Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ TƯ ĐÃ NỔ RA?

Bản đồ bùng phát đại dịch COVID-19 tính đến ngày 12 tháng 4 năm 2020
  100.000+ ca nhiễm được xác nhận
  10.000–99.999 ca nhiễm được xác nhận
  1.000–9.999 ca nhiễm được xác nhận
  100–999 ca nhiễm được xác nhận
  10–99 ca nhiễm được xác nhận
  1–9 ca nhiễm được xác nhận
  Không có ca được xác nhận hoặc không có dữ liệu
Thế giới đã lao vào một cuộc đại chiến rất bất ngờ, khốc liệt mà không ai có thể nghĩ ra…
Thật sự, trong một thế giới hiện đại, loài người đã tiến hóa phát triển như ngày nay sau bao cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật và Công nghệ thì các siêu cường thế giới dù hung hăng, căm thù nhau đến mấy cũng không dám phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới vì đó đồng nghĩa với sự hủy diệt…
Chính vì thế, nếu như nó xảy ra thì cũng không ai, siêu cường nào biết chắc được nguyên nhân từ đâu, loại hình chiến tranh nào, tức là nó nằm ngoài dự đoán của nhận thức của con người, của siêu cường…
Nếu như sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), cục diện địa chính trị thế giới xuất hiện một Liên bang CHXHCN Xô viết (Liên Xô) thì sau chiến tranh thế giới lần 2 (1938-1945) cục diện địa chính trị thế giới xuất hiện 2 hệ thống chế độ xã hội đối đầu nhau là Hệ thống các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu và Hệ thống các nước TBCN do Mỹ đứng đầu.
Bắt đầu từ năm 1945 đến 1991 đã diễn ra một cuộc chiến tranh mang hính thái “chiến tranh lạnh” với quy mô toàn thế giới, kết quả, Hệ thống XHCN sụp đổ, một cục diện địa chính trị thế giới mới hình thành: thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu.
Có thể nói, cuộc chiến tranh lạnh này cũng được coi như là một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 bởi quy mô và kết quả nó cũng mang đến một sự thay đổi cục diện địa chính trị thế giới chẳng khác gì 2 cuộc đại chiến thế giới 1 và 2.
Đại chiến thế giới lần thứ tư:  Chống Coronavirus
Bây giờ, tháng Mười Hai năm 2019, Coronavirus bùng phát tại Vũ Hán – Trung Quốc; cùng với đó là vào ngày 6 tháng Ba năm 2020, cuộc chiến dầu bắt đầu…Hai sự kiện này đã khiến thế giới đảo điên, hoảng loạn…nó báo hiệu một thế giới mới sẽ hình thành sau khi kết thúc, một cục diện địa chính trị thế giới mới sẽ xuất hiện…
Khi Coronavirus bùng phát ở Vũ Hán, không ai nghĩ nó sẽ có ngày hôm nay. Mỹ, phương Tây dè bỉu, kích bác, miệt thị dân châu Á da vàng, coi họ là thượng đẳng. Nhưng bây giờ, thấy chưa…
Vậy, phải chăng, thế giới chúng ta đã bước vào một cuộc chiến tranh mới mà không ai lường trước, một hình thái chiến tranh mà chưa một chuyên gia tầm cỡ nào dự đoán được.
Vâng! Cứ tưởng đại chiến thế giới lần 3, hay lần 4 sẽ bắt đầu từ điểm nóng Syria, hay Iran ở Trung Đông; cứ tưởng vũ khí hạt nhân từ tên lửa siêu thanh này kia bay rợp trời…nhưng không phải. Không ai đoán được rằng chỉ một con virrus nhỏ đến mức không ai nhìn thấy lại khiến thế giới hoảng loạn, hàng chục ngàn người khắp nơi trên thế giới đã chết ai oán, và con số người chết sẽ còn tăng thêm…Không ai có thể tưởng tượng ra rằng một hạm đội tàu sân bay Mỹ uy lực khủng khiếp...mà không cần một phát súng đã vội “bỏ của (bỏ hạm đội) chạy lấy người”…Thú vị thật…
Không gì nguy hiểm, đáng sợ hơn cái chết đến dần dần, đến từ từ mà chưa tìm ra cách gì tối ưu để ngăn chặn…Đó là lý do nó khiến cho những quốc gia siêu cường số 1 thế giới như Mỹ cũng hoảng loạn, run lên cầm cập…
Đối tượng tác chiến Coronavirus là thế đó! Không thắng được Coronavirus thì thế giới bị hủy diệt, nhưng thắng NÓ, tất nhiên sớm muộn gì CON NGƯỜI cũng sẽ thắng, thế giới loài người sẽ hướng đến một điều gì đó khác trước, bởi, quyền con người, vì con người, dân chủ, bác ái, nhân đạo, nhân văn…bấy lâu nay ai đó dựng lên, rao giảng…đã sụp đổ tan tành.
Bởi, chiến đấu thắng lợi với Coronavirus không phải chỉ bằng kỹ thuật (chế ra vacxin) mà phải bằng cả cơ cấu, cấu trúc xã hội, bằng sự vận hành của một chế độ mà như dân Việt Nam hay nói là hệ thống chính trị, do đó, sự giả tạo sẽ chỉ đem đến một chiến thắng Pyrros (một chiến thắng mà bên thắng bị trả một giá rất đắt gần như phá sản) mà thôi.
Thật may là thế giới vẫn còn đó cái mô hình XHCN của học thuyết CNXH ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và không thể không nói “tàn dư, gốc gác” của nó ở nước Nga mà lâu nay kẻ to mồm, “vú cả lấp miệng em” bài xích, phỉ báng…để cho thế giới so sánh, liên hệ…Cái mới đâm chồi bao giờ cũng mong manh, dễ vỡ, nhưng sức sống luôn mãnh liệt.
Đừng có cản lại quy luật khách quan về sự tiến hóa phát triển tất yếu của loài người. Chế độ Phong kiến lạc hậu, thối nát phải bị diệt vong để nhường chỗ cho chế độ Tư bản tốt đẹp hơn và chế độ Tư bản đã không còn phù hợp với sự phát triển của loài người phải diệt vong, xóa sổ, để nhường chỗ cho một chế độ, hình thái phát triển khác của loài người tốt đẹp, ưu việt hơn, đó là chế độ XHCN mà Mác-Lenin đã có công tìm ra và nhìn thấy.
Nhiều người cứ hay móc máy luận điểm của Mác-Lenin về “CNTB phát triển đang giãy chết”, rằng, hãy qua đó xem nó đang giãy chết!...Đừng vội nhé, nên nhớ, thời gian của một đời người chỉ là cái chớp mắt so với thời gian tiến hóa của xã hội loài người. Một con gà làm sao có góc nhìn của một con đại bàng. Mác, Anghen, Lenin đã nhìn xa hàng nghìn năm về sự phát triển tiến hóa tất yếu của loài người.
Do đó, bất luận thế nào, hôm nay, ngày mai hay vài chục năm sau hoặc hơn…thì chế độ TBCN phải diệt vong, tất yếu phải diệt vong, nhường chỗ cho một chế độ khác ưu việt, tốt đẹp hơn. Và, biết đâu, chúng ta đang sống trong thời khắc, thời điểm đó!
Thực tế dù cuộc đại chiến của cả thế giới chống Coronavirus chưa kết thúc, đang ở cao trào…Nước Mỹ siêu cường số 1 thế giới hoảng loạn đến mức phải chấp nhận sự “giúp đỡ” của kẻ thù – Nga, châu Âu đang toang vỡ…Các đồng minh của nhau lâu nay “môi hở răng lạnh…”, bổng nhiên, vì sự sống của mình trên hết, cấu xé lẫn nhau sống chết mặc bay…kết quả chưa rõ ra sao, nhưng có thể nói cục diện địa chính trị thế giới, trong đó là hệ tư tưởng mới, đã xuất hiện.
"Lễ hạ cờ EU" của ông Phó Chủ tịch Quốc hội Ý Fabio Rampelli
Mặt trận truyền thống…
Mặt trận này không phải là với Coronavirus mà là giữa các lực lượng hằm hè muốn tiêu diệt nhau lâu nay trong cuộc chiến địa chính trị thế giới đã đang xảy ra. Đó là các hoạt động tranh chấp địa chính trị tại Trung Đông, Mỹ Latin, tiếp tục xảy ra quyết liệt, căng thẳng…
Coronavirus vốn đã khiến cho nền kinh tế thế giới khủng hoảng, thảm họa thì cuộc chiến dầu để tranh dành thị phần của 3 cường quốc dầu mỏ càng khiến cho thế giới chao đảo, lung lay.
Tại vùng biển Địa Trung Hải – Trung Đông, Hải quân Nga tiến hành tập trận, đã khống chế, kiểm soát hoàn toàn Đông Địa Trung Hải, điều mà ngày xưa Liên Xô chưa bao giờ làm được, để sẵn sàng cho trận chiến Idlib – Syria.
Tại vùng biển Caribe, Hải quân Mỹ đang phong tỏa với chiêu bài chống khủng bố buôn lậu ma túy, nhằm triệt hạ chính quyền Tổng thống Maduro của Venezuela sau khi Maduro không chấp nhận giải pháp “dân chủ” của Mỹ đề xuất.
Các đòn trừng phạt của Mỹ giáng xuống Nga và không chỉ né tránh, Nga đang quăng quật trở lại hết sức mạnh mẽ quyết liệt…
Chưa lúc nào, thế giới chúng ta hiện nay lại “sôi động” như thế. Các cường quốc dường như quên nút “dừng” để chung tay diệt trừ Coronavirus mà lợi dụng nó để tấn công kẻ thù địa chính trị làm cho thế giới hôm nay sôi lên sùng sục…
Việt Nam bình tĩnh, tự tin và chiến thắng!
Chưa lúc nào nước CHXHCN Việt Nam có lệnh “cách ly toàn xã hội” ngay cả trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc ác liệt nhất.
Đã rất lâu, kể từ năm 1975, lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện Chiến dịch chống Covid-19 như chống giặc, chính quyền Việt Nam ra mệnh lệnh tổng tiến công trên toàn quốc: Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo báo và toàn thắng. Cả nước đã lập thế trận BAO VÂY để DIỆT GỌN bằng biện pháp "cách ly toàn xã hội".
Không chỉ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện mà tại cấp xã, phường cũng đã chuẩn bị sẵn các khu cách ly gồm nhà ở, người phục vụ sẵn sàng khi có người cần cách ly. Bất kỳ ai từ nơi khác đến phải báo chính quyền thôn, tổ dân phố, để tự cách ly tại nhà hoặc vào khu cách ly địa phương...
Rõ ràng đây là một khu, nhà, cách ly không chỉ chứa hàng ngàn người mà chứa đủ hàng chục triệu người vì nó được hình thành trên cả nước. Mỹ, Anh. Pháp, Đức…có khu nhà cách ly, phục vụ miễn phí, hùng vĩ như Việt Nam không?
Có thể nói, đây là một thế trận “chiến tranh nhân dân chống Covid-19” như chống giặc ngoại xâm đã được kích hoạt mà có vẻ như ít có quốc gia nào có phương án, kịch bản chống Coronavirus như thế. Nó vận hành cả một hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương chạy trơn tru như đã ăn sâu trong máu thịt, gen di truyền.
Quả thật, Covid-19 đã thử thách và kiểm tra lòng tin của dân với chính phủ, với Đảng, kiểm tra sự vận hành của hệ thống chính trị có trôi chảy hay không…Đây cũng là lúc chúng ta nhớ lời của Bác Hồ: “Dân ta có tinh thần nồng nàn yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi kết thành một làn sóng lớn nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước…”
Khi có vùng lúa ngoài đồng đang thì con gái xanh mơn mỡn báo hiệu một mùa bội thu, khi tin vui từ ĐBSCL, mặc dù gặp hạn vẫn có một mùa thu hoạch bội thu, khi chúng ta có Biển Đông cùng đầy muối trắng…người dân Việt Nam đủ no ấm, bình tĩnh, tự tin, tuân theo mệnh lệnh của Đảng, chính phủ, quyết chiến với Coronavirus và toàn thắng.
Lê Ngọc Thống
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc: 
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ: 

BỘ Y TẾ TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19

=======

9 nhận xét:

  1. Bài rất hay . Rất thuyết phục !

    Trả lờiXóa
  2. Xưa "dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".

    Nay "dù cách ly toàn xã hội cũng phải kiên quyết đánh cho dịch cút virut nhào".

    Bác Thống có nhiều bài viết hay trên Đất Việt đây là 1 trong những bài hay nhất theo ý kiến cá nhân tôi. Đọc thấy rất hay và hợp tình hợp lý.

    Đại dịch kỳ này nếu rút ra gì "tích cực" từ nó thì có thể nói là nhờ dịch này mà nhiều người đã mở mắt ra và hết ảo tưởng về 1 nước Mỹ văn minh tự do dân chủ, bến bờ tự do, thiên đường dân chủ, thiên đường tư bản. Nhiều con chó săn cuồng Mỹ trong hệ thống truyền thông báo chí và cơ quan cũng không còn chỗ đứng vững vàng qua vụ việc này. Thần tượng Mỹ, ông chủ lớn của họ nhiều ca nhiễm hơn cả châu Á, 1 New York hơn nước thứ 2, những người đại diện nước Mỹ phát biểu cuồng ngôn nhiều lần, Tweet lung tung như phường trẻ trâu, các chính quyền ở Mỹ thì tranh cướp vật tư thiết bị y tế với cả những đồng minh ở châu Âu. Quan hệ Mỹ - EU ngày càng suy sụp xuống dốc và trên đà sụp đổ. Không lạ khi Trump vội vàng cấm EU nhập cảnh trong khi chừa ra đồng minh truyền thống là Anh quốc. Sau khi VN và EU chốt ký hợp đồng thương mại thì Mỹ cay cú "VN là kẻ trục lợi tồi tệ nhất".

    Thật ra đám chó săn Mỹ đang chửi Nga chửi Trung chửi WHO và đòi kêu gọi đòi ông WHO từ chức vì TT Mỹ bảo thế thì chỉ là 1 đám chó săn cuồng Mỹ bị nhồi sọ khá nặng sau nhiều năm tẩy não. Nó không còn biết phân biệt thiện ác đúng sai, phải trái trắng đen gì. Não trạng "automatic" của nó chỉ là xuất phát từ bản chất tâm địa hèn mọn tiểu nhân của kẻ "đội trên đạp dưới", thờ phượng người giàu kẻ mạnh. Hiện thực trong dịch này ở Mỹ và phương Tây khiến bọn me Mỹ sính Tây càng cay cú tủi hổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quả là đại dịch covid 19 đã làm thay đổ nhận thức của rất nhiều người về nước Mỹ và thực chất nước Mỹ đã mất rất nhiều điểm tại thời điểm hiện tại

      Xóa
  3. Mình ủng hộ dân Mỹ và mong sao cho đất nước xã hội con người Mỹ sớm bình phục tình hình rất là tình hình này. Tội nghiệp nhất là người dân Mỹ bình dân, bình thường trong Xh. Nước Mỹ, văn hóa Mỹ cũng có nhiều đặc điểm tốt và đáng học hỏi, ngoài chuyện chính trị ra. Mỹ nên xem lại chính trị của mình. Mỹ nên có trách nhiệm hơn cho 1 thế giới hòa bình. Không nên đi cáo buộc lung tung nữa, phát ngôn xúc phạm nước khác, thể chế khác. Bồi dưỡng đám "chống Cộng Sản" phá làng phá xóm khắp nơi. Hãy có trách nhiệm cho 1 thế giới hòa bình phát triển Kt phồn vinh, cho chính nước Mỹ và kinh tế xã hội Mỹ, công ăn việc làm sở Mỹ.

    Với tình trạng toàn cầu hóa tương tác liên kết với xu hướng cộng tác phát triển thời nay thì xu thế hợp tác cùng có lợi để các bên cùng thắng là xu hướng chung của thời đại. Lợi mình lợi người thay vì lợi mình hại người, quen thói đè đầu cưỡi cổ người ta. Gây chiến tranh khắp nơi thay vì bảo vệ hòa bình.

    Qua việc này mình cũng đồng tình và thấy đúng là nhiều bợn sịp vàng ba que ở Phố Bolsa Cali sẽ càng mất chỗ đứng trong làng chống đối dân chủ gốc Việt và mất chỗ dựa về vật chất, tài trợ tuyên truyền dân chủ giảm, fund dân chủ giảm, còn các đồng chí áo đỏ cuồng Mỹ dù công khai hay ngấm ngầm thờ 2 chủ cũng mất đi chỗ đứng trong chỗ họ đang làm việc và mất đi chỗ dựa tinh thần, có khi còn là chỗ dựa vật chất, nếu lâu này họ lĩnh lương 2 đầu. Họ hay tuyên truyền với nhau là "DLV lương ba củ' nhưng thật ra chính họ mới là đc cơ quan sở Mỹ trả lương, trực tiếp hoặc theo hình thức fund, nhuận bút, chia lãi bán sách lật sử, hồi ký lật sử, để trả công cho công sức lao động của họ đánh phá cách mạng VN.

    Trả lờiXóa
  4. 3 tuần chậm trễ đối phó Covid-19 của chính quyền Tổng thống Trump
    Hãng tin New York Times ngày 11/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Tiến sĩ Robert Kadlec, quan chức ứng phó thảm học thuộc Cơ quan Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ, đã chủ trì một cuộc họp của ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 21/2.

    Trong cuộc họp đó, tổ công tác đã đưa ra kịch bản Covid-19 trở thành đại dịch, khiến 110 triệu người nhiễm bệnh, 7,7 triệu người nhập viện và 586.000 người tử vong. Họ kết luận rằng, Mỹ cần thực hiện cách ly xã hội quyết liệt sớm nhất có thể bất chấp điều này có thể khiến kinh tế quốc gia bị gián đoạn nghiêm trọng, làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Hai ngày sau cuộc họp này, ông Kadlec nắm được thông tin về việc lây truyền từ người sang người ở các bệnh nhân không có triệu chứng.

    Tuy nhiên, Tổng thống Trump phải mất hơn 3 tuần để quyết định triển khai chính sách cách ly xã hội vào ngày 16/3 nhằm ngăn dịch Covid-19. Thời điểm này, số ca mắc Covid-19 ở Mỹ đã tăng từ 15 lên 4.226 ca và đến nay hơn nửa triệu người Mỹ đã dương tính với virus gây đại dịch viêm phổi cấp, trong đó hơn 22.000 người đã tử vong.

    Một quan chức chính quyền Mỹ cuối tuần qua xác nhận với CNN rằng, vào tuần thứ 3 của tháng 2, các chuyên gia y tế hàng đầu của chính phủ đã nhất trí quan điểm rằng cần chuyển từ chiến lược kiểm soát dịch sang chiến lược hạn chế tổn thất, trong đó có biện pháp cách ly xã hội quyết liệt. Họ dự định hối thúc Tổng thống Trump về điều này sau khi ông trở về từ chuyến công du Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc họp đã bị hủy ngay khi ông Trump trở về Washington và tức giận vì thị trường chứng khoán lao dốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Trump đã bổ nhiệm Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu ban chỉ đạo ứng phó dịch. Một số quan chức trong chính quyền của ông Trump thậm chí khẳng định trên truyền hình rằng dịch đã được kiểm soát.

      Trước đó, ông Trump cũng nhận được nhiều cảnh báo từ cấp dưới, trong đó có cảnh báo từ Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar từ giữa tháng 1, về mức độ nguy hiểm của Covid-19. Vài ngày sau đó, ông Trump phát biểu với phóng viên rằng: “Chúng ta đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh. Đó chỉ là một người đến từ Trung Quốc và chúng ta đã kiểm soát được, tất cả sẽ ổn thôi”. Trong một cuộc điện thoại hôm 30/1, Bộ trưởng Azar tiếp tục cảnh báo nguy cơ Covid-19 trở thành đại dịch, đáp lại ông Trump chỉ nói rằng ông Azar là “người thích cảnh báo” và nhắc bộ trưởng này “ngừng gây hoảng loạn”.

      Một cố vấn cấp cao khác của ông Trump, ông Peter Navarro, cũng đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ về Covid-19 trong hai bản ghi nhớ gửi cho giới chức Nhà Trắng hồi tháng 1. Tuy nhiên, mới đây, ông Trump khẳng định chưa từng xem hay biết đến 2 bản ghi nhớ đó.

      Mỹ hiện là quốc gia có nhiều người mắc và tử vong vì Covid-19 nhất thế giới với hơn 560.000 người nhiễm bệnh, trong đó hơn 22.000 người đã tử vong. Dịch Covid-19 tại Mỹ được cho là đã lập đỉnh cuối tuần trước, số người chết được dự báo sẽ tăng chậm lại và xuống dưới mức 1.000 ca tử vong/ngày vào đầu tháng 5.

      Nhà Trắng hôm qua cho biết sẽ duy trì biện pháp cách ly xã hội đến cuối tháng 4 trong khi chính quyền của ông Trump để ngỏ khả năng mở lại một phần nền kinh tế vào đầu tháng tới.

      Xóa
  5. Ольга Ткаченкоlúc 21:31 13 tháng 4, 2020

    Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang kháng khuẩn chống Covid-19

    Tiếp theo hành động hỗ trợ các nước láng giềng Lào và Campuchia, các nước châu Âu, Myanmar, chiều 13.4, Việt Nam đã trao tặng 150.000 khẩu trang kháng khuẩn chống Covid-19 cho Nga.
    Thứ trưởng Tô Anh Dũng trao quà tặng cho Đại sứ Nga tại Việt Nam /// Ảnh Bộ Ngoại giao Việt Nam
    Thứ trưởng Tô Anh Dũng trao quà tặng cho Đại sứ Nga tại Việt Nam
    Ảnh Bộ Ngoại giao Việt Nam
    Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 13.4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao số hàng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Liên bang Nga, gồm 150.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất.
    Tham dự buổi lễ có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công thương và Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam C. Vnu-cốp.
    Thứ trưởng Tô Anh Dũng chia sẻ, dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, đặt ra những thách thức chưa từng có với tất cả các quốc gia.
    Việt Nam luôn quan tâm theo dõi và đánh giá cao những biện pháp kịp thời và quyết liệt mà Tổng thống V. Pu-tin và Chính phủ Nga đang chỉ đạo triển khai, nhằm đẩy lùi đại dịch.
    Là Đối tác chiến lược toàn diện, với tinh thần tương thân tương ái, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong muốn dành một phần nguồn lực của mình gửi tặng Chính phủ và nhân dân Nga trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, cảm ơn chính quyền Nga tiếp tục dành sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng Việt Nam hiện đang sinh sống tại Nga trong tình hình dịch bệnh khó khăn.
    Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, hợp tác quốc tế và tăng cường đoàn kết có ý nghĩa quan trọng nhằm cùng nhau tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và an toàn người dân, góp phần giảm thiểu những tác động của dịch Covid-19 đối với đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi nước.
    Việt Nam sẵn sàng phối hợp, trao đổi kinh nghiệm và chung tay cùng Nga quyết tâm sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh, góp thêm phần ý nghĩa khi hai nước cùng nhau kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
    Đại sứ Nga C. Vnu-cốp gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu dành cho Chính phủ và nhân dân Nga trong thời điểm hiện nay, coi đây là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
    Đại sứ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và các biện pháp ứng phó hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong đấu tranh phòng chống dịch bệnh, đã nhiều lần được cộng đồng quốc tế công nhận, đồng thời bày tỏ hy vọng với sự đoàn kết và chung sức chung lòng, các nước sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch và hướng tới tương lai tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
  6. Trong đại chiến chống dịch covid 19, Việt Nam đã rất thành công, khống chế rất tốt và không có trường hợp nào tử vong

    Trả lờiXóa
  7. Sau đại dịch covid 19 người dân các nước TBCN sẽ có cái nhìn khác về các nước XHCN; bởi sự ứng phó rất có trách nhiệm; bởi sự quan tâm đặc biệt tới tính mạng con người của chính quyền các nước XHCN... mà các nước TBCN không có

    Trả lờiXóa