Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

Ngày 22/5/2022: UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ BÀN V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

 

Thăm dò của báo VnExxpress: 69% bạn đọc ủng hộ phương án Đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc ở cấp THPT như cũ

Ngày 22/5/2022: UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ BÀN V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ. Google.tienlang xin tổng hợp ý kiến dư luận trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này. 

Theo dõi cuộc thảo luận về việc đưa Lịch sử vào nhóm môn tự chọn ở cấp THPT, Google.tienlang nhất trí với quan điểm trên báo Quân đội Nhân dân tại bài Hệ lụy khó lường nếu xa rời môn Lịch sửTại bài này, tác giả đã khẳng định khi coi Lịch sử là môn học Tự chọn thì chẳng khác nào “khai tử” môn học.

Ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và băn khoăn với đề xuất Lịch sử là môn tự chọn ở bậc THPT. Cử tri cho rằng việc này có thể gây "hậu quả, hệ lụy khó lường". Dẫn thực tế ở một số quốc gia có nền văn hóa tương đồng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cử tri cho rằng các nước này đều duy trì hoặc đưa trở lại môn Lịch sử vào chương trình bắt buộc.

Google.tienlang cho rằng, cách giải thích bảo vệ phương án Lịch sử là môn học Tự chọn ông GS.TS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam - Tổng Chủ biên  xuyên suốt sách giáo khoa Lịch sử là vòng vo, ngụy biện và phản khoa học.

Ông Vũ Minh Giang giải thích: "Môn Sử không bị xem nhẹ hay xóa sổ trong chương trình mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở) trang bị tri thức phổ thông nền tảng. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông) giúp học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông.

Trong giai đoạn cơ bản, Lịch sử là môn bắt buộc. Ông Giang cho biết toàn bộ kiến thức cốt lõi, sự phát triển từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại (gọi là thông sử) của thế giới và Việt Nam sẽ được dạy trong giai đoạn này.

Đến bậc THPT - giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Lịch sử là một môn thuộc nhóm khoa học xã hội. Kiến thức Sử ở giai đoạn này được chia thành các chuyên đề mang tính phân tích, tổng hợp theo định hướng khoa học xã hội nhân văn, không dạy thông sử như trước. Chương trình mới cũng dành 20% thời lượng cho lịch sử địa phương. Ngoài ra, nhiều môn và hoạt động bắt buộc như quốc phòng an ninh... đều liên quan đến lịch sử."

Ông Vũ Minh Giang Vòng vo, ngụy biện 

Mọi người không quên, năm 2015, Nhóm Biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục đã nghĩ ra phương án "Tích hợp" môn Lịch sử với các môn học khác. Thực chất phương án "Tích hợp" chỉ là phương án "giết", "bỏ" môn Lịch sử và phương án "Tích hợp" đã gặp phải sự phẫn nộ của dư luận.  Ngày 27/11/2015 Quốc hội đã thông qua nghị quyết trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”.

Ngày 27/11/2015 Quốc hội bỏ phiếu thông qua Nghị quyết tiếp tục giữ môn học Lịch sử 

Bẵng đi vài năm, Nhóm Biên soạn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục bỏ phương án "Tích hợp", nay lại đẻ ra phương án "Tự chọn" cho môn Lịch sử thể hiện sự quyết tâm của Nhóm Biên soạn vẫn là "giết", "bỏ" môn Lịch sử. 

(Google.tienlang sẽ có bài chứng minh ông Vũ Minh Giang, hiện nay vẫn đang là Phó chủ biên Bộ Quốc sử 30 tập- là kẻ LẬT SỬ khi ông ta cho rằng chỉ có các Cựu Chiến binh vì "thù dai" nên mới đòi KHÔNG ĐƯỢC BỎ chữ "ngụy" trong Bộ Quốc sử)

Giải thích của ông Vũ Minh Giang là Phản khoa học

Trên báo Tuổi trẻ TS Lê Hữu Phước - chuyên gia sử học, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng việc xếp Lịch sử thành môn tự chọn sẽ tiếp tục bị giảm sút thêm vị thế của môn Lịch sử. Vì vậy, ông cho rằng môn Lịch sử phải là một môn độc lập và bắt buộc. 

Trên báo Giáo dục, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn- nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phân tích rõ hơn vấn đề này.

PV: Thưa Trung tướng gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lý giải về cách thiết kế chương trình, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp tiểu học và trung học cơ sở, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện. Trung tướng có thể chia sẻ quan điểm của mình về lý giải trên không? 

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi cho rằng lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo thiếu tính thuyết phục và chưa thực sự khoa học. Đứng trên góc độ tâm lý cũng như sự phát triển trí tuệ, học sinh lớp 9 mới 15 tuổi, cái tuổi như ông bà ta nói “ ăn chưa no, lo chưa tới “ liệu đã hiểu được đầy đủ kiến thức của chương trình học chưa mà bảo đã biết cơ bản, đầy đủ lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, lịch sử thế giới . 

Ngay trong thế kỷ XX thôi các cháu ở độ tuổi đó khi mà mức sống bây giờ khác xa so với ngày xưa, liệu các cháu có thể hình dung được các thế hệ trước sống dưới ách xâm lược của thực dân, đế quốc nghèo khó, đói kém, mù chữ như thế nào? 

Hay cha ông các cháu đã chiến đấu như thế nào để giành được độc lập. Chính vì thế, học sinh cần thời gian để học tập, trau dồi những kiến thức đó. 

Học Lịch sử để biết rằng dân tộc ta đã phải dựng nước, giữ nước như thế nào ? Đã đánh bại các thế lực hùng mạnh xâm lược ra sao? Học để hiểu trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã sống như thế nào, nhân dân mù chữ, nghèo đói, cơ cực, lầm than … 

Không học Lịch sử đồng nghĩa với việc học sinh không hiểu được công lao của những thế hệ đi trước. 

Trong khi chúng ta luôn đề cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. 

Trung Quốc xác định Lịch sử là một trong ba môn học quan trọng nhất, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng xác định Lịch sử là một trong ba môn bắt buộc học ở tất cả các cấp…), và đặc biệt nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa với quan điểm dạy chữ là dạy người, giáo dục là nền tảng để đào tạo ra những con người mới, những con người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức và có năng lực hoạt động, vừa góp phần xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thì càng phải quan tâm đặc biệt đến môn Lịch sử. 

Tôi biết, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã từng đưa môn Lịch sử thành môn tự chọn mà hậu quả là rất ít công dân Hàn Quốc, Nhật Bản hiểu biết về lịch sử của mình và đã nảy sinh những hệ lụy khôn lường. 

Đứng trước tình hình đó, họ đã sửa sai và đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc. 

Bậc Tiểu học hướng đến việc vừa học, vừa chơi. Trung học cơ sở với khoảng thời gian 4 năm, lại tích hợp hai môn Lịch sử và Địa lý làm một, thử hỏi các em sẽ có kiến thức như thế nào mà bảo đã có hiểu biết lịch sử, không ai dám nói như Bộ nói!!! 

PV: Theo Trung tướng việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông sẽ có ảnh hưởng gì? 

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tôi cho rằng khi môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông, chỉ có những em yêu sử mới chọn môn này. Tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi phổ thông trung học chỉ có một thí sinh dự thi môn Lịch sử. 

Khi không nhiều người học Lịch sử, thì liệu còn bao nhiêu người thi vào sư phạm ngành này và tất yếu sẽ không có thầy dạy sử có tâm, yêu nghề. 

Liệu giáo viên dạy Lịch sử có còn được trân trọng, tôi cho rằng chính chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không còn tôn trọng các thầy cô dạy Lịch sử. 

Trong khi thầy cô dạy Lịch sử là những người truyền giảng lòng yêu Tổ quốc cho những chủ nhân tương lai của đất nước. 

Lấy một ví dụ đơn giản ngay trong một gia đình mà người lớn không giáo dục cho con, cháu biết cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên thì những đứa trẻ đó sẽ không thể trở thành một con người đầy đủ nhân cách, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, rộng ra cả quốc gia cũng vậy. 

Thì việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn sẽ khiến học sinh mù mờ, không hiểu về Lịch sử dân tộc. 

Bỏ một năm đã quên rồi, trong khi 3, 4 năm như thế thì làm sao các em có một tâm thế khi bước vào đời để có trách nhiệm dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. 

Trước kia khi tham gia chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, tôi ở miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy, tham gia Cách mạng từ năm 13 tuổi. 

Chính những bài học về lòng yêu nước của cha anh đã hun đúc tinh thần yêu nước trong tôi. 

Đến giờ, tôi vẫn thường kể những câu chuyện về khoảng thời gian chiến đấu của mình cho con, cháu nghe. 

Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một mốc son chói lọi trong trang sử Việt Nam nhưng khi Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc trung học phổ thông, tôi không biết liệu thế hệ học sinh sau này có hiểu được ý nghĩa lịch sử của ngày này không và rất nhiều sự kiện khác nữa như: Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ ( 7/5/1954 ), ngày Thương binh, liệt sĩ ( 27/7 ), Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, … 

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy lịch sử như thế nào?

Tọa đàm “Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Môn học lịch sử” ở Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

PV: Thưa Trung tướng, có quan điểm cho rằng lý do học sinh không yêu thích môn Lịch sử do sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, ông có thể chia sẻ ý kiến của mình về quan điểm trên? 

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Đây cũng là vấn đề mà tôi rất trăn trở, theo tôi nếu muốn học sinh yêu thích môn Lịch sử, chúng ta cần phải thực sự đổi mới nội dung, phương pháp dạy lịch sử, không phải đi theo bố cục từng ngày, từng tháng, từng năm mà nên hướng đến việc các em nắm được sự kiện và ý nghĩa lịch sử. 

Tức là để cho học sinh hiểu được sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó. Càng học lên cao, các em càng phải hiểu được đầy đủ ý nghĩa. Còn ở các cấp học dưới, các em biết được sự kiện, hiểu được một cách căn bản. 

Ví dụ chỉ cần nêu tóm tắt quân ta đánh quân Tống, quân Nam Hán, rồi đánh quân Thanh, quân Nguyên lúc nào, trận nào có ý nghĩa quyết định ... 

Với sách giáo khoa và phương pháp dạy như hiện nay, chúng ta gần như đi vào biên niên sự kiện, ngày, tháng, năm, ai chỉ huy, đánh thế nào làm học sinh không thể nhớ được. Khi không thể nhớ được thì học sinh sẽ ngại và chán học sử . 

Ngoài ra, trong thời đại 4.0, cần bổ sung những nội dung, hình ảnh sinh động vào sách giáo khoa để tăng hứng thú của học sinh. 

Về phương pháp dạy, trước tiên thầy cô giáo phải là những người thực sự yêu lịch sử. Tôi thường hay nói người làm công tác tuyên huấn là đi truyền lửa cho người khác thì chính họ phải là người có lửa, thầy dạy Lịch sử cũng vậy phải là người yêu sử, phải có lửa yêu nước thì mới truyền lửa cho thế hệ tương lai. 

Với cách làm như hiện nay môn Lịch sử không được coi trọng, điều này đã buộc thầy cô chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức chứ không phải là tình yêu lịch sử. 

Do đó theo tôi chúng ta cần có chính sách với giáo viên dạy môn Lịch sử, phải làm cho học sinh yêu Lịch sử thì mới say sưa với Lịch sử. 

Môn Lịch sử phải trở thành môn bắt buộc và ngang hàng với các môn Toán, Ngữ văn để giáo viên cảm thấy mình có giá trị. 

Một khi học sinh, phụ huynh cho đây là môn phụ, học cũng được, không học cũng xong thì cũng sẽ không trọng thầy. Mà đã là người dạy môn phụ rồi thì giáo viên không thể nào dạy Lịch sử có chất lượng được. 

Từ đó tôi cho rằng muốn học sinh yêu môn Lịch sử thì phải có người dạy tốt, muốn dạy tốt phải có nội dung, phương pháp phù hợp, giáo viên phải được học sinh và phụ huynh tôn trọng thì mới đồng bộ, mới thực sự làm cho việc giáo dục lịch sử có hiệu quả góp phần quan trọng hình thành nhân cách của thế hệ quyết định tương lai của đất nước. 

Hoàng Ngân Thương 

=====

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Mời xem bài liên quan khác:

1. Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN

2. NHỮNG VẤN ĐỀ GOOGLE.TIENLANG XIN TRAO ĐỔI CÔNG KHAI VỚI GS NGUYỄN MINH THUYẾT VÀ TS NGUYỄN MẠNH HÀ

3. XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???

4. Toàn văn tác phẩm "LỊCH SỬ NƯỚC TA" của Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

5. NGA XỬ PHẠT HÀNH VI LẬT SỬ, PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

6. CƯ DÂN MẠNG THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ CỤ BÀ UKRAINA PHẢN KHÁNG LẠI BỌN LÍNH KIEV ĐI NGƯỢC LẠI LỊCH SỬ TỔ QUỐC

7. HÓA RA CHỈ CÓ NGA TRÂN TRỌNG VÀ BẢO VỆ LỊCH SỬ VIỆT NAM, CÒN BẢN THÂN VIỆT NAM THÌ LẠI COI THƯỜNG

8. HỘI KHLS KIẾN NGHỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

9. Ngày 22/5/2022: UB THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SẼ BÀN V.V SỬA SAI CHO BỘ GIÁO DỤC BỎ MÔN LỊCH SỬ

12 nhận xét:

  1. Chỉ có Nhóm lợi ích bị Mỹ thao túng cũng là nhóm Lật sử, nhóm phản động hoặc nhóm chả biết gì mới ủng hộ Giữ môn Lịch sử là môn tự chọn.

    Trả lờiXóa
  2. Vì dốt Lịch sử Việt Nam nên nhiều Giáo sư Tiến sĩ Việt Nam phán bậy bạ trên báo VietNamNet, Thanh niên về cuộc chiến hiện nay ở Ukraina.
    ĐÔNG Á, TRUNG Á CẦN KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA OSCE
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/06/ong-can-kinh-nghiem-cua-viet-nam-chu.html
    Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung Se

    "Ở châu Á cần tạo lập một cơ chế khu vực, tạo điều kiện phản ứng nhanh chóng kịp thời với mối đe dọa an ninh đang phát sinh."- Đó là ý kiến do Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung Se nêu lên trong Hội nghị châu Á của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) khai mạc ở Seoul ngày 01 tháng Sáu. "Các nước Đông Bắc Á nên học hỏi kinh nghiệm thành công của OSCE trong việc tăng cường độ tin cậy và an ninh ở châu Âu", — ông Bộ trưởng nói.

    Chuyên viên Đông phương học nổi tiếng của Nga, GS-TSKH Vladimir Kolotov Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg dứt khoát không đồng ý với lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Hàn Quốc.
    "OSCE đã hoàn toàn thất bại trong tất cả nhiệm vụ bảo đảm an ninh ở châu Âu, quyết định chôn vùi quá trình này ở Đông Nam Á. Chúng ta có thể nhớ lại những sự kiện ở Yugoslavia, Kosovo, Bắc Phi, và bây giờ ở Ukraina, nơi OSCE không đóng được vai trò tích cực nào hết. Trong những thập niên gần đây Đông Á đã đạt những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế, chính vì tại đó có hòa bình. Mà phát tán những kinh nghiệm của OSCE tại Đông Á sẽ có nghĩa là chuẩn bị ở đó một cuộc chiến tranh rộng lớn".
    Phát biểu tại Seoul, Bộ trưởng Yun Byung Se ghi nhận rằng ở châu Á hiện thiếu vắng sự tin tưởng lẫn nhau. GS-TSKH Vladimir Kolotov chia sẻ đánh giá này.
    Chuyên viên Kolotov nhận định: "Tôi hoàn toàn đồng ý với thực tế là hiện nay không hề có sự tin cậy nào trong lĩnh vực an ninh. Và chính thực trạng đó làm nảy sinh mong muốn của một số nước — chăm lo phát triển chương trình hạt nhân riêng của mình — cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có trong lịch sử Á châu. Nguyên nhân do đâu? Chỉ cần nhớ lại lịch sử cũng thấy rằng các nước phương Tây dễ dàng cho lời đảm bảo nhưng không nghĩ đến việc tuân thủ và giữa lời. Người ta đã hứa hẹn đảm bảo cho cả Saddam Hussein, cả Muammar Gaddafi. Khi vào những năm 80 của thế kỷ trước diễn ra sự kiện tháo bỏ các bức tường ngăn cách ở châu Âu, Liên Xô và sau đó là LB Nga cũng nhận được lời hứa đảm bảo không mở rộng NATO về phía Đông, về chuyện không lôi kéo các quốc gia Đông Âu và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vào khối NATO. Và bây giờ những bảo đảm ấy ra sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày 21 tháng Hai năm ngoái tại Kiev các đại diện Pháp, Đức và Ba Lan đã cam kết với Tổng thống Ukraina Yanukovich, đã ký văn bản bảo đảm an ninh, nhưng chỉ nửa giờ sau đó, người ta đã nổ súng bắn vào ông: một vài chỉ huy đã ra lệnh giết chết vị Tổng thống đương nhiệm của một quốc gia chủ quyền. Chẳng lẽ thực tế như vậy có thể truyền bá tại các nước Đông Á?".
      Theo quan điểm của GS-TSKH Vladimir Kolotov, bước đi đầu tiên để khôi phục lòng tin và củng cố an ninh ở Đông Á phải là rút hết căn cứ quân sự nước ngoài khỏi lãnh thổ và khôi phục chủ quyền thực tế của các nước trong khu vực.
      GS-TSKH Vladimir Kolotov nêu ý kiến cụ thể như sau: "Hãy tham khảo những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của CHXHCN Việt Nam là ba "không". Không tham gia các khối liên minh quân sự, không cung cấp lãnh thổ nước mình dành cho căn cứ quân sự của nước ngoài, không gia nhập liên minh với ai đó chống lại nước thứ ba. Nếu những nguyên tắc này được phổ biến cho toàn bộ các quốc gia châu Á và từ đó tháo dỡ hết các thành tố hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mà Hoa Kỳ thực sự tạo lập, thì sẽ phá bỏ được cả nền tảng của cuộc chạy đua vũ trang với vũ khí hạt nhân".
      Bên cạnh thực trạng thiếu vắng tin cậy, còn một yếu tố quan trọng làm suy yếu an ninh ở Đông Nam Á, là tranh chấp lãnh thổ. Hiện nay đây là vấn đề đặc biệt bức xúc do tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh xúc tiến xây dựng các hòn đảo nhân tạo và khả năng thành lập vùng phòng không tại khu vực, như tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc — tất cả những điều đó đang làm gia tăng căng thẳng tại khu vực châu Á hết sức quan trọng đối với nền thương mại thế giới. Và phương cách duy nhất để tránh khỏi thảm họa là giải quyết các vấn đề bằng con đường đàm phán.
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/06/ong-can-kinh-nghiem-cua-viet-nam-chu.html

      Xóa
    2. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 14:39 17 tháng 5, 2022


      Vâng, thưa bác Lê Đức, vì dốt sử nên dù cả thế giới đều biết, cả những người dân Indo bình thường cũng biết (nhưng một số giáo sư tiến sĩ VN không biết), rằng Mỹ đẻ ra cái anh ngụy Kiev sau cuộc bạo loạn "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"- EvroMaidan 2024.

      Tiếc rằng một số người thậm chí là Giáo sư Tiến sĩ của VN như các ông GS Phạm Quang Minh(ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) - TS Nguyễn Hồng Hải(ĐH Queensland, Australia)
      https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/vi-sao-nga-ukraine-nhung-nguoi-dong-bao-chia-sung-vao-nhau-821632.html#inner-article
      Ông TS Phạm Mạnh Hùng - Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
      https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/chien-su-tai-ukraine-don-trung-phat-va-he-luy-kinh-te-823297.html
      Phúc Lai
      Thạc sĩ Luật Quốc tế
      https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/khong-tinh-tao-putin-se-sa-vao-the-co-bi-moi-334004.html
      Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng
      https://www.youtube.com/watch?v=g_SnAOaw8FQ...
      Những người trên lại chả biết gì về chính/tà và luôn ca ngợi Mỹ là sao hả bác Le Dan?

      Xóa

  3. Песков сообщил, что власти рассматривают вопросы поддержки СМИ в нынешней ситуации
    https://tass.ru/ekonomika/14645179?utm_source=google.com&utm_medium=organic&utm_campaign=google.com&utm_referrer=google.com
    17 THÁNG 5, 16:14
    Peskov nói rằng các nhà chức trách đang xem xét các vấn đề hỗ trợ các phương tiện truyền thông trong tình hình hiện nay
    Thư ký báo chí của Tổng thống lưu ý rằng báo chí kiếm tiền chủ yếu thông qua quảng cáo, nhưng thị trường quảng cáo này đã bị thu hẹp đáng kể.
    MOSCOW, ngày 17 tháng 5. / TASS /. Các nhà chức trách Nga đang xem xét các vấn đề hỗ trợ báo chí trong nước trong điều kiện hiện nay, chủ yếu là các phương tiện truyền thông lớn. Điều này đã được thông báo với các nhà báo hôm thứ Ba bởi Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov.
    Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết: “Hỗ trợ của phương tiện truyền thông là một vấn đề rất phức tạp, nó đang được chính phủ xem xét.

    Ông lưu ý rằng báo chí kiếm tiền chủ yếu nhờ quảng cáo, nhưng thị trường này đã bị suy giảm rất nhiều, vì vậy "nhiều hãng truyền thông hiện đang rơi vào tình thế khó khăn và cần hỗ trợ."

    "Tất nhiên, trước hết, cần phải giúp các cơ quan truyền thông lớn có lượng khán giả tối đa, nhưng tôi chắc chắn rằng trong quá trình làm việc, bằng cách này hay cách khác, các thuật toán hỗ trợ các phương tiện truyền thông khác sẽ được nghĩ ra và triển khai. <...>, tầm quan trọng của nó không thể bị đánh giá thấp "- Peskov nhấn mạnh.

    Trả lờiXóa
  4. О борьбе с Западом и разблокировке Instagram. Песков выступил на "Новых горизонтах"
    17 МАЯ, 16:10
    https://tass.ru/politika/14645139
    Представитель Кремля считает, что для коллективного Запада раздражителем является само существование России
    Về việc chống lại phương Tây và mở khóa Instagram. Peskov biểu diễn tại "New Horizons"
    Người phát ngôn Điện Kremlin tin rằng chính sự tồn tại của Nga là một tác nhân gây khó chịu cho phương Tây
    Phát biểu hôm thứ Ba tại cuộc thi marathon giáo dục Chân trời mới do tổ chức xã hội Znanie tổ chức, phát ngôn viên của Điện Kremlin nói rằng chính sự tồn tại của nước Nga là tác nhân gây khó chịu cho phương Tây, không loại trừ việc bỏ cấm các dịch vụ Meta (được công nhận là cực đoan ở Liên bang Nga ) và lưu ý rằng họ với người đứng đầu Chechnya Ramzan Kadyrov có thể chỉ trích lẫn nhau, nhưng theo một cách thân thiện.

    Sau đó, bên lề cuộc thi marathon, Peskov nói với các phóng viên rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sẽ không đến Thổ Nhĩ Kỳ trong những tuần tới, nhưng không thể loại trừ điều gì và thể thức cho việc Moscow tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được quyết định gần hơn với sự kiện chính nó.

    TASS đã thu thập các tuyên bố chính từ thư ký báo chí của tổng thống.
    Đối đầu với phương Tây
    "Đôi khi có vẻ như chính sự tồn tại của nước Nga là một tác nhân gây khó chịu đáng kể cho phương Tây và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để ngăn cản chúng tôi phát triển theo cách chúng tôi muốn và sống theo cách chúng tôi muốn."

    Giờ đây, phương Tây đã mở ra một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Moscow: “Đây không chỉ là những cố vấn Mỹ và Anh nói với những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine với vũ khí phải làm gì, những người cung cấp cho họ thông tin tình báo, v.v. Không, đây là một cuộc chiến ngoại giao, một cuộc chiến chính trị. , đây là những nỗ lực để cô lập chúng ta trên thế giới, đó là một cuộc chiến kinh tế. " "Đúng vậy, chúng tôi vẫn nhẹ nhàng gọi họ là các quốc gia thù địch, nhưng tôi muốn nói rằng họ đã là các quốc gia kẻ thù, bởi vì những gì họ đang làm là chiến tranh."

    Đồng thời, Nga chắc chắn sẽ “đối phó” với cuộc đối đầu với các nước phương Tây: “Chúng tôi có mọi thứ cho việc này”. "Cuối cùng, tôi tin rằng bất kỳ cuộc chiến nào cũng kết thúc trong hòa bình. Và thế giới này sẽ là một nơi mà tiếng nói của chúng ta sẽ được lắng nghe, nơi chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, nơi chúng ta sẽ an toàn và nơi chúng ta sẽ tự tin đứng vững trên đôi chân của mình."

    Về hoạt động ở Ukraine
    "Bạn nhìn thấy những thành công của quân đội chúng ta, bạn thấy chủ nghĩa anh hùng mà những người lính của chúng ta thể hiện. Vì vậy, chắc chắn rằng tất cả các mục tiêu đặt ra sẽ đạt được."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về việc bỏ chặn Instagram bị cấm ở Nga
      "Thành thật mà nói, tôi sẽ không loại trừ nó ."

      Về quan hệ với Kadyrov
      "Ramzan Akhmatovich Kadyrov và tôi có quan hệ rất tốt và trong quá trình giao tiếp đôi khi chúng tôi chỉ trích lẫn nhau. Một cách thân thiện."

      Về các sự kiện ở Bucha
      Ở Bucha, gần Kiev , một "Cuộc Thảm sát đẫm máu" đã được dàn dựng, và "rõ ràng là bản thân các chuyên gia Ukraine khó có thể làm việc chuyên nghiệp như vậy": "Một đội quân gồm các công ty PR, nhân viên truyền hình, cố vấn thông tin, chuyên gia chiến tranh thông tin làm việc ở đó cho họ ”.

      Những lời dối trá về các sự kiện ở Bucha đã được giới truyền thông săn đón, và sau đó được "truyền miệng từ miệng của nhiều chính khách": "Vì vậy, tất nhiên, cần phải có một cuộc điều tra khách quan, độc lập, điều này sẽ dẫn đến toàn bộ tình hình và toàn bộ thảm kịch này ra ánh sáng. "

      Về việc ủng hộ Putin
      Tổng thống Nga Vladimir Putin biết rõ vị trí mà ông đang lãnh đạo đất nước và nhận được sự ủng hộ vô cùng mạnh mẽ: "Ông ấy được cả đất nước ủng hộ. Tôi chắc chắn <...> ông ấy được tất cả các thế hệ của đất nước chúng ta ủng hộ".

      Về người Ukraine
      " Người Ukraine là những người rất tài năng, hòa bình, họ tốt với chúng ta. Nhưng họ đã bị lừa trong một thời gian rất dài. Thông qua TV, trong các cuộc mít tinh, trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo của họ."

      Về "ngoại giao qua người phát ngôn"
      "Nhiều vấn đề khó khăn được giải quyết trong im lặng , chúng không thể được giải quyết thông qua ngoại giao qua người đại diện". Các thông điệp sau cuộc trò chuyện của các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng “phản ánh tất cả các chi tiết”: “Theo quy luật, một thông điệp khô khan <...> chỉ phác thảo một vòng khung các chủ đề được đề cập và đôi khi truyền tải những thông điệp chính mà một bên này hay bên khác muốn phát trong kết quả tin nhắn.

      Về chuyến đi của Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ
      "Theo như tôi biết, trong những ngày tới [và vài tuần] chuyến thăm của Putin tới Ankara (tờ Star của Thổ Nhĩ Kỳ đã viết về nó vào thứ Ba) không được chuẩn bị ." "Mặt khác, mọi thứ đang phát triển nhanh chóng, tôi không thể loại trừ bất cứ điều gì, nhưng những gì tôi biết là không có sự chuẩn bị nào như vậy bây giờ."

      Về việc Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh G20
      "Khi sự kiện này đến gần, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và cả về hình thức tham gia của chúng tôi." Đồng thời, Putin đã nhận được lời mời tham dự một cuộc họp của các nhà lãnh đạo và nước Nga nói chung tiếp tục làm việc trong khuôn khổ G20.

      Về thời điểm hiện tại
      “Trên thực tế, chúng ta hiện đang sống trong điều kiện của một “ cơn bão hoàn hảo ”và thời điểm của sự thật, chính cơn bão và thời điểm cần đảm bảo và bảo vệ lợi ích của chúng ta, sẽ đảm bảo rằng bạn sống tốt hơn, thoải mái hơn, ổn định hơn và an toàn hơn."

      Xóa
  5. В ЛНР сообщили о попадании в окружение в районе Северодонецка-Лисичанска порядка 16 тысяч военнослужащих ВСУ
    https://topwar.ru/196399-v-lnr-soobschili-o-popadanii-v-okruzhenie-v-rajone-severodonecka-lisichanska-porjadka-16-tysjach-voennosluzhaschih-vsu.html
    Ở CHND Lugansk có khoảng 16.000 binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị bao vây
    Hôm nay, 13:31
    Khoảng 16.000 quân nhân của Các lực lượng vũ trang Ukraine đã rơi vào một "nồi hầm"- "котел" mới, gần như đã hình thành ở khu vực Severodonetsk và Lysichansk. Điều này đã được phát biểu bởi Trợ lý Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) Vitaly Kiselev.

    Theo thông tin nhận được từ Luhansk, khoảng 15-16 nghìn quân nhân thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine, những người đã nhận lệnh giữ các vị trí và trong trường hợp không rút lui, đã bị bao vây trong khu vực các thành phố Severodonetsk và Lysichansk. Như Kiselev giải thích, điều này đã xảy ra ở Rubizhne, nơi các đơn vị của Lực lượng vũ trang Ukraine cũng bị cấm rời khỏi vị trí của họ.

    Tương tự như vậy, khi các tù nhân bị bắt ở Rubizhnoye nói rằng: họ đã nhiều lần kháng cáo lệnh, họ cấm chúng tôi rời vị trí đồn trú, họ bảo chúng tôi phải chấp nhận hy sinh. Và các chỉ huy cấp cao đã bỏ trốn từ lâu, một tháng trước- một tù binh nói trên sóng của Channel One .

    Trong khi đó, theo các chuyên gia quân sự, tình hình ở khu vực Severodonetsk-Lysichansk đã trở thành nguyên nhân gây ra tranh cãi giữa Zelensky và Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny. Tổng Tư lệnh đề nghị rời khỏi khu vực kiên cố này và rút lực lượng, phương tiện đã cứu được về vùng Slavyansk, nơi các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraine có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, Zelensky phản đối và ngược lại ra lệnh điều động lực lượng bổ sung đến Severodonetsk-Lysichansk để tổ chức phòng thủ ở đó. Kyiv khẩn cấp cần một "biện pháp khắc phục", về chủ đề mà anh ta sẽ có thể giảm bớt ít nhất một chút tiêu cực trong những ngày gần đây, bao gồm cả việc các chiến binh đầu hàng Azovstal.

    Theo kế hoạch của các nhà chiến lược từ nhóm Zelensky, sự kết tụ của Severodonetsk-Lysichansk sẽ đóng vai trò như là một "Donbass Stalingrad", nơi các lực lượng đồng minh của Nga và LPR chắc chắn sẽ bị chặn đứng. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine tin rằng nhóm này sẽ bị tiêu diệt một phần, và một phần là đầu hàng. Nhưng ở Kyiv bây giờ họ không nghe theo quân đội, và nếu có, thì đó chỉ là từ các cố vấn nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là ông Vũ Minh Giang vòng vo, ngụy biện bởi năm 2015, trước phản ứng dữ dội của các đại biểu quốc hội vveef vấn đề "Tích hợp" , nhóm biên soạn sách cũng lý giải y chang như bây giờ, rằng thì là " việc tích hợp môn Lịch sử không phải là xem nhẹ, số tiết học ở bậc THPT còn tăng lên... "

    Đại biểu gọi thay đổi về môn Lịch sử là 'sự xáo trộn tận tâm can'
    Thứ hai, 16/11/2015, 11:58 (GMT+7)
    Dù được Bộ trưởng Giáo dục trấn an việc tích hợp môn Lịch sử không phải là xem nhẹ, số tiết học ở bậc THPT còn tăng lên, nhưng đại biểu vẫn lo ngại khó đảm bảo chất lượng dạy học.

    "Gần đây dư luận xôn xao, hay nói đúng hơn là có sự xáo trộn tận tâm can về một vấn đề nhạy cảm, đó là thay đổi việc giảng dạy môn Lịch sử từ môn học độc lập thành môn tích hợp. Xin Bộ trưởng nêu chính kiến, nhất là tính ưu việt và tính đúng đắn của nó", đại biểu Lê Văn Lai từng 10 năm làm việc trong ngành giáo dục phổ thông gửi câu hỏi đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 16/11.

    Ông đề nghị Bộ trưởng nêu dự định giải quyết vấn đề nêu trên, có hoãn thực hiện chủ trương về giảng dạy môn Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng tích hợp hay không. "Nếu không dừng, không hoãn, Bộ trưởng có dám khẳng định trách nhiệm trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề? Sai lầm về phương pháp dẫn đến sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ. Sai lầm này không có chỗ cho sự khắc phục", ông Lai nói.
    Hoàng Thùy
    https://vnexpress.net/dai-bieu-goi-thay-doi-ve-mon-lich-su-la-su-xao-tron-tan-tam-can-3312788.html

    Trả lờiXóa
  7. Quốc hội không cho phép bỏ môn lịch sử
    27/11/2015 17:23 GMT+7
    https://tuoitre.vn/quoc-hoi-khong-cho-phep-bo-mon-lich-su-1010689.htm

    Quốc hội yêu cầu giữ môn Lịch sử
    https://plo.vn/quoc-hoi-yeu-cau-giu-mon-lich-su-post367018.html

    Quốc hội ra nghị quyết giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa
    https://vnexpress.net/quoc-hoi-ra-nghi-quyet-giu-mon-lich-su-trong-chuong-trinh-sach-giao-khoa-3319325.html

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Việt Hưnglúc 20:21 17 tháng 5, 2022

    Lập luận của Vũ Minh Giang phản khoa học là chính xác!
    Nếu nói Lịch sử đã được đưa vào học ở THCS thì không hợp lý, mỗi độ tuổi có mức độ nhận thức và hấp thụ kiến thức khác nhau, chuyển Sử xuống hết cấp THCS và so sánh về mặt khối lượng để chứng tỏ đã đủ kiến thức là chưa hợp lý.
    Mỗi độ tuổi, mức độ thẩm thấu ý nghĩa, nội dung môn học có khác nhau. Môn sử cần được dậy xuyên suốt các cấp phổ thông. Đồng thời cần xem việc nâng cao chất lượng dạy và học Sử là vấn đề cốt lõi để học sinh yêu mến môn học này.
    Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn có lý: Độ tuổi Tiểu học là tuổi vừa học vừa chơi; học sinh THCS lớp 6 đến lớp 9 mới 12 đến 15 tuổi, cái tuổi như ông bà ta nói “ăn chưa no, lo chưa tới".
    Con người hấp thụ kiến thức Lịch sử chủ yếu từ độ 15 tuổi- 18 tuổi- độ tuổi bắt đầu hình thành nhân cách con người.

    Ta hãy xem, các chuyên gia Mỹ và phương Tây đã "giúp" Ukraina biên soạn sách giáo khoa đảo ngược Lịch sử Tổ tiên, nhồi nhét tư tưởng phát xít, bài Nga, bài Xô viết và chủ yếu cho lứa tuổi từ 15 tuổi trở lên. Tám năm qua, lứa học sinh này ngày nay đã trưởng thành, 23 tuổi- lứa tuổi chiếm đa số trong quân đội. Bảo sao quân Ukraina căm thù người Nga đến vậy!

    Trả lờiXóa
  9. Vũ Minh Giang, Nguyễn Minh Thuyết, từ lật sử đến bỏ sử.

    Trả lờiXóa