Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Lần đầu tiên BBC trung thực: CỰU THIẾU TÁ THÁI LAN - "TÔI CHỈ LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ"

Lời dẫn: Quả thực, những "cơ quan truyền thông cuốc tế" như BBC, RFA, VOA, RFI... rất hiếm khi đưa tin trung thực về cuộc chiến ở VN. Thế nhưng, ngày 2/5/2018 có một sự kiện hiếm hoi khi BBC đăng bài khá trung thực, đó là bài "Cựu thiếu tá Thái Lan 'và bùa hộ mệnh' trong Cuộc chiến VN". Qua bài viết này, lần đầu tiên độc  giả VN biết chi tiết sự thật về cái gọi là "đồng minh", tức "chư hầu" của Mỹ tham chiến ở VN: Thái Lan là quốc gia lớn đứng hàng thứ ba tính theo số binh sĩ được gửi qua Việt Nam tham chiến (hơn 40 ngàn), sau Mỹ và Nam Hàn. Trong số hơn 40.000 lính Thái tham chiến ở Việt Nam, 351 binh sĩ tử nạn, và hơn 1.300 binh sĩ khác bị thương. Năm 1963, một chương trình chuyên biệt được chỉ định bởi Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (CINCPAC) cho các hoạt động chống nổi dậy của Thái Lan, phân bổ cho Thái Lan 700 triệu đô la trong vòng sáu năm. Chi tiêu tài chính này của Hoa Kỳ chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu sang Thái Lan thời đó, và đã thúc đẩy kinh tế cho nền kinh tế Thái Lan sau này.

Dưới đây, Google.tienlang xin giới thiệu bài viết này
*******
Cựu thiếu tá Thái Lan 'và bùa hộ mệnh' trong Cuộc chiến VN
BBCvietnamese.com
2 tháng 5 2018
Cựu thiếu tá Puthinart Paholpolpayahasena kể lại kinh nghiệm một người lính Thái Lan tình nguyện qua Việt Nam chiến đấu cùng quân đội Mỹ, khi cuộc chiến ở vào giai đoạn hết sức nóng bỏng.
Như nhiều đồng đội đến Việt Nam tham chiến vào năm 1968, ông thuộc sư đoàn Báo Đen (Black Panthers) đóng ở Bearcat Base, một căn cứ quân sự ở thị trấn Long Thành, thuộc tỉnh Biên Hòa của VNCH.
Trong buổi gặp gỡ phóng viên BBC hôm 25/4 tại tư gia của ông, cựu thiếu tá Paholpolpayahasena, năm nay 78 tuổi, qua lời thông dịch của một đồng nghiệp người Thái Lan, hé lộ tâm tư rối bời của một người đàn ông dưới 30, chân bước vào nơi khói lửa.
Lúc sang Việt Nam, ông cũng không rõ mình đến nơi đó để chiến đấu cho ai, và chiến đấu cho điều gì.
Ông tâm sự:
"Học xong, tôi gia nhập quân ngũ vì lúc ấy tôi nghĩ trong gia đình không ai thương tôi, kể cả mẹ."
"Xong khoá huấn luyện quân sự, tôi phục vụ trong quân ngũ một thời gian, rồi muốn tham dự một cuộc chiến nào đó, nhưng Thái Lan không có chiến tranh. Khi thấy quảng cáo cần tình nguyện viên qua Việt Nam tôi ghi danh xin đi ngay."
"Tôi muốn đi xa nhà để làm cho mẹ hối hận, đau lòng, vì tôi nghĩ bà không còn thương tôi nữa."
Khi được hỏi ông nghĩ gì về chiến tranh Việt Nam, về mục đích của Hoa Kỳ, và của Thái Lan khi tham dự cuộc chiến, ông Paholpolpayahasena xua tay:
"Tôi không hiểu gì nhiều về cuộc chiến. Không biết gì về điều vừa được hỏi là quân đội miền Nam chiến đấu để bảo vệ tự do, để ngăn cản sự lan tràn của cộng sản Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam. Không hiểu mà cũng không quan tâm. Lúc đó tôi cũng chẳng thắc mắc về việc mình sẽ phục vụ cho một lý tưởng gì, mà chỉ muốn đi đánh nhau với ai đó, muốn tham gia một trận đánh thực thụ nào đó."
Tại Long Thành, Biên Hòa, ước muốn được "đánh nhau hay tham gia một trận đánh nào đó" của ông Paholpolpayahasena đã thành sự thật.
Căn cứ Bearcat, nơi ông phục vụ nằm trên quốc lộ 15, cách Biên Hoà khoảng 16 km về hướng tây nam. Trách nhiệm chính của ông là lái chiếc thiết vận xa chở súng cối, M125 để tấn công hoặc yểm trợ các cuộc tấn công của liên quân Mỹ, VNCH và đồng minh.
Ông khoe tấm hình chụp mình đang ngồi ghế lái xe, và tỏ ra hãnh diện về vai trò của mình.
 Thiết vận xa chở súng cối, M125 của quân đội Hoa Kỳ
Ông Paholpolpayahasena là một trong số 40.000 binh sĩ và thuỷ thủ Thái Lan đến Việt Nam phục vụ từ năm 1967 đến 1972.
Theo Albert Lau, tác giả cuốn ''Southeast Asia and the Cold War'' xuất bản năm 2012, thì Thái Lan là quốc gia lớn đứng hàng thứ ba tính theo số binh sĩ được gửi qua Việt Nam tham chiến, sau Mỹ và Nam Hàn.
Trong khi chiến tranh Việt Nam được nhắc đến như một thảm kịch ở cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, thì Thái Lan, theo Richard A. Ruth, tác giả cuốn "In Buddha's Company: Thai Soldiers in the Vietnam War," cuộc chiến này được mô tả bởi người tham dự, sử gia quân sự và những đài kỷ niệm chính thức ở Thái Lan với cái nhìn phần lớn là lạc quan.
Thái độ của Thái Lan có lẽ được Bộ trưởng Ngoại giao của nước này, ông Thanat Khoman mô tả rõ nhất trong cuộc phỏng vấn với chương trình ABC Scope, vào tháng 5 năm 1967.
Ông Khoman giải thích rằng Thái Lan là một quốc gia tham gia tự nguyện và tích cực trong Chiến tranh Việt Nam. Lý do của ông đằng sau việc tham chiến vừa là phương tiện để bảo vệ biên giới của Thái Lan, vừa để giúp mang lại sự ổn định cho toàn bộ khu vực.

Trực thăng quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Về mặt tài chánh, ông Hunchangsith, B., tác giả tài liệu nghiên cứu có tên "Economic Impact of the US Military Presence in Thailand," cho biết Thái Lan nhận được sự hỗ trợ tài chính hùng hậu từ Mỹ trị giá hơn 2 tỷ USD, trong đó phần lớn nhất được phân bổ để chống lại các cuộc nổi dậy và chống du kích tại Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.
Năm 1963, một chương trình chuyên biệt được chỉ định bởi Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (CINCPAC) cho các hoạt động chống nổi dậy của Thái Lan, phân bổ cho Thái Lan 700 triệu đô la trong vòng sáu năm. Chi tiêu tài chính này của Hoa Kỳ chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu sang Thái Lan thời đó, và đã thúc đẩy kinh tế cho nền kinh tế Thái Lan sau này.
Yểm trợ tài chánh lớn lao này khiến một số nhà phân tích từng đặt cho lực lượng Thái Lan được gửi qua Việt Nam danh hiệu "lính đánh thuê," dù danh hiệu này không gây ảnh hưởng tiêu cực lên cái nhìn của dân Thái Lan về cuộc chiến.
Về tổn thất nhân mạng, tác giả Albert Lau cho biết trong số hơn 40.000 người đến Việt Nam, 351 binh sĩ tử nạn, và hơn 1.300 binh sĩ khác bị thương.
Hai lần thoát chết
Trở lại với trải nghiệm chiến tranh của ông Paholpolpayahasena.
Khi được hỏi về những giây phút kinh hoàng gần với cái chết nhất trong khoảng thời gian một năm ở Việt Nam, ông kể lại một cách thật linh hoạt, chi tiết, hai lần chạm trán với lực lượng cộng sản, hai lần ông đối diện với tử thần.
"Lần thứ nhất, tôi đi tuần với đồng đội. Chúng tôi gặp khoảng bốn mươi quân lính cộng sản, hai bên nã súng vào nhau. Chẳng may, súng trường của tôi lúc đó bị trục trặc. Tôi rất khiếp sợ. Có phải mình sẽ chết? Hôm nay chắc tôi sẽ chết, tôi sẽ chết. Tôi nhớ mình hoảng hốt với ý nghĩ đó. Nhưng may thay, cuộc giao tranh đã chấm dứt sau khoảng hai mươi phút. Tôi thoát chết!"
Dừng một chút để lau những giọt mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt còn rắn rỏi, ông kể tiếp:
"Lần thứ hai, chúng tôi được cấp trên ra lệnh phục kích một ổ Việt Cộng. Tôi cùng khoảng 30 đồng đội được chỉ thị đi vào đồn cao su, vì cấp lãnh đạo biết đây là con đường mòn mà ban đêm họ thường dùng để di chuyển đi đâu đó. Khi thấy Việt Cộng, chúng tôi xả súng vào họ, và hai bên bắn nhau rất ác liệt. Sau đó căn cứ chúng tôi thắp hỏa châu đầy bầu trời để chúng tôi nhìn thấy rõ bên địch. Địch quân rút chạy. Chúng tôi được lệnh phải rượt theo. Lúc ấy tôi chợt thấy một người lính Việt Cộng bị thương, đang nằm sát một gốc cây."
"Tôi nhớ đã được căn dặn từ ngày đầu tiên vào đến Việt Nam rằng trong lúc giao tranh, nếu thấy lính Việt Cộng, dù họ bị thương, cũng phải bắn cho chết, và phải biết chắc chắn rằng họ đã chết, nếu không chính mình sẽ bị giết hại. Nhưng thú thật lúc đó tôi thiếu kinh nghiệm giết người, nên tôi do dự rồi bắn đại hai phát súng trúng vào anh ta ở đâu đó.
 '...trước khi tôi lên đường, mẹ tôi may những miếng bùa này vào mũ'
Nhưng người lính Việt Cộng bị thương này, dù chỉ còn cử động được nửa người trên, đã bắn vào đầu tôi. Rất may viên đạn đi qua đầu làm thủng chiếc mũ beret mà không làm tôi vỡ sọ. Sợ quá, tôi bò đến đàng sau những bụi cây để núp, và trốn ở đó cho đến khi đồng đội đến để giải cứu, bằng cách ném lựu đạn và bắn súng máy để giết người lính Việt Cộng đó."

'tôi chỉ là lính đánh thuê'
"Người lính đó với tôi là một anh hùng, anh ta chiến đấu cho đến khi chết, cho đến khi không thể chiến đấu được nữa. Anh ta đã bị thương, bị trúng lựu đạn rồi bị bắn chết bằng súng máy. Khi đến dưới gốc cây, tôi thấy cơ thể rách nát của anh ta đẫm máu, thịt văng tung toé.
Anh ta là một người lính anh hùng. Ngược lại, tôi chẳng phải là một binh sĩ gì thực thụ cả. Tôi sợ hãi, đã rất sợ hãi, khiếp nhược khi đối diện với người lính Việt Cộng đó
Ông Paholpolpayahasena
Tôi nhìn vào khẩu súng và thấy anh vẫn còn vài viên đạn trong tay. Điều đó có nghĩa là anh ta là một tay súng thực sự, có thể điều khiển cây súng của mình, với số đạn ít ỏi mà anh có. Tôi đã dùng bài học đó để dạy những người lính trẻ mà tôi đào tạo sau này."
"Anh ta là một người lính anh hùng. Ngược lại, tôi chẳng phải là một binh sĩ gì thực thụ cả. Tôi sợ hãi, đã rất sợ hãi, khiếp nhược khi đối diện với người lính Việt Cộng đó. Tôi chạy đi, không phải chạy, mà là bò đi, và trốn trong bụi cây.
Sau sự việc đó tôi nhận ra mình không phải là một người lính thực sự, tôi không có phẩm giá nào so với người lính đó, người đã chiến đấu để bảo vệ đất nước của mình, để tranh đấu cho điều mà anh ta tin tưởng. Còn tôi thì không, tôi chỉ là một người lính đánh thuê của quân đội Mỹ."

Vật lưu niệm từ cuộc chiến cách đây hơn 50 năm
Nói đến đây, ông Paholpolpayahasena cho chúng tôi xem chiếc mũ beret bị bắn thủng, đã hơn 50 năm nay ông vẫn nâng niu, mà ông hãnh diện đội lên đầu. Rồi lật ngửa mũ ra ông lôi từ một cái túi nhỏ, được may sát vào đỉnh mũ, một sấp bùa cũ kỹ, có tấm có hình đức Phật.
"Bùa hộ mệnh của tôi, trước khi tôi lên đường, mẹ tôi may những miếng bùa này vào đấy."
Trả lời câu hỏi ông có tin sấp bùa này đã phù hộ cho mình, ông Paholpolpayahasena gật đầu:
"Có chứ. Tất cả các binh sĩ Thái Lan ai cũng đều đeo trên mình những bùa tương tự như thế."
Về thức ăn Việt Nam, ông nói trước kia ở Long Thành thì mê phở, giờ đây mê thêm món nem nướng.
Năm 1969, khi chính quyền Thái Lan quyết định rút quân khỏi Việt Nam, ông Paholpolpayahasena trở về Thái Lan. Ngày hồi hương ông bỏ lại mọi lo âu và suy nghĩ về chiến tranh, tính việc lấy vợ, xây dựng cuộc đời.
Được hỏi có theo dõi tình hình thời sự Việt Nam từ ngày rời xa đất nước này, ông bảo là không.
Được hỏi sự tham chiến của Thái Lan vào cuộc chiến Việt Nam có giúp 'ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản' sang Thái Lan, ông đáp:
"Không, hai việc không liên quan, vì cộng sản ở khắp mọi nơi, và việc chủ nghĩa cộng sản có vào được hay không tuỳ theo mỗi chính quyền."
Với câu hỏi suy nghĩ của ông về cuộc chiến Việt Nam cách đây 50 năm có khác bây giờ, ông nói là không thay đổi.
Rồi ông giải thích thêm:
"Trước khi gặp người lính Việt Cộng chiến đấu đến chết ấy, tôi không nghĩ gì về cuộc chiến. Sau lúc đó, cũng như bây giờ, mỗi khi tôi nghĩ về chiến tranh Việt Nam, tôi lại thấy hình ảnh người lính Việt Cộng mà chúng tôi đã giết, đến sự anh hùng của người lính đó.
Bây giờ cuộc chiến đã kết thúc, Việt Nam đang hòa bình, nhưng tôi nghĩ rằng tinh thần Việt Nam vẫn còn đó. Với tinh thần đó, Việt Nam sẽ thịnh vượng hơn Thái Lan."
Bài phỏng vấn và cuộc gặp với cựu thiếu tá Puthinart Paholpolpayahasena do BBC Tiếng Việt và tiếng Thái của World Service cùng thực hiện ở ngoại ô Bangkok.
Ông Puthinart Paholpolpayahasena là con trai của thủ tướng Thái Lan, Phraya Paholpolpayahasena.

22 nhận xét:

  1. Lính Thái Lan và đám chư hầu ăn theo chó hùa của Mỹ theo chúng nó vào cắn xé miền Nam để ăn ké tí Đô La tài chính và lợi ích kinh tế và được đền đáp các quyền lợi nọ kia thì gọi là đánh thuê là đúng, chúng nó được thuê để làm 1 việc ác cho quân Mỹ rồi được trả lại 1 cái gì đó.

    Còn bọn ngụy là bọn tay sai với tính chất nô lệ, nô dịch, chúng bị Mỹ nhồi sọ trong các quân trường rồi hung hăng đi bắn giết theo kiểu nô tài, nô lệ, không có hợp đồng ký kết nào. Bởi thế tư cách đánh thuê của chúng cũng không có. Bọn ngụy là bọn tay sai mạt hạng, là những lá chắn sống, những bia đỡ đạn chết thay cho lính chủ, là bọn lính hạng 2 của Pháp Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:02 4 tháng 5, 2018

    BBC thỉnh thoảng có bài viết khá trung thực mà tôi từng đọc, như bài viết về một bộ trưởng của Anh quốc quyết định thả tự do cho Nguyễn ái Quốc trong vụ án ở Hồng Kông năm 1933.
    Nhân ngày mai 5-5 kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx, hôm nay BBC có bài "Những điều có lẽ chúng ta phải biết ơn Marx". Bài này cũng nói lên được một phần công lao của Marx. Theo tôi lẽ ra người viết nên bỏ hai chữ "có lẽ" mà lấy tựa bài là "Những điều chúng ta phải biết ơn Marx" để khẳng định công lao của ông.
    Cũng cần nói thêm hiện nay ở Anh quốc, Đức quốc, người ta dựng tượng Marx, ca ngợi công lao của ông. Nhiều học giả vẫn viết, công nhận là Marx đúng, bộ sách Tư bản của Marx người ta vẫn tìm tòi, tái bản phục vụ cho việc nghiên cứu của rất nhiều người ở các nước tư bản...
    Và cũng xin nhắc những ai từng chửi Lão Già Thép hay viết về Marx - Lenin hãy chịu khó đọc, nghiên cứu cái hay của các ông ấy, tự lý giải vì sao ông Nguyễn Ái Quốc theo ông Marx ông Lenin. Và nên nhớ rằng ông Nguyễn Ái Quốc vận dụng chủ nghĩa Marx - Lenin vào thực tiễn Việt Nam chứ không bê nguyên xi như người ta áp dụng ở bên Tây. Chính vì vậy nên ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam xác định "học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, trang nhân dân là học cái hay, cái đúng, cái Hồ Chí Minh tiếp thu vận dụng chủ nghĩa Ma1rx - Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, điều mà Hồ Chí Minh biến từ nhận thức trong học tập Marx - Lenin vào việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, phong cách của mình từ một người yêu nước, trở thành người Cộng sản chân chính trung thành với chủ nghĩa Marx - Lenin.

    Trả lờiXóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:20 4 tháng 5, 2018

    Nói thêm:
    Nước ta do Đảng Cộng sản lãnh đạo, xác định chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ Nam soi đường cho Cách mạng Việt Nam. Thế nên những kẻ chống lại chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kẻ chống lại sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam. Điều này là chính xác 100%, theo đó để biết những kẻ khua môi múa mép chống chủ nghĩa Marx - Lenin là ai?

    Trả lờiXóa
  4. Với sức mạnh to lớn về kinh tế và quân sự của mình, Mỹ luôn tập hợp được khá đông đảo những nước gọi là đồng minh tham gia các cuộc chiến của Mỹ như ở: Triều Tiên, Việt Nam, Nam Tư, Iraq, Apganistan,...Họ tham gia bán mạng cho Mỹ để đổi lại những lợi ích kinh tế, chính trị,.. chứ hoàn toàn không phải vì mục tiêu cao đẹp nào mà Mỹ rêu rao (bảo vệ thế giới tự do, dân chủ, chống khủng bố, ....)và họ cũng chẳng tin những điều đó. Cuộc chiến VN đã đem lại lợi ích to lớn cho những nước theo Mỹ; trong đó có Thái Lan. Thài Lan cung cấp căn cứ quân sự, phục vụ ăn chơi cho lính Mỹ, hàng hóa như gạo,..binh lính tham chiến ở VN, Lào. Và những đồng đôla được Mỹ trả đã đem lại cho TL một sức bậc về kinh tế. Do đó, những người Thái như ông cựu thiếu tá này đã nói rất đúng "Tôi chỉ là lính đánh thuê".

    Trả lờiXóa
  5. Thời nào và ở đâu cũng có ngụy, chỉ là người ta gọi bằng danh xưng khác dài dòng hơn như tiếng Anh có khái niệm puppet government. Người Mỹ cũng gọi Ngụy Sài Gòn là puppet government nghĩa là 1 chính quyền con rối. Người thì dịch trại ra là chính quyền bù nhìn, hoặc ngụy. Nhưng nói cho cùng thì nó đều cùng 1 khái niệm cùng 1 nghĩa tương đương nhau thôi.

    Khi quân giặc xâm lăng vào nhà cướp nước chiếm lãnh thổ thì đương nhiên là họ phải dùng lấy 1 bộ phận bán nước của dân tộc quốc gia đó để làm tay sai phục vụ, chứ lính mẫu quốc thì không đánh xuể. Xưa thì là những Lý Phật Tử, Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Chiêu Thống, các triều đình nhà Nguyễn con rối của Tây thời Pháp Thuộc, họ đều là những nhóm Việt gian hoặc tổ chức Việt gian đều có các bề tôi trung thành, binh tướng dưới trướng, nhưng nhóm của họ phục vụ theo chiêu bài của quân xâm lược, như "Phò Trần Diệt Hồ" của quân Minh chẳng hạn. Thế nên sau này các nhóm Việt Gian và tổ chức khủng bố xưng danh là "Quốc Gia VN" và "VN Cộng Hòa" chính là lịch sử tái hiện lặp lại mà thôi. Đều là bọn phản bội Tổ Quốc, bắn giết thay cho quân xâm lược. Chiêu bài mới nhất để đi bành trướng quốc tế và chống lại phong trào giải phóng dân tộc giành độc lập thuộc địa và chống lại CNTD là "chống lại hiểm họa của Chủ Nghĩa Cộng Sản", "Nếu CSVN thắng thì các nước còn lại trong khu vực sẽ bị xâm lược, bị Cộng Sản hóa và sụp đổ như con bài Domino, hiểm họa Cộng Sản sẽ lan rộng đến nước Mỹ chúng ta".

    Pháp muốn tái chiếm Đông Dương và Việt Nam, Mỹ ban đầu muốn ăn theo hưởng ké nên viện trợ cho Pháp, dùng không quân chuyên chở Pháp ở khắp chiến trường Việt Bắc, giúp lính Pháp và lính ngụy chuyển quân. Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch rõ ràng nhất để thấy sự giúp đỡ của Mỹ cho Pháp, họ chở quân Pháp và lính ngụy đổ bộ xuống Điện Biên. Sau đó Pháp thua, Mỹ đương nhiên không thể để mất trắng bao nhiêu tiền của và công sức, để "bảo vệ thành quả" này Mỹ đã thay thế Pháp và thiết lập 1 tiền đồn của Mỹ trên lãnh thổ miền Nam VN, từ đó Mỹ nắm chặt lại khu vực này và đó là vì sao chúng ta thấy rõ là ngụy không có quyền hành gì, Mỹ là kẻ đi đầu chỉ đạo xuyên suốt cuộc chiến đến 1975, sau 1973 với danh xưng mới là "tùy viên quân sự".

    Trước CM Tháng Tám giành độc lập, Nhật thiết lập hàng loạt các ngụy quyền bù nhìn khi họ sắp thua phe Đồng Minh, bày trò "trao trả độc lập" ở hàng loạt các quốc gia trên thế giới, "nổi tiếng" nhất là chính quyền Vichi của Pháp. Trong đó có cả VN với chính quyền Trần Trọng Kim với cái tên nghe rất kêu là "Đế Quốc VN".

    Trả lờiXóa
  6. Với những kẻ ngụy sử thì Nhật thiết lập ngụy quyền khắp nơi cả thế giới nhưng chỉ chừa VN ra, ở VN thì chính quyền TTK và ĐQVN là "độc lập" thật. Họ nhận thức lịch sử 1 cách hài hước, duy ý chí nếu không nói là bệnh hoạn. Thế nhưng mở miệng ra luôn vỗ ngực tự xưng ta đây mới là khách quan nhất, thế mới hài.

    Lá cờ của ngụy quyền của Nhật ở VN cũng là cờ màu vàng quẻ ly, 2 sọc, tiền thân của cờ 3 que (quẻ càn). Sau khi ngụy quyền của Nhật này sụp đổ thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên bố độc lập, lập ra NHÀ NƯỚC DUY NHẤT ở Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ đó vùng đất này có 1 quốc gia đất nước là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa duy nhất. Do đó các ngụy quyền của Pháp và của Mỹ do những tên giặc xâm lược này dựng lên sau đó và nuôi dưỡng đến ngày 1975 dĩ nhiên các rõ chất ngụy. Ngày nay nhiều người gọi họ là ngụy nô là vì họ bắn giết cho quan thầy Pháp Mỹ với 1 cung cách chủ nô.

    Quan hệ giữa ngụy quyền, ngụy quân với Pháp Mỹ không phải là mối quan hệ đồng minh ngang bằng, mà là mối quan hệ chủ nô, chủ tớ, chỉ có ý muốn của 1 bên là đạt được và phải theo, ý muốn của bên kia có giá trị ngang với rác rưởi, ví dụ như quyền hành duy nhất của nội các Trần Trọng Kim là quyền được đặt tên đường phố, ví dụ như "Quốc Gia VN" không ký vào HĐ Geneva nhưng nó vẫn được VN-Pháp thông qua, ví dụ như Diệm trung thành với tôn giáo và Vatican hơn Mỹ nên có nhiều điểm không nghe lời Mỹ triệt để, nên bị Mỹ giật dây giết đi phế bỏ, như giết 1 con kiến dễ dàng, ví dụ như Thiệu khóc lóc không muốn ký vào HĐ Paris nhưng bị Tổng thống Mỹ dọa giết như Diệm và bắt phải ký vào. Các ngụy quyền thời cận đại và hiện đại trong lịch sử VN đều là tay sai bù nhìn của quân xâm lược đây là vấn đề khách quan rõ ràng và không thể tránh né bằng cách gọi khác đi không dám sử dụng từ ngụy, không khác gì âm mưu xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen lịch sử, đốt đền bôi nhọ lịch sử cho dơ bẩn nó đi, phủi bụi vào quá khứ, bắn súng lục vào quá khứ để tương lai dội đại bác phản chiếu lại để tất cả tha hóa hủ bại sụp đổ. Muốn diễn biến hòa bình về chính trị và đánh sụp nền kinh tế thì trước tiên là DBHB về lịch sử, thay đổi nhận thức lịch sử và văn hóa phong cách nhìn nhận, biên soạn lịch sử truyền thống của 1 quốc gia dân tộc.

    Tất cả chúng đều đi đồng hành song song với nhau, không có gì là riêng lẻ. Chính tri, kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội, giáo dục, báo chí, quốc gia, dân tộc, chế độ chính trị, thể chế cầm quyền. Mục đích dễ thấy nhất là muốn làm lung lay sự chính danh, chính thống tưởng chừng như đương nhiên và không còn gì đáng bàn cãi của chế độ đương thời, biến vấn đề "không bàn cãi" trở thành vấn đề "có bàn cãi", làm suy giảm niềm tin của mọi người, cả trong Đảng và ngoài Đảng. Để thực hiện mục tiêu này họ đã an bài nhiều năm trong hàng ngũ và giờ những kẻ đó đã luồn sâu trèo cao, thăng chức, và có danh phận trong xã hội nhờ báo chí tiếp thị, liên tục phỏng vấn họ, đồng thời những kẻ giấu mặt tiếp tục mua chuộc hoặc chiêu dụ những người khác qua con đường kết bạn, kết thân, giao thiệp qua đường internet và mxh, tạo ra "trăm hoa đua nở" để thay đổi tư tưởng ở nước ta và cả trong Đảng ta, trước tư tưởng chính trị chính là tư tưởng nhận thức lịch sử và cái nhìn đối với lịch sử, nhất là thời kỳ lịch sử gắn liền với thể chế đương thời.

    Trả lờiXóa
  7. Đồng thời cũng tạo ra các danh nghĩa biểu tình khác, ví dụ như việc xuyên tạc về vụ Hoàng Sa 1974 biến tội thành công cũng tạo ra cho họ cơ hội để ra đường biểu tình, tụ tập đông người trái phép, và kích động hận thù Việt Trung. Đây cũng là 1 ví dụ rõ ràng nhất về việc nhân xuyên tạc lịch sử để gây rối xã hội, đông người tất dễ dàng đưa đến hỗn loạn thậm chí bạo loạn hơn là khi đường phố bình thường. Cách mạng màu Da Cam, các cuộc xuống đường thay đổi chế độ, hoặc mở đường cho ngoại bang hành quân xâm lược đều bắt đầu từ những vụ tụ tập đám đông nhỏ lẻ như thế, dần tiến đến biểu tình diện rộng, rồi phát triển đến các trường hợp thay đổi chế độ như ở nhiều quốc gia gần đây mà Mỹ và NATO đã tiến hành. Libi là quốc gia thịnh vượng nhất châu Phi chỉ vì muốn thay thế đồng USD mà nay đã trở thành 1 quốc gia "loạn 12 sứ quân" hỗn chiến liên miên giữa các bộ tộc, bộ lạc.

    Đại tá lãnh tụ Gadaffi sử dụng nữ binh để làm 1 biểu tượng tôn vinh nữ quyền (quyền phụ nữ) và làm 1 biểu tượng, thông điệp tuyên truyền phụ nữ có sức mạnh không thua gì mày râu, thì truyền thông Mỹ và phương Tây hô hào đó là các gái điếm quân đội phục vụ tình dục cho Gadafi. Trước đó là vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Thế mà nhiều kẻ vẫn mù quáng cuồng tín tin rằng báo chí truyền thông Mỹ và phương Tây là khách quan, là trung lập. Tội nghiệp cho sự "vô minh" của họ.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ "phong trào" xuyên tạc ngụy sử này sẽ không dừng lại ở KCCM và sự kiện giải phóng miền Nam 30/4. Rất có thể vài năm tới sau khi đuối lý hết còn lý lẽ gì để ngụy biện thì họ sẽ chuyển sang KCCP hoặc 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, hoặc hải chiến Trường Sa (chiến dịch CQ-88), hoặc tăng cường tuyên truyền xuyên tạc về Cách Mạng Tháng Tám và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đến nay chỉ có các nỗ lực đánh vào hình tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là bị thất bại triệt để và bị phản hồi mạnh nhất từ nhân dân. Vì nhân dân ta yêu kính Bác Hồ của mình, vì nhiều thành phần tiến bộ trên thế giới coi Người là thần tượng, là 1 lãnh đạo tài giỏi đã dẫn dắt 1 dân tộc thuộc địa đứng lên giành quyền độc lập và đánh đuổi bao nhiêu là giặc ngoại xâm.

    Chúng ta đều biết là trước khi chủ trương đánh vào lịch sử KCCM, bắt đầu từ vụ "40 năm hải chiến HS" đến "từ bỏ từ ngụy" đến nay, thì trước đó các chiêu trò xuyên tạc lịch sử đã diễn ra với những thời kỳ khác, tuy không gần nhất với chế độ như KCCM nhưng cũng đều liên quan chặt chẽ đến chế độ.

    Ví dụ như hình tượng anh Lê Văn Tám trong KCCP. Nếu họ thành công xuyên tạc được hình tượng Lê văn Tám thì tất nhiên họ sẽ thừa thắng xông lên đến hình tượng Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Viết Xuân vv. trong KCCM. Nhiều người ỷ lại cho rằng tất cả đã có Nhà Nước lo, bao gồm cả trách nhiệm giữ gìn lịch sử, nhưng Nhà nước trăm công ngàn việc về kinh tế xã hội và đối ngoại. Nếu như cứ bảo để NN lo, còn bản thân tôi không liên quan đến cuộc chiến tranh này, cha tôi nào có đi lính trong cuộc chiến kia, nhà tôi không có ai là nạn nhân chiến tranh, vì thế việc gì tôi phải ăn cơm nhà vác ngà voi, hay "nó chỉ xuyên tạc về nhà Nguyễn và thời Pháp chứ đâu có xuyên tạc về thời Mỹ, tôi không có ai liên quan đến nhà Nguyễn hay bọn Pháp thì không việc gì liên quan đến tôi"...... Đây là những ý nghĩ rất sai lầm, bởi vì "chiến dịch" xuyên tạc lịch sử chúng đánh sâu rộng và không dừng lại ở thời kỳ nào hay đề tài nào. ĐƯỢC ĐẰNG CHÂN SẼ LEO LÊN ĐẰNG ĐẦU. Xuyên tạc được một vấn đề thì sẽ tiến đến xuyên tạc một vấn đề khác, rồi nhiều vấn đề khác. Điều này đúng không chỉ gói gọn trong đề tài lịch sử. Họ sẽ không dừng lại ở thời kỳ lịch sử nào, và càng không dừng lại ở chủ đề lịch sử. Từ lịch sử sẽ lan man sang chính trị và chế độ và vấn đề ngoại giao với TQ các vấn đề đối ngoại đối nội nhạy cảm và nhiều vấn đề khác xưa và nay và tương lai.

    Ví dụ như phong trào xét lại về nhà Nguyễn và đòi vinh danh các quan tình báo của đế quốc Pháp khoác áo tôn giáo kito giáo để rình rập cơ hội xâm lược nước ta, và những kẻ bản xứ cộng tác đắc lực với "nền văn minh mới" như Bá Đa Lộc, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ. Đánh đồng gắn ghép chúa Nguyễn quân phiệt ly khai với triều đại nhà Nguyễn. Phô trương thổi phồng "công", nhẹ hóa hoặc xóa sổ các tội của triều Nguyễn, triều đại phản động nhất trong lịch sử VN.

    Trả lờiXóa
  9. Trước khi có "phong trào" xuyên tạc về Hoàng Sa 1974 và KCCM thì đã có phong trào xuyên tạc về hình tượng anh hùng Lê Văn Tám và nhà Nguyễn. Trước đó là gì?

    Trước đó rất ai để ý vì khi đó báo chí điện tử và mxh chưa phát triển như bây giờ. Đó là phong trào xuyên tạc rằng Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ có mượn tay, vay mượn, lợi dụng CNXH và lừa gạt những đồng chí quốc tế hoạt động XHCN để tranh thủ độc lập và tranh thủ sự ủng hộ của họ.

    Thực tế thì trong các nói chuyện và viết sách báo cũng như các trả lời pv, các thư từ, bút tích của Hồ Chủ Tịch, chưa bao giờ có bằng chứng gì về giả thuyết "thuyết âm mưu" nói trên. Bác Hồ của chúng ta coi trọng CNXH, và muốn cho bình dân dễ hiểu đối với đại chúng rằng đại ý trọng tâm của CNXH là đấu tranh vì 1 xã hội công bằng, bình đẳng, không còn bất công, tất cả mọi người ai cũng có cơm áo, học hành. Một số người xoáy vào vấn đề này để xuyên tạc là vì họ dựa vào việc Bác không tuyên truyền về CN Mác một cách giáo điều và hàn lâm học thuật khó hiểu khô khan sách vở. Và với việc Bác ít nói về CNXH. Thời kỳ đó cả nước, cả 2 miền đang đấu tranh giành độc lập và đánh đuổi giặc thù ra khỏi nước, CNXH là mục tiêu sau này, nên Bác ít nói về CNXH trong thời kỳ đó là đương nhiên.

    Một trong những mũi nhọn của lần xuyên tạc này là tách rời 2 mục tiêu Độc Lập Dân Tộc Và Chủ Nghĩa Xã Hội, và đem chúng đối lập với nhau. Tuyên truyền ra vẻ như là 2 khái niệm này mâu thuẫn xung đột xung khắc với nhau.

    Họ lập luận rằng Độc Lập Dân Tộc ngày xưa đã có mà chưa có CNXH, đâu cần CNXH. Họ quên rằng ngày xưa chúng ta chỉ có độc lập về quyền lực chính trị thực tế, quyền tự cai trị đất nước, nhưng về danh nghĩa chúng ta chỉ có độc lập một phần thôi, bởi trên danh nghĩa các vua ta là An Nam quốc vương do các triều đình phương Bắc phong cho, về danh nghĩa nước ta là chư hầu của phong kiến phương Bắc. Các sách sử quốc tế ngày nay cũng ghi chép một cách cẩu thả bề ngoài như thế, coi ta là 1 phần chư hầu lệ thuộc, phụ thuộc TQ trong mấy ngàn năm lịch sử. Thêm 1 điều cho thấy quan điểm quốc tế chưa chắc là chính xác bằng quan điểm dân tộc.

    Trả lờiXóa
  10. Thế giới tư bản là thế giới cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh với nắm đấm sắt làm chủ. Từ đó phát triển thành CNTD, CN phát xít và CN phân biệt chủng tộc và tư tưởng kỳ thị màu da, da trắng thượng đẳng, CNĐQ, chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Nó là kế tục của chủ nghĩa phong kiến. Do đó ngay cả ngày nay văn minh và nỗ lực hòa bình là thế, nhưng thế giới tư bản ngày nay vẫn không tránh khỏi chiến tranh. Cứ vài năm là xảy ra một xung đột quân sự, chủ yếu do trùm tư bản Mỹ khởi xướng cùng với các đồng minh chư hầu lâu năm. Xâm phạm thô bạo trắng trợn nền độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc khác. Trong khi đó mục tiêu của CNXH là một thế giới đại đồng công bằng và hòa bình. Không có chiến tranh thì tất nhiên Độc Lập Dân Tộc sẽ đỡ bị phạm tới.

    Độc lập của 1 quốc gia và công bằng của xã hội quốc gia đó rõ ràng là không mâu thuẫn gì nhau và còn phải cùng nhau đi tới 1 cách không còn gì tự nhiên hơn. Hỗ trợ cho nhau. Thậm chí không thể không có 1. Không có độc lập thì tất nhiên không có công bằng, khi bị người ngoài cai trị, làm chủ. Không có công bằng thì đó chỉ là 1 nền độc lập thùng rỗng kêu to không hoàn thiện. Độc lập mà bất công khắp nơi thì cũng không được. Lúc đó độc lập chỉ dành cho 1 nhóm người giai cấp lãnh đạo, giai cấp tư sản, làm chủ mọi nguồn lực xã hội, lợi ích xã hội, trong khi công nhân và nông dân lao động phải làm lụng và gặp nhiều bất công, thì đó là nền độc lập của thời kỳ chủ nô và phong kiến, không phải là điều công bằng cho loài người và xã hội. Cho nên Độc Lập Dân Tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội (công bằng xã hội), công bằng dân chủ xã hội là 1 mục tiêu xuyên suốt kể từ sau khi Đảng và Nhà Nước lãnh đạo nhân dân ta giành lại độc lập chủ quyền ở miền Nam sau năm 1975 và các cuộc kháng chiến giữ nước sau đó cho đến nay. Việc cho rằng Độc Lập Dân Tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội là đối chọi nhau, làm hại nhau, hay Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ "lợi dụng" CNXH để mưu cầu độc lập, hay không cần CNXH vv. đều là các tuyên truyền sai trái, sai lầm, không đúng sự thật lịch sử.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng vậy hồi đó cộng đồng Cộng Sản quốc tế với tổ chức phù hợp với VN sau này là Đệ Tam quốc tế vô sản có đường hướng đúng đắn là giải phóng thuộc địa và dân tộc, cho nên Cụ Hồ mới ủng hộ. Khác với Đệ Nhất và Đệ Nhị, Đệ Tam có chủ trương đúng đắn là muốn giải phóng giai cấp và giải phóng con người thì trước hết phải giải phóng thuộc địa / dân tộc, nghĩa là giúp các nước nô lệ rũ bỏ xiềng xích thực dân đứng lên giành lại độc lập quốc gia. Vì vậy chống CS hay chống quốc gia sở tại đều là 1, mà CNCS hay độc lập dân tộc đều cũng là 1. Vì CộnG Sản chính là lực lượng giải phóng thuộc địa giành độc lập cho các quốc gia nô lệ.

    Có những lập luận nhằm xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở VN họ so sánh đánh đồng với cuộc chiến tranh giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ dưới ngọn cờ LHQ ở xứ Kim Chi Hàng Xẻng, vì nó ở chiến trường Triều Tiên nên sách báo quốc tế và Mỹ gọi đó là Chiến Tranh Triều Tiên. Tức là hễ có gì liên quan đến "Bắc Nam" là phải giống nhau hết (!).
    Song thực tế ngoài hai tháng đầu, toàn bộ cuộc chiến dài ba năm này đều do quân đội Mỹ và quân đội TQ choảng nhau, cả 2 Hàn Quốc và Triều Tiên không có vai trò nổi bật trong cuộc chiến Triều Tiên này.

    Một điều cơ bản có thể họ không biết hoặc lẩn tránh không muốn nói đó là khi Thực Dân Pháp quay lại xâm lược rồi sau đó dựng lên ngụy quyền gọi là "QGVN" với là cờ ba que trên nóc Điện Biên Phủ thì khi đó Việt Nam dân chủ cộng hòa đã là 1 quốc gia 5 tuổi. Với 1 Quốc Hội đã làm việc được 4 năm, từ 1946. Thì tức nhiên sau đó cái ngụy quyền gọi "VNCH" do Mỹ dựng lên từ đống phế thải ăn hại của Pháp cũng là ngụy, là không chính danh, là hàng giả, là quân soán đoạt cướp danh vô loài, tiếm danh, phản quốc.

    Trường hợp ở bánđảo Triều Tiên là những gì hoàn toàn khác. Là cả 2 quốc gia tự lập quốc ở 2 đầu bán đảo với cùng 1 thời gian. Hàn Quốc lập quốc trước 1 tháng rồi sau đó Triều Tiên mới tuyên bố lập quốc. Tuy nhiên cần nhần mạnh ở đây là Hàn Quốc cũng không có chính danh rõ rệt gì vì lúc này Hàn Quốc mới chỉ tuyên bố bằng mồm mà chưa có 1 Nhà nước, Chính phủ hoàn chỉnh ra hồn.

    Lực lượng kháng Nhật của Kim Nhật Thành không được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng để làm nên được CMT8 trước khi phe Đồng minh quay lại như VN. Đây thực chất là 1 lực lượng nghĩa quân địa phương cục bộ giống như hàng nghìn lực lượng nghĩa quân thời Pháp thuộc ở VN. Nó chưa từng đánh thắng hay đánh với Nhật được trận nào vẻ vang, danh tiếng của nó thua kém cả nghĩa quân Nguyễn Trung Trực với trận Nhật Tảo hay nghĩa quân Ba Đình của Đinh Công Tráng với các trận đánh Tây lừng danh ở chiến khu Ba Đình. Nhật thua Đồng minh chứ không thua Lực lượng Kim Nhật Thành.

    Ở VN là hoàn toàn khác khi Cụ Hồ và người Cộng Sản lãnh đạo dân tộc đâu tranh giành độc lập trong khi muôn vàn nghĩa quân khác không làm được. Và được lòng dân rộng rãi khắp nơi trên cả nước. Lực lượng kháng Nhật của Kim Nhật Thành so với lực lượng kháng chiến của Cụ Hồ thì như là so đom đóm với thái dương vậy.

    Trả lờiXóa
  12. Bọn 3q, bọn cơ hội,..muốn VN đi theo con đường của TL để kiếm Đôla Mỹ. Chúng coi TL như hình mẫu để VN học tập. Mục đích cuối cùng của chúng là làm sụp đổ chế độ hiện nay. Rõ ràng là thế giới dù đa cực hay đơn cực thì Mỹ vẫn là thế lực hùng mạnh mà các nước phải tính và điều chỉnh chính sách của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia. Hiện nay, trải qua lịch sử đầy biến động của thời hiện đại, đa phần các nước đã thích nghi với sự bá đạo của Mỹ và họ biết cách theo Mỹ để thu về lợi ích quốc gia với chi phí và cái giá phải trả thấp nhất. Họ tham gia với Mỹ với vai trò hụ hợ tượng trưng là chính như đã thấy trong các cuộc chiến ở Iraq hoặc Apganistan,...Còn đối với VN thì bọn 3q ,...muốn VN trở thành "đồng minh" chống TQ cho Mỹ vì với sức mạnh đang lên của mình thì chiến tranh nóng giữa Mỹ và TQ là đều không thể. Chúng muốn VN thay Mỹ làm chuyện đó dù chúng vẫn hiểu rằng sau hàng chục năm với những cuộc chiến tranh giành độc lập khốc liệt với các cường quốc ngoại bang thì VN cần môi trường hòa bình để tái thiết. Và một lần nữa các nước khác trong khu vực trong đó có TL sẽ một lần nữa vươn lên một nấc thịnh vượng mới nhờ xương máu của ngưới VN. Không lạ gì, 01 đồng minh con đẻ của Mỹ là Philippin (Mỹ chiếm Phi từ Tây Ban Nha, giải phóng Phi khỏi Nhật và trao trả độc lập,...) đã khôn ngoan né tránh vai trò đó. Thế nhưng bọn chúng rất muốn VN làm việc đó để có thể khoái trá trước viễn cảnh chiến tranh tàn phá đất nước này.

    Trả lờiXóa
  13. Hàn Quốc là nước có số quân đông thứ hai sau Mỹ tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Với 380.000 quân và với thời gian từ 1965-1973 quân Hàn Quốc đã gây ra nhiều tội ác với nhân dân miền Nam Việt Nam . Quân Hàn Quốc cũng đã phải bỏ mang 5000 tên và trên 10.000 bị thương.
    Đổi lại khi Hàn Quốc đua quân sang tham chiến, Mỹ đã viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc bình quân hàng năm tới 60% GDP.
    Ông tổng thống Hàn Quốc gọi quân sang tham chiến ở Việt Nam là những chiến sỹ "yêu nước" vì họ đã làm cho nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh.
    Còn người lính trực tiếp tham chiến thì nói "Bán máu là cái giá phải trả để phát triển và hiện đại hoá đất nước. Nhờ vào tính mạng của những người lính đánh thuê như chúng tôi, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc trên thế giới".

    Thái Lan là nước có số quân tham chiến đong thứ ba, với hơn 40.000 quân và cũng đã có 350 lính phải bỏ mạng và hàng ngàn lính bị thương.
    Đổi lại, Mỹ đã viện trợ kinh tế cho Thái Lan bằng trên 25% tổng GDP của toàn Thái Lan.
    Với người lính tham chiến của Thái họ cũng nói thân phận họ chỉ là lính đánh thuê.

    Quân chư hầu đổi mạng sống của người lính để kiếm tiền, còn Mỹ bỏ sinh mạng của lĩnh Mỹ, tiền thuế của người dân Mỹ để được cái gì?
    Được sự thất bại năng nề, được bài học nhớ đời cho lịch sử nước Mỹ.

    Trả lờiXóa
  14. VN khác Triều Tiên nhất là ở lòng dân. Lòng dân đó xuất phát từ nhiều nguyên tố nhưng dễ thấy rõ nhất là tính chính danh nhà nước của VNDCCH và Chính Phủ Hồ Chí Minh khi đã làm được CMT8 tuyên bố độc lập chủ quyền trước khi đám thực dân trong phe ĐM quay lại, thực dân Pháp nấp sau thực dân Anh. Thứ nữa là Việt Minh do cụ Hồ và các chiến sỹ CS lãnh đạo là đại biểu chân chính nhất trong kháng chiến chống Pháp và là lực lượng duy nhất ở VN đánh Pháp thật sự sau khi Quốc Dân đảng Việt Nam của Nguyễn Thái Học bị Pháp chém đầu ở Yên Bái. Tàn dư của Quốc Dân đảng và các phe phái, giáo phái, xã hội đen khác như Bình Xuyên của 7 Viễn đều chống Pháp bằng mồm nhưng đều chống Việt Minh và trốn sang vùng tạm chiếm của Pháp để "tỵ nạn chính trị" VM và "chống Cộng Sản". Đó không phải là những lực lượng giải phóng dân tộc chân thật mà là các loại quân phiệt trong thời loạn thế. Những người yêu nước chân thật lúc đó đều đã tình nguyện "hòa hợp hòa giải" với VM và cụ Hồ mà không cần những đòi hỏi yêu sách nào cả. Nguyễn Phương Hùng và ba que hải ngoại nên học gương của những người xưa này họ đã gia nhập VM để đánh Pháp.

    Ở thế giới này các sự kiện lịch sử đều khác nhau không đâu giống đâu. Chia cách ở Đức, Ấn Độ, nội chiến Mao Tưởng ở TQ, chiến tranh Mỹ Trung ở Triều Tiên, kháng chiến chống Pháp Mỹ (chiến tranh Đông Dương 1945-1975) đều khác nhau. Ở VN học giả quốc tế người thì gọi theo nhãn quan của Mỹ là Chiến Tranh Việt Nam, người thì gọi theo nhãn quan của Pháp là Chiến Tranh Đông Dương, hoặc Chiến tranh Đông Dương lần 1, chiến tranh Đông Dương lần 2.

    Ở Triều Tiên phe nhà Kim và Đảng Công nhân Triều Tiên (Workers Party) chỉ là 1 trong rất nhiều lực lượng chống Nhật. Tiền thân của quân đội Triều Tiên là Triều Tiên Giải phóng quân. Tiền thân của quân đội Hàn Quốc là Đại Hàn Quang phục quân thời kháng Nhật và tân binh tuyển mộ sau khi Lý Thừa Vãn lên làm TT. Không có phe nào giành được lòng dân một cách tuyệt đối như Cụ Hồ và VM và Đảng Cộng Sản VN ở Đông Dương.

    Việc tuyên bố thành lập quốc gia của 2 phe chống Nhật ở Triều Tiên ai trước ai sau không quan trọng vì nó chỉ cách nhau tầm 1 tháng, chưa ai có 1 quốc gia hoàn thiện và thực hiện nghĩa vụ nhà nước một cách thật sự hoặc kịp ban hành các văn bản pháp lý liên quan. Đơn giản là dân Bắc thì ủng hộ nhà Kim, dân Nam thì ủng hộ nhà Lý. Mỗi người dân 2 nơi nghe vào tuyên truyền của Chính phủ phe mình.

    Còn ở VN thì thực tế là không có Bắc Nam gì cả. Trong QĐNDVN và quân Giải phóng đều có đầy người Nam người Bắc. Trong quân ngụy cũng vậy, nhất là lính ngụy công giáo kito từ miền bắc "tỵ nạn cộng sản" theo Pháp vào Nam sau trận Điện Biên Phủ năm 1954. Các bà mẹ liệt sĩ, gia đình có công với nước và kháng chiến ở miền Nam nhiều gấp đôi miền Bắc theo thống kê. Miền Nam có gấp đôi thương binh liệt sĩ so với miền Bắc.

    Theo tôi đó là những điểm khác nhau rất dễ thấy rõ về 2 sự kiện lịch sử ở 2 nơi này. Ở TT là địa phương cục bộ và tính chất Nam Bắc thực tế hơn nhiều. Còn ở ta tính chất Nam Bắc rất mờ nhạt thậm chí không tồn tại trên thực tế. Ta tuyên truyền "thế trận lòng dân" hay "chiến tranh nhân dân" hay "miền Nam là tuyến đầu đánh Mỹ", "miền Nam là tiền tuyến lớn đánh Mỹ" là những tuyên truyền trung thực chuẩn xác, không phải là những tuyên truyền sai sự thật dối trá kiểu Hitle hay tâm lý chiến Mỹ ngụy.

    Trả lờiXóa
  15. Quá dễ để thấy sự khác nhau ở điểm nói trên. Ở TT nhà Kim không gầy dựng được cơ sở nội bộ nào ở miền Nam. Không xây dựng được chiến tranh du kích ở MN. Chiến tranh du kích chỉ hiệu quả khi có lòng dân, bởi nếu không thì người dân địa phương họ sẽ chỉ điểm cho giặc.

    Giống như ở bất cứ 1 quốc gia nào, 1 tổ chức bất hợp pháp cài người vào thì dân họ không có đi báo cảnh sát là may rồi, nói gì đến đào hầm nuôi giấu trong nhà! Các địa đạo ở miền nam (Củ Chi, Vịnh Mốc ....) cũng đều do dân địa phương đào. Ở VN các lãnh đạo ngoài Bắc đi vào Nam như đi chợ, cao đến như Bí thư thứ nhất Lê Duẩn mà đi khắp miền Nam như chỗ không người kể cả vùng tạm chiếm của Mỹ thì quý vị cũng hiểu là nó khác TT như thế nào, người dân miền Nam che chở kháng chiến và các lãnh đạo từ MB như thế nào.

    Trả lờiXóa
  16. bà mẹ Miền Namlúc 22:41 6 tháng 5, 2018

    Con ra thưa với Cụ Hồ
    Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao

    Trả lờiXóa
  17. Còm của bác rất hay và chí lý . Chỉ xin làm rõ tý là :

    Giải phóng quân Triều Tiên và Đại Hàn quang phục quân đều là MỘT. Đó là lực lượng cũ của Kim Đấu Phụng và Nghĩa Liệt đoàn . Tất cả đều là hình thành nên quân đội quốc gia HQ.

    Còn lực lượng tiền thân của quân đội quốc gia TT là QUÂN TÌNH NGUYỆN TRIỀU TIÊN, thành lập tại Diên An , Trung Quốc. Đây là lực lượng nói theo nghĩa tốt thì là "nghĩa quân" hay "nghĩa binh", nói theo nghĩa xấu thì là "quân phiệt", mang màu sắc dân tộc kết hợp giai cấp. Đây là "lực lượng bản bộ" của gia đình Kim Nhật Thành và lực lượng vũ trang của Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên , sau là Đảng Lao Động Triều Tiên đến nay .

    Tất nhiên, những người am hiểu lịch sử 2 dân tộc đều không ai nhầm lẫn được 2 cuộc chiến này .

    Trả lờiXóa
  18. Sự kiện lịch sử trong 1 nước mỗi thời cũng đã khác nhau rồi nói gì giữa quốc gia với quốc gia trên thế giới này. Như thực dân Pháp mình gọi là đô hộ cả nước toàn quốc VN và chia cắt nước ta ra làm 3 miền. Nhưng theo pháp lý quốc tế thì chỉ có Nam Kỳ (Cochin) là 'xứ thuộc địa'. 'Thuộc địa' là 1 chuyển ngữ từ khái niệm 'Colony' trong thuật ngữ tiếng Tây.

    Thuộc địa không phải là 1 bộ phận hành chính quốc gia của 1 quốc gia mà nó là 1 vùng đất để khai thác và sử dụng nô lệ (slaves) hoặc các loại nô bộc, người làm (servants) tương đương. 1 vùng đất phụ thuộc để khai thác tài nguyên và lao động, với mục đích giúp chính quốc (mẫu quốc) làm giàu. Trường hợp VN là nước mẹ Đại Pháp vĩ cmn đại.

    Theo pháp lý quốc tế VN không phải là bộ phận hành chính của Pháp và chỉ có miền Nam là xứ thuộc địa của Pháp. Còn miền Trung Kỳ (Annam), miền Bắc Kỳ (Tonkin) là 'xứ bảo hộ'. Có nghĩa là nước An Nam vẫn độc lập giả hiệu, 'độc lập' một phần nào đó trong sự 'bảo hộ' của Pháp. Nghĩa là không bị đô hộ hoàn toàn như thời phong kiến, vẫn có 'độc lập chút chút', 'độc lập tí tẹo', he he. Dĩ nhiên trong lịch sử chính thống VN và quan niệm dân gian thì tất cả các thời này đều là thời kỳ ngoại thuộc, Pháp Nhật Mỹ, bọn tay sai bù nhìn đều là ngụy từ các hoàng đế bù nhìn nhà Nguyễn đến các 'tổng thống' ma tổng thống cuội của ngụy sg mà dân tộc này vô thừa nhận. Dân tộc VN đã không công nhận những đứa con hoang phản bội này và đào thải loại bỏ chúng ra khỏi lịch sử. Ngày nay hà tất phải đào mồ cuốc mả chúng nó dựng xác chúng nó lên rồi hít hà khen thơm như báo Tủi Chẻ hay làm, rồi xuyên tạc là đó là 'hòa hợp dân tộc'. Vô cùng tởm lợm!

    Trên FB 1 phóng viên cũ của Tuổi Trẻ cho biết là có 1 dạo mấy năm trước thời đồng chí X ở báo TT khi nghẹt cầu moi lên được 'hàng trăm' bao cao su. Có nghĩa là rất là nhiều bcs. Tuy chắc là chém gió lên cho nhiều 1 tẹo nhưng rõ ràng đã cho thấy sự điên cuồng thú vật của tờ báo này khi chúng ăn ở với nhau như cầm thú thì chúng sẽ viết sử như cầm thú và ủng hộ bọn 'sư giả' làm càn sủa loạn sủa đổng, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, thủ dâm thây ma. Hi vọng công an hãy điều tra Tuổi Trẻ và đồng bọn lều báo khác cũng làm phản giống như Tuổi trẻ.

    Trả lờiXóa
  19. Con chánh văn phòng đảng viên phạm pháp giao thông rồi chửi bới người dân và công an quanh đó báo Tuổi Trẻ hăm hở đưa tin ngay, bóc tem ngay!

    Trong khi hàng triệu trường hợp tốt đẹp khác mà đảng viên làm người tốt việc tốt thì chúng nó lờ đi không đưa tin hoặc đưa tin nhưng giấu không cho bạn đọc biết đó là đảng viên. Thế là khi đọc Tuổi Trẻ người đọc không những phải làm quen với phong cách nhận giặc làm cha, biến tội thành công, mà còn phải làm quen với phong cách việc tốt thì là dân thường, việc xấu thì là đảng viên, cán bộ, CA.

    Chuyệt tốt của đv, không đăng, hoặc đăng nhưng bảo đó là dân thường không cho người ta biết đó là đv. Chuyện xấu của dân thường không phải đv, lười đăng. Chuyện xấu của đảng viên, hăm hở đăng liền nha, nhanh tay lẹ chân bóc tem nha. Báo Tuổi Trẻ không phải chống tiêu cực mà chúng nó làm màu để đánh người này người nọ và đánh các doanh nghiệp mà chúng nó 'chê ít'. Đọc báo Tuổi Trẻ còn gì là lòng tin vào lịch sử, vào Đảng và chế độ, vào cán bộ đảng viên, vào doanh nghiệp, kinh tế, các cty nhà nước, xã hội nước nhà.

    Trả lờiXóa
  20. TUYÊT ! lần đầu thấy các còm đồng tâm nhất trí cao - RẤT CÓ TẦM LÝ LẼ, CĂN CỨ XÁC ĐÁNG. KHÔNG THẤY RÁC, CẶN BÃ 3/// + RẬN XUẤT HIỆN

    Trả lờiXóa
  21. Nói đến các lực lượng chư hầu đánh thuê cho Mỹ trên chiến trường Việt Nam thì đúng là nổi cộm lên nhất là lính đánh thuê và gái điếm Hàn Quốc, nhưng gái điếm Hàn Quốc cũng không nhiều bằng gái điếm Sài Gòn. Đúng là phe Kim Nhật Thành và họ Kim danh tiếng kém xa 1 số nghĩa quân Pháp thuộc như Hoàng Hoa Thám hay Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực, ai về Kiên Giang cũng biết câu Hỏa Hồng Nhật Tảo Oanh Thiên Địa, Kiếm Bạt Kiên Giang Khiếp Quỷ Thần, chứ nói gì đến Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn Kim Nhật Thành ông tổ của nước CHDCND Triều Tiên thì danh khí còn kém xa cụ Phan Bội Châu chứ nói gì đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng của họ mờ nhạt, danh vọng kém, không sở hữu lòng dân rộng rãi như ở Việt Nam ta.

    Có quan điểm so sánh Syngman Rhee (tiếng Việt là Lý Thừa Vãn hoặc Lý Thừa Văn) với Ngô Đình Diệm. Thực tế lịch sử cho thấy ông này và gia đình không có nhiều đời làm quan phục vụ Nhật, bản thân cũng không từng làm "thủ tướng" cho Nhật, như nhà Ngô thời Pháp Thuộc và Ngô Đình Diệm làm "thủ tướng" cho Pháp ở VN ta. Cho nên về quan điểm dân tộc thì không thể so sánh được. Nhà Ngô thì rõ ràng là phi dân tộc và phản dân tộc. Còn họ Lý chỉ là chống Nhật kiểu cải lương "hòa bình" giống như cụ Phan Chu Trinh mà thôi, không thể đưa vào danh sách các tội đồ dân tộc bán nước như các Ả Trần, Lê Chiêu Thống, Trần Tiễn Thành, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu được. Nhà Ngô đứng bên phía phản diện ở cả mặt dân tộc và mặt tôn giáo, cho nên nó bị thù ghét căm hận tận xương tủy trong nhiều bộ phận dân chúng miền Nam là dễ hiểu.

    Cách đây khá lâu để cổ súy cho quan hệ Việt Hàn, báo chí VN đăng ầm ỉ về tin đồn rằng Lý Thừa Vãn là hậu duệ hoàng tử Lý Long Tường của nhà Lý, chạy trốn Trần Thủ Độ đến định cư lâu dài ở Cao Ly. Tuy nhiên giống như tin đồn về các dân tộc ở Đài Loan có nguồn gốc Bách Việt, cần phải có các nhà nhân chủng học vào cuộc tra cứu thẩm định xác minh, không thể cứ tự nhận là được. Nhiều gia phả được ngụy tạo, viết lại nhằm mục đích tạo ra một nguồn gốc lý lịch huy hoàng cho gia tộc mình. Ở Hàn quốc nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tranh cãi rằng liệu có phải Syngman Rhee hoặc người của ông ta "chém gió" thế không, gia phả thì ai cũng xuất bản được. Giờ là khẩu thiệt vô bằng, nói sao cũng được. Đến nay câu chuyện về nguồn gốc hoàng tộc 2 nước (lưỡng quốc hoàng tộc), quý tộc 2 quốc gia của gia đình danh giá quyền quý Lý Thừa Vãn vẫn chỉ nằm ở dạng nghi vấn lịch sử chứ chưa ở diện chính thống lịch sử hay lịch sử các gia tộc Hàn Quốc hay các đại gia tộc ở xứ này.

    Trả lờiXóa
  22. Trong thế giới đầy biến động, bất hạnh của người này là cơ may của kẻ khác. Điều này đúng trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Nói cách khác, chiến tranh là bất hạnh cho quốc gia này nhưng đồng thời lại là cơ may cho quốc gia khác. Thái Lan là một trong những nước hưởng lợi từ những cuộc chiến tranh như thế khi đứng về phía Mỹ và tham chiến trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Irac. Do hoàn cảnh lịch sử của mình, Thái Lan có thể bắt tay với Mỹ và tham gia "kinh doanh chiến tranh". Bước nhảy vọt về kinh tế của Thái Lan nhờ vào những đồng Đôla có được khi theo đuôi Mỹ trong chiến tranh VN. Bọn lính chư hầu Thái Lan đã gây nhiều tội ác với nhân dân ta.

    Trả lờiXóa