Bài
chép về từ blog cũ
Lời dẫn: Dưới bài ÁP VONG- LỜI CẢNH BÁO CỦA NHÀ KHOA HỌC
ĐÃ THÀNH SỰ THẬT
có nhận xét rất hay của bác Thiện Tâm. Thể theo
yêu cầu của bạn đọc ở Đây, chúng tôi xin phép gộp 2 nhận xét này thành một
bài độc
*********
Theo
quan điểm Phật giáo thừa nhận là có 6 cõi: ĐỊA
NGỤC, NGẠ QUỶ, SÚC SINH, NGƯỜI, ATULA, CÕI TRỜI. Vậy sau khi vãng sinh
sau 49 ngày các vong linh sẽ tái sinh vào những cảnh giới tương ứng thọ quả
báo.
Vậy
gia tiên vong linh nhà chúng ta sẽ thọ báo ở những cảnh giới nào trong 6 cảnh
giới đã nêu ở trên, thông qua một số hình thức áp vong triệu hồn của các thầy
bà, nhà ngoại cảm giúp đưa vong linh mà chúng ta muốn giao tiếp lên để gặp mặt
con cháu? Và cũng thông qua những nhà ngoại cảm thầy bà giao tiếp thông linh
với họ khẳng định, phần lớn những vong linh mà chúng ta muốn, yêu cầu triệu lên
được, họ đều thọ quả báo ở ngạ quỉ, quỉ
đói, hoặc địa ngục.
Theo
sự phân chia các cảnh giới thì cõi nhân, cõi người chúng ta đang sống là 1
trong ba cõi lành vì chúng ta ở những kiếp đời trước giữ gìn đủ ngũ giới cấm
gieo nhân lành, nên khi vãng sinh theo nghiệp báo dẫn dắt thọ quả ở cõi người.
Vấn
đề đặt ra ở đây , chúng ta nên hay không nên gọi hồn các hương linh với mục
đích báo hiếu để biết họ đã được siêu thoát hay chưa?
Cái
nhân ác đưa các vong linh thọ quả báo ở cõi ngạ quỉ chúng ta đều biết do độc ác
tâm địa đen tối hại người , si mê dễ dãi nghe theo người khác, hung tợn chém
giết người không gớm tay, ăn hối lộ, giả đồng cốt gạt người, nói láo đâm bị
thóc chọc bị gạo phao tin hãm hại người, long nhiều sân hận không biết phải
quấy, chửi đánh cha mẹ, thân bằng quyến thuộc. Keo kiệt, bủn xỉn, dễ duôi cẩu
thả khi dễ chế nhạo chư tăng, giết hại gia cầm... tạo tác những nhân xấu nên
khi đới nghiệp thọ quả báo ác.
Nhưng
chúng ta hãy nhìn nhận lại chính mình nhìn nhận lại cái mục đích hiếu hạnh kia
thực chất là nhân văn như thế hay không? Nếu quan sát các cuộc tiếp xúc với
vong linh chúng ta đều nhận thấy một thực trạng chung là kêu triệu họ lên câu
trước câu sau chỉ để hỏi gia cửa nhà trạch, con cái, hiến kế cho con cháu trong
phi vụ này, công việc kia …chưa tính đến trường hợp vong thật, vong giả, thầy bà
dỏm, tiền mất tật mang, mang thêm nỗi lo vào người.
Chúng
ta hãy tĩnh trí quán chiếu chút xíu thôi, ai có nhiều quả phước ở đây, chúng ta
hay những vong linh kia.? Rõ rang chúng ta, chúng ta là người có nhiều phước
báu hơn họ, nhưng vì long tham đắm muốn cái này thuận, cái kia hanh thông, mà
chúng ta quên mất cái hiếu hạnh trong đạo phật, triệu họ lên để lấy nốt, xin nốt
phần phước báu ít ỏi mà họ còn, phục vụ cho mục đích cá nhân bản thân. Vậy đến
bao giờ họ mới trả hết nghiệp báo của bản thân để tái sinh ở cảnh khác. Dù có
làm đàn này pháp kia cũng khó lay chuyển trợ giúp được tâm thức vong linh đói
khổ đó qui y phật tự tìm đường giải thoát cho mình, khi chính con cháu họ tâm
thức còn mang đầy sự tham đắm, sự si mê.
Nếu
thật vì mục đích báo hiếu gia tiên ta hãy dung trí tuệ quán xét lại nên cần và
phải làm những gì cho đúng tinh thần hiếu hạnh đạo phật. ta hãy giữ tấm long
thanh tịnh lập công bồi đức, tu sửa bản thân, hang ngày giữ gìn đủ ngũ giới, từ
thân khẩu ý đều hướng ngĩ điều lành, cúng dường tam bảo, tăng ni, phóng sinh,
ấn tống kinh sách…những công đức phước báu đó không chỉ riêng bản thân ta thành
tựu, cũng sẽ rất nhanh đến được gia tiên vong linh, vì khi họ về thăm con thăm
cháu, họ thấy con cháu làm những điều phước lành tinh tấn tu tập, luôn giữ
chánh niệm. Tự bản thân những vong vinh đó sẽ thấy, sẽ tự ngộ và tự họ sẽ biến
chuyển tâm thức tìm cầu con đường tu tập giải thoát cho bản thân. một hành động
tinh tiến. đem lại lợi lạc cho rất nhiều người.
Những
năm gần đây xã hội bàn nhiều (thực chất là xôn xao) về vấn đề tâm linh, cách
tiếp cận “huyền bí” của một số nhà “ngoại cảm” qua đời sống sau khi chết và những
lý giải về linh hồn. Cũng chính từ vấn đề trên mà xã hội rộ lên cả một “phong
trào” tìm mộ, gọi hồn, cúng bái cho người đã chết…
Những
vấn đề trên đã tác động không nhỏ vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo.
Điều đáng nói, một số vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo còn mời những nhà
ngoại cảm về chùa “thuyết giảng”, thậm chí kiều hồn cả các Hòa thượng lên để
nói chuyện quá khứ trước đây, tạo nên những dư luận trái chiều, thậm chí hoang
mang trong lòng tin của người Phật tử về những giáo lý căn bản, nền tảng của
Phật giáo như vấn đề nghiệp quả, giải thoát và luân hồi tái sinh…
Phong
trào “ngoại cảm tâm linh” rộ lên như nấm mọc sau mưa. Các băng đĩa giảng nói về
vấn đề này lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị đến thôn quê. Có thể
nói chưa bao giờ, người Việt lại có một sự quan tâm đặc biệt đến “đời sống” của
người chết nhiều như vậy. Chính vì thế, nó đã đặt ra những vấn đề để người Phật
tử cần phải bình tĩnh để nhìn nhận trong một môi trường sống mà vấn đề tâm linh
có những giá trị liên đới và tham khảo, bằng không chúng ta vô tình trở thành
người “ngoại đạo” ngay trong khi khoác áo người Phật tử.
Con
người có những khả năng tiềm tàng là điều không thể phủ nhận, nên hướng khả
năng đó vào điều thiện, làm lợi ích cho cộng đồng. Có thể nói, cuộc sống vẫn
diễn ra như quy luật của chính nó, nhưng điều làm cho nó có ý nghĩa chính là sự
góp mặt của mỗi người trong chúng ta, với những yếu tố đan cài vô cùng sinh
động và phức tạp của thiện-ác, của khổ đau-hạnh phúc….
Tuy
nhiên, nó không phải là một mớ hỗn độn không thể nhận thức được, vì sao, vì nó không
nằm ngoài bản thân chúng ta. Nếu chúng ta hướng tất cả mọi nỗ lực cho sự hoàn
thiện chính mình, chúng ta sẽ nhanh chóng trở thành người thừa tự nghiệp. Không
có một thế lực nào có thể cản trở chúng ta trên con đường đó. Có thể khổ đau
hay hạnh phúc đang đón chờ chúng ta ở phía trước, nhưng đó không phải là vấn đề
của riêng ta. Trong mọi tình huống có thể, chúng ta phải vận dụng hết khả năng
của một người may mắn được sống trong nền văn hoá Phật giáo với đức tin nhân
quả, nghiệp báo để làm cho quốc độ mà chúng ta đang sống không ngừng tốt đẹp
hơn. Hãy nhận thức về mọi cảm thọ và khổ đau để chúng ta trở thành người làm
chủ nghiệp, thừa tự nghiệp trong mọi điều kiện, đặc biệt trong hoàn cảnh đời sống
“tâm linh” có nhiều biểu hiện bến tướng như hiện nay.
Và điều đáng lưu ý rằng, người Phật tử cần phải cảnh giác với các hiện tượng tâm linh có vẻ như có sự gần gũi nào đó với tín ngưỡng Phật giáo, bởi nếu không cẩn thận, đến một ngày nào đó, chính những quan niệm qua “thực nghiệm” (nói chuyện với người chết) của một số người truyền lại ấy sẽ khiến chúng ta rơi vào tà kiến "linh hồn bất tử", từ đó làm sai lệch hệ thống giáo lý hướng thiện và hướng thượng của Phật giáo. Vừa qua, xã hội rộ lên những tin đồn giật gân, gây hoang mang đều có liên quan đến vấn đề “ngoại cảm”, và một số “bài test” kiểm nghiệm khả năng “ngoại cảm” của những người ồn ào này đã cho ra những kết luận nhảm nhí, huyễn hoặc.
Và điều đáng lưu ý rằng, người Phật tử cần phải cảnh giác với các hiện tượng tâm linh có vẻ như có sự gần gũi nào đó với tín ngưỡng Phật giáo, bởi nếu không cẩn thận, đến một ngày nào đó, chính những quan niệm qua “thực nghiệm” (nói chuyện với người chết) của một số người truyền lại ấy sẽ khiến chúng ta rơi vào tà kiến "linh hồn bất tử", từ đó làm sai lệch hệ thống giáo lý hướng thiện và hướng thượng của Phật giáo. Vừa qua, xã hội rộ lên những tin đồn giật gân, gây hoang mang đều có liên quan đến vấn đề “ngoại cảm”, và một số “bài test” kiểm nghiệm khả năng “ngoại cảm” của những người ồn ào này đã cho ra những kết luận nhảm nhí, huyễn hoặc.
Một
xã hội mà người dân lúc nào cũng bị ám ảnh bởi “hồn cốt” là một xã hội thực sự
không khoẻ mạnh và thiếu lành mạnh. Có thể có những nhà ngoại cảm có được những
năng lực đặc biệt nào đó, nhưng rồi nó cũng sẽ mất đi theo thời gian. Điều đáng
nói sự giao thoa trong lúc khả năng ngoại cảm mất đi thường dẫn đến những hệ quả
của những “tiên đoán” gây hoang mang và đôi lúc rất nhảm nhí. Do đó, người Phật
tử rất cần sự tỉnh táo và nên kính nhi viễn chi trước những hiện tượng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét