Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 15. “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?


Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*************
Chương 28. Ngày Quốc tế lao động năm 1971

Nhà tổ chức phong trào phản chiến Rennie Davis trước đó đã kêu gọi một cuộc biểu tình rầm rộ ở Washington nhân ngày 1-5, sao cho đủ đông để khoá chặt mọi nẻo đường.

Khẩu hiệu là: "Nếu chính phủ Mỹ không chấm dứt chiến tranh, chúng ta sẽ chặn đứng mọi hoạt động của họ". Với mục đích tương tự, nhóm chúng tôi ở thành phố Cambridge đã tụ họp để bàn bạc về những hành động sắp tới. Chúng tôi tự hỏi liệu có nên tổ chức biểu tình ở Boston và khuyến khích mọi người kéo về Washington hay không. "Chặn đứng mọi hoạt động của chính phủ", điều đó có ý nghĩa gì? Liệu họ có dự định bạo động, giống như Weathermen? Liệu cuộc biểu tình có được lên kế hoạch kỹ lưỡng? Liệu nó có vượt ra ngoài tầm kiểm soát?

Đâu đó trong đám đông biểu tình nói rằng sẽ có những "chiến thuật di động". Điều đó nghĩa là gì, có phải là sẽ không ngồi yên chờ đến khi bị bắt? Liệu có phải là lật xe, đặt thùng, chặn đường, ném đá?

Bạo động là điều không ai muốn nhưng cuộc biểu tình dường như không được tổ chức tốt. Chúng tôi thấy khó khăn trong việc quyết định liệu chúng tôi có xuống đường hay không.

Chúng tôi không muốn tái diễn lại cảnh tượng hỗn loạn tại Đại hội quốc gia của Đảng Dân chủ tại Chicago năm 1968. Một vài ngày truức Ngày Quốc tế Lao động, khi tham dự một buổi mít tinh tại Brandeis, nơi mà tôi dự định phát biểu, tôi vẫn chưu có quyết định cuối cùng liệu có tham dự hay không. Theo tôi biết, số phận của các tậpHồ sơ Lầu Năm Gócvẫn chưa được định đoạt. Tôi vẫn đang chờ đợi các nghị sỹ quốc hội thông báo công khai, trong khi tiếp tục suy nghĩ về những điều đáng làm.

Nhưng chẳng có gì là hứa hẹn cả.

Hội trường ở Brandeis chật ních khán giả. Mọi người ngồi kín cả những lối đi giữa các hàng ghế và cầu thang. Không khí bức bối. Tôi không bao giờ chuẩn bị nội dung cần phải nói, và khi tôi sắp kết thúc bài phát biểu, tôi chợt nghĩ đến tác dụng của khả năng phản kháng tập thể phi bạo lực. Một suy nghĩ loé lên trong đầu tôi về một lời thoại trong bộ phim trình chiếu gần đây: "Người khổng lồ tí hon", trong đó Dustin Hoffman thủ vai một ông già nhớ lại cuộc sống ctỉa ông giữa những người Anh-điêng, cả lúc sống sót sau trận đánh Little Bighom và vụ thảm sát tại Wounded Knee. Tất cả mọi người đều ngầm liên tưởng cuộc chiến này với với chiến tranh Việt Nam. Tôi nói, "các bạn nhớ lại lời thoại trong bộ phim, một câu nói của Lakota, một người Mỹ bản xứ trước khi họ bước vào cuộc chiến: "Tiến lên, anh em, hôm nay là một ngày đẹp trời để quyết tử". Vâng, sự thật là, không bao giờ có cái ngày tốt đẹp đó để chết cả. Nhưng, tôi nghĩ rằng, ngày 1 tháng Năm là một ngày tốt đẹp để bị bắt tại Washington.

Hội trường hưởng ứng nhiệt liệt. Tất cả các khán giả đứng bật dậy, vỗ tay và reo hò. Tôi trở về nhà và nói với Patricia: "Tốt rồi, có thể anh sẽ đến Washington".

Nhóm chúng tôi(gồm có Howard Zinn, MarilynYoung, Fred Branfman, Mitcheil Goodman,Noam Chomsky, Zelda Gamson, CindyFrederick, và Mark Ptashme -ND) đi đến quyết định tương tự. Chúng tôi tới Washington vào lúc đêm khuya. Những người tổ chức đang bận rộn tìm kiếm chỗ tá túc cho hàng ngàn người ở lại, trong trường học, nhà thờ và nhà dân. Chúng tôi được hướng dẫn đến nhà của một ai đó, nơi chúng tôi tìm thấy hàng chục người đã nằm la liệt ở đây, cố gắng yên giấc ở mọi nơi có thể. Không chiếc giường và trường kỷ nào còn trống. Nhiều người chỉ nằm trên sàn nhà, một số co ro trong các túi ngủ, một số nằm trên thảm, số khác nằm ngay trên sàn nhà trơ trụi. Chúng tôi tìm thấy chỗ trống trên sàn của phòng giải trí ở tầng hầm và cố chợp mắt vài tiếng đồng hồ. Khoảng 4h30 , tất cả mọi người thức giấc, chuẩn bị sẵn sàng. Ánh sáng lờ mờ toả ra từ ngọn đèn màu cam duy nhất ở tầng hầm. Những người trẻ tuổi, hầu hết ở tuổi đôi mươi, đang đổ đầy các bình nước, nhồi nhét thức ăn vào các ba lô nhỏ, đánh răng, viết lên mu bàn tay số điện thoại của các luật sư phòng khi họ bị bắt. Họ làm việc đó một cách im lặng, thuần thục và tập trung.

Cảnh tượng đó gợi tôi nhớ lại ánh đèn mù mờ trong khoang tàu chở lính, lúc bốn giờ sáng trong một ngày luyện tập đổ bộ.

Những người lính đứng dọc lối đi giữa các giường ngủ bốn tầng thắt chặt đồ đạc và ba lô, sẵn sàng đứng sang một bên. Tôi nghi ngờ rằng, thẳm sâu trong lòng, những người trẻ tuổi đang ở Washington dây cũng chung cảm xúc với những người lính trẻ trước khi họ bước khỏi mạn tàu xuống một chiếc thuyền cập sát đang nhấp nhô trên sóng. Lo lắng, háo hức. Không ai trong số họ trước đó đã từng bị bắt và họ cũng không có khái niệm họ sẽ làm như thế nào và những người cảnh sát sẽ hành động ra sao. Nhưng, dường như họ đều giấu kín những cảm xúc này.

Khi chúng tôi bước ra ngoài, trời vẫn còn tối đen. Chúng tôi đã sẵn sàng tiến về khu trung tâm. Nhưng ngay khi chúng tôi đến góc phố, một chiếc tắc-xi dừng ngay lại. Người phụ nữ da đen lái xe hỏi có phải chúng tôi trong đoàn biểu tình. Khi chúng tôi trả lời rằng "có", và cô ấy đã cho chúng tôi đi nhờ mà không lấy tiền. Cô nói cô biết đến sự kiện qua báo chí, và đây là chuyện xe thứ hai mà cô chở giúp những người biểu tình. Sau đó, chúng tôi nghe nói rằng tất cả các xe tắc-xi trong toàn thành phố đều làm như vậy, đặc biệt là các tài xế da đen. Nhiều lái xe bình thường, trên đường làm việc, cũng chở giúp khi họ thấy những nhóm người trẻ tuổi tiến bước về khu vực trung tâm.

Bây giờ trời đã sáng hẳn, nhưng âm u và ảm đạm. Cạnh tượng đài Washington, chúng tôi có thể trông thấy những người lính trang bị kỹ càng và đội mũ sắt. Đối với tôi, họ trông giống những anh lính thuỷ quân lục chiến. Tôi đi lên để nhìn rõ hơn họ là ai. Tôi nói chuyện với một vài trong số họ, và kinh ngạc khi biết rằng họ thuộc lực lượng của Binh chủng Hải quân Lục chiến, sư đoàn cũ của tôi, Sư đoàn Hải quân lục chiến số hai, được chuyển đến từ doanh trại Lejcune, phía Bắc Carolina. Tôi nhìn quanh một lượt và nhận ra họ trẻ đến nhường nào, thậm chí cả những người trung đội trưởng, hệt như những người lính mà tôi đã thức dậy cùng họ buổi sáng hôm nào. Họ cũng rất giống tôi, cùng một cảnh mà. Tôi không nghĩ lính thuỷ đánh bộ phù hợp với nhiệm vụ này. Rõ ràng, một số họ cũng có cùng suy nghĩ. Một tay họ cầm khẩu súng trường và tay kia thì ra dấu hiệu hoà bình với chúng tôi.

Trở lại với Phố 14, hàng tốp người đang đứng trên bãi cỏ trước tượng đài. Dường như thời khắc đã điểm, bất kể lúc đó chúng tôi sắp làm gì. Những chiếc ô tô đi ngang qua về phía cây cầu Phố 14, không phải thành một dòng liên tục, mà từng chiếc, từng chiếc một. Những người tài xế lái xe ở tốc độ tương đối nhanh, nhưng. chúng tôi nhận ra rằng, họ trông thấy chúng tôi phía trước và không muốn đâm vào chúng tôi. Họ đang đi về hướng Lầu Năm Góc, ở Arlington dọc theo sông Potomac. Đó dường như là điểm hợp lý để chặn đứng luồng giao thông. Nhóm chúng tôi rời khỏi vỉa hè và ngồi xuống giữa đường phố, thành một vòng cung tròn hướng ra phía ngoài, vai kề vai. Một vài chiếc xe vòng tránh chúng tôi, giảm tốc độ. Chúng tôi có thể nhìn thấy những người cảnh sát đứng thành một hay hai khối, đẩy người biểu tình trở lại vỉa hè. Các đám mây khí hơi cay dật dờ trôi về phía chúng tôi từ con phố nào đó phía dưới, nơi nhỉều người khác đang ngồi.

Sau đó, chúng tôi trông thấy một cảnh sát trang phục kín mít bước ngang qua chỗ chúng tôi từ phía tượng đài. Anh ta gỡ chiếc mặt nạ nhựa trên mặt và nhìn chúng tôi, rồi lôi ra bình khí hơi cay Mace vẫn đeo ở thắt lưng. Cùng lúc đó, một cảnh sát khác tiến về phía chúng tôi từ hướng cây cầu, tay lăm lăm chiếc gậy dài. Chiếc mặt nạ nhựa của anh ta bị kéo lệch về phía đỉnh của mũ sắt. Anh ta vừa vung gậy, vừa bước đến. Hai cảnh sát bước đến phía chúng tôi theo hai cạnh của một góc vuông. Chúng tôi nhìn nhau và rõ ràng có cùng suy nghĩ rằng còn quá sớm để bị bắt. Chúng tôi vọt ra ngoài ngay khi hai cảnh sát vừa xô đến.

Những điều xảy ra sau đó giống như cảnh múa ba lê của Keystone Kops. Tôi còn nhớ mãi cảnh đó như một thước phim quay chậm lại trong đầu, bởi vì nó được diễn lại một cách y chang. Viên cảnh sát tiến từ phía Nam lao về phía trước với chiếc gậy giơ quá đầu, và viên cảnh sát còn lại với chiếc mặt nạ xịt khí hơi cay về phía chúng tôi. Do chúng tôi lập lức rời khỏi vị trí, nên khí ga xộc thẳng vào anh cảnh sát ban đầu, hướng vuông góc với phía mặt trái, nơi không có mặt nạ che chắn. Tôi chứng kiến Viên cảnh sát đó lảo đảo, buông rơi cây gậy, ném mũ sắt và ôm lấy mặt. Viên cảnh sát còn lại kéo tay bạn qua vai mình và dựng anh ta dậy, không còn quan tâm đến chúng tôi bởi chúng tôi bắt đầu di chuyển trở lại trung tâm buôn bán Mall.

Bây giờ, chúng tôi đã hiểu ý nghĩa của "chiến lược di chuyển" và tìm kiếm một nơi khác để triển khai hành động tương tự. Chúng tôi làm đi làm lại một vài lần, và tất nhiên, không bao giờ thành công như lần đầu. Chúng tôi ngồi trên các con đường hẹp hơn, nơi những chiếc xe có xu hướng dừng lại trước chúng tôi thay vì tìm cách đi vòng qua. Khi những người cảnh sát tới gần, chúng tôi đứng dậy và chạy ra xa. Những người cảnh sát tập trung điều chỉnh giao thông thay vì đuổi bắt chúng tôi. Nếu họ có truy đuổi, chúng tôi cố gắng chạy thật nhanh, hoặc vùng vẫy không để bị bắt.

Đây là một thành phố của công chức, nơi hầu hết mọi người trên xe đang trên đường tới cơ quan thực hiện các công vụ hàng ngày. Trong số đó có nhiều vụ việc liên quan đến cuộc chiến ở Việt Nam, mặc dù có thể trên nhiều xe mà chúng tôi chặn lại có những người không liên quan trực tiếp đến công việc đó.

Dĩ nhiên, chúng tôi không ngăn chặn sự hoạt động của chính phủ, nhưng đối với những người lái xe, điều đó chẳng thể bình thường. Chúng tôi buộc họ phải ngừng giây lát trên đường tới nhiệm sở, dành cho họ một thoáng để suy nghĩ về công việc mà họ đang tìm cách đến đúng giờ để thực hiện và tìm hiểu tại sao một số người lại rỗi hơi làm như vậy để ngăn chặn công việc của họ. Chắc chắn nhiều người trong số họ sẽ cảm thấy khó chịu và cho rằng chúng tôi đang phí phạm thời gian một cách vô ích.

Tuy nhiên, rõ ràng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Nhiều người bấm còi, mỉm cười và tỏ dấu hiệu ủng hộ qua cửa xe.

Phía bên kia của con phố, trước con dốc dẫn xuống đường ngầm bên dưới các toà nhà, chúng tôi đã chặn một đoàn xe khá lâu trước khi một cảnh sát phát hiện ra. Không mong bị truy đuổi và bắt giữ, chúng tôi đứng dậy khi anh ta tiến lại, tới góc phố và ngược theo con đường. Dường như, viên cảnh sát này bám theo chúng tôi bởi vì tôi có thể nghe thấy Fred Branfman ở phía sau tôi nói gì đó với anh ta. Tôi quay lại để nghe rõ họ đang nói với nhau cái gì. Viên cảnh sát là một người đàn ông trung tuổi mặc một bộ quân phục thông thường, không có mũ sắt, không có mặt nạ, không tỏ ý định gì. Chỉ khi tôi quay lại và Fred đang mải nói chuyện, anh ta bình tĩnh nâng bình khí hơi cay Mace lên và xịt thẳng vào tôi. Tôi cho rằng anh ta chủ ý vậy.

Trước đó, tôi đã từng bị tấn công bằng khí hơi cay. Trên thực tế, buổi sáng hôm đó, khi huấn luyện hải quân, tôi phải chịu đựng vài phút trong một phòng khí hơi cay mà không có mặt nạ.

Nhưng lần này là kinh nghiệm hoàn toàn khác. Tôi không thể nhìn thấy gì và hoàn toàn mất phương hướng. Tôi không biết mình đang ở đâu. Ai đó túm lấy và nâng tôi dậy. Đó là một dạng hiệu ứng của khí hơi cay Mace mà tôi đã tùng được đọc. Nếu tôi còn có thể mở miệng, điều tôi sẽ thốt ra là: "Chúa ơi, khí hơi cayMace" như thể tôi là một người am hiểu về nó. Ý của tôi ở đây là Mace chính là một loại sản phẩm mà với tác dụng của nó hệt như đã được quảng cáo.

Tại thời điểm buổi sáng hôm đó, tất cả chúng tôi đều sẵn sàng bị bắt. Nhưng cảnh sát dường như không quan tâm đến việc cưỡng ép chúng tôi. Họ thành công trong việc giải tán những người tuần hành. Vì vậy, giao thông diễn ra tương đối bình thường ở những trục đường chính. Cuộc biểu tình dường như đã kết thúc. Theo chúng tôi biết, không một ai bị bắt. Chúng tôi ngồi xuống, nói chuyện với nhau một lúc trong công viên Lafayette, chênh chếch với Nhà Trắng. Chẳng còn nhóm nào xung quanh. Ai đó gọi cho I.F. Stone bằng điện thoại công cộng và sắp xếp cuộc gặp lúc ăn trưa với chúng tôi tại một nhà hàng Trung Quốc. Sau đó, chúng tôi quyết định giải tán. Một số người quay trở lại với các cuộc hẹn mà tưởng chừng sẽ không thực hiện được với suy nghĩ rằng chúng tôi sẽ bị tống giam. Noam bay tới Texas tham dự một sự kiện tại quán cà phê GI, một trong những trung tâm ủng hộ phong trào phản chiến trong nội bộ quân đội.

Tôi bay đến New York nghe bài giảng của McGeorge Bundy tại Uỷ ban Đối ngoại. Đó là một trong ba bài thuyết trình ông ta dự định thực hiện ở đó, và có kế hoạch sau này sẽ chuyện thành sách. Có ý kiến cho rằng, đó là nỗ lực của ông ta để được xem xét tới chức vụ ngoại trưởng trong chính quyền Dân chủ kế tiếp, sau khi ông ta rời khỏi quỹ Ford. Tuy nhiên, những bài thuyết trình của Bundy không bao giờ được xuất bản.

Việc xuất bản củaHồ sơ Lầu Năm Gócsáu tuần sau, đề cập đến giai đoạn mà ông ta nhắc đến, cho thấy ý kiến của ông đã đi lệch hướng. Hồi ức của anh trai ông về Việt Nam, điều mà Bill Bundy đã nghiên cứu trong suốt hai năm tại MIT, chịu chung số phận.

Tôi đi từ La Guardia đến căn hộ của Patricia ở New York, nơi tôi có vài ba bộ quần áo, có thể tắm táp và chỉnh đốn lại trang phục. Tôi kỳ cọ kỹ hơn mọi ngày. Đầu tóc cũng như quần áo mà tôi đang mặc đẫm mùi khí hơi cay. Sau khi gội đầu kỹ càng và mặc quần áo sạch sẽ, tôi có mặt tại Hội đồng Đối ngoại lúc chiều muộn, với một đám đông các cựu lãnh đạo và đồng nghiệp cũ từ Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán tại Sài Gòn. Toàn bộ bộ máy chính quyền Mỹ ở Việt Nam, tất cả các cựu đại sứ và các quan chức nội các, đều đến để lắng nghe Bundy. Với tôi, nó giống như nơi dành cho bị cáo của toà án Nuremberg. Điều khác nhau là không một ai trong chúng tôi bị buộc tội. (Cuối cùng, người bị buộc tội duy nhất là tôi).

Tại Washington, sau khi đã giải tán cuộc biểu tình cuối giờ sáng và thiết lập lại giao thông mà không tóm được mấy người, lúc chúng tôi ăn trưa, cảnh sát bắt đầu chiến dịch bắt bớ. Họ không còn phải làm gì với cuộc biểu tình ban sáng đã chấm dứt.

Những người cảnh sát không cần biết những người họ bắt có mối liên hệ gì với cuộc biểu tình không. Hầu như tất cả những người bị bắt không tham gia vào sự kiện đó. Nếu bạn trẻ tuổi và tóc dài, bạn đều bị bắt tại Washington chiều hôm đó nếu đi trên phố ở quận Georgetown. Khách du lịch, sinh viên, những người đi mua hàng, con cái của một số nghị sỹ, tất cả đều bị tóm.

13 ngàn người bị bắt ở Washington chiều và tối hôm đó. Không có đủ nơi giam giữ, nên họ bị nhốt ở Sân vận động Robert F. Kennedy. Cảnh sát không có chứng cớ về bất kỳ ai trong số đó có tham gia biểu tình chống chiến tranh hay không, hoặc làm điều gì đó trái pháp luật, ngoại trừ một số nhân vật mà họ biết, như Abbie Hoffman, với cái mũi bị đánh bầm tím khi bị bắt. Hầu hết trong số họ không phải là những người phản đối chiến tranh. Thế nhưng, cái đêm ở sân vận động RFK có thể đã gieo mầm mống nổi loạn trong họ. Nhiều năm sau, họ không thực sự thành công trong việc giải quyết vụ bắt bớ nhầm lẫn đó bằng một vụ kiện tập thể.

Nhưng tôi không biết gì về những điều đã xảy bởi tôi chăm chú lắng nghe bài thuyết trình của Bundy ở New York. Ông ta nói rằng không có bất kỳ ý định nào nhằm đánh lạc hướng Quốc hội liên quan đến việc thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Nghị quyết đó về chức năng không tương đương với một lời tuyên chiến (lời của Nicholas Katzenbach năm 1967). Tôi vẫn nhớ suy nghĩ của mình lúc đó: "Trời, Bundy, đừng làm thế. Đừng tiếp tục nói ra điều đó một cách công khai như thế. Quá muộn rồi, điều đó sẽ sớm được nói ra thôi".

Đó quả là một kinh nghiệm nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi: một buổi sáng biểu tình với chiến thuật "di động" trên Phố 14, sau đó ngồi trong một căn phòng với toàn các ông bạn tội phạm chiến tranh của mình, lắng nghe trợ lý an ninh quốc gia của Johnson nói dối về cuộc chiến.

Chương 29. Tiến tới ngày 13 tháng 6

Bất chấp thất bại trong âm mưu xâm lược Lào, Nixon vẫn không có dấu hiệu hạ thấp mục tiêu hay chiến lược của ông ta.

Thậm chí tôi còn cảm thấy chiến tranh còn có chiều hướng leo thang hơn nữa. Trên thực tế, có một cuộc tranh luận đáng lo ngại về việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam gắn liền với cuộc xâm lược đó. Thủ tướng Kỳ công khai kêu gọi Mỹ mở rộng địa bàn chiến tranh. Tôi rất lo ngại về triển vọng và nhịp độ leo thang của cuộc chiến kể từ vụ đột kích ở Sơn Tây.

Chiến dịch xâm lược Lào không khiến tôi ngạc nhiên. Tôi đang mong đợi, việc công bố các bản báo cáo sẽ tăng thêm xung lực cho dự luật McGovern-Hatfield ở Thượng nghị viện về việc cắt giảm ngân sách dành cho chiến tranh. Việc tiếp cận với tờThời báo New Yorkdường như khó khăn.

Tôi đã nghe Peter McCloskey phát biểu chống chiến tranh một vài lần và rất ấn tượng với ông. Ông có một cách nói trầm lắng, luôn nhấn mạnh vào những điểm không khoan nhượng.

Ông ta là một thành viên đặc biệt quan trọng của bất kỳ một nhóm phản chiến nào bởi vì ông ta không để vấn đề bị ảnh hưởng bởi các đảng phái chính trị. Ông là một trong số ít những thành viên của Đảng Cộng hoà sẵn sàng chỉ trích Tổng thống là người trong đảng của ông. Thậm chí ông còn nói toạc ý định phản đối sự ứng cử của Nixon về vấn đề chiến tranh nếu cuộc chiến tiếp tục diễn ra trong năm 1972.

Sau khi chúng tòi cùng phát biểu trong một nhóm thảo luận tại Princeton, tôi đề nghị gặp riêng ông. Việc dàn xếp thời gian tỏ ra thật khó. Ông chuẩn bị bay về địa hạt của ông ở California và gợi ý tôi có thể đi cùng. Nhớ lại, thật kỳ lạ nếu tôi chấp nhận một chuyến bay dài bằng chi phí cá nhân chỉ để tận dụng cơ hội đó. Nhưng đó chính là điều tôi đã làm. Tôi mang theo một vali đầy và đưa cho ông vài tập báo cáo của Lầu Năm Góc để đọc khi chúng tôi trên máy bay.

Ông hoàn toàn đồng ý với tầm quan trọng của việc công bố tài liệu nghiên cứu đó. Ông nói rằng, nếu cần thiết, ông sẽ làm điều này ở Nghị viện. Nhưng trước hết ông cảm thấy cần phải thông qua Uỷ ban của ông để thực hiện đúng thể. thức. Tôi nói với ông rằng Bộ trưởng Quốc phòng Laird đã nhiều lần từ chối cung cấp tài liệu này cho Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện. Nhưng ông nghĩ rằng ông sẽ phải vận động để có được nó qua nhiều kênh. Tôi đưa nốt số tài liệu tôi mang theo để ông đọc ở California.

Khi trở lại Washington, ông đã đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nêu yêu cầu tài liệu đó ông đề cập tài liệu đó như là bằng chứng trước Uỷ ban của Thượng viện, khiến cho Fubright phàn nàn trong một phiên họp mở về sự bất lực của ông ta trong việc tìm kiếm tài liệu đó hoặc đề nghị Laird cung cấp một lần nữa. Mc Closkey nói với tôi rằng ông ta không thực sự chờ mong có được tài liệu đó, nhưng ông phải dành cho chính quyền thời gian để trả lời.

Dường như tôi cần sớm có một luật sư. Tôi sắp xếp một cuộc hẹn tuần trước trong tháng 5-1971 để gặp Jim Vorenberg, một giảng viên của trường Luật Harvard. Patricia có chút hiểu biết về Jim Vorenberg bởi vì anh ta từng là một sinh viên Luật ở Harvard và là bạn của anh rể cô. Chúng tôi cùng đến thăm ngôi nhà lớn của anh ta ở Cambridge một buổi tối và bắt đầu bằng câu chuyện về chị gái và anh rể của Patricia. Patricia và tôi ngồi thoải mái trên ghế có tay dựa, đối diện với anh ta trong một góc của phòng khách. Tôi nói qua với anh về xuất thân và trình bày cặn kẽ công việc của tôỉ liên quan đến nghiên cứu của McNamara. Tôi giải thích cách thức lịch sử ảnh hưởng đến chính sách của Nixon theo cách hiểu của mình, tầm quan trọng của việc cho Quốc hội và dư luận biết về nghiên cứu đó, những gì tôi đã làm và điều gì vẫn đang xảy ra. Nhưng tôi không có cơ hội để nói nhiều về phần cuối của bài thuyết tnnh bởi anh ta đột ngột xua tay và nói: "Tôi buộc phải ngăn cản anh lại ngay bây giờ. Tôi e rằng mình không thể tiếp tục thảo luận về vấn đề này".

"Ông nói gì vậy?"

"Dường như ông đang mô tả những kế hoạch để thực hiện một tội ác. Tôi không muốn nghe bất kỳ điều gì thêm. Với tư cách là một luật sư, tôi không thể tham gia vào vụ việc này".

Đầu tôi như muốn nổ tung. Tôi đứng bật dậy, hạ thấp giọng và căng thẳng, càng lúc càng nhanh hơn, nhìn thẳng xuống anh ta: "Tôi vừa nói với ông về hàng ngàn trang hồ sơ về các tội ác: tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hoà bình, tội ác giết người hàng loạt. Hai mươi năm chiến tranh dưới bốn đời Tổng thống.

Và tất cả những Tổng thống ấy đều có bên mình những giáo sư của Harvard, để cố vấn cho ông ta nên thực hiện điều đó như thế nào và tránh điều đó như thế nào? Cám ơn ông, chúc ngủ ngon".

Tôi quyết định quay sang tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhân vật mà tôi tiếp xúc một năm trước đây tên là Leonard Boudin.

Năm đó, ông ta đang ở Cambridge với tư cách là một giáo sư thỉnh giảng tại trường Luật Harvard. Luật sư cấp tiến Peter Weiss, người đã giới thiệu tôi với Boudin, nói thẳng rằng: "Leonard Boudin là luật sư về hiến pháp lỗi lạc nhất của quốc gia". Ông đã tranh cãi, và chiến thắng trong rất nhiều vụ kiện về quyền tự do dân sự trước Toà án Tối cao. Tôi gọi điện cho ông ta ngay sau ngày tôi trò chuyện với đồng nghiệp của ông ở Harvard. Chúng tôi nói chuyện trong văn phòng tại tầng hầm của ngôi nhà mà ông đang thuê ở Cambridge. Tôi rất thích ông. Ông lắng nghe tôi và cuối cùng, ông nói: "Anh biết không, tôi không phải là một anh hùng hay một kẻ tử vì đạo. Tôi là một luật sư. Nhưng tôi đã từng đại diện cho nhiều người như vậy. Và lần này, tôi lấy làm vui mừng được đại diện cho anh".

Không lâu sau đó, qua báo chí tôi biết rằng Thượng nghị sỹ Mike Gravel đang dự định ngăn cản việc thông qua dự luật về mở rộng chế độ quân dịch đã được đệ trình trong tháng sáu. Tuy không có bất kỳ đồng nghiệp nào sẵn sàng đứng về phía ông, nhưng ông sẵn sàng thực hiện một mình. Như tôi đã nói, đây là một loại giấy quỳ để thử sáng kiến của các thượng nghị sỹ. Khi cần các thượng nghị sỹ miền Nam thường xuyên sử dụng các bài phát biểu dài để linh hoạt ngăn cản (filibuster) các dự luật về quyền dân sự. Tuy nhiên chưa có một dự luật chống chiến tranh nào bị ngăn cản bởi chiến thuật này. Gaylord Nelson đã phớt lờ đề nghị của tôi. Thượng nghị sỹ Harold Hughes và Charles Goodell nói rằng họ sẽ xem xét ý kiến của tôi chỉ khi họ vận động được những người khác đứng về phía họ, điều không có khả năng xảy ra. Với chỉ một hoặc hai tiếng nói, nỗ lực đó không chỉ chắc chắn thất bại, mà tỏ ra vô ích, khoa trương và lố bịch. Goodell giải thích với tôi rằng: "Dan này, ông không thể gánh nổi hậu quả khi làm như vậy ở nghị viện: điều đó thật lố bịch và sẽ là trò cười cho mọi người". Do đó, Mike Gravel chính là một kiểu mẫu nghị sỹ mới, không giống như những thành viên khác của Nghị viện, sẵn sàng đứng dậy một mình và chấp nhận hành vi được coi là lố bịch.

Và đó là một vấn đề đáng để phản đối. Không hiểu những Thượng nghị sỹ già và trung niên đang nghĩ gì trong đầu, khi họ giơ tay ủng hộ việc mở rộng chế độ quân dịch, gửi thêm nhiều thanh niên trẻ tới cuộc chiến trong năm thứ bảy này.

Đã vài tuần nay, tôi không có tin tức gì từ Neil Sheehan về khả năng tờ Thời báo có thể xuất bản hồ sơ, và trước khi điều đó xảy ra, rất ít hy vọng le lói từ phía ông ta. Thượng nghị sỹ Mathias cũng chưa quyết định khi nào hoặc bằng cách nào ông sẽ sử dụng bản sao của báo cáo NSSM- 1 mà tôi đã chuyển cho ông. Gravel có vẻ như là nơi gửi gắm tốt nhất của chúng tôi trong tương lai gần. Tôi nghĩ, tôi có thể bay tới Washington với một bộ hồ sơ để đưa cho ông ta trong ngày thứ hai. Để chuẩn bị cho chuyến đi đó, tôi lấy một bộ từ căn hộ của Spencer. Đây là lần đầu tiên kể từ khi sao chụp tài liệu đó, chúng tôi cho phép để một bộ tài liệu trong căn hộ của chúng tôi tại số 10 phố Hilliard.

Tối thứ bảy ngày 12-6, chúng tôi có hẹn với Howard và Roz Zinn, cùng xem bộ phim: "Butch Cassidy và Sundance Kid"(*) tại khán phòng của Quảng trường Harvard. Tôi đã xem phim này hai lần và đây là một trong những bộ phim tôi yêu thích. Buổi sáng hôm đó, tôi nhận một cuộc điện thoại của Tony Austin, một biên tập viên củaThời báo New York. Ông ta đã đến Cambridge một vài lần mùa thu năm ngoái để phỏng vấn tôi cho cuốn sách mà ông ta viết vềSự kiện Vịnh Bắc Bộvà hậu quả của nó. Ông ta gây ấn tượng mạnh cho tôi bởi nhiệt huyết, sự hiểu biết thấu đáo và quyết tâm của ông nhằm vén bức màn bí mật của cuộc tấn công lần thứ hai vào ngày 8 tháng. Ý cuối cùng tôi đã nói với ông là tôi không dám chắc ông có thể hoàn toàn làm sáng tỏ mọi điều. Bất chấp sự ngờ vực của bản thân, tôi quyết định giúp ông ta bằng cách cung cấp cho ông những gì tôi có. Tôi miêu tả tài liệu nghiên cứu của McNamara cho ông ta, mà không nói rằng tôi đang có một bản sao của toàn bộ nghiên cứu đó. Tôi đã để ông ta đọc một đoạn trích từ nghiên cứu đó, phần nói về những tình tiết củaSự kiện Vịnh Bắc Bộ. Thật ngạc nhiên, ông cuối cùng đã đưa ra bằng chứng thuyết phục để bác bỏ khả năng Bắc Việt đã lần thứ hai tấn công tàu khu trục của Mỹ ngày 4-8-1964. Nếu ông công bố bằng chứng này trên tờThời báo New York, tôi chắc chắn rằng bài báo của ông xứng đáng giành được giải Pulitzer(**). Nhưng ông ta muốn dành kết luận của ông cho cuốn sách: "Cuộc chiến của Tổng thống".

Trên điện thoại, Austine gần như nức nở. Ông ta nói trong tuyệt vọng: "Dan, tác phẩm của tôi phá sản rồi! Cuốn sách sắp được xuất bản trong vài tuần nữa, nhưng nó bị chìm mất. Thật là một thảm hoạ".

Tôi nói với ông ta rằng tôi không tin điều đó có thể xảy ra. Chuyện gì vậy?

Austine giải thích: "Thời báo New Yorkcó toàn bộ nghiên cứu mà ông (tác giả) đã cung cấp cho tôi một phần trong đó. Họ đang bắt đầu xuất bản ngày hôm nay. Toà nhà đã bị đóng cửa. Họ đang kiểm soát tất cả mọi người ra vào. Họ sợ rằng FBI sẽ rờ họ trước khi họ có thể in ra. Họ cũng dự tính một lệnh cấm từ phía chính quyền".

Tôi nói điều đó thật thú vị và cho rằng việcThời báo New Yorkxuất bản nghiên cứu đó là một tín hiệu tốt. Xét cho cùng, tất cả những gì vềSự kiện Vịnh Bắc Bộmà toà báo có nằm trong tập tôi đã cho Austine xem. Nhưng Austine có nhiều hơn thế ngay cả trước khi ông phát hiện ra sự thật. Trong trường hợp toà báo in toàn bộ nghiên cứu, độc giả sẽ quan tâm về lịch sử của cuộc chiến và cụ thể hơn về đề tài mà cuốn sách của ông đề cập.

"Những câu hỏi vềSự kiện Vịnh Bắc Bộsẽ được đặt ra mà chỉ có ông là người có thể trả lời. Rất có thể, thời điểm đó là lý tưởng cho ông".

Tôi nói một cách nhẹ nhàng, cố gắng làm Austine an tâm. Nhưng ông ta trở nên quẫn trí. Ông ta chắc chắn rằng các loạt báo củaThời báo New Yorkvề cả cuộc chiến tranh sẽ lấn át cuốn sách nhỏ bé của ông ta và giành được sự chú ý của độc giả. Bất chợt, tôi hỏi liệu ông có biết bằng cách nào Toà soạn có được tài liệu đó. Austine trả lời không biết. Tôi nói, chúng ta cùng mong cho những điều tốt đẹp nhất, và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Ông ta cúp máy.

Trái tim tôi đập rộn ràng. Tôi quay số của Neil ở toà soạnThời báo New York. Trong khi chờ đợi trả lời, tôi nghĩ: Vậy thì có phải họ lo lắng về một lệnh cấm từ chính quyền. Tâm trạng của họ là chờ đợi FBI đến bất kỳ lúc nào. Neil không cho tôi biết chuyện này và ông ta cũng không hề cảnh báo tôi trong suốt cả tuần hoặc cả tháng vừa qua, thậm chí ngay cả sáng nay, vì Chúa.

Khi nào ông ta dự định báo cho tôi biết vậy? Và vào thời điểm này, lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, tôi đang có một bản sao đầy đủ trong phòng khách nhà mình.

Neil không nhấc máy điện thoại. Nửa giờ sau, sau khi báo tin cho Patricia, tôi gọi lại cho ông ta. Không có tín hiệu trả lời.

Tôi gọi vào điện thoại bàn của ông ta tại Toà soạn và để lại lời nhắn để ông ta gọi điện cho tôi. Nhưng tôi không nhận được tin tức gì của ông ta kể từ hôm đó.

Tôi buộc phải di chuyển tập tài liệu đó ra khỏi nhà. Tôi gọi cho vợ chồng Zinns. Họ dự định ghé qua nhà của chúng tôi để cùng đến rạp chiếu bóng. Tôi hỏi Zinns liệu chúng tôi có thể tạt qua chỗ của họ ở Newton thay vì dự định cũ. Tôi để tập tài liệu trong một cái hộp và cất ở thùng xe phía sau. Họ là những người lý tưởng cho việc tránh sự để mắt của FBI. Howard ngầm phụ trách quản lý các phong trào của nhà hoạt động phản chiến Daniel Bengan trong vòng nhiều tháng khi ông ta lẩn tránh FBI (thực tế đó cho thấy, Howard là một người lý tưởng để che giấu bất cứ cái gì khỏi sự chú ý của FBI). Có thể đoán rằng điện thoại của ông ta đã bị nghe trộm, ngay cả khi ông ta không bị giám sát thường xuyên. Tuy nhiên, tôi không biết ai tốt hơn lúc này để nhờ vả trong buổi chiều thứ bảy đó. Dù thế nào, tôi cũng đã đưa cho Howard một tiết đoạn lớn của nghiên cứu đó để đọc với tư cách một nhà sử học. Ông ta đang giữ tài liệu này ở văn phòng của ông trong Đại học Boston. Đúng như tôi dự đoán, họ lập tức đồng ý. Howard giúp tôi bê chiếc hộp ra khỏi thùng xe.

Chúng tôi lái xe trở về Quảng trường Harvard xem chiếu bóng. Hai vợ chồng Zinns trước đó chưa xem bộ phim Butch Cassidy. Bộ phim động viên làm chúng tôi vững tin nhiều. Sau đó, chúng tôi mua kem ốc quế tại cửa hàng Brigham và quay lại căn hộ của tôi. Cuối cùng, Howard và Roz trở về nhà trước khi những loạt báo sớm củaThời báo New Yorksố chủ nhật được chuyển tới quầy báo ở đường xe điện ngầm phía dưới quảng trường. Giữa đêm, Patricia và tôi ra quảng trường và mua một vài tờ báo. Chúng tôi vừa đi đến cầu thang dẫn tới Quảng trường Harvard vừa đọc trang nhất, với một bài báo dài ba cột nói về tư liệu lưu trữ bí mật. Cảm giác thật tuyệt.

Chú thích:

(*) Phim "Butch Cassidy vàSundane Kid" sản xuất năm1969 với Paul Newman vàRober Redford, kể về hainhân vật Butch Cassidy vàSundane Kid. Butch Cassidy (1869-1908)là tên cầm đầu mộtnhóm tội phạm ở vùngmiền Tây hoang dã củanước Mỹ gọi là WildBunch hay còn gọi là"Hole-in-the-Wall Gang". Một thành viênkhác là Harry Longbaugh, còngọi là "Sundance Kid". Họtấn công những đoàn tàuhoả ở Wyoming. Cả Cassidyvà Longbaugh chạy trốn đếnBolivia và có thể chếtở đây - ND.


(**) Giải thưởng giành chocác tác phẩm văn học,âm nhạc và báo chíxuất sắc ở Mỹ -ND.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét