ukraine - đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô, đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa Phát-xít.
Phó thủ tướng Nga Olga Golodets đã gọi những hành động này là sự thóa mạ và xúc phạm đối với ký ức của những người lính đã từng xả thân chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Một thiên anh hùng ca của các nước cộng hòa anh em thuộc Liên bang Xô viết đã bị bóp méo bởi "những tội đồ của lịch sử".
Theo bà, cuộc chiến tranh với nước Đức Quốc xã vào những năm tháng của Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai là chiến công hiển hách chống chủ nghĩa phát-xít của tất cả những người chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trước đây, bất kể họ là người Nga hay là người Ukraine.
Arseniy Yatsenyuk : Những phát ngôn và hành động "khác người"
XóaĐược biết, đây không phải là lần đầu tiên vị Thủ tướng "đầy tai tiếng" của Ukraine có những phát ngôn và hành động, khiến không chỉ những quan chức nước ngoài mà còn có cả những chính khách trong nước chê trách.
Trước đó, ông Yatsenyuk cũng đã nổi tiếng với câu chuyện "cưỡi lừa đi làm", xây "vạn lý trường thành" hay việc quyết định giành tới 5% GDP cho chi tiêu quân sự. Đồng thời, ông còn là người có nhiều phát ngôn cứng rắn quá mức, thậm chí là thù địch đối với Nga.
Mới đây nhất, vào tháng 12-2014, trong bối cảnh cả nước đang thực hành tiết kiệm để khôi phục nền kinh tế đang bị phá sản mà ông Yatsenyuk đã có một hành động được coi là "không gương mẫu", "lãng phí công quỹ", làm cho ngay cả các chính khách trong nghị viên liên đảng của mình phản đối kịch liệt.
Vào ngày 22-12-2014, nghị sĩ Verkhovna Rada thuộc "Khối Poroshenko" Sergei Kaplin đã đề xuất của với Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nên thay thế chiếc "Mercedes" công vụ sang trọng bằng một con lừa để tiết kiệm chi tiêu công, trong khi ông ta đang kêu gọi chính phủ và các cơ quan công quyền tiết kiệm chi tiêu.
Vị đại biểu đến từ Khối của Tổng thống Ukraine Poroshenko phẫn nộ với việc vị Thủ tướng đang hô hào thắt chặt chi tiêu công lại bỏ ra nguồn kinh phí hàng ngàn USD công quỹ để thay lốp mùa hè sang lốp mùa đông cho chiếc xe công vụ sang trọng của người đứng đầu chính phủ.
Chi phí để thay chỉ một chiếc bánh xe Mercedes của ông (vốn trước đây là của Azarov, ông Yatsenyuk tiếp tục sử dụng) sẽ tiêu tốn của ngân sách nhà nước Ukraine 42.000 Hryvnia (tương đương 2.660 USD bằng khoảng gần 57 triệu tiền Việt Nam).
"Mới đây Yatsenyuk đã mua lốp xe mùa đông cho chiếc Mercedes của mình. Một bánh xe trị giá tới 42.000 Hryvnia. Đó đơn giản là một cái tát vào mặt và linh hồn của cả đất nước, nơi mà người dân không có ngay cả điều kiện để thay lốp xe và phải đi bằng lốp mùa hè" - ông Kaplin phẫn nộ nói.
Đáng nói hơn chỉ trích kịch liệt của ông nghị sĩ Sergei Kaplin được truyền tải công khai trong buổi phát sóng trên kênh truyền hình "112 Ukraine". Ông này đã gọi đây là hành động "đốt tiền của Nhà nước", trong bối cảnh Ukraine đang vận động cắt giảm chi tiêu công và tránh lãng phí trong các cơ quan công quyền.
Theo quan điểm của nghị sĩ, vào thời điểm khó khăn "cần phải tuyệt đối tiết kiệm chi phí với tất cả các nghị sĩ, thẩm phán, kiểm sát viên, các trợ lý lẫn bộ phận bảo đảm công việc cho các bộ". "Tôi cho rằng anh phải cưỡi lừa đi làm trong khi cả nước đang ở trong tình trạng khủng hoảng như thế này" - ông Kaplin tuyên bố.
Ông Yatsenyuk còn bị chỉ trích gay gắt khi vào cuối tháng 11, trong khi đang bất lực trong nhiệm vụ ưu tiên là vực dậy nền kinh tế đang sụp đổ thì chính phủ của ông vẫn kiên quyết đòi sử dụng đến 86 tỷ hryvnias (tương đương 5,4 tỷ USD) để đầu tư cho quốc phòng, mua sắm vũ khí tấn công lực lượng ly khai miền đông.
XóaĐiều này đã gây ra làn sóng phản đối của nhân dân nước này và của cả nhiều chính phủ cùng với các chính khách châu Âu bởi nó chiếm tới 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vốn đã rất ít ỏi của nước này, đi ngược lại những đòi hỏi cấp thiết của đất nước là kiến tạo hòa bình và tái thiết đất nước, trong khi Ukraine đang chạy vạy khắp nơi để xin viện trợ.
Trước đó một chút, vào tháng 9-2014, vị Thủ tướng Ukraine cũng đã cho triển khai kế hoạch xây dựng "Vạn lý trường thành" trên biên giới Nga-Ukraine. Bản kế hoạch này được ông xây dựng với ý tưởng triển khai một tuyến phân định biên giới với Nga (gọi là Stena), nhằm cách ly đông nam Ukraine với Nga.
Trung tâm báo chí của Chương trình "Stena" tuyên bố, Ban chỉ đạo chương trình này có kế hoạch tạo ra hai tuyến phòng thủ, có chiều dài 2295km. Đại bộ phận khối lượng công việc là khoảng 500 km giao thông hào, hơn 8000 hố dành cho phương tiện quân sự, hơn 4000 hầm và khoảng 60 km hào chống tăng.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc xây dựng biên giới với Nga theo nguyên tắc Israel áp dụng để xây dựng hàng rào ngăn cách ở dải Gaza có thể khiến Ukraine phải chi ra nguồn ngân sách lên tới 4 tỷ USD trong bối cảnh Ukraine đang có mức nợ công kinh hoàng với con số hơn 72 tỷ USD.
Ngoài ra, ông Yatsenyuk còn thường xuyên có những phát ngôn "gây bão" khác như: Nga đang đưa quân sang miền đông Ukraine, Nga đang xâm lược Ukraine hay Nga đang đe dọa hòa bình ở châu Âu hoặc Ukraine cần xây dựng quân đội vững mạnh để chống Nga xâm lược và đòi lại Crimea…
Với cương vị Thủ tướng - chức vụ cao nhất, nắm quyền điều hành các cơ quan công quyền Ukraine với 2 mục đích cơ bản là xây dựng và bảo vệ đất nước - liệu các phát ngôn và hành động của ông Yatsenyuk có mang lại hiệu quả thiết thực cho đất nước Ukraine, với nền kinh tế phá sản và nội chiến liên miên?
Thiên Nam
Yatsenyuk "sửa" lịch sử cũng vì đó là quan điểm của người Ukraine vùng Galicia (Yatsenyuk quê ở Chernivtsi thuộc vùng này) ngày xưa. Galicia cuối thế kỷ 19 thuộc vương quốc Áo. Sau thế chiến thứ nhất, Lviv trở thành thuộc Ba Lan, trong khi Chernivtsi cắt cho Romania. Đầu chiến tranh thế giới thứ hai, Lviv và Chernivtsi trở thành một phần của Ukraine Xô Viết. Khi Đức tấn công Liên Xô thì người vùng này theo Đức. Bởi vậy nếu Yatsenyuk nói Liên Xô xâm chiếm Galicia thì có phần đúng, nhưng lại nói là Ukraine thì đúng là láo. Có lẽ đó là vì mấy anh Galicia bây giờ có mộng coi cả Ukraine là thuộc mình nên mới bất kể các tộc Ukraine khác.
Trả lờiXóaĐể các ông chủ cấp viện trợ nhiều hơn các tiền đồn chống Nga khác như Balan, các nước Baltic, Grudia thì phải mạnh mồm thế thôi
Trả lờiXóaBuồn và thương cho nhân dân Ukraina quá. Tại sao lại có một ông Thủ tướng cả gan xuyên tạc lịch sử như thế này; dù ông có thù ghét Liên Xô trước đây và bây gìơ là Nga, thì với chức trách của mình không thể tùy tiện phát ngôn như thế này được. Phát ngôn này chỉ là của bọn phát xít mà thôi. Qua sự việc này, càng buồn cho Liên minh Châu âu lâu nay đang ra sức “cưu mang, giúp đỡ” Ukraina, thì EU càng làm mất uy tín và sự “chính nghĩa”, “khách quan” của mình. Càng khâm phục và cảm mến nước Nga và ngài Pu tin lâu nay thường bị phương Tây và Mĩ quy cho là tội đồ về tình hình ở Ukraina.
Trả lờiXóa