Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ: MỸ THẤT BẠI TRONG VIỆC LÔI KÉO ASEAN VÀO CUỘC CÙNG MỸ CHỐNG NGA HOẶC CHỐNG TRUNG QUỐC

 

Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tham gia chụp ảnh nhóm tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ở Washington

Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN đang diễn ra tại Hoa Kỳ trong 2 ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2022. Cả Thế giới đang đặc biệt quan tâm đến sự kiện này.

Ngày 12 tháng 5/2022 BBC đăng bài Chiến tranh Ukraine có là vấn đề ưu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN?

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61375625

Tại bài này đưa tin “Giáo sư Thitinan Pongsudhirak cho rằng, các vấn đề trọng tâm được bàn thảo trong cuộc gặp giữa Mỹ và các lãnh đạo ASEAN ngoài việc nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với khu vực, Mỹ muốn tập hợp ASEAN lại về vấn đề cuộc chiến Ukraine cũng như đánh giá sức mạnh của Trung Quốc."Cuộc gặp cũng là công sức của Mỹ trong việc nhóm họp các lãnh đạo ASEAN về cuộc chiến Ukraine, phản đối việc xâm lược của Nga nên tôi nghĩ đây là một trong những vấn đề hàng đầu." “Mỹ cũng muốn họp mặt với các lãnh đạo ASEAN về vấn đề Trung Quốc. Đối sách Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng là nỗ lực để cân bằng Trung Quốc, nếu không muốn nói là kiềm chế Trung Quốc.”

Như vậy đã rõ: Người Mỹ vẫn chơi cái chiêu bài quen thuộc: “Cây gậy và củ cà rốt”, Mỹ vẫn đưa ra các cam kết chi nhiều triệu đô la cho ASEAN để đổi lại sự ủng hộ, “đồng hành” của ASEAN trong cuộc chiến chống Nga hoặc chống Trung Quốc.

Song, giới cầm quyền Mỹ chắc sẽ chưng hửng khi thấy phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hunsen- Đương kim Chủ tịch ASEAN và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung tâm CSIS ở Washington

Phát biểu tại Trung tâm CSIS ở Washington ngày 11/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chọn chính nghĩa thay vì chọn bên. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế.

Trong bài diễn văn của mình, người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định tính độc lập, tự chủ của Việt Nam ở khía cạnh ngoại giao. 

'Độc lập' của Việt Nam nghĩa là gì?- Khi nhắc đến chính sách ngoại giao của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần 'không có gì quý hơn độc lập tự do' của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hòa bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hòa bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác, còn cạnh tranh phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau," ông nói.

Theo ông, "Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng".

Thủ tướng Campuchia Hunsen- Đương kim Chủ tịch ASEAN

Về ông Thủ tướng Campuchia Hunsen- Đương kim Chủ tịch ASEAN, mời mọi người đọc bài trên báo Khme Times ngày Ngày 12 tháng 5 năm 2022 với tiêu đề: Cambodia does not choose ‘between China and the United States’- Dịch Campuchia không chọn 'giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ'

https://www.khmertimeskh.com/501074378/pm-cambodia-does-not-choose-between-china-and-the-united-states/

Google.tienlang dịch: 

Thủ tướng Hun Sen hôm nay đã nhắc lại lập trường đối ngoại của Campuchia rằng Campuchia không chọn Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ hay chọn nước nào để chống lại nước nào.

Phát biểu tại cuộc gặp với hơn 2.000 người Campuchia đang sinh sống tại Hoa Kỳ và Canada tại Washington sáng nay, Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta không cần phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ngay cả khi bạn buộc tôi phải chọn một trong hai, tôi cũng không đưa ra lựa chọn.

Thủ tướng nói thêm rằng trong ASEAN cũng vậy, chúng ta không phải chọn bất kỳ ai.

Thủ tướng tuyên bố rằng sự hiện diện của ông tại Hoa Kỳ với tư cách là Chủ tịch ASEAN, đồng thời với tư cách là Thủ tướng Campuchia, một thành viên của ASEAN, theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Samdech nói rằng trước đây, một số người nói rằng ông đã được sử dụng như một con rối ở Hoa Kỳ.

Ông nói rằng khi ông là chủ tịch ASEAN, thì phát ngôn của ông là tiếng nói của Cộng đồng ASEAN. Quan điểm của chín thành viên ASEAN khác cũng vậy, và Tổng thống Mỹ Joe Biden, đối tác đối thoại ASEAN và đồng chủ trì Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, cũng sẽ như vậy.

Như vậy có thể thấy rõ: Dù chịu sức ép rất lớn của Mỹ song ASEAN không khuất phục Mỹ. Việt Nam vẫn kiên cường thực hiện chính sách đối ngoại “4 không”, không liên minh với Mỹ để chống Nga hoặc chống Trung Quốc. Việt Nam chả phải theo ai mà chỉ có theo dân tộc mình! Điều này hẳn là trái ngược với mong muốn và lời khuyên của đám rận chấy Cali và những nhà “hoạt động xã hội” như Nguyễn Quang A, như Hoàng Ngọc Giao, như Thiếu tướng Lê Mã Lương, như ông Cù con… Ông Cù con có câu nói nổi tiếng: “Liên kết với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại")

(Xem thêm bài TS HOÀNG NGỌC GIAO - KẺ TỔ CHỨC CÁI GỌI LÀ “TỌA ĐÀM VỀ BÃI TƯ CHÍNH" MỚI ĐÂY LÀ AI?

và bài KẺ LẬT SỬ LÊ MÃ LƯƠNG MUỐN “NGẢ VÀO LÒNG BU MỸ” THÌ ĐÂU CÓ KHÁC CÙ HUY HÀ VŨ?).

Nguyễn Thành TrungBình luận viên quốc tế của Google.tienlang
Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Nhóm bài liên quan đến quan hệ Việt Mỹ:

1. VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG?

2. Thượng tướng Võ Tiến Trung: MỸ TẬP TRẬN Ở BIỂN ĐÔNG KHÔNG PHẢI ĐỂ ỦNG HỘ VIỆT NAM!...

3. Cuối tuần: BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020

4. TUYÊN BỐ CHUNG ASEAN NGÀY 8/8/2020 KÊU GỌI MỸ- TRUNGVÀ CÁC NƯỚC KHÁC “KHÔNG LÀM PHỨC TẠP THÊM TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG” ...

5. Cảnh báo: USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀN BÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA? ...

6. Cảnh báo: MỸ ĐÃ LẤN THÊM BƯỚC NỮA KHI THÀNH LẬP HỌC VIỆN YSEALI Ở VIỆT NAM!...

7. VÌ SAO NƯỚC MỸ TRÁO TRỞ TRÊN BIỂN ĐÔNG?

8. VÌ SAO POMPEO BẤT NGỜ THĂM VIỆT NAM???

9.  Quan hệ quốc tế: QUAN ĐIỂM CỦA TBT- CTN NGUYỄN PHÚ TRỌNG, CỦA ASEAN VÀ CỦA CHÂU ÂU HOÀN TOÀN KHÁC VỚI QUAN ĐIỂM HIẾU CHIẾN CỦA MỸ!

10. “CẤP CAO ĐÔNG Á”- SỰ CHUYỂN MÌNH NGOẠN MỤC CỦAVIỆT NAM VÀ ASEAN TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ.

11. “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE!

12. Kỳ cục: TẠI SAO BÁO CHÍ VIỆT NAM KHOÁI TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐƠN PHƯƠNG CỦA MỸ MÀ LẠI KHÔNG TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM, CỦA ASEAN, CỦA CHÂU ÂU???

13. NÂNG CẤP QUAN HỆ VIỆT – MỸ? VIỆT NAM ĐÃ TỪ CHỐI NHƯNG CỐ TẾ NHỊ, KHÔNG ĐỂ MỸ MẤT MẶT!

14. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ : NẾU MỸ THÀNH TÂM MUỐN NÂNG CẤP QUAN HỆ MỸ- VIỆT THÌ CHÍNH QUYỀN MỸ NÊN XIN LỖI VIỆT NAM!

Xem bài liên quan khác:

1. Nóng: TRẦN HOÀNG PHÚC- KẺ GIẢ DANH BỘ ĐỘI XÚC PHẠMBÁC HỒ ĐÃ ĐƯỢC NHẬP KHO!

2. Cảnh báo: USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀNBÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA?

3. Cảnh báo: MỸ ĐÃ LẤN THÊM BƯỚC NỮA KHI THÀNH LẬP HỌC VIỆN YSEALI Ở VIỆT NAM!

4.  Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED)- một công cụ tài chính trung chuyển tiền bạc của CIA cho các thế lực chống đối chính quyền ở những nước mà Mỹ muốn can thiệp, gây bạo loạn, lật đổ chính phủ đương quyền...

Xem thêm bài liên quan khác:

5 nhận xét:

  1. В то время как Индонезия и другие страны Юго-Восточной Азии намерены обсуждать в Вашингтоне проблематику Индо-Тихоокеанского региона, в администрации президента Байдена дали понять, что партнерам в Юго-Восточной Азии будет предложена тема украинского кризиса.

    Отвечая на вопрос, считают ли США одной из задач саммита со странами АСЕАН «создание коалиции против Москвы», пресс-секретарь Белого дома Джен Псаки заявила, что действия России на Украине вызвали «широкую реакцию, в том числе со стороны ряда стран АСЕАН», в связи с чем этот вопрос «безусловно, будет темой для обсуждения».
    https://www.kommersant.ru/doc/5348053
    Dịch:
    Trong khi Indonesia và các nước Đông Nam Á khác có ý định thảo luận về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Washington, chính quyền của Tổng thống Biden đã nói rõ rằng chủ đề về cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được đề xuất với các đối tác ở Đông Nam Á.

    Trả lời câu hỏi liệu Hoa Kỳ có coi “xây dựng liên minh chống lại Matxcơva” là một trong những mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh với các nước ASEAN hay không, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng hành động của Nga ở Ukraine đã gây ra “phản ứng rộng rãi, bao gồm từ một số Các nước ASEAN, liên quan đến vấn đề này "chắc chắn sẽ là một chủ đề để thảo luận."

    Trả lờiXóa
  2. US to host ASEAN leaders in May to counter China Dịch: Mỹ tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 5 để chống lại Trung Quốc
    Theo tờ The Jakarta Post , chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cố gắng gia tăng sức ép từ các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối với Trung Quốc .
    Theo công bố, đây sẽ là nhiệm vụ chính của Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh, sẽ được tổ chức vào tháng Năm. Ngoài ra, phái đoàn từ Washington có kế hoạch kiên quyết áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga và thuyết phục các quốc gia lên án hoạt động đặc biệt ở Ukraine. “Biden sẽ cố gắng gây áp lực để các nhà lãnh đạo ASEAN lên án cuộc xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là vấn đề chính đối với ông ấy, ”tác giả nói.
    Tuy nhiên, theo tác giả, các nước thành viên ASEAN không quan tâm đến việc trở thành đồng minh của Mỹ chống lại Trung Quốc. Ấn phẩm cho biết: “ASEAN hiện đang làm ăn kinh tế với Bắc Kinh nhiều hơn so với Washington.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai biết tiếng Anh xin đọc bản gốc:
      US to host ASEAN leaders in May to counter China Dịch: Mỹ tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 5 để chống lại Trung Quốc
      https://www.thejakartapost.com/world/2022/04/17/us-to-host-asean-leaders-in-may-to-counter-china.html

      Xóa
  3. Hun Sen: “Có người nói tôi bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”
    https://vn.sputniknews.com/20220512/hun-sen-co-nguoi-noi-toi-ban-lanh-tho-campuchia-cho-viet-nam-15155150.html
    15:56 12.05.2022
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2022
    © Dương Văn Giang
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bàn về phân định biên giới Việt Nam – Campuchia trên đất Washington, Hoa Kỳ.
    Phát biểu tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington D.C, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết cả hai quốc gia cho đến nay đã hoàn thành được khoảng 84% việc phân định biên giới.
    Thời gian vừa qua, Ủy ban Biên giới của hai nước đã tiếp tục trao đổi, đàm phán về 6% trong 16% ranh giới đất liền còn lại.
    Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Hun Sen cho biết một số người đã cáo buộc ông “bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”. Tuy nhiên, theo ông, trên thực tế, Chính phủ Hoàng gia đã nỗ lực hết sức để đảm bảo chủ quyền đất nước và quốc gia.
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Hun Sen ở Mỹ
    Chiều ngày 11/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington D.C (Hoa Kỳ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi gặp và làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
    Đây là một trong những hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm và làm việc tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc.
    Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò, đóng góp của Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt với việc thúc đẩy thực hiện "Đồng thuận 5 điểm" của ASEAN về Myanmar.
    Thủ tướng Việt Nam cũng chúc mừng những kết quả tích cực mà Campuchia đã đạt được trong kiểm soát dịch bệnh, mở cửa toàn diện trở lại, đồng thời bày tỏ tin tưởng Campuchia sẽ tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường đầu tháng 6/2022 cũng như bầu cử Quốc hội năm 2023.
    Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tin tưởng Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong đổi mới và hội nhập quốc tế.
    Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen cũng gửi lời cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam dành cho Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2022.
    Tại buổi làm việc, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, đặc biệt là việc duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cơ chế hợp tác trên tất cả các kênh. Kim ngạch thương mại hai chiều duy trì mức tăng trưởng khả quan, đạt 3,37 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao trong “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022”, với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước trong thời gian tới.
    Đồng thời, nỗ lực duy trì đà phát triển thương mại - đầu tư; thúc đẩy du lịch, giao thương qua các cửa khẩu đường bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Chính phủ Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia củng cố địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống tại nước bạn.
      Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Thủ tướng Hun Sen và các lãnh đạo cấp cao khác của Campuchia.
      Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen chân thành cảm ơn và trân trọng gửi lời thăm hỏi tới lãnh đạo cấp cao Việt Nam; đồng thời trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sang thăm chính thức Campuchia.
      Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
      Hun Sen ở giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
      4 Tháng Tư, 17:37
      Đáp trả khéo léo cáo buộc “bán lãnh thổ Campuchia” cho Việt Nam
      Khmer Times ngày 12/5 cho biết, phát biểu tại buổi làm việc, ông Hun Sen cho biết cả hai quốc gia cho đến nay đã đạt được khoảng 84% việc phân định biên giới.
      Thời gian gần đây, Ủy ban Biên giới của hai nước đã đàm phán về 6% trong 16% ranh giới đất liền còn lại.
      Về vấn đề này, Thủ tướng Hun Sen cho biết một số người đã cáo buộc ông “bán đất Campuchia cho Việt Nam”.
      “Có người nói tôi bán lãnh thổ Campuchia cho Việt Nam”, - ông Hun Sen nhắc lại.

      Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ Hoàng gia đã nỗ lực hết sức để đảm bảo chủ quyền đất nước và quốc gia.
      “Nếu Thủ tướng Hun Sen đem lãnh thổ Campuchia đi bán, tại sao chúng tôi còn cần phải đàm phán và giải quyết các vấn đề biên giới?”, - nhà lãnh đạo Việt Nam đặt câu hỏi sâu sắc ngược lại, đáp trả dư luận khống nhằm vào Thủ tướng Hun Sen.

      Theo Khmer Times, trong cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Việt Nam Phạm Minh Chính, cả hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy Ủy ban Biên giới hai nước sớm hoàn tất đàm phán về 6% đường biên giới trên đất liền, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng Kao Kim Hourn cho biết.
      Cũng theo ông, Thủ tướng Hun Sen đã mời Thủ tướng Việt Nam thăm Campuchia trước Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 11 năm nay để ký văn kiện biên giới về 6% đó.

      Xóa