Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 8. “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?



Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*************
Chương 14. Sức mạnh của chân lý

Vào ngày 21-11-1967, tướng Westmoreland trong một bài phát biểu quan trọng tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia cho rằng chúng ta đang bước vào giai đoạn thực hiện những nỗ lực cuối cùng cho cuộc chiến. Tiêu đề của bài báo đăng trên tờ Bưu điện Washington là "Westmoreland - chiến tranh đang tới hồi kết thúc"(85). Mặc dù đó là một quan điểm sai lệch nhưng tôi cho rằng ông ta tin vào điều đó. Dĩ nhiên ông ta biết rằng đó chính là thông điệp mà Johnson thực sự muốn ông ta đưa ra. Đó cũng là một thông điệp lọt tai đối với nhiều người. Thật không may cho Westmoreland, chỉ hai tháng sau tính chân thực của thông điệp đó đã bị phủ định không phải bởi giới báo chí đầy nghi hoặc mà là bởi chính những hành động của phe Việt Cộng khi họ tiến hành một cuộc tổng tiến công vào ngày 29-1-1968, ngày đầu tiên của dịp lễ Tết cổ truyền - một ngày lễ lớn của Việt Nam.

Quy mô và sự phối hợp của cuộc Tổng tiến công vào dịp Tết, gần như là tổng hợp của các cuộc tấn công xảy ra đồng thời tại hầu hết các tỉnh ở miền Nam Việt Nam cũng như ở ngay tại Sài Gòn, sẽ mãi khiến mọi người kinh ngạc. Nhưng tác động ghê gớm của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân lên nhận thức của công chúng và thái độ của Quốc hội chỉ có thể hiểu được nếu tính đến sáu tháng dư luận căng thẳng trước đó, mà thời điểm cao trào chỉ cách đó một vài tuần.

Ngay sau khi tôi được gọi đến Washington để giúp lập một nhóm làm việc cao cấp nhằm đánh giá một cách toàn diện các lựa chọn chiến lược của phe Việt Cộng cho Clark Clifford, người sẽ thay thế McNamara làm Bộ trưởng Quốc phòng kể từ ngày 1 tháng ba (McNamara được Tổng thống Johnson "đề bạt" chức chủ tịch Ngân hàng thế giới, một kết quả hiển nhiên của bức thư bí mật McNamara gửi Johnson vào ngày 1-10-1967, khuyến cáo Tổng thống chấm dứt ném bom và tiến hành các cuộc thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng và Hà Nội). Được gọi đến Washington tư cách là một chuyên gia tư vấn của Công ty Rand, một lần nữa tôi được tiếp cận với các biên bản và thông tin cấp cao lưu hành nội bộ Lầu Năm Góc.

Hiểu biết của tôi về các khuyến nghị chính sách của Hội đồng Tham mưu liên quân từ năm 1964, nhưng đặc biệt kể từ năm trước, đã khiến tôi tin rằng Wheeler và Westmoreland hẳn phải đẩy mạnh việc leo thang chiến tranh lên quy mô lớn. Mối lo ngại của tôi trở nên hiện hữu vào ngày 27-2-68 khi tôi thấy một bản báo cáo tối mật do tướng Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân trình lên Tổng thống. Tướng Wheeler đề cập đến việc Westmoreland yêu cầu bổ sung thêm 206.000 quân, gần như giống hệt một yêu cầu mà Westmoreland đã từng nêu lên vào tháng tư năm trước. Báo cáo của Wheeler vẽ lên một bức tranh đen tối về cuộc chiến và xem biện pháp bổ sung quân như một hành động cần thiết nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Với đề nghị này của Wheeler và Westmoreland, dường như chúng ta đang đứng cận kề một vòng xoáy leo thang mới của chiến tranh, một vòng xoáy nguy hiểm nhất.

Mặc dù người ta lý giải yêu cầu của Westmoreland như hành động cứu vãn tình hình, tôi tin rằng việc tăng quân số, một quá trình đòi hỏi lệnh động viên quân dự bị, sẽ dẫn tới kết cục là chiến tranh sẽ lan rộng. Việc huy động quân dự bị và mức độ thương vong nghiêm trọng kéo dài của quân đội Mỹ sẽ khiến nhân dân và Quốc hội chia sẻ hơn nhu cầu chiến thắng bằng cách mở rộng quy mô chiến tranh của Hội đồng Tham mưu liên quân. Tôi nghi ngờ rằng lý do thực sự mà Westmoreland và Hội đồng Tham mưu muốn bổ sung quân sổ không phải để tránh thất bại mà là tiến hành việc mở rộng quy mô các chiến dịch, điều mà Westmoreland từ lâu đã cổ xuý, để bao gồm cả Campuchia, Lào và ít nhất là phía nam của Bắc Việt Nam. Ngay sau bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào tháng mười một năm 1967, Westmoreland đã có những lời tuyên bố với báo giới về đường tiếp viện qua Campuchia, những bằng chứng ủng hộ việc mở rộng chiến tranh. Hơn nữa, sau khi đối thủ bị suy yếu bởi cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, cảc nguồn tin tại Lầu Năm Góc cho tôi biết rằng Westmoreland tin và hối thúc đây là cơ hội để tiến quân một cách quyết đoán vào Bắc Việt Nam. Tôi nghĩ sẽ có những thất bại đang chờ đợi phía trước trên con đường này.

Tôi không tin rằng quy mô của cuộc xâm lược Bắc Việt Nam sẽ chỉ giới hạn tại phía nam của nó. Thất bại trong việc chấm dứt chiến tranh sẽ dẫn tới sức ép về mặt quân sự nhằm tạo ra một cuộc đổ bộ kiểu Incheon vào khu vực gần Hải Phòng để chiếm Hà Nội và tiến hành chiến tranh trên toàn miền Bắc, nơi xuất phát "nguồn gốc của vấn đề". Nhưng lặp lại kiểu xâm chiếm của người Pháp không chỉ làm trầm trọng hơn vấn đề của chúng ta mà thậm chí còn làm tình hình tồi tệ hơn thế. Thông qua các cuộc thảo luận của tôi với các sĩ quan dưới quyền Westmoreland tại Việt Nam, tôi đã đi đến kết luận rằng ông ta còn mù mờ về sự khác nhau trong nền chính trị của miền Bắc và Nam Việt Nam.

Tại Nam Việt Nam, chúng ta không chiến đấu chống lại toàn bộ dân số. Ngay cả nếu chúng ta chống lại thì cũng chỉ với khoảng năm trăm nghìn lính Mỹ. Tại Bắc Việt Nam, chúng ta sẽ phải chiến đấu với từng người, đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Trong tình huống đó, gần như chắc chắn rằng chúng ta phải đối mặt với sự khó khăn quân sự lớn gấp nhiều lần trước đây, khó khăn tới mức đẩy chúng ta vào thế phải bảo vệ binh lính, mà kết cục sẽ là việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều này gần như khó tránh khỏi nếu việc mở rộng chiến tranh tới biên giới với Trung Quốc, kéo lực lượng quân đội của Trung Quốc vào Bắc Việt Nam - một tình huống mà tôi muốn tránh bằng mọi giá. Tuy vậy, như nhận định của tôi, đó chính là hướng diễn biến của tình hình.

Trên thực tế, thách thức sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ có thể xuất hiện sớm hơn thời điểm trên rất nhiều, ngay tại Nam Việt Nam. Ngày 10-2-68, tờBưu điện Washingtontrích lời phát biểu của tướng Wheeler trước một vài thượng nghị sỹ rằng Hội đồng Tham mưu sẽ khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu thấy việc này là cần thiết để bảo vệ năm nghìn lính thuỷ đánh bộ đang bị mắc kẹt tại cứ điểm Khe Sanh, mặc dù ông ta không cho rằng lực lượng tại đây sẽ yêu cầu giúp đỡ Thượng nghị sỹ Fulbright, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, cùng với hai Thượng nghị sỹ Clark và Aiken, đã lên án khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân - điều mà Thủ tướng Anh, Harold Wilson nhân chuyến thăm Washington đúng dịp diễn ra cuộc tranh luận này đã gọi là "hoàn toàn điên rồ" - sau khi Ngoại trưởng Rusk không thể loại bỏ khả năng này trong lúc trả lời chất vấn tại Thượng viện.

Tổng thống Johnson tuyên bố tại một buổi họp báo ngày 16-2-68 rằng theo hiểu biết của ông, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu "chưa hề đề cập đến" việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tôi biết điều này đã không phản ánh đúng sự thật. Mort Halperin làm việc cho Lầu Năm Góc từng nói với tôi rằng tại các buổi ăn trưa làm việc thứ ba hàng tuần, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng thống và tướng Wheeler thường thảo luận về chủ đề này. Tổng thống đã yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân phải đảm bảo tuyệt đối việc bảo vệ thành công Khe Sanh mà không cần viện tới vũ khí hạt nhân. Sau khi tham vấn tướng Westmoreland, tướng Wheeler đã không thể đưa ra sự bảo đảm đó dưới điều kiện thời tiết xấu, việc cứu viện hàng không thường gặp nhiều khó khăn.

Sau này Westmoreland viết trong hồi ký năm 1976 của ông ta rằng ông ta nhìn thấy nhiều mặt tích cực hơn của việc sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó tại khu vực xung quanh Khe Sanh, nơi "con số thương vong dân thường sẽ ở mức thấp nhất có thể"(86).

Nếu các quan chức của Washington tiếp tục muốn "gửi một thông điệp" tới Hà Nội thì dĩ nhiên việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật loại nhỏ sẽ là một cách thức để thực hiện điều đó(87)… việc sử dụng một số vũ khí hạt nhân chiến thuật loại nhỏ tại Việt Nam - hay thậm chí việc đe doạ sử dụng chúng - có thể nhanh chóng chấm dứt chiến tranh tại đây… Mặc dù tôi đã lập một nhóm nhỏ bí mật để nghiên cứu vấn đề này, Washington lo ngại việc này có thể đến tai giới truyền thông đến mức họ yêu cầu tôi phải ngừng ngay lại. Lúc đó và thậm chí cho đến bây giờ tôi cảm thấy việc bỏ qua khả năng này là một sai lầm.

Thực ra một tin đồn rò rỉ tới Uỷ ban đối ngoại Thượng viện ngày 5-2-68 về sự tồn tại của một nhóm nghiên cứu như vậy đã châm ngòi cho cuộc tranh luận trong suốt tháng hai và tháng ba tại Quốc hội và trong giới truyền thông về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Tôi không biết một cách đích xác mối quan tâm của tướng Westmoreland vào thời điểm đó; trong tình hình đó đơn giản tôi chỉ phỏng đoán mà không thể chứng minh được vấn đề Bản báo cáo của tướng Wheeler sau khi từ Việt Nam trở về vào ngày 27-2-68 cũng còn xa mới có thể minh chứng cho nhận định của tôi. Rõ ràng, khả năng quân đội Bắc Việt mở cuộc tấn công lớn vào Khe Sanh và khả năng ứng phó quyết đoán đối với tình huống đó đã chi phối tư duy của tướng Westmoreland.

Sau khi đọc bản báo cáo của Wheeler, tôi liên lạc với Frank Mankiewicz, phụ trách báo chí cho Robert Kennedy, người đã giúp tôi dàn xếp cuộc gặp hồi tháng mười trước đó giữa Robert và tôi.

Khi tôi nói với Frank rằng tôi có thông tin quan trọng dành cho Thượng nghị sỹ, ông đã thu xếp cho tôi gặp Robert tại tư gia ở McLean, tiểu bang Virginia. Vào ngày 28-2-68, tôi đưa cho Robert bản báo cáo của Wheeler và ngay lập tức ông đã đọc nó trước sự hiện diện của tôi.

Đó là lần đầu tiên tôi có thể nhớ đã đưa một văn bản mật cho một người bên ngoài ngành hành pháp, đó là chưa kể đến tài liệu tối mật chỉ dành riêng cho Tổng thống. Mặc dù vậy, trong tình huống này, tôi chỉ nghĩ đến Robert Kennedy như một trường hợp cá biệt. Tôi không nghĩ tôi sẽ tiết lộ tài liệu này cho bất kỳ một thượng nghị sỹ nào khác vào thời điểm đó. Về cơ bản tôi xem Robert Kennedy như một nhân vật của ngành hành pháp.

Với tư cách là em trai của Tổng thống John F. Kennedy, xét trên một vài phương diện, Robert chính là một trợ lý của Tổng thống. Tất nhiên ông đã có thể tiếp cận những thông tin hành pháp tương tự.

Ngay sau ngày 28-2-68, Thượng nghị sỹ Fulbright và một vài thượng nghĩ sĩ khác đã liên tục phát biểu với báo giới xung quanh những tin đồn về yêu cầu bổ sung quân với số lượng lớn của Westmoreland. Không ai đề cập đến con số cụ thể. Các thượng nghĩ sĩ cho biết bất kỳ yêu cầu nào như vậy hay một thay đổi lớn trong chính sách không thể xảy ra mà không có sự tham vấn và sự cho phép của Quốc hội. Trong ba năm rưỡi lại nay Tổng thống đã tiến hành chiến tranh trên cơ sở Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Trên thực tế Thượng nghị sỹ Fulbright đã cảnh báo Tổng thống không được nghĩ đến việc mở rộng chiến tranh mà không có ý kiến của Quốc hội.

Bất chấp động thái này, nhưHồ sơ Lầu Năm Góctiết lộ và như hiểu biết của tôi vào lúc đó, tất cả những tín hiệu của Lầu Năm Góc đều cho biết nhiều khả năng Tổng thống sẽ chấp thuận đề nghị của Wheeler. Người ta hy vọng rằng Bộ trưởng Quốc phòng Clifford, cuối cùng, dưới sức ép từ Westmoreland, Wheeler và có lẽ là cả Tổng thống, sẽ khuyến nghị việc chấp thuận yêu cầu bổ sung thêm quân, kể cả việc huy động lực lượng tân binh.

Nhưng sau đó vào ngày chủ nhật, mồng 10-3-68, tờThời báo New Yorkđã đăng tải một bài báo nêu chính xác yêu cầu tuyển thêm 206.000 quân. Một ai đó, không phải tôi, tôi phải nói một cách đáng tiếc như vậy, đã để rò rỉ con số trên, cùng với phần lớn nội dung bản báo cáo của Wheeler và cuộc tranh luận đang diễn ra trong thâm cung Lầu Năm Góc vào lúc đó. Bài báo của Neil Sheehan và Hedrick Smith là một quả bom tấn. Sau vài ngày bày tỏ sự lo ngại về những tin đồn đại bổ sung quân kiểu như vậy, Fulbright nói thẳng rằng theo quan điểm của ông Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ không hề có một giá trị gì hết. Lần đầu tiên ông đã bày tỏ niềm tin của mình rằng Quốc hội đã thông qua nghị quyết đó một cách ép buộc do những thông tin lừa dối và rằng ông cảm thấy việc bảo trợ cho nghị quyết đó là hành động hối tiếc nhất của ông kể từ khi ông tham gia vào hệ thống công quyền.

Không khí phản đối đã không ngăn được quyết định tăng quân của Tổng thống. Tuy nhiên, rõ ràng sau vụ rò rỉ thông tin ngày 10-3-68, Johnson không thể cho phép việc triển khai quân như vậy một cách công khai mà không gây nên sự chống đối quyết liệt. Trước đó, điều này chưa gây nên vấn đề gì cho ông ta bởi vì chưa bao giờ ông ta công khai tuyên bố kế hoạch leo thang chiến tranh. Chắc hẳn ông ta đã nhận định rằng trong trường hợp này, cũng giống như các trường hợp trước đây, ông ta có thể thành công trong việc leo thang chiến tranh từng bước một, một cách bí mật và người ta không thể biết mức độ của sự leo thang có thể đến đâu. Việc rò rỉ thông tin về yêu cầu bổ sung lượng quân 206.000 là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ông ta không thể "ém" vấn đề này một lần nữa.

Thoạt tiên tôi rất ngạc nhiên vì cú sốc mà vụ rò rỉ thông tin đã gây ra cho các nghị sỹ và phản ứng của họ đã làm tôi bối rối.

Yêu cầu bổ sung quân số này gần giống như yêu cầu mà Westmoreland đã đưa ra vào tháng 5-1967 và với mức độ cũng gần tương tự như thế. Vậy điều gì đã khiến người ta giật mình đến như vậy? Ngay lập tức một ý nghĩ lướt qua đầu tôi rằng trên thực tế công chúng chưa bao giờ nghe nói đến một yêu cầu "người thực việc thực" như thế bao giờ cả. Tất cả những yêu cầu trước đây đều được giữ kín. Về mặt công khai, người ta luôn phủ nhận sự tồn tại của những yêu cầu như vậy và Tổng thống thường phải nói dối để che đậy. Tướng Westmoreland một cách không công khai đã khẳng định những lời nói dối đó. Ông ta chưa bao giờ tiết lộ rằng yêu cầu quân số của ông ta là lớn hơn mức mà Tổng thống công bố. Khi Johnson tuyên bố vào tháng Năm rằng Westmoreland chỉ yêu cầu mức dưới 40.000 quân, ông ta yên tâm rằng dư luận nói chung sẽ không phát hiện điều gì khuất tắt với vị tổng tư lệnh của họ.

Trong bối cảnh sự kiện Tết Mậu Thân, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân hiển nhiên sẽ gây sức ép buộc Tổng thống tuyên bố tăng cường cam kết, một hành động tăng quân số mà chắc chắn sẽ đòi hỏi cả việc động viên lực lượng quân dự bị. Tuy nhiên nhìn chung Quốc hội cho rằng đó chỉ là một cơ hội chính trị vì ai cũng có thể giúp Johnson để đưa ra một tuyên bố như vậy Tuy nhiên, ông ta đã có một giải pháp thay thế khá tin cậy.

Một lần nữa ông ta có thể che giấu quy mô của yêu cầu tăng quân và mức độ đáp ứng của ông ta. Tất cả những kinh nghiệm trước đây đã mách bảo với tôi rằng đó chính là điều mà tôi nghĩ

Tổng thống sẽ thực hiện. Tôi muốn ngăn cản ông. Tôi lo sợ rằng mỗi khi Tổng thống gửi thêm quân và động viên lực lượng dự bị, công luận và Quốc hội sẽ yêu cầu một cuộc tấn công tổng lực chống lại miền Bắc, cho tới tận và thậm chí vượt sang cả biên giới với Trung Quốc, vừa để "bảo vệ lực lượng" và để biện minh cho hành động tăng quân bằng một chiến thắng. Đó là điều mà Hội đồng Tham mưu trông đợi. Tôi chắc rằng đó là lý do chính Hội đồng muốn tăng cường lực lượng kể từ năm 1965 và tôi nghĩ sự trông đợi đó là hợp lý. Liệu một trong các thành viên của Hội đồng có thực sự muốn chiến tranh với Trung Quốc và sử dụng vũ khí hạt nhân hay không thì cho đến nay tôi vẫn chưa có câu trả lời. Điều này thực sự là một mối nguy.

Tác động đáng ngạc nhiên của vụ tiết lộ thông tin trái phép về yêu cầu tăng cường quân số - vào lúc đó là một trong những bí mật cao nhất của chính quyền - đột nhiên đã làm tôi thức tỉnh về trách nhiệm của tôi với tư cách là một công dân. Cho đến giờ phút đó tôi vẫn chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tiết lộ thông tin mật cho Quốc hội và càng ít nghĩ đến khả năng tiết lộ thông tin cho công luận thông qua báo giới. Tôi chỉ mới "nhúng chàm" một chút thôi với việc cung cấp thông tin tối mật về bản báo cáo của Wheeler cho Robert Kennedy, nhưng theo nhận thức của tôi đó không phải là một hành động tiết lộ. Tôi chỉ xem nó như việc cung cấp thông tin cho một người đã từng và có thể sẽ là một quan chức cấp cao trong ngành hành pháp.

Khi tôi tiếp tục theo dõi tác động của vụ rò rỉ thông tin này, tôi chợt thấy bầu trời như quang ra sau những dám mây tan. Tôi nhận ra một điều hệ trọng rằng: khả năng của Tổng thống trong việc cho chiến tranh leo thang, toàn bộ chiến lược của ông ta dành cho cuộc chiến đã phụ thuộc vào việc che giấu, nói dối thông tin và do đó tuỳ thuộc vào khả năng của ông ta trong việc ngăn chặn việc tiết lộ thông tin không được phép - hành động nói lên sự thật - của các quan chức. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là ông ta đã không hề triển khai toàn bộ các kế hoạch chiến tranh một cách công khai hay ông ta không có khả năng thực hiện điều đó. Tuy nhiên thực tế là ông ta chưa bao giờ quyết định xem xét khả năng này, và giờ đây sau vụ Tết Mậu Thân người ta bắt đầu nghi ngờ ông ta sẽ cho sự thật một cơ hội.

Trong hoàn cảnh này, ý tưởng về yêu cầu tăng quân số trong nội bộ miền Nam Việt Nam, lựa chọn của tướng Westmoreland trong quá trình giải trình yêu cầu tăng quân, sẽ tỏ ra khó chấp nhận đối với công luận và Quốc hội đến mức Johnson lại phải sử dụng chiêu bài che đậy và nói dối nếu cấp dưới yêu cầu ông ta như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc ông ta phải nhờ cậy vào đội ngũ cộng sự dưới quyền, những người có thông tin, giữ tất cả những bí mật và che đậy những lời nói dối của ông ta trước Quốc hội. Kinh nghiệm trong vòng ba năm qua cho phép ông ta sự tự tin để thực hiện chỉ có điều ấy.

Lẽ ra đã có nhiều sự trợ giúp hơn dành cho việc tăng cường quân số nếu ông ta hay Hội đồng Tham mưu liên quân công khai đề xuất ý kiến mà trước đây Westmoreland đã từng chủ trương: một chiến lược chiến tranh hoàn toàn mới cho phép quân đội có thể giành được chiến thắng. Nhưng ngay cả điều đó cũng sẽ dẫn tới những cuộc tranh cãi căng thẳng và cuối cùng sẽ đối mặt với khả năng bị bác bỏ. Hội đồng Tham mưu muốn đạt tới điều này dưới hình thức một quyết định đã rồi của Tổng thống sau khi có sự tăng quân mà một phần thông tin về quy mô thực tế của nó đã được che đậy như thường lệ. Mức độ ngạc nhiên của công luận và Quốc hội khi họ vừa biết đến quy mô của việc tăng quân lần đầu tiên đã khiến tôi tập trung vào tấm màn mỏng thông tin - tuy hầu như không thể xuyên thủng - ngăn cách ngành hành pháp và lập pháp. Tôi đã chứng kiến nhiều năm nay khả năng nói dối dễ dàng của Tổng thống về các chính sách của ông ta với nhận định chắc chắn rằng những lời nói dối đó sẽ không bị bóc trần. Nhận định đó đúng hay không tuỳ thuộc vào mức độ trung thành của hạ cấp đối với cấp trên, đối với nghề nghiệp của họ, đối với hiệu năng lời thề và cam kết giữ bí mật của họ, không kể đó là bí mật gì và tác động của việc giấu thông tin sẽ như thế nào.

Tất nhiên có những tình huống, chẳng hạn như đàm phán ngoại giao, một số nguồn và biện pháp thu thập thông tin tình báo nhất định hay các bí mật khác nhau về tác chiến với thời gian tính nhạy cảm đòi hỏi việc đảm bảo bí mật khắt khe. Nhưng điều mà tôi chợt nhận ra là có những thời điểm việc Tổng thống quá tự tin về khả năng giữ bí mật sẽ rất nguy hiểm. Sự tự tin đó sẽ khuyến khích ông ta bắt đầu tham gia bí mật vào một quá trình mà về sau ông ta không còn có khả năng kiểm soát, một sai lầm chết người mà lẽ ra có thể tránh được bằng những cuộc tranh luận công khai. Tháng 8-1964 là một khoảng thời gian, giống như tháng ba hay tháng bảy năm 1965, đã khiến tôi nhìn nhận vấn đề với con mắt hoàn toàn khác., Tôi chưa bao giờ nêu câu hỏi xung quanh nhận định của nhiều sinh viên về quyền lực của Tổng thống rằng bí mật đóng vai trò sống còn đối với các lựa chọn chính sách của Tổng thống.

Nhưng giờ đây tôi hiểu ra hệ thống thông tin bí mật và nói dối chỉ đem đến cho ông những lựa chọn mà ông sẽ thực hiện tốt hơn trong điều kiện không có hệ thống đó hay ít ra nó cũng gây nên định kiến nguy hiểm cho Tổng thống khi ông ta quyết định một vấn đề gì đó. Sở dĩ nguy hiểm là vì Tổng thống sẽ khó khăn hơn trong việc chống lại sức ép từ giới quân đội. Che giấn thông tin khỏi công luận sẽ chống lại sức ép ngược từ hướng đó. Che giấu thông tin cũng sẽ tạo điều kiện cho Hội đồng Tham mưu đạt được phần nào mục đích trong khi không gây rắc rối cho Tổng thống về mặt chính trị nội bộ. Do đó Tổng thống có thể sẽ cảm thấy sức ép phải thuận theo ít nhất một phần yêu cầu của Hội đồng Tham mưu. Trên thực tế ông ta lo ngại rằng nếu ông ta không đáp ứng yêu cầu của họ, họ sẽ tiết lộ yêu cầu đó cho phái diều hâu trong Quốc hội và gây phiền toái cho bản thân ông ta ở mặt trận trong nước. Đây là điều mà một Tổng thống thường vẫn lo ngại (đặc biệt là Johnson vì một lý do nào đó): bị buộc tội hèn nhát, nhu nhược hay thiếu quyết đoán trong việc thực thi điều mà quân đội cho rằng cần phải thực hiện. Do vậy Tổng thống thường có động cơ mạnh mẽ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng Tham mưu, hy vọng rằng ông ta sẽ được "lại quả" nhiều hơn thế khi uý lạo được giới chức quân sự. Đó cũng chính là điều mà tôi chứng kiến Johnson làm vào tháng 7-1965.

Giờ đây tôi đang đối mặt với bóng ma của một tiến trình leo thang rất hiện hữu, rất cận kề dưới chiêu bài kêu gọi tăng quân số của Westmoreland. Tôi rất muốn loại ra khỏi danh sách các lựa chọn của Tổng thống một lựa chọn mà kinh nghiệm và thiên hướng trong quá khứ thường dẫn tới hành động của Tổng thống: tuân thủ một phần hay toàn bộ lời đề nghị, dưới vỏ bọc bí mật và dối trá. Tôi muốn ông ta thức tỉnh trước một thực tế mới, ông ta cần nhận thức rằng ông ta đã đánh mất khả năng giữ bí mật từ công luận Mỹ.

Tôi vẫn chưa biết ai là người tiết lộ con số 206.000. Có thể ai đó đã nhỡ miệng. Có thể đó là từ một chính khách có quan điểm diều hâu, người ủng hộ yêu cầu tăng cường lực lượng, hay từ một ai đó chống lại việc này. Dù trong trường hợp nào đi nữa, người anh hùng này, nhà ái quốc này hay có thể chỉ là một người bất cẩn cũng đã giúp tôi "khai sáng". Trước đây, tôi đã chấp nhận đạo đức nghề nghiệp theo cảm quan, nghĩ rằng tiết lộ thông tin luôn luôn là điều xấu, là sự phản bội, hay nhẹ nhất cũng là một điều không mấy lành mạnh. Tôi đã sai. Rõ ràng việc tiết lộ thông tin cũng có thể là một cử chỉ ái quốc, một hành vi mang tính xây dựng.

Tuy nhiên, mục đích tôi nghĩ vào lúc đó không chỉ là thông báo cho Quốc hội biết điều đã xảy ra. Suy nghĩ của tôi là bóc trần và đảo ngược quy trình nói dối của Tổng thống về chính sách chiến tranh. Mục tiêu cuối cùng của việc rò rỉ thông tin, theo như tôi hình dung, không phải là Quốc hội, mà là chính bản thân Tổng thống hoặc đội ngũ cố vấn, những người có thể đưa ra một kết luận hợp lý và trình lên để Tổng thống biết. Thông tin thích hợp dành cho Tổng thống nhất định là phải có một ai đó cao cấp trong chính quyền có khả năng tiếp cận tới thông tin mật sẵn sàng cho Quốc hội biết về những vấn đề hệ trọng. Đó có thể là một người trong Bộ Quốc phòng hay một cơ quan khác, một người vượt qua lằn ranh của giới tuyến và từ bỏ thái độ khư khư cố thủ về nghề nghiệp.

Suy nghĩ trong đầu của tôi vào lúc đó khá đơn giản: vào một ngày nào đó tiết lộ thông tin về một bí mật đặc biệt, một bí mật cho thấy mức độ tiếp cận thông tin ở cấp cao. Như vậy, nội dung thông tin tiết lộ sẽ kém quan trọng hơn so với bản thân hành động đó. Ý nghĩa đích thực của việc tiết lộ sẽ rõ rành rành đối với Tổng thống: bất kỳ khi nào ông ta đưa ra quyết định cung cấp hầu hết hay toàn bộ số quân mà Westmoreland yêu cầu, ngay lập tức toàn công luận sẽ biết đến việc này.

Giữa tháng ba, lần đầu tiên tôi tới toà soạn để trao các báo cáo và điện mật cho một nhà báo. Tôi chọn Neil Shechan, phóng viên đưa tin về Lầu Năm Góc cho tờThời báo New York.

Tôi trao cho anh ta những tài liệu mật và tối mật mà nhóm công tác giải quyết yêu cầu của Westmoreland đã có trong tay. Tôi biết điều này sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm nguồn cung cấp thông tin rò rỉ và quá trình điều tra sẽ dễ dàng lần đến tôi. Nhưng tôi muốn Nhà Trắng suy luận được rằng cho dù ai là người cung cấp những thông tin này thì gần như chắc chắn người đó biết được quyết định của Tổng thống về yêu cầu tăng quân số.

Kết quả đầu tiên cho kế hoạch của tôi là một bài báo đăng trên tờThời báo New Yorkdo Shechan viết số ngày 19 tháng ba, số ở Washington thì đề ngày trước đó. Tiêu đề của bài báo là:"Nước Mỹ chưa đánh giáđúng mức sức mạnh củakẻ thù trước tổng tiếncông. CIA cho biết lựclượng kẻ thù lớn hơnnhiều so với ước lượngcủa thông tin tình báo,con số chênh lệch làtừ 50.000 đến 100.000".

Điều này gợi lại cuộc chiến giữa CIA và MACV sáu tháng trước đó về vấn đề MACV bị loại ra khỏi quy trình lên kế hoạch chiến tranh, trong đó có việc đánh giá sức mạnh của kẻ thù trên các phương diện tổ chức bộ máy chính trị và lực lượng không chính quy. Sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân một cuộc tấn công chủ yếu xảy ra tại các thành phố bởi chính những lực lượng mà Westmoreland đã loại ra khỏi danh mục thống kê sức mạnh của kẻ thù, CIA đã từ bỏ sự thoả hiệp hành chính với MACV. CIA đã cộng thêm khoảng vài trăm nghìn quân trong đánh giá tổng lực của đối thủ. Chính báo cáo của CIA đã gây nên sự mâu thuẫn ngay chính từ bên trong hệ thống với tuyên bố nguỵ tạo do Westmoreland đưa ra tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia rằng sức mạnh của quân thù đã di xuống từ năm 1967.

Bài báo của Sheehan là vô cùng chi tiết và có thể làm một độc giả bình thường bị rối. Nhưng câu kết thì hết sức mạch lạc: Westmoreland hoặc đã chủ ý hướng dẫn sai dư luận hoặc đã xảo quyệt một cách nguy hiểm với các tuyên bố công khai của ông ta trước cuộc tổng tiến công. Tôi muốn chuyển tới những độc giả trong Nhà Trắng một thông điệp rằng các phóng viên của tờ Thời báo viết bài báo đó đã lấy nguồn trực tiếp từ những tài liệu dành cho cấp cao trong nội bộ chính quyền.

Thông điệp đó đã tới đích. Vào ngày bài báo được đăng tải, Bộ trưởng Quốc phòng Clifford nhận một công văn tối mật từ Richard Steadman, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng (phần in nghiêng do tác giả tự thêm vào):

Con số về sức mạnh của kẻ thù đăng trên tờThời báo New Yorkvào sáng nay hoàn toàn trùng khớp với con số trên hai cột cuối cùng của bảng biểu kèm theo với ký hiệu Tối mật, Nofom (không để người ngoại quốc xem). Con số của CIA được trích từ một biên bản ngày 1 tháng ba chuẩn bị một phần cho công tác đánh giá tình hình tại Việt Nam. Tài liệu này (kèm theo) được ký hiệu Mật. Cột cuối cùng được thêm vào để chứng minh tính chính xác của số liệu mà Sheehan trích từ tài liệu của cơ quan Đánh giá tình báo quốc gia (NIE). Tài liệu này mang ký hiệu Tối mật.Đâu đó trong chính phủchắc chắn phải có mộtsự vi phạm quy chếan ninh với mức độđặc biệt nghiêm trọng, vàtôi tin rằng cần phảiđiều tra, truy tố vụnày nếu thấy thích hợp.

Ngày tiếp theo, 20-3-68, một bài báo nữa được đăng, dựa trên cùng những thông tin mà tôi đã trao cho Sheehan với hàng đề tác giả là Charles Mohr và hàng đề nơi viết là Sài Gòn.

Bài báo này có tác dụng khắc sâu thêm ấn tượng về tình trạng rò rỉ thông tin ở khắp mọi nơi. Bài báo này đề cập đến những con số mới và đánh giá mới.

Sau đó, vào ngày thứ năm, 21-3, Shechan tiếp tục công bố một bài báo khác, còn số ở Washington thì đề ngày là 20-3. Bài báo bắt đầu như sau:

Trong một báo cáo cuối năm trình 29 ngày trước cuộc Tổng tiến công của phe Cộng sản vào các thành phố và thị xã lớn ở miền Nam, tướng William C. Westmoreland dự đoán rằng những thắng lợi của quân đội đồng minh của năm trước sẽ nhân lên nhiều lần vào năm 1968. Tư lệnh quân đội tại miền Nam Việt Nam đã gửi báo cáo này về Washington vào ngày 1 tháng giêng.

TờThời báo New Yorkđã có được những đoạn trích của báo cáo này từ một tài liệu mật. Những đoạn trích này cho thấy quân đội Mỹ không chỉ không dự báo được cuộc tổng tiến công mà còn không hình dung được khả năng thất bại với quy mô đến như vậy do các cuộc tấn công của kẻ thù gây nên vào ngày Tết, ngày lễ năm mới âm lịch.

Nội dung chính của báo cáo Westmoreland mà Sheehan đã trích trực tiếp (từ bản viết tay mà tôi đã đưa cho anh ta) gồm việc "huỷ diệt và trung lập hoá" các căn cứ địch tại Nam Việt Nam nhất định sẽ "buộc chúng phải trông cậy nhiều hơn vào các thánh địa tại Campuchia, Lào và Bắc phần khu vực phi quân sự DMZ". Nhưng bài báo tiếp tục như sau: "Tuy nhiên kể từ thời điểm đó, các chuyên gia tình báo Mỹ đã kết luận rằng các cuộc tấn công xuất phát từ các căn cứ ngay tại Nam Việt Nam vào các thành phố và thị xã lớn đang ngày càng tăng lên". Shechan viết tiếp dự báo của Westmoreland "rõ ràng đã phản ánh niềm tin mà ông ta đã bày tỏ trong chuyện trở về Mỹ vào tháng mười một rằng sức ép quân đội đồng minh đã khiến kẻ thù phải bỏ chạy khỏi các khu vực tập trung dân cư lớn và hoá giải khả năng của kẻ thù trong việc tổ chức các cuộc tấn công lớn xuất phát từ căn cứ ngay tại Nam Việt Nam. Ông ta khẳng định rằng kẻ thù chỉ có thể tổ chức các cuộc tấn công ở khu vực biên giới từ những căn cứ dọc theo biên giới Campuchia, Lào và Bắc Việt Nam".

Lời khẳng định trên của Westmoreland đối với Tổng thống (và trước đó với Câu lạc bộ báo chí) mang hàm ý vượt lên cả thành công của ông ta tại Nam Việt Nam. Ông ta đang làm nổi bật hơn tầm quan trọng của việc bổ sung quân nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng vượt qua những.biên giới đó để tiến vào đất Campuchia, Lào và Bắc Việt Nam. Bức thông điệp chính mà ông ta muốn đưa ra là chúng ta đã đuổi đánh quân địch ra tận biên giới và chúng ta cần truy đuổi chúng ngay cả bên ngoài biên giới. Đó chính xác là những gì mà Westmoreland đã bí mật khuyến nghị vào thời điểm đó. Tất nhiên vào lúc này, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy đối thủ đã tổ chức các chiến dịch như vậy nhằm lôi kéo các lực lượng của Westmoreland ra khỏi các khu vực đông dân cư sinh sống để họ có thể tiếp cận mục tiêu dễ dàng hơn.

Những đoạn trích từ bản báo cáo cuối năm có tính chất bảo đảm của Westmoreland đối với Tổng thống đã được đăng trên tờ Thời báo số buổi sáng ngày 21-3. Tối hôm đó tướng Wheeler được Nhà Trắng thông báo bất ngờ rằng Westmoreland sẽ rời khỏi Việt Nam để đảm nhiệm vị trí Tham mưu trưởng lục quân. Johnson đưa ra tuyên bố về việc này vào ngày hôm sau, ngày 22-3. Ngày 23-3, Wheeler bay đến gặp Westmoreland và nói với ông ta rằng sẽ không có lệnh động viên và không có thay đổi trong chiến lược mở rộng chiến tranh.

Ngày 25-3, Tổng thống Johnson phát biểu tại một cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng của các cựu quan chức, những "nhà thông thái": Tình hình tài chính của chúng ta đang trở nên tồi tệ (88)… Ba tuần qua đã chứng kiến một tâm lý hoảng loạn mà nguyên nhân là bản báo cáo của Ted Kennedy về nạn tham nhũng và tình trạng chẳng tốt đẹp gì của Quân đội Việt Nam cộng hoà cũng như chính phủ của nó và giờ đây là yêu cầu 206.000 quân và một lệnh tổng động viên lên tới 400.000 của Westmoreland. Chi phí cho lệnh tổng động viên này là 15 tỷ đô la, làm thiệt hại tới giá trị của đồng đô la và vàng. Vụ rò rỉ thông tin với tờThời báo New Yorkđã làm thương tổn chúng ta. Đất nước đang nao núng. Tôi sẽ phải chịu tỷ lệ ý kiến không tán thành áp đảo trong các cuộc thăm dò dư luận và bỏ phiếu. Tôi sẽ trôi theo dòng nước rút. Tôi sẽ bị cuốn phăng đi mà không có đồng minh hay quân đội hỗ trợ… Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ phế bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Thượng nghị sỹ Russell muốn chúng ta tham chiến và giành lấy Hải Phòng. Thượng nghị sỹ Eugene McCarthy và Kennedy và cánh tả đều có đặc tình trong các bộ. Tờ Thời báo và tờ Bưu điện đang chống lại chúng ta. Hầu hết báo chí đều chống lại chúng ta. Chúng ta sẽ hoàn thành công việc này như thế nào? Trong năm bầu cử chúng ta cần nhiều tiền hơn, nhiều thuế hơn, nhiều quân số hơn, đồng thời phải giảm chi tiêu. Bởi vậy, tôi vẫn không thể nói với cử tri điều họ mong đợi. Chúng ta không giành được sự ủng hộ cho cuộc chiến. Tất cả những điều này là đều do lời đề nghị 206.000 quân, vụ rò rỉ thông tin, Teddy Kennedy và Bobby Kennedy gây ra. Lẽ ra tôi đã phải trao cho Westmoreland 206.000 quân nếu ông ta nói ông ta cần họ và nếu chúng ta có thể có được số quân đó.

Thứ ba, ngày 2-4-1968, tôi ăn trưa ở Princeton cùng với các đại biểu tham dự Hội thảo "Nước Mỹ trong một thếgiới cách mạng". Điều kỳ lạ là cuộc hội thảo này do trường Woodrow Wilson, Đại học Princeton và Uỷ ban Hành lễ Những người bạn Mỹ (AFSC) tài trợ. Hầu hết những người ngồi cùng bàn với tôi đều nhận tài trợ từ AFSC, chỉ cần nhìn vào bề ngoài của họ và những câu chuyện họ kể thì biết. Họ là những nhà hoạt động đầu tiên mà tôi từng gặp kể từ phong trào chống vũ khí hạt nhân trong những năm 50 và phong trào quyền dân sự và phản đối chiến tranh trong những năm 60. Nhiều người trong số họ đã bị bỏ tù nhiều lần vì những hành động gây rối hay chống quân dịch đi Triều Tiên hay Chiến tranh thế giới II.

Cuộc sống của họ và của tôi có một điểm song song và giao thoa chẳng giống ai. Giống như tôi, họ căm ghét vũ khí hạt nhân.

Nhưng một vài người vào giữa những năm 50 đã đi tới tận vùng biển cấm Bikini trên con thuyền "Nguyên tắc vàng" để phản đối việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Một vài năm sau tôi tham gia vào các kế hoạch chiến tranh hạt nhân, hy vọng sẽ cầm cự được một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ của Liên Xô trong giai đoạn mà người ta cho là có khoảng cách về tiềm lực tên lửa.

Giờ đây tất cả chúng tôi đều chống chiến tranh Việt Nam.

Ai mà không chống chiến tranh cơ chứ, vào thời điểm tháng 4 năm 1968? Bod Eaton và những người khác cùng ngồi tại bàn này, noi gương tàu "Nguyên tắc vàng" đã đi trên một con tàu tương tự mang tên Phượng Hoàng tới cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam chở đầy thuốc men. Từ đó họ đã đi xuống phía Nam Việt Nam, để rồi con tàu bị xua đuổi, đúng vào lúc tôi đang làm việc tại Đại sứ quán ở Sài Gòn. Thật tuyệt vời khi giờ đây tôi lại thấy mình ngồi cùng một bàn với họ.

Về nội dung của cuộc hội thảo, có thể kết luận rằng họ đồng cảm với nhiều sự nghiệp cách mạng. Mối quan tâm của tôi đối với cuộc hội thảo bắt đầu từ công việc trước đây và hiện nay của tôi về việc chặn đứng hay đánh bại các cuộc cách mạng do phe Cộng sản lãnh đạo. Trên thực tế tôi là một người chống cách mạng chuyên nghiệp.

Tôi đã học việc về kỹ năng này tại Lầu Năm Góc trong khoảng thời gian 1964-1965. Sau đó trong vòng hai năm ở Việt Nam tôi tập trung vào "bình định hoá", một công việc lẽ ra cần được định nghĩa bởi các quan chức Mỹ, mặc dù trên thực tế chẳng có định nghĩa nào, như là hành động chống cách mạng ở vùng nông thôn. Chỉ một tháng trước cuộc hội thảo ở Princeton, cuộc Tổng tiến công Mậu Thân cho thấy tất cả những gì mà đồng nghiệp của tôi và tôi làm đều thất bại. Điều này không làm tôi ngạc nhiên. Đề tài nghiên cứu của tôi tại Rand vào thời điểm này là "Bài học về các lực lượng nổi loạn và nổi dậy" và cũng chẳng giấu gì khi tôi tìm hiểu vấn đề này hoàn toàn dựa trên những bài học rút ra từ sự thất bại trên. Tôi cũng không hy vọng áp dụng những bài học này nhằm đem lại hiệu quả lớn hơn mà không phải ngăn chặn việc leo thang và đưa chúng ta ra khỏi cuộc xung đột đó. Kể từ lúc tôi quay lại Mỹ vào mùa hè năm 1967, cuộc kháng chiến giành độc lập của người Việt Nam là một cuộc cách mạng mà tôi không hề muốn đất nước tôi phải cố gắng đương đầu nữa. Cuộc Tổng tiến công đã khẳng định một chân lý đơn giản nhưng ngoạn mục về hầu hết những gì mà tôi đã báo cáo lên cho chính phủ kể từ khi tôi trở về. Cuộc chiến là một sự bế tắc không hồi kết, vô vọng và đẫm máu.

Dường như cuối cùng Tổng thống cũng thấu hiểu bức thông điệp này. Chỉ hai đêm trước đó vào ngày chủ nhật, 31-3-1968, trong lúc đang chuẩn bị hành lý để đi dự Hội thảo tại Princeton, tôi theo dõi Johnson phát biểu trên truyền hình trước toàn thể dân chúng rằng ông ta đang cho ngừng lại việc ném bom miền Bắc và kêu gọi đàm phán. Ông ta cũng thông báo rằng ông ta sẽ không tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ hai. Giờ đây tại Princeton, Tom Hayden, nhà sáng lập tổ chức Sinh viên vì một xã hội dân chủ và một trong những phát ngôn viên chính của tổ chức này, thông báo: "Chúng ta vừa lật đổ một Tổng thống hay ít ra cũng đã tiến rất gần tới ngưỡng đó vì hệ thống chúng ta cho phép điều này. Chúng ta đã kết thúc một cuộc chiến".

"Chúng ta", Hayden hẳn đã không có tên tôi trong đầu. Tuy vậy cũng giống như bất kỳ ai khác tôi muốn tin rằng cuộc chiến đã qua đi (nó vẫn chưa và sẽ chưa; Hayden đã sai về nhận định đó. Về khía cạnh này thì Lyndon Johnson cũng chưa thấu hiểu bức thông điệp). Với việc tiết lộ thông tin tài liệu tối mật một vài tuần trước cuộc gặp gỡ với những nhà hoạt động hoà bình phong phú về nguồn gốc này, tôi ý thức mình có nguy cơ bị bắt hay bỏ tù hoặc khả năng lớn nhất mà tôi nghĩ là bị tước quyền tiếp cận thông tin và kết thúc sự nghiệp của mình với một cách hoàn toàn khác với hành động gây mất trật tự của những người bạn đang ở trước mặt tôi. Chắc chắn tôi không tư duy việc mình làm trên những khía cạnh đó. Tôi không chắc rằng thậm chí tôi đã nghe thấy những điều đó hay chưa. Nhưng vì những điều mà tôi sắp sửa được nghe, nhìn lại, tôi nhận thấy mình đã có một thái độ sẵn sàng khác thường.

Một người phụ nữ trẻ đang ngồi gần như đối diện bên kia bàn. Đến từ Ấn Độ, cô ấy khoác một bộsan(áo quấn của phụ nữ Ấn Độ), nước da màu sẫm, gần như đen. Trên trán của cô ấy có một chấm đỏ. Cô ấy đang nói chuyện bằng một giọng du dương với một vài người bạn ngồi bên cạnh tôi. Tôi không muốn nhìn chằm chằm vào cô ấy và cũng không cố gắng nghe câu chuyện của cô ấy. Sau đó, trong một khoảng im lặng giữa chúng tôi, khi cô ấy đáp lại bình luận của ai đó về khái niệm "kẻ thù", tôi nghe cô ấy nói: "Tôi đến từ một nền văn hoá không dung nạp ý niệm "kẻ thù".

Một tuyên bố lạ tai. Khó hiểu. Không có khái niệm "kẻ thù"? Thế còn các khái niệm mặt trời, mặt trăng, bạn bè, nước?

Tôi đến từ một nền văn hoá mà khái niệm kẻ thù chiếm vị trí trung tâm, dường như không thể thiếu được, văn hoá của Rand, thuỷ quân lục chiến Mỹ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, chính trị đối ngoại, chính trị đối nội, lý thuyết trò chơi, lý thuyết mặc cả Nhận diện kẻ thù, hiểu và dự đoán hành vi của họ để chiến đấu và kiểm soát họ tốt hơn, phân tích mối quan hệ của kẻ thù vô hình: Tất cả những điều này trong nhiều năm là bánh mỳ với bơ hàng ngày của tôi, một phần của không khí mà tôi thở. Để cố gắng hoạt động trong một thế giới con người và những quốc gia mà không có khái niệm kẻ thù dường như quá khó khăn, gần như không thể hiểu được, nó giống như thực hiện phép tính của người La Mã mà không cần đến con số không.

Nếu câu nhận xét bị nghe lỏm của cô ấy xuất phát từ một người ít đáng chú hơn, có thể tôi sẽ phải bối rối một lúc và sau đó để vấn đề trôi đi. Nhưng cô ấy… đẹp và lối kể chuyện của cô ấy gần như hát, bởi vậy thay vì đó tôi say sưa nhìn cô ấy và hỏi: "Ý cô là gì?"

Cô ấy đã trả lời tôi một cách ngắn gọn. Điều cô nói đã cuốn hút tôi. Tôi muốn cô ấy nói nhiều hơn. Chúng tôi hẹn nhau vào sáng hôm sau. Sau bữa sáng chúng tôi nói chuyện với nhau, bỏ qua phiên họp, rồi ăn trưa, sau đó tiếp tục hết cả phiên buổi chiều và tới tận đêm.

Tên cô ấy là Janaki, một người phụ nữ xuất thân từ vùng Madras, miền Nam Ấn Độ. Chấm đỏ trên trán cô ấy là "dấu chân của Chúa"; cô ấy là tín đồ Shivaite Brahmin. Bố mẹ cô ấy là những đệ tử trung thành của Mahatma Gandhi và trong nhiều năm cô ấy đã tham gia phong trào sarvodaya, một phong trào hoạt động mang tính xây dựng với mục đích đem đến những chuyển đổi ở nông thôn và do một đệ tử của Gandhi là Vinoba Bhave lãnh đạo, song song với phong trào Bhoodan lấy đất của nhà giàu chia cho nông dân không có đất. Năm 1963, cô ấy đã tham gia cuộc tuần hành xuyên Ấn tới biên giới với Trung Quốc để phản đối vai trò của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn.

Hành động của những người này, theo Janaki, đã gây sốc cho chính bản thân Vinoba khi mà tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong thời chiến đã vượt cao hơn tinh thần hoà bình của ông. Cô ấy không ăn thịt hay khoác lên người bất cứ thứ gì lấy từ những con vật bị giết (Một cách tình cờ, tôi có một chiếc vali bằng da mà tôi rất thích. Cô ấy khen "Nó thật đẹp" đồng thời hỏi "Đó là cái gì vậy?")

Ý mà cô ấy muốn nói trong cuộc tranh luận kéo dài với tôi là: Trước hết, để trả lời câu hỏi của tôi theo lời dạy của đức Gandhi không nên xem ai hay đối xử ai như "kẻ thù", kể cả những người mà anh cho là có quyền quyết định mạng sống của họ, hay căm ghét, hay xem như người xa lạ, những người mà anh cho là không thể học được điều gì hay không hề biết, không hề cảm thông. Một cách đơn giản đây không phải là những thái độ đúng mực của con người đối với con người. Không nên đối xử với ai dù ở giai đoạn "chi sơ" hay mãi mãi về sau như những người tội lỗi, như thể họ không bao giờ có tính thiện trong mình, như thể họ xa lạ và kém phẩm chất con người hơn những con người khác, như thể ta không thể học hỏi được gì từ họ hay như thể ta không thể làm gì để chuyển hoá họ, ngay cả nếu họ có làm gì đó gây hại cho người khác, làm một điều gì đó thật khủng khiếp tội lỗi hay đáng bị lên án. Bởi vì vậy ý niệm kẻ thù là không cần thiết và sẽ dẫn đến những kết quả tai hại.

Janaki nói thêm điều này vẫn đúng cho dù con người vẫn thường làm điều sai trái, ở cả mức độ cực đoan nhất của hành động sai trái khi ta không chỉ cần bị lên án mà còn phải chống lại bằng phương cách phi bạo động hay biện pháp quân sự, với cái giá mà người trong cuộc phải trả, thậm chí cả mạng sống của mình. Đây là suy nghĩ mà người ta dùng để mô tả một số hành động nhất định như "tội lỗi", mặc dù họ không phải là người gây nên hành động đó. Nhưng khi phản đối những hành động sai trái của con người, kể cả những hành động sai trái nhất, tồi tệ nhất, khi muốn cảm hoá trái tim của họ và trên tất cả, để bảo vệ những người khác từ hành vi gây hại của họ, chúng ta không cần, không nên tìm cách huỷ hoại họ hay đe doạ gây thương tổn đến thể xác của họ.

Điều này đã mang đến những thay đổi nào? Đó là thái độ bất hợp tác: rút các nguồn quỹ, thuế, từ chối quân dịch, tẩy chay, tổng đình công. Đó là ngăn cản bằng phương pháp bất bạo động: từ sự ra đời của "Nguyên tắc vàng" trong khu vực thử hạt nhân đến biểu tình ngồi, bãi công tại chỗ ở các quầy ăn trưa. Đó là bày tỏ: nêu lên sự thật, thực hiện niềm tin đích thực của một cá thể về quyền con người, và về những điều sai trái, chấm dứt sự im lặng mà có thể được diễn giải hay dẫn đến sự chấp thuận hay ủng hộ.

Tất cả những phương pháp này vượt xa "quyền khiếu nại" thông thường để trở thành một lực lượng đối đầu và làm mai một quyền lực bằng những hình thức quyền lực khác, dù đó là bất bạo động hay phản đối quyết liệt, điều mà Gandhi gọi làsatyagraha(sức mạnh chân lý).

Cô ấy cũng cho rằng hầu như tất cả mọi hành động sai trái, giống như tất cả mọi hình thức quyền lực cưỡng chế, hợp pháp hay không hợp pháp, đều tuỳ thuộc vào sự hợp tác, sự phục tùng, sự ủng hộ, vào sự đồng lòng hay ít nhất là sự bao dung của nhiều con người. Điều đó tuỳ thuộc vào nhiều cộng tác viên hơn là vai trò hiện có của họ; những cộng tác viên này bao gồm kể cả nhiều nạn nhân, cùng với những người đứng ngoài cuộc một cách thụ động mà trên thực tế chính là những tòng phạm. Hiệu ứng quyền lực có thể xoá bỏ một sự hợp tác như vậy. Hành động của những cá nhân có thể dẫn đến thái độ bất hợp tác có tổ chức, giống như câu chuyện của Rosa mà đã dẫn đến cuộc tẩy chay xe buýt ở Montogomery. Việc cô ấy từ chối tuân theo một mệnh lệnh hợp pháp theo hệ thống luật tại Alabama để không nhường ghế cho một hành khách nam người da trắng, việc cô ấy thay vì đó lựa chọn chấp nhận bị bắt, đã thách thức thói quen phục tùng của cộng đồng người da đen tại Montogomery. Nhắc lại lời phân giải của một đồng môn về bài luận của Thoreau liên quan đến chủ đề bạo động dân sự, noi gương hành động của Park, Martin Luther King đã nói, Janaki giúp tôi trích lại: "Một điều gì đó đã bắt đầu nói với tôi: "Người chấp nhận sự tội lỗi bằng sự nhịn nhục thì sẽ dính sâu vào tội lỗi cũng như giúp khắc sâu tội lỗi. Người chấp nhận tội lỗi mà không hề có biểu hiện phản đối thì thực sự đang đồng loã với nó … Kể từ giờ phút này tôi sẽ xem phong trào của chúng ta (tẩy chay xe buýt) như một hành động bất hợp tác ở quy mô lớn"(89).

Khi tôi lắng nghe Janaki, tôi nhận thấy mình đang nghe một học thuyết nhất quán đến mức ngạc nhiên và một tập hợp kinh nghiệm phù hợp hỗ trợ cho học thuyết đó, tất cả đều mới mẻ đối với tôi Nó đã kích thích những câu hỏi về mặt học thuật, rất sáng sủa, một cách hiểu mới về các vấn đề và giải pháp. Lẽ đương nhiên là có nhiều phép tính bạn có thể thực hiện mà không cần đến con số không, ít ra là đối với cá nhân tôi không cần phải có một điểm bắt đầu quen thuộc. Tuy nhiên nếu chúng ta thực hiện điều đó mà không có một khái niệm "kẻ thù" và không có mối đe doạ sử dụng vũ lực thì nó sẽ cũng không tách rời khỏi ý niệm về xung đột hận thù, tranh đấu, chống đối, kháng cự và phát xét đạo lý. Ngược lại, như tôi vỡ lẽ ra sau này, tất cả những ý niệm này chiếm một vị trí then chết trong tư duy và hành động của Gandhi. Nhưng Janaki đưa ra một cách lập luận mới về những điều đó và những ví du liên hệ về chúng. Đó không phải là cách tư duy duy nhất, nó không thay thế cho tất cả những điều khác mà tôi đã được học, nhưng tôi thấy nó đem đến một nhận thức mới, thực sự mới cho tôi. Những điều như vậy không phải lúc nào cũng xảy ra. Dường như học thuyết này đã đem đến một điều gì đó mà tư duy thông thường chưa từng gợi ý, một cơ hội đem đến sự thay đổi thực sự, đi ngược lại học thuyết của bạo lực và thù hận.

Cô ấy diễn thuyết rất nhiều về Martin Luther King và hối thúc tôi đọc cuốn "Bước đến nền tự do", cuốn sách mà cô ấy dùng để trích dẫn giúp tôi câu nói ở trên. Tôi chưa bao giờ nghĩ nhiều về King và chắc chắn là tôi chưa biết khái niệm hành động phi bạo động quân sự của ông. Trước đây tôi chưa hiểu hết sức mạnh chống đối chiến tranh Việt Nam của King kể từ năm 1965. Tôi rất ấn tượng với sự mô tả của cô ấy về lập trường King đưa ra tại Nhà thờ Riverside ở thành phố New York gần một năm trước, vào ngày 4-4-1967. Bất chấp lời nhắn nhủ nhiệt huyết của đồng minh bạn bè, da trắng và da đen, ông đã thực hiện bước đi mạo hiểm dẫn tới nguy cơ đánh mất sự ủng hộ dành cho phong trào quyền dân sự và mất khả năng tiếp cận Nhà Trắng bằng cách tố cáo cuộc chiến một cách không khoan nhượng bởi vì như ông đã nói "Đã đến lúc im lặng nghĩa là phản bội" (Khi tôi đọc toàn văn bài phát biểu sau này tôi nhận ra vào năm 1967 ông đã thâu tóm được ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến mà tôi chưa hề biết trong hai năm. Hơn nữa, những đề xuất cụ thể của ông về việc tách bạch vấn đề - chấm dứt ném bom miền Bắc và miền Nam, xác định một mốc thời gian cho việc đơn phương rút quân của Mỹ, chấp nhận Mặt trận dân tộc giải phóng có vai trò trong đàm phán và trong bất kỳ một chính phủ Việt Nam nào trong tương lai - đã vượt quá tầm của bất kỳ đề xuất công khai nào của bất kỳ nhân vật tai to mặt lớn nào trong giai đoạn 1967-1968. Lẽ ra đề xuất của ông có thể và nên là cơ sở cho việc chấm dứt cuộc chiến vào bất kỳ tháng nào trong năm năm sau đó). Janaki khuyên tôi nên gặp ông - cô ấy nghĩ cô ấy có thể thu xếp được việc đó - và tôi quyết định tôi cần phải diện kiến con người này. Câu chuyện của Janaki đã đem đến một niềm hy vọng về những điều có thể diễn ra trên đất nước này (Mỹ) một niềm hy vọng mà tôi cũng đã nhận thấy, chỉ cách đó vài tháng thôi và ở trong một bối cảnh khác, ở Robert Kennedy.

Chúng tôi không quay lại cuộc hội thảo. Chúng tôi ở lại cùng nhau và tiếp tục trao đổi với nhan cho tới tận ngày hôm sau Chiều muộn hôm đó, vào ngày 4-4-1968, chúng tôi theo dõi tin tức buổi tối và biết rằng Martin Luther King đã bị ám sát. Dường như cả Washington đang bốc cháy.

Chú thích:

(85) Chiến tranh đang tớihồi kết thúc: Báo Bưuđiện Washington, 22 tháng 11,1967.

(86) (87) "con số thươngvong của dân thường sẽở mức thấp nhất cóthể"; "Nếu các quan chứcWashington" - Westmoreland, trang 338.

Thực chất, cuộc tranh luậntrong Quốc hội: Xem thêmmột số tài liệu khácnhư "Chuyến đi thăm châuÁ của chuyên gia khơilên tin đồn về việcsử dụng vũ khí nguyêntử", Thời báo New York,11 tháng 2, 1968; "Cúgọi nặc danh khơi lêntin đồn về việc sửdụng vũ khí nguyên tửở Việt Nam", Thời báoNew York, 13 tháng 2;"Wheeler phủ nhận khả năngsử dụng vũ khí nguyêntử tại Khe Sanh", Thờibáo New York, 15 tháng2; "Fulbright và Rusk xungđột về khả năng hạtnhân", Báo Bưu điện Washington,6 tháng 2; "McCarthy yêucầu "thẩm tra bản báocáo về vũ khí"- BáoBưu điện Washington, 17 tháng2; "SANE ủng hộ Mỹsử dụng bom nguyên tử",Thời báo New York, 3tháng 3; "Sử dụng vũkhí nguyên tử sẽ dẫnđến thảm hoạ", Báo Bưuđiện Washington, 9 tháng 3.

(88) "Tình hình tài chínhcủa chúng ta" - tríchtrong Gardner, trang 454-56; Clifford,trang 515-16.


(89) "Một điều gì đóđã bắt đầu nói vớitôi" - King, trang 51-52.

Chương 15. Chiến dịch năm 1969

Với bài phát biểu của Tổng thống vào ngày 31-3 năm 1968, công chúng và đa phần các nhà bình luận cho rằng ông ta đã quyết định nhanh chóng chấm dứt chiến tranh theo những điều kiện có lợi nhất cho ông ta, cho dù đó là điều kiện gì đi nữa. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Hà Nội lúc đầu cũng nghĩ như vậy khiến cho Johnson và Rusk rất ngạc nhiên và họ đồng ý bàn bạc trực tiếp mặc dù việc ném bom vẫn đang tiếp diễn. Tại sao ông ta không rút ra khỏi chiến dịch này và ngừng ném bom miền Bắc? Nhưng tôi không chắc chắn lắm. Một vài tuần trôi qua và hai bên vẫn chưa thoả thuận được sẽ gặp nhau ở đâu, chứ đứng nói gì tới nội dung chương trình làm việc.

Một ngày tháng tư trong văn phòng của mình ở Lầu Năm Góc, Mort Halperin nhận xét với tôi rằng việc ném bom vẫn đang diễn ra ác liệt hơn trước đây phía Nam vĩ tuyến 19 và trên đất Lào. "Có ba người trong chính phủ này tin vào những gì chúng ta đang làm: Walt Rostow, Dean Rusk, và Tổng thống".

Đó là một phỏng đoán chính xác đến không ngờ. Tuy nhiên phỏng đoán đó cũng có cơ sở của nó. Ở phía bên kia bàn làm việc chúng tôi ngồi một vài phút và cùng nhau rà soát lại những nhân vật khác trong chính phủ và xem xem có thể đưa thêm ai vào trong danh sach ba người kể trên hay không. Chúng tôi liệt kê lại tất cả các cơ quan khác nhau ở Washington phụ trách về Việt Nam và chúng tôi biết một loạt những nhân vật tham gia vào việc hoạch định chính sách. Nhưng chúng tôi không thể nghĩ ra ai thêm để đưa vào danh sách nêu trên. Không có một ai trong nhóm soạn thảoHồ sơ Lầu Năm Góc, cũng không có một ai chúng tôi biết tại Cục Tình báo trung ương, Bộ Ngoại giao hay Nhà Trắng.

Mãi đến tận gần đây, Mort vẫn còn nhắc lại với tôi rằng điều đó không có nghĩa là tất cả những ai hồi đó chúng tôi nghĩ đến đều là những người quyết tâm rút quân. Vẫn có những người, đặc biệt trong lực lượng không quân, tin rằng chúng ta cần tiếp tục ném bom ác liệt hơn nữa. Vấn đề ở đây là họ không còn tin rằng những gì chúng ta đang làm là phương án "tối ưu thứ hai" hoặc phương án có thể chấp nhận được, thậm chí có thể coi là tác nhân để chúng ta tiếp tục lấn tới. Tất cả những phương án hoặc ném bom ác liệt hơn tại miền Bắc hoặc rút quân hoặc đàm phán rút ra khỏi Việt Nam giờ đây không có nghĩa lý gì với họ. Trên thực tế, những quan chức này có cùng quan điểm mà lúc đó dân chúng đều chia sẻ: Hoặc chiến thắng hoặc rút quân về nước.

Điều đáng chú ý là trong phỏng đoán của chúng tôi, số lượng dân chúng ủng hộ việc leo thang chiến tranh hơn là rút quân thì nhiều hơn là số lượng quan chức và binh lính, tính tới thời điểm này - thậm chí trước Tết Mậu Thân năm 1968 và điều đó càng đúng sau Tết Mậu Thân. Thậm chí ngay trong các sĩ quan quân đội bảo thủ, một số người làm việc trong Lực lượng tác chiến của Lầu Năm Góc, và đặc biệt trong những sĩ quan quân đội trước đây đã phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, số lượng sĩ quan cho rằng nên rút quân vào cuối năm 1967 nhiều hơn dân chúng. Tuy nhiên lệnh ném bom vẫn được phát ra và vẫn được thi hành. Trong thời gian 10 tháng sau khi McNamara rời Nhà Trắng, Clark Clifford, theo lệnh Tổng thống, đã ném xuống Đông Dương một số lượng bom (1,7 triệu tấn) nhiều hơn số lượng bom của ba năm trước đó (15 triệu tấn). Nếu Halperin đúng, và tôi tin rằng anh ta đúng thì lệnh ném số lượng bom khổng lồ như vậy trong vòng 10 tháng đã được cấp dưới của Tổng thống, từ Clifford trở xuống tới các phi công ngoan ngoãn thi hành và họ tin rằng việc làm đó không hề phục vụ lợi ích quốc gia chút nào. Là một người Mỹ, tôi đã dành nhiều thời gian trong vòng 30 năm qua để cố gắng hiểu và chấp nhận được việc làm đó.

Khi bầu cử Tổng thống đang diễn ra, tôi cảm thấy lo lắng một khi có nhu cầu chia sẻ quan điểm và nhận thức của tôi với bất kỳ một nhân vật chính trị nào. Đối với những người trong cuộc tiếng tăm của tôi từ Việt Nam và Lầu Năm Góc khiến nhiều người muốn lắng nghe. Khi tôi nhận được phản hồi của các cố vấn hay đại diện của các ứng cử viên chức Tổng thống, từ Romney và Rockefeller tới Kennedy và Humphrey, tôi thấy rằng tất cả họ đều có chung quan điểm với tôi. Những nỗ lực thuyết phục của tôi hiện nay dường như không còn cấp bách như hồi đầu năm, nhưng tôi vẫn có thể trấn an những người ngoài cuộc nghi ngờ về ý muốn của họ muốn chính phủ Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Thật đáng tiếc, tôi không biết một ai có liên lạc với George Wallace, người đã chọn tướng Curtis Lemay làm phó soái để tranh cử cùng ông ta. Đối với phần lớn các nhà quan sát, kế hoạch kết thúc chiến tranh của Nixon nghe giống như kế hoạch rút quân được cải trang. Thực ra, hai nhà báo Walter Lippmann và Joseph Kraft đều đoán rằng một ông "Nixon mới" có nhiều khả năng kết thúc chiến tranh hơn là ông Humphrey, người mà ủng hộ chính sách của Johnson hơn. Đối với tôi, điều đó nghe rất hợp lý. Kỳ vọng của tôi là tất cả các ứng cử viên chức Tổng thống có thể sẽ đồng thuận với nhau - trừ ông Wallace - về sách lược Mỹ rút quân để tránh sa lầy tại Việt Nam.

Khi bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình, Robert Kennedy gọi điện cho tôi ở California đề nghị tôi làm "chuyên gia về Việt Nam" cho ông ta trong chiến dịch tranh cử. Điều đó sẽ có nghĩa tôi thôi việc ở Rand, tôi sẽ có văn phòng làm việc mới ở Washington hoặc New York, và quản lý tất cả các tài liệu giấy tờ các tuyên bố, bài phát biểu về chiến tranh Việt Nam. Tôi rất thích làm công việc mới này. Nhưng tôi muốn chưa bắt tay ngay vào công việc cho đến khi có đại hội của ứng viên tranh cử vì tôi muốn đóng góp ý kiến đồng thuận với mọi người, nếu có thể.

Tôi không muốn tạo ra mâu thuẫn giữa hai ứng cử viên tranh cử chức Tổng thống khi làm việc cho một trong hai người. Và tôi cũng có lý do cá nhân để từ chối lời đề nghị làm công việc mới tại thời điểm đó: tôi vừa mới bắt đầu khoá phân tích tâm lý, học bốn buổi một tuần và tôi không muốn rời Los Angeles.

Nhưng tôi rất thông cảm và ủng hộ Kennedy. Giống như một số người khác, tôi thấy mình gần gũi với Robert Kennedy hơn là những nhân vật chính trị khác mà tôi từng gặp. Từ khi tôi từ Việt Nam trở về, không một người Mỹ nào gây ấn tượng với tôi sâu sắc hơn những mối quan tâm và lo lắng của ông về chiến tranh Việt Nam. Tôi rất yêu quý ông.

Từ những dịp được nói chuyện với ông từ tháng mười năm 1967, tôi đi đến kết luận rằng Robert Kennedy là ứng cử viên duy nhất (McCarthy rất ít có khả năng được đảng đề cử) mọi người có thể tin cậy trong việc giúp Mỹ sớm thoát khỏi tình thế sa lầy ở Việt Nam. Tôi biết rằng Humphrey trước đây đã hoài nghi về việc Mỹ dính líu vào Việt Nam, nhưng thật khó có thể kính trọng ông ta khi ông ta đã và đang tiếp tục ủng hộ chính sách của Johnson. Tôi cho rằng ông ta cũng muốn Mỹ rút quân nhưng làm thật chậm vì ông ta cố gắng không làm sếp trước đây của ông ta nổi trận lôi đình. ấn tượng trên là hoàn toàn đúng khi tôi gặp ông ta lần đầu tiên.

Tôi được mời đi ăn trưa tại Waldorf-Astoria vào ngày Humphrey phát biểu trước một đám đông tại New York. Một số nhân vật khác, bao gồm Zbigniew Brzezinski của Đại học Columbia và Sam Huntington của Đại học Harvard cũng được mời đến để "cố vấn" cho ông ta. Trong bữa ăn, Humphrey nhận xét về một tư tưởng rất phổ biến trong số những người ủng hộ McCarthy và Kennedy. Nhìn xung quanh bàn, ông ta nói: "Tôi thực sự rất lo lắng về câu khẩu hiệu đơn giản "Không còn Việt Nam nữa!" - Một khẩu hiệu thật nguy hiểm". Mặc dù ông ta đang nói với cả nhóm chúng tôi, nhưng lúc đó vì tôi đang ngồi trực diện với ông ta nên tôi thấy mình cũng nên đưa ra một nhận xét.

Sau khi im lặng một lúc và thấy không ai lên tiếng cả, tôi nói:

"Khẩu hiệu đó còn tốt hơn khẩu hiệu "Hãy tiếp tục Việt Nam".

Sau đó cả bàn ăn đều im lặng.

Một giờ sau đó, khi chúng tôi ăn xong, tôi nhấn mạnh lại quan điểm nói trên. "Nếu "Không còn Việt Nam nữa" có nghĩa là "Không còn tiếp tục sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà không được sự đồng ý của Quốc hội" thì đó là một chính sách rất hay", Humphrey miễn cưỡng gật đầu.

Còn có một vấn đề khác với khẩu hiệu "Không còn Việt Nam nữa!", nó cho thấy bản thân cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc hoặc sắp kết thúc mà không cần sự quan tâm hay sức ép từ cử tri nữa. Trên thực tế, cả hai điều này đều không đúng vào năm 1968 và bảy năm sau đó. Tuy nhiên, cả hai niềm tin trên gạt bỏ sự cần thiết phải đấu tranh chống lại cuộc chiến chính là niềm tin của đa phần các cử tri trong giai đoạn đó.

Cuối tháng Năm tôi làm việc với phụ tá của Kennedy là Adam Walinsky và Jeff Greenfield về chính sách Việt Nam trong bài phát biểu cuối cùng của Kennedy trước khi diễn ra cuộc bầu chọn ứng cử viên của đảng cho bầu cử Tổng thống sắp tới ở California. Theo dự kiến, bài phát biểu này sẽ được đọc tại Câu lạc bộ Khối thịnh vượng chung San Fransisco vào ngày 31 tháng Năm. Nội dung cốt lõi của bài phát biểu này không phải do tôi, mà do Walinsky viết. Nhưng họ muốn tôi tư vấn về những vấn đề thực chất cho một số bài phát biểu. Một đêm tôi thức khá khuya tại văn phòng của họ ở khách sạn Ambassador, xem lại bản thảo cuối cùng của Walinsky. Chiến dịch tranh cử thuê phần lớn các phòng trên tầng trên của khách sạn, làm phòng ngủ và văn phòng cho nhân viên. Kennedy ngủ lại luôn ở đó.

Sáng ngày hôm sau, tôi thức dậy và chợt nghĩ ra một số điểm vào phút chót. Tôi viết những điểm đó ra giấy và bạn của tôi, Yvonne, đưa tôi tới khách sạn trước, rồi sau đó mới ra sân bay.

Lúc đó còn rất sớm và hầu như không có ai dưới sảnh khách sạn cả. Thang máy đưa tôi lên hội trường lớn mà chiến dịch tranh cử đang sử dụng. Vắng tanh không có một ai. Chỉ mới đêm trước ở đây rất đông, mọi người có mặt và nói chuyện rôm rả nhưng bây giờ chúng tôi rất ngạc nhiên khi ở đó không có cả nhân viên an ninh. Có một người đang tiến lại phía chúng tôi, trong bộ áo choàng tắm. Đó là Bobby. Anh ta chưa cạo râu và tóc tai bù xù, tay cầm một tách cà phê.

Chúng tôi nói chuyện vài phút. Tôi không làm anh ta bận tâm với những vấn đề mà tôi sắp nói với Adam. Nhưng tôi vẫy tờ giấy chúng tôi đang cầm để hy vọng anh ta hiểu là tại sao chúng tôi lại đến đó sớm như vậy. Tôi đi tìm Walinski, lúc đó đã miệt mài làm việc. Tôi nói với Adam rằng tôi rất ngạc nhiên khi không có ai kiểm tra chúng tôi khi chúng tôi bước vào đây, không có bóng dáng một nhân viên an ninh nào. Anh ta nói Kennedy đã từ chối không sử dụng lực lượng bảo vệ bí mật vì ông ta sợ rằng lực lượng này làm gián điệp cho Nhà Trắng, sẽ báo cáo tất cả động thái của mọi người, đi đâu làm gì. Ông ta cũng từ chối lời mời của Thị trưởng Los Angeles là ông Sam Yorty về việc sử dụng cảnh sát cũng vì lý do tương tự. Tuy nhiên chúng tôi vẫn có cảm giác rất lạ khi đi vào trong đại sảnh, vắng tanh vắng ngắt. Yvonne thấy rất phấn chấn khi tình cờ gặp lại anh ta và khiến anh ta nhớ rằng trước đây đã từng gặp cô ta, nhưng đồng thời điều đó cũng khiến Yvonne thấy hơi nản lòng.

Như lời cô ấy nói khi chúng tôi đi thang máy xuống, "Chúng ta có thể là bất kỳ một ai".

Sau đó cô ta đưa tôi ra sân bay. Trên đường đến đó, chúng tôi cười đùa vui vẻ khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa Bobby và Ethel khi chúng tôi ăn tối với họ ở Washington, tại nhà của phóng viên Sander Vanocur. Khi bữa tối sắp kết thúc, Vanocur hỏi xem chúng tôi có muốn xem một show truyền hình về nghiện ma tuý mà anh ta đã ghi hình trước đó. Chúng tôi sang một phòng nhỏ cạnh phòng ăn xem cuốn băng. Khi thấy Vanocur xuất hiện trên màn hình, đang nói về acid, Ethel nói chắc như đinh đóng cột: "Ma tuý thì cùng tồi tệ như heroin vậy".

Bobby nói: "Ethel, điều đó không đúng!"

Ethel nói: "Đúng như vậy còn gì nữa".

"Ethel, tôi là uỷ viên công tố và tôi nói điều đó không đúng", Bobby cãi lại.

Vào năm 1964, đó là một lời nói rất buồn cười bằng chất giọng mũi Boston của anh ta.

Anh ta sắp xếp thời gian rất hợp lý. Điều đó khiến tôi ngạc nhiên khi tôi phỏng vấn anh ta trong lúc đang làm nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba. Lúc đầu anh ta không gây ấn tượng gì nhiều đối với tôi. Nhưng việc sắp xếp thời gian và việc nhận xét về đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin khiến tôi phải nhìn anh ta với con mắt khác. Anh ta nói rằng Dobrynin đã tuyên bố rằng không có tên lửa của Liên Xô tại Cuba và tên lửa sẽ không được đưa đến đó. Bobby cho rằng khi Dobrynin tuyên bố như vậy thì tên lửa vẫn còn nằm ở Cuba nhưng sau đó đã được chuyển đi, "Cả tôi và anh trai tôi đều nghĩ ông ta nên biến đi vì ông ta đã nói dối hoặc cấp trên của ông ta không tin vào những thông tin ông ta cung cấp".

Tôi tới Chicago dự hội nghị về Việt Nam vào ngày thứ ba, ngày 4 tháng sáu, ngày diễn ra cuộc bầu chọn ứng cử viên của Đảng Tôi ở một tối với Susan Bellow, một người bạn của tôi.

Chúng tôi cùng nhau xem cuộc bầu chọn ứng cử viên của đảng.

Kennedy đã giành chiến thắng tại tiểu bang Nam Dakota và dường như sẽ thắng lợi tại California, nơi mà cử tri rất ủng hộ Ông ta trở thành ứng cử viên của đảng. Hôm đó là một ngày làm việc dài, và tôi thấy mệt. Tôi không thức được tới tận lúc ông ta có bài phát biểu chiến thắng tại khách sạn Ambassador, phát sau nửa đêm tại California. Tôi đi taxi về khách sạn.

Sáng ngày hôm sau, có tiếng gõ cửa phòng khi tôi đang cạo râu. Đó là Susan, cô ấy đang khóc. Tôi hỏi có chuyện gì và cô ấy nói: "Anh không biết ư? Bật vô tuyến lên coi. Bobby bị bắn chết rồi! Tôi bủn rủn cả chân tay. Vô tuyến đang phát phần cuối cùng bài phát biểu của Bobby. Sau đó là cảnh ông đi qua đám đông. Rồi cảnh ông nằm trên sàn nhà bếp, mắt mở to. Người bình luận nói: "Ông ấy chết lâm sàng trong bệnh viện và không thể tỉnh lại được". Tôi thấy hoa hết cả mắt. Tôi đi đi lại lại giữa hai cái giường trong phòng khách sạn. Tôi bắt đầu khóc, rồi khóc nức nở. Tôi ngồi trên giường, ngực tôi rung lên. Susan nhìn tôi và không nói gì.

Bây giờ khi tôi khóc tôi mới biết là tôi yêu quý Bobby (mặc dù trước đây tôi không hay biết điều đó). Ông là chính trị gia duy nhất mà tôi thấy yêu quý. Tại thời khắc này tôi chợt nhận ra rằng mình đã đặt hết hy vọng vào ông ấy: không chỉ cho Việt Nam mà cho cả quê hương tôi. Bất thần tôi nhận ra rằng cuộc chiến sẽ không chóng kết thúc. Tôi nghĩ có lẽ không có cách nào để thay đổi đất nước này.

Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi thôi khóc. Tôi lau nước mắt và lau sạch bọt cạo râu trên mặt rồi mặc quần áo. Susan lái xe đưa tôi tới hội nghị. Một số người ở đó cũng có tâm trạng giống tôi; dường như là rất ít người đã thức khuya đêm hôm qua để theo dõi tin tức. Chúng tôi tham dự cuộc hội nghị trong trạng thái bị sốc và không khí của hội nghị chìm hẳn xuống. Hôm đó tôi thấy mình nói rất hăng về việc nước Mỹ "nghiện" một loại vũ lực, đó là ném bom chiến lược. Vào ngày thứ năm sau khi hội nghị đã kết thúc một số đại biểu quay về New York tham dự lễ tang của Bobby tại nhà thờ Thánh Patrick. Tôi quay về Los Angeles.

Thứ bảy ở Malibu là một ngày nắng đẹp. Khi tôi bật vô tuyến lên, xe tang chở thi hài Bobby đang đi dọc theo bờ biển phía Tây, qua đám đông những người đi tiễn đưa Bobby về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi đi dọc theo bãi biển và cuối cùng ngồi xuống, nhìn những con sóng tràn bờ. Khi tôi quay trở lại nhà thì trên vô tuyến vẫn chiếu cảnh chiếc xe tang màu đen đang di chuyển chậm rãi dọc bờ biển.

Trong khi đó, việc ném bom vẫn diễn ra ác liệt tại miền Bắc cho đến tận vĩ tuyến 19. Ngày 1-8, báo chí đưa tin máy bay Mỹ đã ném 2.581.876 tấn bom và tên lửa xuống Đông Dương kể từ năm 1965. Đó là tính thêm cả 1 triệu tấn tính đến ngày 1-3 - khi số lượng bom ném xuống đã là 1,5 triệu tấn bằng số bom Mỹ ném xuống châu Âu trong Chiến tranh thế giới II - kể từ khi Clifford thay thế McNamara tại Lầu Năm Góc.

Trong vòng 5 tháng thì có tới 4 tháng sau khi Johnson đã ngừng ném bom phần lớn Bắc Việt Nam và kêu gọi đàm phán, người Mỹ đã ném một nửa tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh thế giới II, tức là 2 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là có 3 cuộc Chiến tranh thế giới II?

Khi việc ném bom vẫn còn tiếp diễn, các đại biểu của chính phủ Hà Nội tham dự đàm phán tại Paris nhất quyết không chịu bàn tới điều gì khác ngoài việc ngừng lâu dài và không điều kiện những cuộc tấn công vào Bắc Việt Nam, và Johnson sẽ không chấp nhận điều đó nếu như không có sự đảm bảo hay "sự đánh đổi nào từ phía chính phủ Hà Nội". Phía Việt Nam từ chối điều này, với lý do những cuộc tấn công như vậy là bất hợp pháp và người Mỹ không có quyền đòi hỏi cái gì từ phía Hà Nội để đổi lại việc ngừng ném bom. Chủ tịch Hồ Chí Minh thậm chí còn chỉ ra sự tương đồng mà tôi đã sử dụng khi lý giải hành vi của phe Việt Cộng trong những bài phát biểu mà tôi viết cho McNaughton và McNamara vào năm 1965. Ông Hồ nói rằng nước Mỹ hành động như những kẻ cướp Chicago, những kẻ đồng ý không bắn vào mục tiêu của mình nếu được trả một khoản tiền. Để đổi lại, Hà Nội thực sự đã hứa và bảo đảm rằng Hà Nội sẽ không ném bom và xâm lược Bắc Mỹ. Điều này nghe rất logic nhưng bị các nhà thương thuyết Mỹ cho là "tầm phào".

McCarthy vẫn đang tham gia tranh cử Tổng thống, nhưng có lẽ rơi vào thế bị động hoặc chán nản - sau khi đối thủ mà ông ta căm ghét bị giết. Lập trường của Humphrey cũng không hoàn toàn vững như bàn thạch. Khi nghỉ giải lao, tôi hội ý với ông ta.

Theo lời gợi ý của một phụ tá của ông ta, tôi tới gặp một người gây quỹ cho ông ta ở Los Angeles, đi xe limousine cùng họ tới nơi hẹn gặp và thảo luận những bước tiếp theo về Việt Nam.

Humphrey muốn ngừng ném bom không điều kiện, nhưng ông ta lo ngại rằng sau khi ngừng ném bom sẽ là một đợt tấn công khác mà bản thân ông ta sẽ bị khiển trách. Tôi không thể nói với ông ấy rằng điều đó không thể xảy ra. Tôi chỉ có thể nói với ông ta là điều đó ít có khả năng xảy ra và, ít có khả năng xảy ra hơn cả việc tiếp tục ném bom. Tôi nghĩ ông ta phải chấp nhận những rủi ro chính trị xảy đến với mình. Ông ta lắng nghe tôi, nhưng khi chúng tôi bắt tay và tạm biệt, ông ta vẫn lo lắng về tiền đồ như khi lần đầu tiên đề cập đến nó.

Mối đe doạ đối với Humphrey không phải từ Bắc Việt Nam, mà ông ta còn đối mặt với hiểm hoạ từ hai Đảng ở Mỹ. Có thể ông ta sẽ không được đề cử và càng ít có khả năng nhận được sự đồng tình ủng hộ của đảng đưa ông ta đến thắng lợi trong bầu cử, nếu ông ta không tách mình ra khỏi lập trường của Johnson về cuộc chiến tranh, về việc ném bom ít nhất (ông ta không định kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tại Sài Gòn). Đây là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng nếu ông ta tuyên bố mình hoạt động độc lập thì ông ta sẽ bị Tổng thống nổi giận và trả thù bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trong khi đó, chính quyền Hà Nội không tỏ ra vội vã khi muốn chấm dứt việc ném bom hay kết thúc chiến tranh bằng cách nhượng bộ. Thực ra, đó không phải là sự lừa phỉnh cho cả hai bên. Không bên nào chịu nhượng bộ và ban lãnh đạo của mỗi bên cũng không bị ảnh hưởng gì khi cuộc chiến tiếp diễn, cho dù cuộc chiến có đẫm máu đến đâu đối với một số người dân thường và tang thương với gia đình họ. Do vậy cho dù một bên có thay đổi chiến thuật, đáp ứng những điều kiện của bên kia đi nữa và bắt đầu "đàm phán" thì cũng chẳng có kết quả gì, chẳng thay đổi được gì.

Cuối cùng, vào tháng mười một, cả hai bên đều làm điều đó. Hai bên thực sự ngồi lại với nhau, đàm phán trực tiếp và chỉ có vậy, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chiến tranh vẫn tiếp tục. Hơn 10.000 lính Mỹ chết trong năm 1969, bằng số lượng năm 1967 khi mà quá trình đàm phán diễn ra công khai cũng như bí mật. Hơn 10.000 lính Mỹ nữa cũng chết trong ba năm đàm phán tiếp theo.

Do vậy, việc "ngừng ném bom không điều kiện và lâu dài ở miền Bắc Việt Nam là ảo tưởng, gần như là một trò tiêu khiển, khi muốn kết thúc chiến tranh. Việc "ngừng ném bom là điều kiện tiên quyết để "tiến hành đàm phán". Một trong hai điều này chỉ có ý nghĩa khi nó là một phần của những chính sách nhằm giải quyết xung đột và chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.

Khi bỏ phiếu, dân chúng hầu như không mấy ủng hộ việc rút ngay, rút đơn phương toàn bộ quân đánh bộ của Mỹ. Chính sách đó được một ứng cử viên tranh cử chức Tổng thống năm 1968, ông Eldridge Cleaver đề xuất. Ông này trước đây đã bị truy tố về tội hiếp dâm nhưng nay ra tranh cử cho đảng Hoà bình và Tự do tại hai tiểu bang New Yòrk và California.

Các nhà chiến lược của Kennedy, McCarthy và Humphrey vạch ra một cương lĩnh hoà bình cho dại hội bầu ra ứng cử viên Tổng thống, kiến nghị ngừng ném bom toàn bộ và cả hai bên Mỹ và Bắc Việt Nam sẽ rút quân, rồi hối thúc chính phủ Nam Việt Nam đàm phán trực tiếp với Mặt trận dân tộc giải phóng để thành lập ra chính phủ liên hiệp. Hai điểm đầu tiên mà họ đề xuất sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng kết hợp lại và nhìn tổng thể thì tất cả những kiến nghị đó tạo ra cơ sở có thể đàm phán để kết thúc chiến tranh. Humphrey chấp nhận kế hoạch này. Nhưng khi Tổng thống Johnson bác bỏ nó thì Humphrey cũng thôi luôn và sau này ông ta hối tiếc về việc làm đó.

Do vậy vấn đề Việt Nam tiếp tục gây chia rẽ sâu sắc tại đại hội bầu ra ứng cử viên Tổng thống. Tôi theo dõi tranh luận 3 tiếng đồng hồ trên vô tuyến ở Malibu. Mọi người phản đối khi Pierre Salinger nói rằng Robert Kennedy sẽ ủng hộ cương lĩnh hoà bình nếu ông ta còn sống. Nhưng cương lĩnh của chính quyền Tổng thống mà Ted Sorensen mô tả là "một cương lĩnh mà Richard Nixon hay Barry Goldwater sẽ vui vẻ chấp nhận", được 1527 cử tri của Johnson ủng hộ so với 1.041 phiếu chống.

Tôi không muốn xem Humphrey được đề cử. Sau khi bỏ phiếu về cương lĩnh Việt Nam, tôi tắt vô tuyến. Phải mãi đến sáng ngày hôm sau tôi mới xem những đoạn phim về vụ bạo động cảnh sát tại Chicago đêm hôm đó, với những nhà tổ chức của McCarthy như Dave Mixner xô đẩy nhau qua cửa sổ của khách sạn Hilton và bị cảnh sát đẩy vào trong, những đám hơi cay bay tận tới phòng của McCarthy và Humphrey và cảnh những trạm cấp cứu dành cho những người biểu tình, nhân viên, nhà báo bị đánh đập trên tầng của khách sạn Hilton; cảnh hỗn loạn nơi diễn ra đại hội bầu ứng cử viên chức Tổng thống trong khi bỏ phiếu. Tôi nhớ sáng ngày hôm sau có một phần tin trên chương trình Today chiếu cảnh người biểu tình bị quẳng lên không trung. Đoạn phim này quay chậm đến nỗi người ta tưởng đó là một vở balê và những nhà sản xuất còn ghép cả nhạc vào nữa chứ. Đó là ca sĩ Frank Sinatra đang hát "Chicago, Chicago".

Tôi lại tắt vô tuyến đi.

Tôi không xem một thời khắc nào của chiến dịch tranh cử trên vô tuyến cho đến khi Johnson thục sự chấm dứt ném bom Việt Nam vào ngày 31-10-68, năm ngày trước khi tiến hành bỏ phiếu. Lúc đó tôi cũng không còn quá chú tâm vào công trình tôi đang làm ở Rand nữa: "Bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam" quá ư buồn thảm. Tôi không dành nhiều thời gian làm việc ở cơ quan và tôi cũng không cần quan tâm nếu tôi có bị sa thải. Tôi không quan tâm đến điều gì nữa. Đó là một quãng thời gian sầu thảm với nhiều người Mỹ. Khi nhìn lại mùa hè và mùa thu năm đó, tôi nghĩ chúng tôi đang gặp phải suy thoái chính trị chứ không phải suy thoái kinh tế. Dường như chẳng có gì hữu ích đáng làm nếu như bạn muốn chấm dứt chiến tranh. Chúng ta có hai ứng cử viên đi khắp đất nước nhưng không nói gì tới việc chấm dứt ném bom. Đây không phải là động cơ giúp họ thắng cử hay khiến mọi người chú ý đến họ.

Bây giờ nhìn lại chúng ta thấy có sự khác nhau lớn giữa hai ứng cử viên này. Không có sự khác nhau rõ rệt giữa Johnson và Nixon trong quan điểm của họ đối với Việt Nam, nhưng bí mật mà nói thì có sự khác biệt giữa Johnson và Phó Tổng thống của ông ta. Do vậy, cũng có sự khác nhau trong quan điểm của Nixon và Humphrey về vấn đề Việt Nam. Nhưng cả hai ông đều không muốn mọi người biết về điều bí mật này. Chắc chắn là tôi không biết và tôi cũng không biết là có ai biết điều bí mật này không.

Bây giờ nhìn lại, việc hỗ trợ kịp thời của chúng tôi dành cho Humphrey có lẽ đã tạo ra sự khác biệt rất lớn khiến cho Việt Nam và Mỹ không phải tiếp tục cuộc chiến trong năm hay sáu năm.

Tuy nhiên tôi không thể trách cứ bản thân hay nhiều người khác vì đã không nỗ lực hay ủng hộ để thay đổi tình hình. Điều đó bao gồm cả McCarthy, người đã từ chối chấp nhận Humphrey cho đến những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử và sau đó chỉ chấp nhận ủng hộ Humphrey một cách nửa vời. Điều đó còn bao gồm cả các nhà hoạt động chống chiến tranh, bắt đầu với những người biểu tình phản đối ở Chicago, những người hành động theo giả thuyết cho rằng không có sự khác nhau giữa hai ứng cử viên, không lo lắng là hành động của họ sẽ phương hại Đảng Dân chủ, giúp đỡ Nixon và chối bỏ bất kỳ ai ủng hộ Humphrey. Những sự lựa chọn này hoá ra có tầm quan trọng sâu xa, thậm chí bi kịch, nhưng với thông tin có sẵn thì tôi không thấy nhiều lý do để đổ lỗi cho họ. Trong suốt câu chuyện này, tôi tự coi mình có trách nhiệm đối với những tội lỗi khi tôi không hành động theo những gì tôi biết và theo cảm tính. Đó là thời gian mà tôi, cũng như những người khác, không thể hành động theo những gì chứng tôi không biết. Đặc biệt, Nixon che đậy những ý đồ của ông ta rất khéo, trừ việc ông ta lựa chọn rất ít người mà ông ta biết sẽ ủng hộ họ. Nếu mùa thu năm đó tôi thậm chí đoán được những gì tôi dần dần biết - một mình, bên ngoài Nhà Trắng - về những ý đồ một năm sau đó thì tôi đã hành động không khoan nhượng để ngăn cản việc bầu cử của ông ta. Trên thực tế quãng thời gian mười tuần cũng là thời gian duy nhất trong mười một năm khi ý nghĩ của tôi không bị ám ảnh chỉ vì chính sách Việt Nam. Phần lớn sức lực của tôi tập trung vào cuộc sống riêng tư của một người đàn ông chưa vợ.

Khi Johnson tuyên bố ngày 31-10 rằng ông ta sẽ ngừng ném bom toàn bộ miền Bắc, tôi chợt nhớ lại bộ phim trong đó Humphrey và Muskie có tham gia diễn xuất. Đó là những thước phim không chính thức, một cuốn phim tự làm không chuyên nghiệp miêu tả Humphrey và Muskie chơi bowling trong một căn phòng có hai đường bowling đủ cho hai người chơi, bóng bị mắc kẹt trong đó và họ phải cố gắng gỡ ra. Một giọng nói vang lên: "Đó là một chiến dịch tranh cử". Trong quảng cáo của Nixon, tôi thấy ông ta mặc quần bó. Sự tương phản đó khiến tôi thấy phấn khích khi bỏ phiếu. Rõ ràng là Humphrey tài ba hơn với những vấn đề trong nước. Tôi dừng lại ở văn phòng chiến dịch tranh cử và lấy một tờ poster Humphrey-Muskie, sau đó tôi dán lên xe hơi.

Đó không phải là sự đóng góp nhiều nhặn gì cho chiến dịch tranh cử mặc dù keo dính có làm bong lớp sơn trên xe của tôi khi tôi bóc tờ poster ra một vài ngày sau đó - nhưng điều đó có ý nghĩa là tôi quan tâm tới người thắng cử.

Tại thời điểm đó, kết quả cuộc chạy đua chức Tổng thống rất sít sao, với số phiếu bầu cho thấy Humphrey dẫn điểm nhỉnh hơn một chút. Ông ta đã xoay xở vượt lên trên Nixon từ vị trí kém Nixon 15 điểm sau khi Nixon giành được lợi thế vào tháng chín khi ông ta tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam. Sự bứt phá về đích xảy ra trong những ngày cuối cùng khi Tổng thống cũng có số phiếu bằng Humphrey; điều đó bất ngờ chấm hết một ngày trước khi bỏ phiếu, khi Tổng thống Thiệu tuyên bố từ chối không đàm phán tại Paris.

Humphrey giành được 31.270.000 phiếu (kể cả lá phiếu của tôi) vào ngày 5 tháng mười một, chiếm 42.7% số phiếu bầu.

Wallace được khoảng 9.906.000 phiếu, chiếm 13,5%, giảm nhiều so với 20% số người bỏ phiếu ủng hộ trước khi ông ta giới thiệu phó tá cùng tham gia tranh cử là tướng LeMay tại một cuộc họp báo trong đó Tham mưu trưởng lực lượng không quân chiến lược bắt chước tướng Jack D. Ripper. Người chiến thắng trong cuộc tranh đua chức Tổng thống giành được 31.770.000 phiếu, hơn Humphrey 500.000 phiếu, một khoảng cách tương ứng với chỉ chưa đến 7/10 của 1%.

Richard Nixon được bầu làm Tổng thống với 43.4% số phiếu bầu. Không phải là thắng lợi vẻ vang gì. Tuy nhiên, rõ ràng là phần lớn cử tri, không chỉ những người bỏ phiếu cho ông ta, vẫn hy vọng ông ta sẽ chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Ông ta đã hứa sẽ kết thúc chiến tranh "trong danh dự". Nhiều người Mỹ thích câu nói nghe kêu như chuông đó. Nhưng ông ta làm thế nào để đạt được điều đó? Và cụm từ "trong danh dự" có ý nghĩa thế nào với ông ta? Câu trả lời, như tôi biết một năm sau đó là nó có ý nghĩa với ông ta nhiều hơn những gì mọi người suy đoán. Điều đó có nghĩa là chiến tranh sẽ không kết thúc trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta và cũng không kết thúc trong nhiệm kỳ thứ hai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét