Hình bìa cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Chương
22. Bức
thư của RAND
Nhóm
chúng tôi gồm 6 người trong các buổi cùng nhau soạn thảo bức thư đã thống nhất
với nhau rằng chúng tôi sẽ xem qua bức thư của Harry Rowen, Giám đốc của Công
ty Rand trước khi gửi nó đi. Chúng tôi không nghĩ ông ta có quyền cấm chúng tôi
gửi bức thư này đi với tư cách cá nhân. Chúng tôi không muốn sử dụng biểu tượng
logo của Rand và cũng không muốn xác nhận rằng chúng tôi làm việc cho công ty
này. Mặt khác ông ta có thể nghi vấn về việc trước đây chúng tôi tiếp cận được
với những thông tin mật. Có thể ông ta sẽ thôi không cho phép chúng tôi được tiếp
cận nữa hoặc đe doạ sa thải chúng tôi.
Konrad
Kellen nghĩ rằng nếu Harry không đồng ý gửi bức thư đó đi thì chúng tôi không
thể gửi được và những người khác cũng đồng ý với việc này. Nếu ông ta đồng ý gửi
thư đi, chúng tôi có thể đưa bức thư đó cho các trưởng phòng trong công ty, ví
dụ như Fred Iklé của phòng Khoa học Xã hội hay Charlie Wolf của phòng Kinh tế.
Chắc chắn họ sẽ chẳng ưa gì việc gửi bức thư này đi, nhưng vì Harry đã đồng ý
nên họ không thể nào ngăn cản được. Những người cấp trên khác sẽ thể hiện sự
khó chịu của họ theo những cách khác, nhưng chúng tôi nhất trí với nhau rằng điều
đó cũng không thể ngăn chúng tôi được chừng nào mà Harry đã cho phép.
Tôi
là người duy nhất quen biết Harry. Tôi nghĩ rằng ông ta sẽ thông cảm với đề xuất
của chúng tôi, cho dù ông ta có hay không nghĩ đó là cách tốt nhất để rút ra khỏi
Việt Nam.
Tôi
không dám chắc ông ta cũng chống chiến tranh như bất kỳ ai trong số chúng tôi,
và rất khó hình dung ra khả năng ông ta đồng ý gửi bức thư này đi, trên cương vị
giám đốc Công ty Rand. Do vậy, thoả thuận của chúng tôi là sẽ nhờ cậy vào sự đồng
ý của ông ta làm cho cách này khó có tính khả thi, thiếu tính thực tế, ít nhất
là đối với tôi. Tuy nhiên tôi có thể thấy những người khác cũng đã đồng ý như vậy.
Họ không giống tôi ở khả năng bị mất việc. Tôi không liên quan tới những cuộc
thảo luận về cách gửi bức thư này ra khỏi Công ty Rand. Thực ra sau ngày 1-10,
tôi không còn tham gia nhiều vào các cuộc thảo luận của nhóm về việc soạn thảo
bức thư nữa.
Sau
hàng đêm phải nhân bản tài liệu, tôi đã quá mệt. Hàng sáng, tôi chỉ được ngủ
vài tiếng vì uống rất nhiều cafe, tôi cố gắng dự vào buổi chiều nhưng chẳng
tham gia ý kiến gì nhiều.
Đó
không phải là vì tôi nghĩ bức thư này không quan trọng bằng tập tài liệu, nếu
như có thể gửi đi. Ngược lại tôi nghĩ rằng những tuyên bố công khai phản đối
chính sách hiện nay và yêu cầu có một phương án khác có khả năng làm thay đổi
chính sách nhiều hơn là các tài liệu lịch sử của công trình nghiên cứu, cho dù
những gì được tiết lộ từ nghiên cứu đó có kịch tính đến đâu đi nữa. Tuy nhiên
tôi không chỉ dựa vào một thứ để phản kháng Nixon. Không một cách tiếp cận nào
mà tôi nghĩ tới lại tỏ ra nhiều hứa hẹn hơn những cách tiếp cận khác. Tuy
nhiên, tôi vẫn cố gắng làm thế nào đó để chuyển một số lượng lớn tài liệu bí mật
tới tay Quốc hội và công chúng trước ngày 15-10, tức là chỉ còn 10 ngày nữa.
Tôi đoán là tôi sẽ bị tống giam vào cuối tháng mười. Viễn cảnh đó khiến tôi
không còn phải lấn cấn với những suy tính cho công việc của mình, điều mà đang
làm những người khác bận tâm.
Cuối
cùng, vào ngày thứ tư, 8-10, chúng tôi cũng có được bức thư, trên giấy trơn,
không có biểu tượng logo gì của Công ty Rand, chỉ đề dẫn rằng chúng tôi là một
nhóm các nhà nghiên cứu và phân tích chuyên nghiệp về Việt Nam, ngụ ý nói chúng
tôi làm việc cho chính phủ. Chúng tôì hẹn gặp với văn phòng của Harry và cả
nhóm cùng đến gặp ông ta. Ông ta đọc rất kỹ bức thư và gật đầu đồng ý. Dường
như ông ta không tỏ ra không thích bức thư này. Ông ta bình luận thêm rằng bức
thư sẽ gây nhiều rắc rối đối với Rand từ những nhà tài trợ cho công ty và đáng
nhẽ ra ông ấy sẽ nói là ông ấy không muốn gửi bức thư đó đi (Những tuyên bố sau
này của ông ta với các nhân viên của Rand cho thấy điều này, mặc dù tôi không
nhớ cụ thể). Cầm bức thư trong tay, ông ta ngẩng cao đầu, nhìn chúng tôi qua cặp
kính và hỏi: "Tại sao lại không cho logo của Rand vào bức thư này nhỉ?"
Chúng tôi giải thích là chúng tôi không muốn Rand dính líu vào việc này. Ông ta
nói. "Mọi người sẽ biết cả thôi. Trông như thể là chúng ta đang giấu giếm
việc gì đó. Hãy đánh lại bức thư này với logo của Rand. Mọi người sẽ xì xào bàn
tán nhưng nó cũng có những mặt tích cực. Nó sẽ cho thấy tại công ty này chúng
ta khuyến khích nhiều quan điểm khác nhau. Chỉ cần đưa ra lời tuyên bố các bạn
đang bày tỏ quan điểm cá nhân, không phải đại diện cho Rand hay những nhân viên
khác của Rand".
Đó
là nhận xét duy nhất mà ông ta đưa ra. Chúng tôi rất phấn chấn khi rời phòng
làm việc của ông ta để soạn lại đoạn mở đầu và đưa logo của Công ty Rand vào, rồi
gửi tới toà soạn của tờThời báo New York. Một phần của bức thư có nội dung như
sau(100):
"Thưa
các quý ông,
Giờ
đây khi người Mỹmột lần nữa tranh luậnvề vấn đề Việt Nam,chúng tôi muốn đóng
gópvào cuộc tranh luận đóbằng cách bày tỏ quanđiểm của chúng tôi, nhữngquan điểm
phản ánh cảđánh giá cá nhân vànhiều năm nguyên cứu chuyênnghiệp về chiến tranh
ViệtNam và các vấn đềcó liên quan. Ở đâychúng tôi muốn bày tỏquan điểm như những
cánhân, chứ không nhân danhCông ty Rand, nơi chúngtôi đang làm việc. Trongcác đồng
nghiệp làm việctại Rand, có nhiều quanđiểm khác nhau về vấnđề này, giống như bấtkỳ
một vấn đề nàokhác.
Chúng
tôi tin rằng giờđây nước Mỹ nên quyếtđịnh chấm dứt sự canthiệp của mình vào cuộcchiến
tại Việt Nam, trongvòng một năm tới phảirút hết quân đội Mỹcòn đóng ở đó. Sựrút
lui của quân độiMỹ không được đi kèmvới bất kỳ một điềukiện nào đối với
chínhquyền Sài Gòn hay HàNội - điều đó cónghĩa là một trong haibên không thể
nào phủquyết được điều này.
Quan
điểm của chúng tôilà ngoài những lập luậnđạo đức thuyết phục dẫntới kết luận
tương tự,có bốn luận điểm phảnđối những nỗ lực tiếptheo của Mỹ trong cuộcchiến
tranh Việt Nam:
1.
Chúng ta không thểtiêu diệt các lực lượngcủa kẻ thù tại ViệtNam bằng lực lượng
quânsự được; trên thực tế"chiến thắng về quân sự"không còn là mục
tiêucủa Mỹ nữa. Những gìbây giờ cần được côngnhận là ban lãnh đạocủa phe chống
đối khôngthể bị chiến lược hiệnnay hay bất kỳ mộtchiến lược nào của Mỹbắt ép phải
nhượng bộ.
2.
Những lời hứa đâycủa Mỹ đối với nhândân Việt Nam không thểnào trở thành hiện thựcnếu
chúng ta tiếp tụccác hoạt động quân sựphá hoại lớn tại ViệtNam. Hoạt động này
khôngđược phép kéo dài chỉvì dựa trên yêu cầucủa chính quyền Sài Gòn.Cần kiểm
tra xem chínhquyền này có khả năngtự tồn tại được khôngdù kết quả có rasao đi nữa.
Sự
quan trọng đối vớilợi ích quốc gia củaMỹ về ý nghĩa chínhtrị trong tương lai củaNam
Việt Nam đã bịphóng đại quá mức, cũngnhư tác động quốc tếtiêu cực của việc Mỹđơn
phương rút quân. Trênhết, chi phí con người,chính trị và vật chấtkhi chúng ta
tiếp tụcchiến tranh vượt xa hơnnhững lợi ích chúng tanhận được và lớn hơnchi
phí và nguy cơnếu chúng ta rút quân.
Chúng
tôi không dự đoánrằng việc rút quân chỉđem lại những kết quảtốt đối với Đông
NamÁ và Nam Việt Nam(hoặc thậm chí cả Mỹ).Những gì chúng tôi thựcsự muốn nói là
nhữngmối nguy hiểm sẽ khônggiảm bớt đi nếu Mỹtiếp tục tham chiến tạiViệt Nam
thêm một nămnữa và chắc chắn tổnthất về con người sẽlớn hơn.
Daniel
Ellsberg, Melvin Gurtov, OlegHoeffding, Amold Horelick, Konrad Kellen,Paul F.
Langer
Công
ty Rand.
Chúng
tôi gửi một bản sao bức thư cho Fred Iklé và hẹn gặp ông ta sau khi ông ta đã đọc
xong. Chắc chắn tôi cũng đã cho Charlie Wolf thấy bức thư, mặc dù tôi không nhớ
rõ lắm.
Trong
khi đó, tôi gọi cho văn phòng của tờThời báo New Yorktại Los Angeles và nói
chuyện với Steve Roberts, trưởng cơ quan đại diện, tìm cách tốt nhất để đưa bức
thư này lên mặt báo.
Anh
ta nói chắc chắn đăng một câu chuyện trong đó và tôi nên trao bức thư trực tiếp
cho anh ta. Tôi bảo anh ta đợi tôi ở bãi đỗ xe của Công ty Rand…
Cuộc
gặp với Iklé khá căng thẳng. Bốn người ký vào bức thư làm việc trực tiếp cho
ông ta và họ hầu như không nói gì. Họ để cho tôi đối đáp với ông ta. Chúng tôi
ký tên vào bức thư theo vần chữ cái và tên tôi xuất hiện đầu tiên. Như tất cả
những ai đọc bức thư này, Fred lầm tưởng rằng tôi là người soạn thảo và tác
nhân chính của bức thư. Điều này cũng không sai. Fred không đả động gì đến những
người khác và chủ yếu chĩa mũi dùi vào tôi.
Chúng
tôi đã là đồng nghiệp tốt với nhau trong vòng 10 năm mặc dù tôi không thân với
ông ta lắm, nhưng trên thực tế cũng chẳng có ai thân với ông ta. Ông ta là người
Thuỵ Sĩ, rất kín đáo trong phong cách cũng như lời ăn tiếng nói. Ông ta không
phải là người dễ gần. Giọng nói của ông ta nặng, trầm và đều đều khiến người
khác thấy khó chịu, nhưng tôi quý mến và tôn trọng ông ta và ông ta đối với tôi
cũng vậy.
Fred
không mất thời gian tranh luận về nội dung bức thư. Có lẽ ông ta cũng không quá
phản đối nó. Giống như phần lớn những người khác ở Rand sau này, ông ta không
quan tâm đến điều đó ông ta bắt đầu bằng những nhận xét khá trịch thượng, kẻ cả,
muốn bác bỏ tất cả. Cách tiếp cận của chúng tôi chẳng có nghĩa lý gì cả. Gửi một
bức thư tới báo chí à? Điều đó sẽ giải quyết được vấn đề gì? Ông ta không cần
phải nhắc chúng tôi nhớ lại một phương án cao tay khác: tiếp cận trục tiếp với
các nhân viên và các quan chức cấp cao của chính phủ trên cơ sở bí mật.
Chúng
tôi không cần phải tiếp xúc với họ thông qua một bức thư gửi tới báo chí, công
khai với tất cả mọi người và có thể họ cũng không thèm đọc bức thư đó.
Ông
ta nói rất ít có khả năng bức thư sẽ được mọi người chú ý ông ta đuối lý khi lập
luận về điều này. Tôi nói chúng tôi có lý do để tin rằng bức thư sẽ trở thành một
chủ đề trên tờThời báo New York. Ông ta thôi không hạ mình nữa và tự nhiên cáu
tiết. Điều đó thật tệ hại? Điều đó vẫn chẳng giải quyết được vấn đề và sẽ có
tác động rất xấu đối với Rand. Ở điểm này ông ta phản đối việc Harry ý đã đồng
ý với bức thư nhưng điều đó không có nghĩa rằng Owen đúng. Tôi nói với ông ấy là
tôi không đồng ý với những ước tính của ông ta về tác động. Chúng ta phải chờ
xem sao đã.
Ông
ta trở nên quẫn trí. Tóc ông ta vốn ngắn nhưng ông ta bắt đầu vò đầu bứt tai.
Ông ta nói: "Tôi thực sự không thể hiểu được là tại sao các ông lại làm việc
này - việc làm này sẽ không có tác dụng gì cả. Thậm chí phản tác dụng!".
Ông ta quay về phía chúng tôi và hạ giọng: "Có rất nhiều việc chúng ta có
thể làm mà hiệu quả lại lớn hơn. Ví dụ như các anh có thể nghiên cứu bí mật về
chi phí của cuộc chiến tranh, và có thể gửi một bức thư tới tư lệnh chiến lược
không quân, đề là tối mật, chỉ ra rằng việc tiếp tục chiến tranh đang thâm hụt
vào ngân sách hiện đại hoá?". Ông ta đang điên tiết. Ông ta quay trở lại
phía chúng tôi và nói với một giọng bình tĩnh hơn, "Bức thư này sẽ chẳng
có tác dụng gì ở Washington".
Tôi
không tin vào điều đó. Tôi nói: "Fred, ai trong chúng ta biết nhiều về hệ
thống hoạt động ở Washington, anh hay là tôi?"
Ông
ta nói: "Anh".
Tôi
nói: "Tôi nghĩ việc này rất đáng làm". Trông ông ta không vui khi
chúng tôi rời văn phòng làm việc của ông ta, và tới 22 năm sau ông ta mới nói
chuyện lại với tôi.
Ở
dưới tiền sảnh, tôi hội ý với các bạn đồng nghiệp: "Chúng ta vẫn quyết tâm
làm chứ?". Mọi người đều gật đầu đồng ý, mặc dù một số người làm việc cho
Fred trông hơi rầu rĩ. Ở bãi đỗ xe của Rand, tôi lấy ra bức thư và thấy Steve
Roberts đang đợi trong xe hơi của anh ta. Tôi nói với anh ấy: "Hãy gửi bức
thư này đi và đợi một lúc đừng trả lời điện thoại, được không? Tất cả mọi người
đang quyết tâm làm việc này, từ giờ phút này trở đi và một số người đang chịu sức
ép và điều đó có thể thay đổi. Bức thư này có thể chóng được đưa lên mặt báo
không?" Anh ta nói tờ báo đang đợi bức thư này và ngày hôm sau thì thư sẽ
được đăng trên báo, khoảng buổi trưa. Tôi về nhà, cúp máy điện thoại và đi ngủ
để chuẩn bị đêm hôm đó còn tiếp tục sao chụp tài liệu.
Sáng
ngày hôm sau, thứ năm, ngày 9-10-1969, có một câu chuyện đăng trên tờThời báo
New York, đăng ở trang bên trong, với tiêu đề "Sáu chuyên gia của Rand ủng
hộ việc Mỹ đơn phương rút quân khỏi Việt Nam trong vòng một năm". Tác giả
bài viết là "Steven V. Roberts", từ Santa Monica, ngày 8-10-69. Nội
dung chính của bài báo nhắc lại tiêu đề và nói thêm rằng tất cả chúng tôi đã
làm nghiên cứu về Việt Nam cho chính phủ liên bang."Cả sáu người này nóirằng
họ hành động nhưnhững cá nhân, chứ khôngphải những nhân viên củaRand. Và số người
nàyđảm nhiệm tới 76% côngviệc trong bộ phận quốcphòng của công ty. Bứcthư do các
chuyên giacủa công ty này viếtmuốn tránh sự chú ýcủa dư luận đã tạothêm động lực
cho áplực của dư luận đòinhanh chóng rút quân khỏiViệt Nam".
Dưới
tiêu đề nhỏ "Hai năm ở Sài Gòn", câu chuyện kể tiếp,"Theo như hợp
đồng kývới Lầu Năm Góc, sáuchuyên gia này đã nghiêncứu những đối tượng từtính
hiệu quả trong việcném bom Bắc Việt Namcho tới việc hỏi cungcác tù nhân đối
phương.Một chuyên gia trong sốhọ là Daniel Ellsberg đãlàm việc hai năm choBộ
Ngoại giao Mỹ tạiSài Gòn trước khi chuyểnsang làm việc cho Côngty Rand. Nhóm
này cònbao gồm những chuyên giaphụ trách về Nga, TrungQuốc và Nhật Bản. Mộtchuyên
gia đã ký vàobức thư, Melvin Gurtov, làtác giả của cuốn sáchsắp xuất bản về
tươnglai của chính trị Mỹtại Đông Nam Á".
Roberts
trích dẫn lời bình luận của một thành viên giấu tên trong nhóm:"Đơn phương
rút quân làmột việc làm đáng nểtrọng".Câu chuyện này tiếp tục trích dẫn trực
tiếp nội dung của bức thư (khoảng một nửa) và diễn đạt theo cách khác (nhưng
không hoàn toàn chính xác) nửa nội dung còn lại. Tôi nghĩ là một số điểm quan
trọng đã bị bỏ. Và bởi vì nó được coi như một câu chuyện tin tức nên toàn bộ bức
thư không xuất hiện trên trang xã luận. Tuy nhiên quan điểm cơ bản của chúng
tôi đã được thể hiện rõ và câu chuyện trên báo này kết thúc với câu cuối cùng
chúng tôi viết trong thư.
Bởi
vì tờThời báo New Yorkkhông đăng tải toàn bộ bức thư, chúng tôi gửi bức thư này
tới cả tờBưu điện Washington. Họ đã cho đăng tải toàn bộ bức thư thật nổi bật
giữa trang xã luận vào ngày chủ nhật 12-10 với tiêu đề "Một trường hợp phản
đốiviệc tiếp tục ở lạiViệt Nam". Nội dung bức thư xen kẽ với sự tố cáo
trong quan điểm của chúng tôi. Phía bên phải bức thư là một bài viết ngắn của
Henry Owen, người trước đây quản lý các cán bộ hoạch định chính sách trong Bộ
Ngoại giao Mỹ, người đã bác bỏ việc rút quân trong thời hạn một năm, coi đó là
việc làm cực đoan và không thực tế. Phía bên trái là một bài xã luận dài, trực
tiếp tấn công bức thư của chúng tôi (ba lần chúng tôi bị coi là những "kẻ
chỉ trích nòng cốt" và một lần bị coi là "những kẻ chỉ trích cực
đoan". Không giống như bây giờ, ngày đó những từ ngữ này không có nghĩa tốt).
Rõ
ràng là những người viết bài xã luận cũng chia sẻ niềm tin của họ với Owen rằng
chính phủ Mỹ đang "tiến tới việc rút quân và quá trình này là không thể đảo
ngược được". Chắc chắn họ và Owen đều hiểu ý nghĩa của từ "rút
quân" tức là cuối cùng phải rút quân toàn bộ, chứ không chỉ có tạm thời giảm
số lượng quân. Điều đó có nghĩa là "chấm dứt sự tham gia quân sự của Mỹ tại
Việt Nam". Nói một cách khác, họ tin rằng những tuyên bố công khai của Tổng
thống về sự trung thành mãi mãi đối với chính quyền Sài Gòn không thể hiện dự định
của ông ta. Họ nghĩ rằng, chiến lược của ông ta là chấm dứt chiến tranh - hoặc
ít nhất là giảm bớt tham gia quân sự dần dần - trái ngược lại so với những gì
ông ta nói - chấm dứt tham gia quân sự vô điều kiện, hoàn toàn, đơn phương,
không thể đảo ngược.
Do
vậy có gì khác nhau giữa chiến lược của Tổng thống và chiến lược của "những
nhà phê bình cực đoan" hay "nòng cốt" như chúng tôi? Đó là thời
gian. Việc Nixon rút quân sẽ tiến hành "dần dần", kéo dài hơn 12
tháng và không có một lộ trình cụ thể và công khai nào,"với hy vọng rằng
cóthể đạt được một phầnmục đích ban đầu củachúng ta". Họ thực sự thông cảm
với "nỗ lực của Tổng thống để cứu vãn điều gì đó".
Nhưng
chính xác là Tổng thống muốn đạt được mục đích nào? Cơ may ông ta đạt được mục
đích đó là bao nhiêu phần trăm? Ông ta sẽ tiếp tục cho quân đồn trú ở Việt Nam
trong bao lâu hơn 12 tháng hay tiếp tục duy trì lực lượng không quân?
Liệu
các biên tập viên của tờ Buu điện Washington có hình dung ra không? Ít nhất là
4 năm? Sẽ có hơn 20.000 lính Mỹ nữa và hàng trăm nghìn dân thường thiệt mạng?
Đó là những gì đã xảy ra, khi Nixon theo đuổi việc giữ tướng Thiệu cầm quyền ở
Sài Gòn lâu dài. Việc Mỹ ném bom kết thúc năm 1973 chỉ bằng một đạo luật của Quốc
hội, không phải theo sự lựa chọn của Nixon, trong hoàn cảnh đang khủng hoảng hiến
pháp dẫn tới việc suýt luận tội Tổng thống và dẫn tới kết thúc nhiệm kỳ của ông
ta.
Cũng
trong số xuất bản hôm đó của tờBưu điện Washington, còn có một mục của Joe
Craft, gửi từ Santa Monica, nơi anh ta đã tới phỏng vấn tôi và một số những người
viết thư khác. Với tiêu đề "Phá vỡ quy định: Sựphản đối của các nhàphân
tích của Rand vềchính sách tại Việt Namnêu ra vấn đề cơbản về trách nhiệm",
bài báo viết: "Khi sáu nhà phân tích của Rand, từ bỏ những quy định của
mình và lên tiếng phản đối về chính sách ở Việt Nam, một điều gì đó quan trọng
đã xảy ra. Đối với sự phản đối của Công ty Rand… đã đi xa hơn cả vấn đề Việt
Nam. Nó động chạm tới vấn đề đạo đức then chốt của cuộc sống của dân chúng Mỹ.
Nó nêu lên câu hỏi về trách nhiệm của các quan chức và các nhà phân tích về
hành động họ làm và chính sách họ thi hành".
Kraft
nhận xét rằng "sự tồn tại của Rand phụ thuộc vào có nguồn kinh phí và quan
hệ tốt với chính phủ liên bang. Trước đây các nhà phân tích của Rand đã nhiều lần
đặt dấu hỏi về các chính sách lớn của chính phủ đằng sau hậu trường, nhưng sáu
nhà phân tích tham gia viết bức thư hiện nay đã vượt ra khỏi khuôn khổ truyền
thống. Vì họ đã thẳng thắn và trực tiếp phản đối chính sách của chính phủ mà
trước đây họ chưa từng bao giờ thách thức cả. Họ đã cho in bức thư bất chấp sự
phản đối kịch liệt của ban lãnh đạo Công ty Rand. Và họ làm điều đó, chấp nhận
rủi ro đối với công việc tương lai của mình".
Sau
khi đã viết lại nội dung bức thư, bài báo này viết tiếp:
"Không
có gì quá ngạc nhiên trong những quan điểm này cả. Những quan điểm đó được nhiều
quan chức cấp cao trong chính quyền hiện nay và trước đó chia sẻ. Điều đáng nói
là chỉ có rất ít người tin vào những ý tưởng này dám công khai nói những gì họ
tin.
Phần
lớn mọi người đều dồn nén niềm tin của mình. Họ thích tham gia vào cuộc chơi
chính trị hơn. Họ tán thành với không khí thần bí ở Washington rằng sự trung
thành với Tổng thống có nghĩa là sự trung thành với niềm tin đối với cả những vấn
đề quan trọng nhất. Họ tuân thủ theo những quy chuẩn của bộ máy quan liêu.
Bức
thư của Rand quan trọng vì nó bác bỏ quy chuẩn của bộ máy quan liêu đó. Sự phản
đối của công chúng phá vỡ những truyền thống quan liêu, thậm chí ngay cả khi
chính sách mâu thuẫn với lương tâm.
Không
bao giờ có một tuyên bố nào tốt hơn bài học kinh nghiệm mà tôi hy vọng các quan
chức rút ra được từ ví dụ của bức thư chúng tôi viết (vàHồ sơ Lầu Năm Góctôi
công bố sau này).
Kể
từ ngày câu chuyện xuất hiện trên tờThời báo New York, công văn bắt đầu được
các đồng nghiệp gửi cho chúng tôi, mỗi công vấn đều đề người nhận là sáu người
đã ký vào bức thư và còn được gửi cho nhiều người khác nữa. Trong khoảng 500
nhân viên làm việc tại Rand, tôi nhớ là nhận được khoảng 70 thư hồi âm, một số
viết ngắn, một số dài khoảng 3-4 trang giấy. Rất dễ chuyển công văn trong Công
ty Rand, nhưng tôi nhớ là trước đây không có khi nào mà công văn lại được chuyển
phát nhiều đến như vậy.
Đó
không thể gọi là sự tranh luận, bởi vì hầu như tất cả các thư hồi âm đều hùa về
một phe, phản đối hành động của chúng tôi và đưa ra những lập luận tương tự. Chỉ
có hai, ba trường hợp ngoại lệ, còn tất cả các bức thư đó đều có nội dung tiêu
cực, thậm chí thù địch, giọng điệu tố cáo, trách mắng, khinh miệt, tức giận.
Hơn thế nữa - đây là những gì khiến tôi ngạc nhiên nhất, những gì tôi ít chuẩn
bị tinh thần nhất - hầu như không có bức thư nào phản đối nội dung bức thư
chúng tôi viết, ngoại trừ có một hai câu bác bỏ sự lập luận của chúng tôi là
nông cạn và không thuyết phục. Phần lớn những người viết công văn chỉ ra rằng
người viết (cũng như tất cả các nhân viên tại Rand lúc đó) phản đối việc tiếp tục
cuộc chiến tranh mạnh mẽ như chúng tôi, trước khi tiếp tục nói rằng hành động của
chúng tôi cho thấy "tinh thần thiếu trách nhiệm đối với các đồng nghiệp ở
Rand, bản thân Công ty Rand và rất có thể cả lợi ích quốc gia nữa".
Không
hiểu sao có ai đó nói rằng chúng tôi sử dụng biểu tượng logo của Rand trên bức
thư, mặc dù biểu tượng này không xuất hiện trên tờThời báo New York. Điều này
khiến mọi người phát điên lên. Trong các công văn, họ lên án chúng tôi
"thiếu đạo đức nghề nghiệp" và "hành vi của chúng tôi đáng bị
khiển trách". Bằng giọng điệu từ lạnh nhạt tới túc giận, họ cho rằng chúng
tôi đã coi thường, không tính gì tới sự an nguy trong công việc của họ và mối
quan hệ theo hợp đồng và bí mật giữa Rand và Bộ Quốc phòng Mỹ. Giống như nhiều
người khác, một người viết công văn bắt đầu bằng câu: "Tôi đồng ý với kết
luận của các anh nhưng không đồng ý với việc các anh có quyền bày tỏ công khai
những quan điểm này với tư cách là cán bộ làm việc cho Rand". Anh ta kết
thúc bằng câu, "Các anh có thể trở nên nổi tiếng về việc làm này, nhưng thực
ra là "khét tiếng". Trong công văn đó anh ta tổng kết lại tất cả những
gì mà nhiều người khác nói chưa rõ: "Ở cấp thấp nhất, trong khi các anh cảm
thấy có thể dễ dàng để bị mất việc, nhưng các anh không thể làm như vậy với
chúng tôi".
Tôi
giật mình nhận ra rằng sự bộc lộ lợi ích cá nhân luôn là sợi chỉ xuyên suốt
trong những công văn mà chúng tôi nhận được từ đồng nghiệp và điều đó thể hiện
quá rõ. Tôi luôn nghĩ họ sẽ ngầm bộc lộ điều quan ngại này đằng sau việc chỉ
trích quan điểm của chúng tôi hay lời buộc tội cho rằng với việc công khai phản
đối, chúng tôi đang gây nguy hiểm cho khả năng của Công ty Rand để đóng góp vào
an ninh quốc gia thông qua mối quan hệ bí mật với ngành hành pháp. Nhưng thật
kinh ngạc biết bao khi điều ngược lại đã xảy ra. Điều quan trọng nhất ở đây là
sự nguy hiểm mà những tuyên bố của chúng tôi gây ra đối với các hợp đồng của
Rand và thu nhập của những người đã viết những công văn kia. Như một người
trong số họ đã nói rất chua cay: "Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng các nhà
nghiên cứu chuyên nghiệp, cùng nhau hợp sức hành động và sử dụng tên của công
ty để bày tỏ quan điểm của mình đã phóng một quả ngư lôi phá hoại không hề chệch
đích cùng một lúc nhằm vào các khách hàng lớn nhất và trung thành nhất và các đồng
nghiệp nghiên cứu".
Có
lẽ tôi đã ngây thơ khi tỏ ra ngạc nhiên về điều này, nhưng xét cho cùng thì
Rand không phải là công ty kinh doanh vì lợi nhuận. Khoản tài trợ ban đầu mà nó
nhận được từ quỹ Ford quy định rằng công ty này sẽ làm việc vì lợi ích quốc gia
và lẽ dĩ nhiên điều này được quy định trong tất cả các hợp đồng làm việc chúng
tôi ký với Rand. Phần lớn nhân viên của công ty là các kỹ sư có thể được trả
lương cao hơn nếu làm việc cho các công ty tư nhân trong ngành hàng không. Bản
thân tôi trước đây cũng đã có thời gian làm việc tạm thời cho chính phủ, với mức
lương cao hơn mức lương tôi kiếm được ở Rand, và một số đồng nghiệp khác của
tôi cũng vậy. Tôi nghĩ rằng rất ít người trong chúng tôi làm việc ở Rand là vì
tiền. Một động lực lớn khiến mọi người làm việc cho Rand là ở đây chúng tôi được
hưởng tự do ngôn luận và suy nghĩ nội bộ trong Rand cũng như giữa chúng tôi với
khách hàng, so với những bó buộc của bộ máy quan liêu trong chính phủ. Nhưng
xét cho cùng thì suy nghĩ của chúng tôi tự do đến đâu tại Rand khi xuất hiện những
lo ngại nêu trên?
Giống
như phần lớn các đồng nghiệp khác, tôi đã quen với bầu không khí thần bí của
Rand, một bầu không khí không có nỗi sợ hãi và độc lập, sẵn sàng thông báo với
lực lượng không quân và những nhà bảo trợ khác những kết luận và đề xuất mà
trong một số trường hợp không được hoan nghênh, những gì mà khách hàng không muốn
nghe. Thực ra có một số trường hợp quan trọng, không thể phủ nhận được, trên hết
là sự nghi ngờ kéo dài của Rand về ưu tiên hàng đầu là mua được các máy bay ném
bom siêu âm B70 (sau này gọi là Bl). Đối với tôi, cũng như đối với nhiều người
khác, điều này thể hiện sự trung thành đối với Rand, một công ty bao gồm những
nhân viên suy nghĩ rất thoáng, can đảm, độc lập, ngay thẳng, bộc trực vì lợi
ích của công chúng. Nhưng liệu hình ảnh này có chính xác, trong số những nhà
phân tích, những người đã phát hoảng lên khi sáu đồng nghiệp của họ viết thư
đăng báo, thông qua một đề xuất mà nhiều người trong số họ ủng hộ ngầm cùng với
các đại biểu quốc hội và đa phần công chúng Mỹ?
Có
thời điểm, Konrad Kellen tiếp âm cho tôi nghe một câu chuyện mà ông ta vừa mới
tham gia với một quan chức cấp cao giấu tên của Rand (hoá ra là một phó giám đốc).
"Ông ta nói rằng một thư ký của Rand bị mất việc vì bức thư này (thông qua
cắt giảm ngân sách). Chúng ta không có quyền gửi bức thư đó đi.
Thật
mỉa mai thay, những nhân viên duy nhất quyết định chúc mừng tôi vì bức thư đều
là tất cả các nữ thư ký. Họ không tham gia viết các bức công văn, nhưng không
giống như cánh đàn ông, những người cứ nhìn thấy tôi ở đâu là chau mày khó chịu,
các nữ thư ký thường gật đầu chào tôi rất thân thiện, hoặc bắt tay tôi và nói
thầm: "Việc anh làm thật tuyệt! Một bức thư tuyệt vời!". Một số cô
thư ký nói: "Việc làm của anh làm cho tôi thấy rất tự hào được làm việc tại
Rand". Một trong số hai, ba bức công văn bảo vệ quyền và quyết định chúng
tôi gửi bức thư đi là của một trong rất ít các chuyên gia nữ tại Rand, cô Kathy
Archibald.
Bức
công văn khác tương tự như vậy là của một nhà tư vấn mời cộng tác cho Rand đã
được hai năm, anh Ben Bagdikian.
Trong
một bức công văn thể hiện sự "kinh ngạc" đối với các công văn khác,
anh ta cho hay một số các quan chức có thế lực đang chỉ trích việc làm của
chúng tôi thì trước đây đã nhờ ông ta tư vấn hay giúp đỡ để làm điều tương tự
"Trên thực tế họ luôn ủng hộ việc triển khai vũ khí". Anh ta ghi nhận:
"Tôi có thể hiểu được nỗi lo lắng rằng hành động trả đũa của các ông chủ đối
với những ý kiến độc lập là sa thải nhân viên. Nhưng luận điểm cho rằng những
gì tốt cho thu nhập cá nhân của tôi thì dĩ nhiên cũng tốt cho Rand và cho đất
nước tôi là một luận điểm không đạo đức chút nào".
Một
đồng nghiệp của tôi trước đây đã tham gia vào cuộc thảo luận về khả năng rút
quân và trong đó anh ta tỏ ra rất ôn hoà. Chúng tôi không nghĩ ra là cần mời
anh ta cùng tham gia ký vào lá thư chúng tôi viết. Có thể anh ta đã nói họ cho
một nhóm nhân viên khác khi anh ta giải thích với tôi, mặc dù tôi không yêu cầu,
tại sao anh ta không tham gia ký vào lá thư đó. Tuần đó tôi ăn tối với anh ta ở
Pacific Palisades - vợ anh ta đi vắng. Anh ta nói với tôi: "Sự thật là anh
không thể làm việc cho chính phủ và công bố một bức thư như vậy được. Anh không
thể làm cả hai việc cùng một lúc được".
Tôi
nói: "Ý anh muốn nói gì, không thể làm được à? Anh có nói quá không đấy? Cả
sáu người bọn tôi đều làm việc cho chính phủ và chúng tôi vừa làm được điều
đó".
Anh
ta nói: "Điều đó không nên làm. Dù sao thì anh không thể làm điều đó và
thoát được".
Tôi
nói: "Việc đó còn chờ xem thế nào đã".
Anh
ta đi đi lại lại trong phòng khách được bày biện rất lịch sự và nói: "Dan,
nếu tôi muốn từ bỏ tất cả những thứ này, nếu tôi muốn thất hứa với thoả thuận
ly dị với người vợ trước, nếu tôi muốn bán ngôi nhà của mình và dùng tiền để
mua một cơ sở kinh doanh, tôi sẽ ký vào bức thư đó".
Có
lẽ tôi đã đánh giá thấp tình hình thực tế. Vì có bức thư đó, ai đó trong Quốc hội
đã đưa ra một giải pháp là xoá hợp đồng của Rand khỏi ngân sách dành cho quốc
phòng. Điều đó chẳng giải quyết được vấn đề gì. Đối với những đồng nghiệp cùng
ký bức thư với tôi, một năm sau Konrad nói "phần còn lại của chúng tôi cố
sức bấu víu một cách yếu ớt vào công việc ở Rand. Họ muốn sa thải tất cả chúng
tôi". Mel Gurtov gần đây nói với tôi rằng Iklé gọi anh ta vào văn phòng
sau khi bức thư xuất hiện trên mặt báo và nói anh ta không còn tương lai gì ở
công ty này nữa. Anh ta phải đi tìm việc ở nơi khác. Tôi được biết một năm rưỡi
sau đó, anh ta đã rời Rand đi dạy học ở Irvine, nhưng tôi không biết liệu điều
đó có liên quan gì tới bức thư hay không.
Mặt
khác, một ngày sau khi bức thư của chúng tôi xuất hiện trên tờBưu điện
Washington, hôm thứ Hai, 13 tháng mười, Thượng nghị sỹ William Fulbright gửi
tôi một bức thư, mời tôi, với tư cách là người đầu tiên trong danh sách những
người đặt bút ký bức thư đó, và hai người khác nữa ("thật không may"
là họ không có thời gian để nghe cả sáu người), tới điều trần trước Uỷ ban đối
ngoại về các giải pháp khác nhau đối với Việt Nam do các thành viên của quốc hội
đưa ra. Những phiên điều trần theo dự kiến bắt đầu vào ngày 27-10. Có lẽ chúng
tôi sẽ điều trần vào ngày 30 hoặc 31 tháng đó. Cùng ngày thứ hai hôm đó thượng
nghị sỹ George McGovern trích dẫn lời bức thư của chúng tôi trong một bài phát
biểu trước Thượng nghị viện và đưa cả nội dung bức thư vào Hồ sơ của Quốc hội Mỹ.
Khi
sếp của tôi là Charlie Wolf, người đứng đầu Phòng Kinh tế, biết tin tôi đã nhận
lời mời sau hai tuần nữa sẽ điều trần trước Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, ông
ta gọi tôi vào phòng làm việc và yêu cầu tôi thôi việc khỏi Rand trước khi tôi
xuất hiện để điều trần. Tôi nói không. Ông ta nói: "Tôi yêu cầu anh làm
như vậy vì anh đang làm việc cho Rand. Anh đang lợi dụng danh tiếng của Rand, một
công ty nổi tiếng vì tính khách quan cao. Anh không nên dính dáng gì đến Rand nữa,
bằng cách là xin thôi việc. Khi đó anh tha hồ nói với tư cách cá nhân. Nói cách
khác anh đang dùng tên tuổi của Rand để tạo cho những ý kiến của mình một quyền
lực mà đáng nhẽ ra không nên đó".
Tôi
nói: "Nhưng tôi là một nhà phân tích của Rand. Tôi sẽ không nói nhân danh
Công ty Rand, nhưng tôi có quyền xuất hiện trước Uỷ ban đối ngoại thể hiện quan
điểm từ Rand, giống như bất cứ ai trong toà nhà này? Làm thế nào mà Rand có được
danh tiếng như ngày hôm nay chứ? Đó là nhờ vào công việc của những người như
tôi. Ai đang lợi dụng ai? Rand sử dụng sự khách quan của chúng tôi, sự trung thực,
tên tuổi và đúng ra là công việc của chúng tôi. Đúng vậy, họ mời tôi vì họ muốn
một nhà nghiên cứu của Rand, người đã ký vào bức thư đó".
Tôi
nói tiếp: "Charlie, anh có thể sa thải tôi. Nhưng tôi sẽ không xin thôi việc.
Anh sẽ phải sa thải tôi nếu anh thực sự muốn vậy".
Charlie
tái người và tôi đi ra. Tôi quyết tâm sẽ xuất hiện trước Uỷ ban với tất cả quyền
lực mà tôi có - với tư cách trước đây là quan chức của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại
giao, đã từng hai năm phục vụ tại Việt Nam, trước đây và bây giờ là nhà phân
tích của Rand. Do vậy tôi không muốn bị tách rời khỏi Rand trước khi tôi ra điều
trần, giờ đây khi tôi đã được mời hẳn hoi.
Một
tác động ngầm của lời mời đó là tôi phải thay đổi những ưu tiên và kế hoạch
công bố tài liệu mà hàng đêm tôi vẫn đang sao chụp. Tôi nhận ra rằng tôi không
thể theo thời hạn của Hội đình hoãn nhập ngũ (Moratorium-Một tổ chức hàng đầutrong
phong trào phản chiếnở nước Mỹ những năm1970 - ND) giờ đây chỉ còn vài ngày nữa,
và tôi phải xuất hiện điều trần trước Uỷ ban với tư cách là một nhân viên làm
việc cho Rand vào cuối tháng. Do vậy tôi phải hoãn việc công bố tập tài liệu mật
kia lại và tôi sẽ có nhiều thời gian để sao chụp tài liệu hơn. Hơn thế nữa, việc
điều trần trước Uỷ ban sẽ cho tôi địa điểm và cơ hội lý tưởng để trao toàn bộ số
hồ sơ mà tôi đã chụp được tính đến thời điểm đó.
Cuối
ngày hôm đó, tôi nói với Harry rằng Charlie đã yêu cầu tôi xin thôi việc. Harry
nói luôn: "Tôi không yêu cầu anh làm việc đó. Thực ra, tôi không muốn anh
làm việc đó. Điều đó không có lợi cho chúng tôi". Chúng tôi nói chuyện rất
lâu trong phòng làm việc. Lúc đó đã khá muộn. Tôi còn nhớ là anh ấy ngồi trên
ghế, hai tay duỗi thẳng khi tôi kể cho anh ấy nghe chi tiết hơn những gì tôi đã
kể về cảm nghĩ của tôi về chiến lược của Nixon và chiến lược này sẽ đi đến đâu.
Tôi nói một phần chiến lược là giảm lực lượng bộ binh của Mỹ đến mức mà tổn thất
và chi phí của lính Mỹ thấp khiến công chúng Mỹ có thể chấp nhận lâu dài. Tôi
công nhận rằng trái ngược lại những gì mà mọi người vẫn nghĩ, thực ra Nixon có
thể làm được điều đó cùng với thời gian - bằng cách sử dụng lâu dài lực lượng
không quân Mỹ để hỗ trợ cho lực lượng không quân Nam Việt Nam và chống lại
chính phủ Bắc Việt Nam - mặc dù điều đó không bao giờ có thể khiến Mặt trận dân
tộc giải phóng hay chính quyền ở Hà Nội chịu khuất phục và kết thúc chiến tranh.
Harry
ngồi trầm tư suy nghĩ. Anh ấy nói: "Nếu ông ta có thể giảm tổn thất về người
và của đến mức thấp như vậy, và dư luận Mỹ chấp nhận được điều đó thì có vấn đề
gì?"
Tôi
nói: "Điều đó có nghĩa là sẽ ném bom Việt Nam vĩnh viễn. Và điều đó đối với
tôi là không thể chấp nhận được". Sau đó khi tôi chuẩn bị đi, Harry một lần
nữa nói rằng không có gì phải lo lắng về Charlie cả. Tôi nói: "Không chỉ
có Charlie. Tôi biết điều này sẽ gây rắc rối cả cho anh. Nhưng đây chưa phải là
hồi kết đâu. Tôi sẽ không xin thôi việc. Có thể anh cần phải cân nhắc tới việc
sa thải tôi. Tôi sẽ gây cho anh rắc rối to đấy".
Ông
ta nói: "Thật vậy sao?" và cười phá lên: "Anh dự định làm
gì?"
Tôi
nói: "Tôi chưa quyết định".
Điều
tôi nói là không đúng và chắc chắn lừa dối anh ta.
Nhưng
có một lý do khiến tôi không giải thích thêm gì với anh ta cả. Tôi biết tôi sẽ
gây rắc rối lôi thôi to cho anh ta. (Bức thư của chúng tôi không khiến anh ta bị
sa thải với tư cách là Giám đốc của Rand, mặc dù những người chỉ trích anh ta
đã ra tay nỗ lực rất nhiều hòng làm điều đó, nhưng việc sau này tôi công bố tập
tài liệu mật cùng với bức thư là nguyên nhân chính khiến anh ta bị sa thải).
Suy nghĩ rằng tôi sẽ làm điều này với người bạn thân nhất của mình là một cân
nhắc khủng khiếp nhất mà tôi phải đối mặt trong suốt quá trình công bố tập tài
liệu. Tôi nghĩ cách duy nhất mà tôi có thể giúp anh ta vượt qua được tất cả những
điều này là không cho anh ta biết tôi dự định làm việc đó. Tôi muốn anh ta sẽ
nói với những người hỏi cung rằng anh ta không hề tiên đoán được lại có vụ việc
như vậy để ngăn chặn. Cũng vì lý do đó nên tôi cũng không nói gì với Mort
Halperin và Les Geth, và bất kỳ ai có thể bị nghi ngờ khi tài liệu mật được
công bố. Nhưng trong trường hợp của Harry, điều đó có nghĩa là phải giấu anh ta
trong một thời gian dài, một người mà đáng nhẽ ra tôi phải tin tưởng để dốc bầu
tâm sự mới đúng.
Chú
thích:
(100)
"Kính gửi các ngài:Bởi vì hiện nay ngườidân Hoa Kỳ" - Ellsbergvà nhiều
người khác, thưgửi Thời báo New York,tài liệu không xuất bản.
Chương
23. Đồi
Capitol
Khi
Nhà Trắng thông báo Tổng thống sẽ có bài phát biểu quan trọng về Việt Nam vào
ngày 3-11-1969, Fulbright đã hoãn buổi điều trần theo dự kiến để chờ xem nội
dung và phản ứng của công chúng đối với bài phát biểu. Tôi vẫn chờ để trình bày
trước Quốc hội và đêm đêm tiếp tục sao chụpBản nghiên cứu McNamarađể chuẩn bị
trước. Ngày 15-10, cuộc biểu tình chống nhập ngũ, chống chiến tranh đã diễn ra
với quy mô lớn chưa từng có. Ngày 15-10, biểu tình sẽ còn lan rộng cả ở
Washington dù cho Tổng thống tuyên bố ông không bận tâm tới những cuộc biểu
tình như thế.
Sau
ba năm xa cách, Patricia và tôi đã có khoảng thời gian ngắn ngủi bên nhau, một
lần vào tháng Năm và lần nữa vào mùa hè. Chúng tôi đã sắp xếp tới với nhau một
tuần tại nhà tôi ở Malibu, bắt đầu từ mồng 2 -11. Chiều muộn hôm đó khi tôi
đang đợi cô ấy tới thì chuông điện thoại reo. Đó là Sam Brown gọi từ
Washington. Anh là một trong bốn người điều phối Hội đình hoãn nhập ngũ. Chúng
tôi chưa bao giờ nói chuyện với nhau. Anh muốn tôi tới Washington vào tối hoặc sáng
sớm hôm sau để tham gia với Ban chấp hành của Hội, bàn thảo đưa ra phản ứng đối
với bài phát biểu của Nixon vào tối hôm đó, rồi sẽ vận động quốc hội về vấn đề
này. Họ sẽ chi trả tiền đi lại và ăn ở cho tôi. Khi chúng tôi đang nói thì có
tiếng gõ cửa. Patricia đi tắc-xi từ sân bay tới. Tôi ra hiệu cho cô ấy là tôi
đang có điện thoại rồi để cô ấy tự vào. Khi Patricia trả tiền tắc-xi và mang
túi vào thì tôi nói tiếp với Brown. Những gì anh nói có vẻ quan trọng. Tôi nói
tôi sẽ tới.
Thật
là một tình huống tế nhị. Có lẽ lần này chúng tôi được ở gần nhau lâu nhất
trong suốt ba năm, nhưng chúng tôi lại sắp xếp trước khi tôi sao chụp đống tài
liệu. Tôi vẫn muốn Patrcia đến, nhưng vẫn muốn tiếp tục công việc của mình,
cũng chẳng thích từ chối đề nghị của Brown. Ngoài ra, tôi nghĩ đó sẽ là cơ hội
để tôi gửi những tài liệu được cho Fulbright.
Khi
tôi gác máy, tôi kể với Patricia và nói sáng hôm sau phải đi Washington. Tôi e
nói vậy thật chẳng khác gì, năm 1966 khi tôi nói với cô ấy tôi đã tình nguyện
sang Việt Nam. Ít nhất thì lần này tôi đã nói tôi sẽ rất sung sướng nếu cô ấy
cùng tôi tới Washington. Thật ngạc nhiên là Patricia đã rất bình thản và còn đồng
ý ngay lập tức. Sáng sớm hôm sau chúng tôi ra sân bay, Patricia mang theo cái
vali còn chưa kịp mở, tôi thì mang một nghìn trang đầu của tập Nghiên cứu
McNamara để ở đáy vali, dưới đống áo sơ mi.
Theo
kế hoạch, Nixon sẽ phát biểu về Việt Nam vào bảy giờ tối hôm đó, và do máy bay
mãi hơn năm giờ mới tới nên chúng tôi quyết định từ Dulles đi thẳng tới trụ sở
của Hội đình hoãn nhập ngũ. Tổng thống chuẩn bị bắt đầu khi chúng tôi chạy vào
văn phòng, đồ đạc vẫn trên tay. Chúng tôi bắt tay mọi người rồỉ tất cả cùng ngồi
trước tivi. Mọi người đều cho là đứng trước số lượng người khổng lồ tham gia biểu
tình tháng mười, Nixon sẽ tìm cách hạ thấp cuộc biểu tình vào ngày 15-11 của
chúng tôi. Mọi người trong phòng cá với nhau xem ông ta sẽ tuyên bố rút bao
nhiêu quân. Hai mươi lăm nghìn? Thế có lẽ quá ít. Năm mươi nghìn? Một trăm
nghìn?
Chúng
tôi chăm chú nghe ông ta thông báo. Nhưng khi bài phát biểu kết thúc, chúng tôi
không thể tin vào tai mình. Ông ta không hề thông báo sẽ rút thêm quân!
Chúng
tôi chẳng hy vọng ông ta sẽ tuyên bố rút quân, nhưng ông ta thậm chí còn không
tuyên bố (giả vờ) rút quân chiếu lệ vào lúc này. Ngược lại, ông ta đưa ra những
điều kiện xương xẩu trước khi nước Mỹ có thể rút hoàn toàn. Hoặc là Hà Nội phải
từ bỏ mục tiêu thống nhất Việt Nam và các lực lượng nước ngoài phải rút quân và
từ bỏ quyền kiểm soát, hoặc chế độ Sài Gòn phải có khả năng tự mình đương đầu với
những thách thức. Một thực tế tương đối rõ ràng là cả hai khả năng này chẳng
bao giờ trở thành sự thực. Trước phong trào phản chiến lớn nhất mà chưa Tổng thống
Mỹ nào phải đối mặt, ông ta đã lựa chọn giải pháp là tiếp tục đối đầu với những
yêu sách của những người biểu tình.
Tổng
thống đã liều lĩnh một cách khó hiểu. Ông ta không có vẻ gì là quan tâm tới tâm
trạng của người dân, và điều đó tạo cho chúng tôi thêm nhiều cơ hội để kêu gọi
phản đối chính sách của Tổng thống. Chúng tôi nghĩ, chính Nixon đã làm số người
tới đây tham gia biểu tình tăng gấp đôi.
Sáng
hôm sau, theo sắp xếp tôi tới gặp mười nghị sỹ có tư tưởng cấp tiến, đứng đầu
là ba nghị sỹ Abner Mikva, Robert Kastenmaier và Don Edwards, những người đã
làm việc cùng nhau và tự gọi là Nhóm. Họ đã xem bản ghi nhớ của Rand, và tôi
đưa họ bản sao chụp tài liệu. Sau khi tôi trình bày về bài phát biểu của Nixon,
Mikva đề nghị tôi thảo cho họ một tuyên bố theo những ý bình luận của mình. Tôi
có một văn phòng, một cái máy chữ và bắt đầu công việc. Đầu giờ chiều tôi chuyển
cho trợ lý của Mikva một giác thư bốn trang có tiêu đề "Cuộc chiến tranh của
Nixon". Bức thư bắt đầu như sau: "Tối thứ hai Tổng thống đã sử dụng một
tiêu chuẩn sai lệch và tuyên bố cuộc chiến tranh của Nixon. Nhìn kỹ hơn, cuộc
chiến mà ông ta tiếp tục theo đuổi đáng buồn thay lại tương tự với cuộc chiến của
Johnson: cam kết theo đuổi ở Việt Nam những mục tiêu không thể đạt được, một cuộc
chiến không hồi kết cả về thời gian, cả về tiền bạc và hoả lực Mỹ để chống lại
người Việt Nam".
Ngày
hôm sau, mồng 5-11, Hạ nghị sỹ Don Fraser đã lấy toàn bộ bức giác thư của tôi để
làm bài phát biểu trước Hạ viện. Trong lúc đó, cả mười thành viên của Nhóm đã
ký chung một bức thư gửi "Đồng nghiệp thân mến" kêu gọi đồng bảo trợ
cho một nghị quyết sẽ được giới thiệu trong thời gian ngắn nhất. Tuyên bố đi
kèm với nghị quyết mở đầu bằng phần đầu tiên trong giác thư của tôi, có chỉnh sửa
chút ít:
"Thiếu
sót cơ bản nằm ở việc hạn chế lựa chọn một trong hai khả năng: "thúc đẩy"
rút quân hoặc cam kết làm chỗ dựa vô thời hạn về quân sự cho chính quyền Sài
Gòn hiện tại (với một hy vọng hão huyền là cuối cùng sẽ chuyển giao chiến tranh
trên bộ cho quân đội Nam Việt Nam). Chúng tôi không đề nghị cả hai khả năng
này, và chúng tôi thấy chính sách Việt Nam của Tổng thống đã bị nhận thức sai lầm
một cách bi thảm vì ba lý do chủ yếu".
Ba
đoạn tiếp theo được lấy nguyên xi từ bản ghi nhớ của Rand. Tuyên bố kết thúc
như sau: "Vì những lý do chúng tôi đã nêu trên", cần phải "kiên
quyết rằng theo Quốc hội, quân lực Mỹ ở Nam Việt Nam cần phải được rút một cách
có hệ thống theo một lịch trình trật tự và cố định - không thúc đẩy hoặc phụ
thuộc vào những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta - sao cho có đủ thời
gian cần thiết để (a) bảo đảm sự an toàn của binh lính Mỹ, (b) bảo đảm tù nhân
Mỹ sẽ được trả tự do, (c) hỗ trợ bất kỳ người Việt Nam nào mong muốn được tị nạn,
và (d) tạo điều kiện để Mỹ có thể bố trí có trật tự các trang thiết bị ở Nam Việt
Nam".
Đây
là lần đầu tiên trong đởi, tôi trao đổi với các nghị sỹ về một phần dự luật và
đã giúp thảo ra dự luật đó. Một tuần trước cũng là lần đầu, tôi thực sự được
chuẩn bị một bài phát biểu cho một nghị sỹ. Các nhân viên của Rand thỉnh thoảng
cũng làm vậy với những dự án mà họ có được sự bảo trợ của ít nhất một vài quan
chức cao cấp trong không quân. Nhưng đây thực sự là phá lệ khi làm việc trực tiếp
với những nghị sỹ phản đối chính sách của Tổng thống, công khai chỉ trích và
thách thức chính sách đó, mà không có sự ủng hộ ngầm của bất kỳ ai trong nhánh
hành pháp.
Chiều
hôm sau, tôi gặp Jim Lowenstein, trợ lý của Fulbright, người đã mời tôi tới dự
buổi điều trần trước khi nó bị hoãn, và Norvil Jones, trự lý pháp lý của
Fulbrightt. Lần đầu tiên tôi kể cho họBản nghiên cứu McNamaralà gì và làm thế
nào để sử dụng nó làm cơ sở cho buổi điều trần. Họ quyết định là tốt hơn hết
Fulbright nên trực tiếp nghe tôi nóỉ.
Lúc
đó là chiều muộn, văn phòng của Fulbright đã tối om, vài ánh đèn leo lét. Tôi
đem theoHồ sơ Lầu Năm Góc, tất cả tôi đã sao chụp và lôi từ va li rồi cho vào
hai cặp tài liệu. Tôi ngồi trên ghế sofa, đặt cặp tài liệu bên cạnh. Tôi nói với
họ những điều cơ bản vềBản nghiên cứu McNamaravà tại sao tôi cho rằng Quốc hội
và công chúng cần phải có được Bản nghiên cứu này. Hầu hết thông tin đã bị giấu
kín với Quốc hội dù chúng liên quan chặt chẽ với những gì đang diễn ra. Tôi
trình bày cách hiểu của tôi về chính sách của Nixon và tác động của nó - chiến
tranh sẽ tiếp tục và ngày càng lan rộng. Fulbright đồng ý với tôi, nhưng ông
nói phản ứng ban đầu đối với bài phát biểu của Nixon cho thấy rằng rất nhiều
người, kể cả những người trong Uỷ ban của ông, đang ngờ nghệch tin vào những thứ
họ muốn tin, rằng Nixon đang rút khỏi Việt Nam.
Tôi
nói với họ rằng tôi không có tài liệu chứng minh điều ngược lại, nhưng câu chuyện
này cho thấy vẫn một kiểu lừa như thế, vẫn những kế hoạch và mối đe doạ bí mật
hòng leo thang chiến tranh, vẫn những dự đoán nội bộ đầy bi quan, và vẫn những
hứa hẹn trước công chúng như suốt thời kỳ của bốn Tổng thống trước. Đưa những
điều đó ra ánh sáng với những bằng chứng nội bộ sẽ giúp công chúng hiểu được vị
Tổng thống thứ năm dính líu đến cuộc chiến Việt Nam đang làm gì. Thay vì coi việc
leo thang chiến tranh là việc đã rồi, Quốc hội sẽ có thể kịp thời có biện pháp
ngăn chặn.
Tôi
nói tôi đã nghĩ tới việc đưa những tài liệu này đăng tải qua báo chí và đã chuẩn
bị trước, nhưng với tôi, có lẽ tốt nhất là nên báo cáo những điều này trong các
buổi điều trần của quốc hội. Dù sao đi nữa thì những tài liệu này cũng không thể
nói lên tất cả. Có những khía cạnh quan trọng của chính sách này không bao giờ
được ghi chép lại, và chỉ có những người trong cuộc mới có thể làm sáng tỏ. Quốc
hội có thể triệu tập các nhân chứng cả ở các phiên kín và các phiên công khai
và yêu cầu họ giải thích về những khác biệt giữa những tài liệu và những gì họ
tuyên bố trước công luận. Trong quá trình đó, các thượng nghị sỹ và đội ngũ trợ
lý của họ có thể tìm ra được sự thật từ các nhân chứng, điều mà chẳng ai dám mơ
tới nếu không có bằng chứng từ những tài liệu này, những tài liệu mà có thể sử
dụng làm nền tảng cho một kiểu chất vấn độc nhất vô nhị.
Tôi
kể với ông về kinh nghiệm của bản thân, khi đó là vào năm 1964, chính Fulbright
cũng đã bị lừa dối khi xử lý Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ. Tôi nói, mãi cho đến tháng
hai, khi kết thúc điều trần về vụ việc đó, ông vẫn đinh ninh tin vào báo cáo của
McNamara. Fulbright ngắt lời tôi, nói rằng họ đã nghe nói tới nghiên cứu của
Joseph Ponturo vềSự kiện Vịnh Bắc Bộviết cho Cơ quan tác chiến chiến dịch của Hội
đồng Tham mưu trưởng liên quân, nhưng Bộ Quốc phòng đã từ chối cho họ tiếp cận
tài liệu này. Tôi nói tôi đã sao nguyên văn hầu hết những ghi chép của mình từ
nghiên cứu đó và có mang theo.
Fulbright
có vẻ rất hứng khởi khi nghe những gì tôi nói.
Ông
nói tôi nên đưa tài liệu cho Jones và họ sẽ tiếp tục chuẩn bị cho buổi điều trần.
Tôi cũng nóỉ rõ ràng là việc tôi sao chụp những tài liệu này khiến tôi có nguy
cơ bị truy tố. Chẳng hay ho gì khi phải vào tù, nên tôi hỏi liệu có thể sử dụng
tài liệu mà không tiết lộ tôi là người cung cấp hay triệu tôi tới để điều trần.
Tôi
thích thế hơn, nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào sử dụng tốt nhất những
tài liệu đó. Tôi sẵn sàng trước mọi điều có thể xảy ra. Ví dụ như, nếu họ gọi
tôi tới điều trần về tính xác thực của nghiên cứu này, hoặc giả nếu cần chuẩn bị
tài liệu và gửi tới Uỷ ban thì cứ gọi tôi.
Fulbright
nói: "Tôi không nghĩ cần thiết phải làm như thế. Chúng ta có thể xử lý bằng
nhiều cách. Tôi không nghĩ chúng tôi phải nêu ra là nhờ anh chúng tôi mới có được
những tài liệu này. Chỉ có điều, chúng ta nên sẵn sàng đưa ra chính thức trước
chính quyền nếu cần thiết. Nếu họ ỉm tài liệu này đi, chúng ta có thể yêu cầu
những tài liệu chi tiết. Giờ thì chúng tôi biết cần gì rồi, sẽ không phải phiền
anh tí nào đâu".
Tôi
nói với tôi thế thì ổn quá. Tôi chỉ muốn mọi người hiểu rằng tôi không muốn họ
phải quá lo lắng về những thứ có thể xảy ra với tôi khiến ảnh hưởng tới công việc
này. Không phải là không quan trọng, nhưng kể cả thế đi nữa thì đó cũng không
phải là điều đáng bận tâm nhất. Tôi đã đâm lao rồi. Điều gì làm cho công việc
được trôi chảy nhất thì phải làm cho bằng được.
Tôi
sẵn sàng ngồi tù, vì dù sao đó cũng là điều tôi đã dự liệu khi bắt đầu sao chụp
tài liệu một tháng trước. Fulbright nói ông ngưỡng mộ tinh thần của tôi và rất
biết ơn vì những gì tôi đã làm. Nhưng ông nghĩ là không đến mức phải như thế.
Quốc hội có quyền biết thông tin này, và lẽ ra phải được biết sớm hơn nhiều,
ông không nghĩ rằng một cựu quan chức có thể bị tống vào tù vì đã dũng cảm báo
cáo tài liệu này cho Quốc hội.
Ông
đứng lên, chúng tôi cũng đứng lên theo và chuẩn bị đi ra. Nhưng tôi còn một thứ
phải làm. Dù có thế nào chăng nữa, tôi muốn nói rằng tôi đã nỗ lực để đưa tài
liệu này cho Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện. Tôi muốn trực tiếp đưa
cho ông ít nhất một phần trong nghiên cứu này, và trước sự chứng kiến của những
người khác.
Tôi
đã chụp thêm một bản tập tài liệu vềSự kiện Vịnh Bắc Bộ, cùng với những ghi chú
của tôi vềNghiên cứu Pontoro. Tôi hỏi liệu ông có muốn xem qua không. Ông đáp:
"Tôi thực sự muốn". Miệng ông cười thật tươi, rộng như giọng miền Nam
kéo dài của ông vậy. Ông vươn tay nhận tập tài liệu tôi đang cầm trước mặt những
người trong phòng. Ông nói ông sẽ đọc ngay lập tức và tôi có thể tin ông sẽ làm
đúng như thế.
Tôi
biết rằng tập tài liệu này không nêu thẳng thắn bằng các tập còn lại, nhưng lại
gây ấn tượng hơn nhiều. Một sĩ quan không quân làm việc cho McNamara theo
nghiên cứu này đã viết trong vài ngày sau khi diễn ra cuộc điều trần của nghị sỹ
Fulbright về cùng nội dung trên. Anh này đã rất cẩn thận không tiết lộ những
chi tiết mâu thuẫn trong phân tích về tường trình của McNamara trong những
phiên điều trần đồng thời. Theo như tôi biết thì đó là tập duy nhất phụ thuộc
vào một mức độ tự kiểm duyệt nhất định. Nhưng tôi biết rằng thế cũng đủ gợi mở
để khiến Fulbright nổi xung lên rồi.
Chúng
tôi để Fulbright ở lại trong văn phòng. Vào phòng bên cạnh, tôi dốc hết cặp
xách trên bàn của Norvil Jones và hứa rằng tôi sẽ gửi cho anh ấy số tài liệu
còn lại ngay khi tôi sao chụp xong.
Sau
khi chúng tôi từ Washington trở về vào ngày 6-11, Patricia tới Seattle vài ngày
với một người bạn thân đang chuẩn bị lập gia đình. Tôi trở lại với thói quen
đêm đêm nhét đầy cặpBản nghiên cứu McNamaravà lái xe tới văn phòng của Lynda
Sinay ở Hollywood để sao chụp. Tôi vẫn ngủ ít. Vẫn như trước, tôi lên giường đi
ngủ vào khoảng chín mười giờ sáng và ngủ tới ba bốn giờ chiều, rồi làm ở Rand tới
tám chín giờ, rồi ra về để hoàn thành công việc ban đêm ở Đại lộ Melrose. Tôi vẫn
hy vọng Fulbright sẽ điều trần trước Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện về vấn đề
rút khỏi Việt Nam, dù cho ông vẫn chưa sắp xếp lại lịch cho vấn đề này. Tôi muốn
sao chụp càng nhiều tài liệu càng tốt, trước khi diễn ra buổi điều trần, cũng
như tranh thủ lúc Patricia còn chưa quay về. Tôi chưa hề nói gì với cô ấy về những
gì tôi đang làm với đống tài liệu này. Tôi không muốn cô ấy hay ai đó giúp tôi
sao chụp phải dính líu vào vụ này. Tôi chỉ nói với Janaki, và là qua điện thoại.
Cũng vì thế, tôi cũng đã có ý nói với Randy Kehler trước tháng mười hai, khi
anh phải vào tù. Tôi muốn cho họ biết rằng họ đã ảnh hưởng đến tôi nhiều đến thế
nào. Tôi muốn họ biết rằng tôi đã đi theo cái cách mà họ đã sống.
Đến
giờ công việc thật là cực nhọc, nhưng tôi vẫn làm một mình. Lynda và Tony không
đến nữa. Tôi làm cả đêm, sao chụp và so sánh đối chiếu, rồi lại có mặt ở Rand
vào khoảng tám giờ.
Trước
đó tôi để các bản sao ở nhà một người bạn. Tôi lái xe về nhà theo xa lộ
Pacific, ngược đường buổi sáng, tắm biển trước khi lên giường đi ngủ. Tôi bắt đầu
thấy lạnh và không thể ở dưới nước quá lâu, nhưng lướt vài con sóng thật quá mê
ly và tôi chẳng biết mình có thể lướt tiếp bao lâu nữa. Vì thế, trên thế giới
này với tôi chẳng có nơi nào dễ chịu hơn bãi biển Las Tunas ở Malibu. Đó là một
bãi biển hẹp, vào mùa đông, những con sóng khi triều lên có thể tràn tới cả những
mái nhà tranh ven bờ, cùng những con sóng cao thật thích hợp để lướt ván thì chỉ
cách nhà có vài mét. Suốt từ tháng mười đến giữa tháng mười một, khi thời gian
để tôi công bố những tài liệu chỉ tính bằng ngày, bằng tuần, sau một đêm sao chụp
tài liệu tôi thường ra ngắm nhìn những con sóng nối đuôi nhau tràn vào bờ ngay
trước hiên nhà, ngước nhìn bầu trời, chiêm ngưỡng những ngọn đồi nằm về một
bên, và nghĩ rằng, làm sao mình có thể từ bỏ công việc này được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét