Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

"HẢI CHIẾN HOÀNG SA"- SỰ BẤT TÀI VÀ HÈN NHÁT CỦA CẤP CHỈ HUY VNCH

Lời dẫn: Bài này cũng tôi đã đăng trên blog cũ một năm trước đây. Nay blog cũ bị mất, chúng tôi xin đăng lại bài này tại đây.
--------
Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của bạn đọc từ Thái Nguyên, đó là bác Vi Đức Thanh. Xin cảm ơn tác giả và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
***************

Trận "Hải chiến Hoàng Sa" ngày 19/1/1974 đã lùi vào lịch sử được 39 năm. Hoàng Sa cũng đã rơi vào tay Trung Quốc chừng ấy năm. 74 người người lính đã bỏ mạng ngoài khơi 39 năm nay. Cũng chừng ấy năm, các nhà “sử gia” VNCH không ngừng tìm cách đổ lỗi cho người khác. Người thì đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã bắt tay Trung Cộng và bỏ rơi VNCH; kẻ khác thì đổ lỗi cho Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã ký “công hàm bán nước”, dâng Hoàng Sa cho Trung Cộng; kẻ khác nữa thì cho rằng VNCH yếu về hỏa lực v.v… Họ dứt khoát không chịu thừa nhận một sự thật là Hoàng Sa bị mất chính là lỗi của những sĩ quan VNCH bất tài, hèn nhát, chưa đánh đã hoảng loạn, tháo chạy. Điều này không khác mấy so với việc tháo chạy khỏi Tây Nguyên; khỏi Huế, Đà Nẵng và cuối cùng là tháo chạy khỏi Sài Gòn. Điều này không khó lý giải bởi họ là những kẻ mang thân phận đánh thuê cho ngoại bang. Kẻ đầu lĩnh trong tập đoàn đánh thuê này là Nguyễn Văn Thiệu đã có một tuyên bố không thể rõ ràng hơn về thân phận đánh thuê của mình và đồng bọn: Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ,chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!

Vậy mà những kẻ từng là lính đánh thuê kia, cứ mỗi dịp 19/1 là lại ra rả điệp khúc kêu gào Việt cộng bán đảo Hoàng Sa!

Thôi thì hãy để cho họ tự an ủi tuổi già.

Đáng tiếc là có những nhà báo trẻ, được trưởng thành trong chế độ mới nhưng lại đang chạy theo tư tưởng “chiêu hồi”, trở cờ như Huy Đức; cũng có nhà báo trẻ đã hời hợt với lịch sử nhưng lại muốn ra vẻ “cấp tiến”, “nhân văn” như Đỗ Hùng- báo Thanh Niên. Chia sẻ, cảm thông với thân nhân 74 người lính VNCH bỏ mạng trọng trận “Hải chiến Hoàng Sa" là điều cũng nên làm nhưng không thể vì thế mà tâng bốc cái “chiến công” của họ làm méo mó lịch sử như Đỗ Hùng trong bài báo "Quyết liệt vì Hoàng Sa" đăng trên Thanh niên mới đây.

Trở lại trận “Hải chiến Hoàng Sa”, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau rồi mạnh ai người đó tháo chạy, bỏ lại đồng đội lênh đênh trên biển.

Rất may là trong số những người lính VNCH, vẫn có nhiều người trung thực. Nói về sự thật này, không ai có thể biết đích xác hơn chính những người trong cuộc. Vậy thì, xin hãy nhường lời cho ông Lê VănThự- nguyên Hạm trưởng chiến hạm HQ 16- một trong 4 chiến hạm trực tiếp tham gia trận "Hải chiến Hoàng Sa".



VI ĐỨC THANH
=====
 Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Lê Văn Thự
(Trích báo Thời Luận – Los Angeles – 3/2004)


 Trung tá Lê Văn Thự

Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.
Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.
Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.
Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.
Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.
Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được ?
Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.
Ông Dân viết :Ạ “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 119 tháng 1, 1974.
Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.
Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.
Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !
Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân.

Và sau đây là những gì xẩy ra trong trận chiến mà tôi đã chứng kiến.
Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải lý về phía đông. 

Như qúi vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một lòng chảo, mà muốn vào bên trong lòng chảo đó phải theo hai lộ trình mà chúng tôi thường gọi là cái “pass”. Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia ở giữa bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.
Bản đồ này tỷ lệ xích quá nhỏ nên các đảo chỉ bằng lóng tay hay chỉ là những dấu chấm. Quần đảo Hoàng Sa không chỉ có bấy nhiêu đảo trong bản đồ mà còn một số đảo khác nữa nằm rải rác ở phía đông bắc. Những đảo trong bản đồ là những đảo tận cùng phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Nhìn vào bản đồ, qúi vị thấy các đảo rời nhau, có khoảng trống ở giữa, nhưng tầu bè không chạy qua được vì đá ngầm và san hô ở dưới mặt nước, chỉ ra vào lòng chảo bằng hai cái “pass” tôi nói ở trên.
Quần đảo Hoàng Sa có đảo lài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao, toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ thì có đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô thì biển rất sâu. Đáy biển cũng có đá nên neo tầu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không thể lập căn cứ hải quân được vì không có chỗ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.
Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi thường gọi là “đảo khí tượng” vì có đài khí tượng do người Pháp thiết lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho đến ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra. Người Pháp xây một hồ chứa nước bên trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa để dùng cho cả năm.
Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một Trung đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Về sau vì nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở trên đảo Hoàng Sa vì chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục chiến hay Địa Phương quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh các đảo mà kiểm soát.
Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, qúi độc giả có thể theo dõi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây.
Tôi cũng xin thưa trước là những gì xẩy ra tôi không nhớ chính xác giờ giấc, chỉ phòng chừng. Nhưng những sự kiện thì xác thực. Ngày giờ và sự kiện xẩy ra đều có ghi trong “Nhật ký hải hành” và “Nhật ký chiến hạm” nhưng nay không có để tham khảo.

Ngày 15 tháng 1, 1974 tàu tôi – HQ-16 – được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá Bộ binh thuộc Quân đoàn I (mà nay tôi không còn nhớ tên).
 
Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1, 1974 và đến Hoàng Sa sáng ngày 16 tháng 1, 1974. Khi đến nơi, Địa phương quân trên đảo thấy tàu đã lái xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tầu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hoà. Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ.
Khi nhìn lên đảo Quang Hoà thì thấy có một dẫy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi thì nơi đây hỏi lại tôi là có biết người nào trên đó không? Tôi trả lời chỉ thấy bốn, năm người di chuyển tới lui nơi dẫy nhà đang xây cất chứ không thể biết là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất thì chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung cộng, vì cách đảo Quang Hoà chừng 20 hải lý về phía đông bắc có căn cứ của Trung cộng, cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa.
HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ Binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
*Trưa ngày 16 tháng 1, 1974 : Một chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong vùng.
*Tối ngày 17 tháng 1, 1974 : Bộ Tư lệnh Hải quân gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ 16.

 
*Sáng ngày 18 tháng 1, 1974: HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc (khoá 5) ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc chiến.
HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy.
HQ-16 do tôi (Trung tá Lê Văn Thự) (khoá 10) chỉ huy.
HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy.
HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc.
Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên trong lòng chảo để đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán người nhái lên đảo thì một tàu Trung cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến gần đến đảo (xin xem hình 1).
Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tầu. Nhưng cả hai tàu cũng cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung cộng và làm rác bè nổi của tàu Trung cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn.
Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những gì xẩy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo Quang Hoà vào chiều ngày 18 tháng 1, 1974.
HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lý rồi người nhái thả xuồng cao su có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được vì đá ngầm và san hô. Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng thì gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy người ở trên bờ không và các anh đã lên được bờ chưa ? Họ trả lời là đang lội nước ngang ống chân, còn chừng vài chục thước nữa mới tới bờ. Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ.
Vài phút sau thì nghe báo cáo là một thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ xin rút lui vì không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đã trở về lại HQ-16.
Chiều ngày 18 tháng 1, 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hoà. Sau khi Đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ Đại tá Ngạc nữa.
Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn. Vì thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau.
Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đã có trước.
Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi: Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1, 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).
Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức mình. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ còn lại một, thì bọn chúng (ba chiếc tàu Trung cộng) xúm lại, mình không thể nào chống nổi.
Đêm hôm đó (18 tháng 1, 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung cộng. Tôi cũng nói với Thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức mình, ai làm phần việc của mình cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong thắng và sống còn. Nhất là các ổ súng và toán phòng tai phải lo chuẩn bị trước, xem xét lại súng ống, đạn dược phải mang từ hầm đạn lên để sẵn ở các ụ súng. Ống nước cứu hỏa phải trải sẵn ra. Máy bôm nước phải sẵn sàng.
Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.
Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái (xin xem hình 2). Nếu hướng mũi tàu về phía tầu Trung cộng thì chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung cộng.
Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung cộng đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài lòng chảo thì tôi cũng chưa biết tính sao vì tàu Trung cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu chúng ra ngoài biển thì khó bắn trúng hơn vì nó nhỏ và chạy nhanh, còn tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung cộng vì to con nhưng nặng nề, chậm chạp nên dễ lãnh đạn hơn. Nhưng nay thì cả ba tàu địch bị vây trong lòng chảo vì hai cái “pass” đã bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.
Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem hình 2), HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lý, và hai tầu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung cộng từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lệnh lần chót: Các ổ súng phải luôn luôn theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.
HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ (có muốn di động cũng không được vì chật hẹp) còn ba tàu Trung cộng di chuyển loanh quanh sát vòng cung lòng chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.
Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung cộng vì khai hỏa trước và xử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung cộng bị tấn công bất ngờ vì ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có gì xẩy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ.
Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục tiêu. Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xẩy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
 Những người lính tàu HQ 10 hy sinh
Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài phút sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông Dân thì lại viết là hầm máy tả!).
Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin b gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tầu quay trở ra theo cái “pass” để rời lòng chảo.
Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10o) và chỉ còn một máy nên vận chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm.
Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật nên tôi ra lệnh: Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.
Trong khi tôi đang lái thì Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi: “Vì sao Hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát ? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.
Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với Trung út Ất : “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.
Trung úy Ất nói với tôi: “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xim Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”.
Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất, tôi vẫn còn xúc động đến chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm: Nếu tôi cứ ủi vào đảo khí tượng thì cũng không thể nào ủi sát vào bờ được vì gần bờ đá ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng không thể nào lên đảo được. Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass”, đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo Hoàng Sa canh chừng tàu Trung cộng truy kích theo.
Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn.
Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19 tháng 1, 1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm. Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lý. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhõm vì chắc tàu Trung cộng cũng bị thương tích cả người lẫn tàu nên không truy kích tàu tôi.
Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật chìm bất cứ lúc nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự thì làm cho nhanh chứ khi tàu lật thì không có thì giờ mà mò mẫm.
Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng.
Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí Xuân trút hơi thở cuối cùng vì vết thương quá nặng mà không được săn sóc đúng mức.
Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ huy và cho tôi biết đã làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói : “Bây giờ chỉ còn cách bơm xả nước ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu ra biển thì tôi rất ngại mà cũng không biết chắc là khi xả xong thì tình trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn vì phải biết trọng tâm con tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm.
Học môn lý thuyết thuyền bè trong trường Hải quân nhưng ra trường lâu ngày và gặp lúc hữu sự, lại không còn nhớ cách tính trọng tâm con tàu nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên tình trạng như vậy mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có gì xẩy ra.
Sáng 20 tháng 1, 1974 khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải phải xin tàu dòng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng.
Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu cho tàu nổi lên rồi tìm cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không ?). Sau đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.
Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn dược từ Quân Đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn còn nằm lại trên tàu. Viên đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn vẫn còn tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 có thể chìm tại chỗ !
Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.
Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được lệnh về Sài Gòn làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài Gòn ai tò mò muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ thấy được dấu tích còn để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.
Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài gòn được lên xem tàu. Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không ? Tôi trả lời là tôi không thấy.
Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm Trưởng khối thì phải), phái một thiếu úy hay trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi: “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung cộng ?”.
Tôi trả lời vị sĩ quan đó: “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói thì phải báo trước cho tôi biết”.
Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân nên Bộ Tư Lệnh Hải quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân: HQ-16 và HQ-10 mất tích.
Lúc HQ-16 về Sài Gòn, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Võ Sum, Trưởng khối Truyền tin Hải quân, đã dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử HQ-16 còn hay mất. Tôi không nghe nói kết qủa của việc dùng con lắc này.

Sau khi trình bầy chi tiết những gì xẩy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này:
1.- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.
Lúc trước, Sở Phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.
2.- Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra tôi không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ.
Gần đây, đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia 4 chiến hạm thành hai phân đoàn :
· Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nỗ lực chính.
· Phân đoạn II gồm HQ-16 và HQ-10 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nỗ lực phụ.

Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy phân đoàn I là sai nguyên tắc chỉ huy, vì Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy thì Hạm trưởng HQ-4 (Trung tá Vũ Hữu San) chỉ huuy luôn cả Đại tá Ngạc sao ? Đại tá Ngạc là người chỉ huy trận chiến thì phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng. Suốt trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm gì tôi không được biết. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.
Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là nỗ lực phụ. Phân đoàn I (gồm HQ-16 và HQ-10) là nỗ lực chính mới đúng vì Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung cộng trong lòng chảo trong khi Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì qúa lo sợ Trung cộng nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. Tôi không trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc.
Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.
3.- Muốn thanh toán quân Trung cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều chừng 1 tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực nước uống và vật dụng.
4.- Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống đầy đủ. Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại thì số quân nhân đưa lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa bộ binh hay Thủy quân Lục chiến giữ đảo và phải có kế hoạch tiếp tế.
5.- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.
6.- Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung cộng tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung cộng phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời chỉnh của Trung cộng hay của HQ-5, HQ-4?
7.- Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bầy những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết qủa tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều choo trôi xuôi luôn.
Bài viết của tôi đến đây xem như đã trình bầy xong trận chiến Hoàng Sa, nhưng cũng xin nối tiếp thêm về bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc.
Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-16, HQ-5, HQ-4 và HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lý hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự thật.
Ông viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hoả tiễn loại hải – hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi !
Sau đó cũng chẳng thấy ông nói chiến hạm Trung cộng này làm gì. Ngoài ra, ông còn lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng. Vì quá lo sợ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa ! Ông Ngạc viết: “Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 thì hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu…”. Sự thực, sáng ngày 20 tháng 11, 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một mình tôi lên trình diện Tư Lệnh Phó Hải Quân trong Phòng hội của Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và ta trong trận chiến.
Ông Ngạc viết: “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ thì chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, Chỉ huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào phòng Hạm trưởng để dự cuộc thuyết trình về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5, HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để trình bầy chi tiết về chiến hạm của mình v.v…”.
Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.
Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa.
Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5.
Trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” của ông Trần Bình Nam, có câu: “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên đã dè dặt đôi lời trước khi viết rằng vân vân…”. Cái gì sau lưng đó, nay được ông Trần Bình Nam nói ra: Đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” và được ông Trần Bình Nam trích ra trong bài viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung cộng để chống lại Nga sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần Bình Nam kết luận có lẽ có sự thoả thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam cộng hòa.
Ông Trần Bình Nam viết : “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels và vân vân…”.
Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc. Như trước ngày trận chiến xẩy ra, quân Trung cộng đã chịu rời đảo mà họ đã chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo (Trung cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Hòa. Còn quân từ các chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung cộng như Ạ đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa nhưng bị bắn phải rút ra – lời người viết).
Những điều ông Trần Bình Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có gì chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thoả thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa. Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy Trung cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể vì họ ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm Hoàng Sa vì sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng thì sẽ thành lớn chuyện khó xử. Ngoài ra họ còn sợ dư luận thế giới nữa.
Ông Trần Bình Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung cộng đã nhanh chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 còn sống sót. Tôi không chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung cộng đã chiếm được đảo Hoàng Sa rồi thì sá gì mấy chục mạng người mà không trao trả. Giữ để làm gì ? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.
Có sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để hai bên rảnh tay chống lại Nga sô nhưng không chắc có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Có thể một trong những lý do Trung cộng chiếm Hoàng Sa là để thăm dò mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung cộng sau khi đã ngầm bắt tay nhau. Trung cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiến hạm để thăm dò vừa Hoa Kỳ vừa Việt Nam cộng hòa.
Nếu Việt Nam cộng hòa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui thì họ không còn gì mong đợi hơn nữa. Còn nếu VNCH tận lực bảo vệ và đánh thắng thì họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái độ trong lần này. Còn giả thử nếu có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa thì con dân nước Việt chúng ta có đánh hay không ?
Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố: “phải đánh”. Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai…

Lê Văn Thự
==================
Mời xem bài liên quan đến “Hải chiến Hoàng Sa”:
21. CHƯA CÓ AI CẤP PHÉP XÂY DỰNG "KHU TƯỞNG NIỆM NGHĨA SĨ HOÀNG SA


 Xem bài liên quan khác:














































46- NGU




























75- KHÔNG THỂ NHÂN DANH HOÀ HỢP ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT

32 nhận xét:

  1. Về mặt chiến lược, phải đặt tất cả trong tình thế đầu 1973 đến đầu 1975 thì phán xét mới đúng !
    Chúng ta không thể nói họ "chạy" là hèn nhát ! Lịch sử cha ông ta cũng có những cú " chạy ", ví dụ như " Nước cờ Tam Điệp " của Ngô Văn Sở ...v.v.....!
    Việc điều quân ra bảo vệ Tổ quốc là một ý thức không gì hơn của nhà cầm quyền vì song song lúc ấy thì lại có nhà cầm quyền khác nhục nhã đến mức không dám công nhận với thế giới mảnh đất ấy là của tồ quốc do cha ông để lại đã hơn 4000 năm rồi - lại công khai với thế giới rằng cái đảo " chim ỉa " ấy là của chúng !
    Đánh nhưng yếu thế phải chạy nh7ng cá anh đã để lại cho lịch sử dân tộc những dòng chữ trong sách sử là : CHÚNG TÔI ĐÃ ĐÁNH LẠI QUÂN XÂM LƯỢC !
    TRong chiến tranh, binh pháp cũng dạy rằng : cầm cự, phòng ngự , tiến công ,...v.v....
    chỉ tiếc là chính quyền kế nhiệm đã QUÊN ( sợ ? cống nạp ? ... ????? ) mất việc tổ chức đánh thật anh hùng đẻ lấy lại mảnh đất của tổ quốc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "HẢI CHIẾN HOÀNG SA - SỰ BẤT TÀI VÀ HÈN NHÁT CỦA CẤP CHỈ HUY VNCH". Ông Vi Đức Thanh nói đúng vô cùng. Dân Việt Nam xưa nay chiến đấu với giặc tàu xâm lược vô cùng gan dạ, sẳn sàng hy sinh mạng sống gìn giữ đất đai của cha ông để lại. Nhưng bọn chỉ huy - thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy - rặt một lũ hèn nhát, bất tài, tham sống sợ chết, chỉ lo giữ cái mạng, địa vị và quyền lợi của chúng và giòng họ.
      Nếu trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, VNCH đã mất 74 lính hải quân, người nhái chiến đấu gan dạ và hy sinh - đứng đầu là HQ T.tá Ngụy Văn Thà - do tên đại tá chỉ huy hèn nhát Hà Văn Ngạc rút chạy. Thì trong cuộc đánh chiếm đảo đá Gạc Ma-Trường Sa ngày 17/2/1984, giặc tàu đã bắn chết 64 bộ đội công binh XHCNVN đang đi hàng dài, mang vác vật liệu xây dựng vào xây đảo.
      Vậy mà bọn đầu xỏ mang tên chính quyền HN lại hèn nhát, câm như thóc, chẳng dám hó hé phản đối. Đã vậy còn cấm không cho các đồng đội tổ chức tưởng nhớ hàng năm ngày các anh ngã xuống.
      Mà có phải đâu chỉ có một Công hàm của PVĐ xác nhận lãnh hải của tàu như là một văn bản xác nhận Trung cộng xâm chiếm Hoàng sa của VN là hợp pháp, mà sự im lặng không đòi lại chủ quyền quần đảo HS, nhà cầm quyền HN mặc nhiên công nhận quần đảo HS thuộc giặc tàu. Và tiếng là phản đối đường lưỡi bò ngang ngược của tàu, nhưng bọn chỉ huy hèn nhát của HN vẫn mặc cho tàu của chúng ngang nhiên chận bắt đòi tiền chuộc, bắn giết, bắn cháy tàu cá của ngư dân VN, ngay cả cắt cáp tàu dò dầu khí của chính phủ ngay trên vùng biển VN.
      Rồi sau khi giặc tàu gây chiến tranh biên giới ngày 17/2/1979 "dạy cho VN một bài học" của ĐTB, đã có gần ba vạn dân, quân VN gan dạ hy sinh đánh đuổi, để cho bọn lãnh đạo đảng ký Hiệp ước Biên giới VN-TQ, mất đứt Ải Nam quan, mất hơn một nữa thác Bản Giốc (nay đã trở thành thác Đức Thiên của tàu), mất bãi biển Tục Lãm, giúp duy trì thây ma đảng được sống mãi trong sự nghiệp quang vinh.
      Rõ là thời nào cũng vậy, dân VN thì anh hùng, nhưng vô phước là bọn lãnh đạo, chỉ huy tham quyền, cố vị, còn đảng, còn mình, luôn hèn nhát, lại thêm vô học, bất tài, thì e rằng VN không chỉ mất quần đảo HS, mà cả đất nước này dần dần bị Bắc thuộc - điều mà Tổ Tiên VN đã đổ nhiều xương máu để gìn giữ cho không còn xảy ra như ngàn năm về trước.

      Xóa
    2. Chiến sĩ Rân trủlúc 02:22 11 tháng 6, 2014

      Không bênh được VNCH thì ông Rận Lục Vân Tiên lại quàng sang vụ Gạc Ma: Tao cũng thế mày cũng thế

      Xóa
  2. Chà! Tìm mãi, hôm nay mới biết Google.tienlang xây nhà mới!
    Ở Nhà cũ, tôi đã ghi nhận xét rằng bài này chính là bài chân thực và chính xác nhất về Hải chiến Hoàng Sa!
    Cảm ơn các bạn chủ trang đã kịp thời khôi phục bài này ở Nhà mới!
    Còn lão Hâm trên kia nghe nói là người ăn lương chủ nhà làm nhiệm vụ phản biện chuyên nghiệp?
    Nhưng lão ko để ý:
    - Lực lượng VNCH mạnh hơn hẳn?
    - Vì sao HQ 05 bắn vào HQ 16? Do hoảng loạn nên bắn nhầm? Hay cố ý tiêu diệt HQ16 nhưng may là đạn ko nổ?
    - Ai bắn chìm HQ10? TQ hay HQ 05?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Sa@,
      Ông nên đọc lại !
      Đặt mình vào một thế trận của 1973 - 1974 thì biết mạnh yếu thế nào của phe 'không thắng cuộc " !
      Tôi không bàn vấn đề đó , sự hèn nhát của cấp chỉ huy TRỰC TIẾP không là sự hèn nhát của nhà cầm quyền ! Nhà cầm quyền bấy giờ ĐÃ RA LỆNH bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc ! Lúc ấy có tới HAI nhà cầm quyền tuyên bố họ là chủ đất nước - nhưng chỉ có MỘT ra lệnh bảo vệ Tổ quốc !
      Tất nhiên việc không thành là do nhiều nguyên nhân!
      Suy một cách lớp 3 , nếu có ai đó ăn lương thì nơi trả lương phải là một tổ chức hoặc là cá nhân có âm mưu gì đó ! Theo ông thì trang này rơi vào trường hợp nào ?

      Xóa
  3. Hải Chiến Hoàng Sa: Báo GDVN và sự đổ thừa của VNCH

    Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay trung quốc. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN. Và cũng từng thời gian đó nhà nước VN vẫn đang tìm mọi cách đấu tranh đòi lại những gì của tổ tiên chúng ta bao đời dựng xây để lại cho con cháu hôm nay.
    Nhân đọc bài viết trên báo giáo dục:của tiến sỹ Trần Công Trục. Sau khi theo dõi 6 bài đầu tiên của bài viết này, tôi nhận thấy: Loạt bài của tiến sĩ Trần Công Trục có nội dung rất giống với bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc, nguyên Hải đội trưởng Hải đội III Tuần dương của Hải quân VNCH. Có thể nói không ngần ngại rằng, tiến sĩ Trần Công Trục chỉ biên tập lại bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc, mà không có kiểm định kĩ càng, dẫn đến sai lệch sự thật. Cách dùng từ trong bài viết của tiến sĩ Truc cũng không còn phù hợp với độc giả hiện nay. Rõ ràng, việc sử dụng nguồn sử liệu của chế độ cũ (VNCH) cần một cái nhìn khách quan và thấu đáo, để tránh xảy ra nhứng sai sót hay ngộ nhận
    Xem chi tiết bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc của VNCH tại địa chỉ:http://www.congdongnguoiviet.fr/index.php?option=com_content&view=article&id=955%3Atthchs&catid=71%3Abdc&Itemid=95

    còn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều vấn đề bất hợp lí
      Ở đây, xin đề cập đến hai điểm bất hợp lí, có thể nói là bịa đặt của Đại tá Hải quân VNCH Hà Văn Ngạc. Đại tá Ngạc đã mất năm 1999, nên không loại trừ khả năng các thế lực thù địch đã mượn danh ông để xuyên tạc sự thật.
      Trước hết, bài viết cho rằng: Trung Quốc đã sử dụng các tàu tên lửa cao tốc Komar (Đề án 183R) của Liên Xô để tấn công, khiến hải đội tàu VNCH buộc phải rút lui. 4 tàu tên lửa loại này cũng đã được Liên Xô viện trợ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 1972, nên cũng rất quen thuộc với các sĩ quan hải quân của ta. Tàu có vỏ bằng gỗ, khung và thượng tầng là hợp kim nhôm, nặng 66,5 tấn, thủy thủ đoàn 17 người, tốc độ tối đa 44 hải lí/h. Tàu tên lửa cao tốc Komar được trang bị 2 bệ phóng tên lửa diệt hạm P-15 Termit, có tầm bắn 40km và một pháo 25mm nòng đôi. Tuy nhiên, đây là loại tàu rất nhỏ, chỉ bắn được tên lửa trong điều kiện tối đa là sóng cấp 4. Quan trọng hơn, tàu khó có thể hoạt động trên biển lâu hơn 1 ngày, để tránh thời tiết xấu. Do đó, việc tàu tên lửa cao tốc Komar xuất hiện trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 là không chính xác!
      Thứ hai, bài viết có đề cập đến chi tiết 4 máy bay MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc đã ném bom quần đảo Hoàng Sa. Đây tiếp tục là một điều bịa đặt. Bởi lẽ, Trung Quốc không hề có hai loại máy bay và MiG-23. Máy bay MiG-23 cất cánh lần đầu ngày 10-6-1967, khi đó quan hệ Xô – Trung đã có nhiều rạn nứt, nên Liên Xô đã cắt viện trợ, và rút chuyên gia về nước. Trung Quốc có thể có một số máy bay MiG-23 thông qua việc mua bán bí mật với Ai Cập, song họ không thể đưa loại máy bay này vào biên chế trực chiến.
      Còn về mig21 thì không đủ cự ly tác chiến ớ HS trừ khi phi công ném bom xong nhảy dù đào thoát.

      Xem lại thông tin này: Ngày 20/1/1974 máy bay Mig 23,21 TQ oanh tạc Hoàng Sa?

      Năm 1969 Trung -Xô dàn cả triệu quân đánh nhau tàn bạo ở biên giới.

      Đảo cù lao Trân Bảo thuộc Liên Xô, TQ đánh chiếm. Hai bên đánh nhau, LX giành lại được đảo.
      Sau xung đột biên giới 1969 Mao Trạch Đông leo lẻo chửi ban lãnh đaọ Liên Xô là tập đoàn xét lại liên Xô.

      Liên Xô không có bán vũ khí cho TQ giai đoạn này mà 1974 TQ có Mig 21 &23 để oanh tạc Hoàng Sa? TQ chỉ có Mig 17 mà Liên Xô trang bị cho trước đó.

      Nếu là tài liệu của VNCH thì cũng chỉ là tào lao, muốn đổ cho TQ quá mạnh nên VNCH không giành lại được Hoàng Sa.??? (Không quân VNCH xếp hàng thứ 3/ thế giới đâu sao không dùng giành đảo?)
      TQ không thể có Mig23. giai đoạn 1969-1974./
      Không quân Trung Quốc thời điểm đó chỉ có các máy bay J-7, là một phiên bản sao chép lại của máy bay MiG-21. Song J-7 chỉ là một máy bay tiêm kích đánh chặn, bán kính chiến đấu của nó chỉ vào khoảng 450-500km. Đây là con số dành cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, và con số này sẽ giảm mạnh khi máy bay mang bom. Trong khi đó, khoảng cách từ các sân bay gần nhất của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa là 230 hải lí, tức 430km!
      Đây cũng là chỉ là con số lí tưởng. Trong khi đó, chiến sự lại diễn ra chủ yếu ở khu vực đảo Duy Mộng và Quang Hào, nằm sâu về phía Tây Nam quần đảo, nên khoảng cách tác chiến của không quân Trung Quốc lớn hơn nhiều. Nói cách khác, máy bay của Trung Quốc không đủ tầm bay ra Hoàng Sa. Quân Trung Quốc thời điểm năm 1974 chưa có năng lực tiếp dầu trên không, nên không thể đưa máy bay chiến đấu J-7 ra quần đảo Hoàng Sa tham chiến, trừ phi bay đi ném bom và nhảy dù bỏ máy bay!
      Từ đó, ta có thể thấy: Bài viết của Đại tá VNCH Hà Văn Ngạc có nhiều chi tiết là bịa đặt. Việc tiến sĩ Trần Công Trục và báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải các tài liệu này là hành vi xuyên tạc lịch sử.

      Thực ra quần đảo HS dã bị mất trong đó có sự tiếp tay đi đêm của mỹ.và sự hèn nhát bạc nhược của sỹ quan binh lính VNCH.lực lượng tác chiến VNCH lúc đó vượt trội hơn hắn trung quốc.
      Chưa nói tới lực lượng không quân thứ 3 thể giới với hàng trăm máy bay f5.a37 đủ sức tác chiến vươn tới HS.nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra.

      còn

      Xóa
    2. Để bạn đọc tham khảo, xin đưa ra bài viết của Trung tá Hải quân VNCH Lê Văn Thự, người trực tiếp tham gia trận đánh.
      Xem chi tiết bài viết của Trung tá Hải quân VNCH Lê Văn Thự tại địa chỉ: http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/hai-chien-hoang-sa-su-bat-tai-va-hen_4.html
      Theo đánh giá của tôi, tuy góc nhìn của Trung tá Lê Văn Thự chưa đầy đủ, nhưng đã phản ánh được khá chính xác sự thật lịch sử diễn ra trong trận Hải chiến Trường Sa 19-1-1974. Trung tá Lê Văn Thự đã thẳng thắn nhìn nhận sự thật, thừa nhận nhiều hạn chế của bản thân, cũng như những thiếu sót của hải quân VNCH trong thất bại tại quần đảo Hoàng Sa. Đó là thái độ cầu thị của một con người có lương tâm, trách nhiệm và tự trọng. Trung tá Thự cũng đã chỉ ra nhiều điểm sai sự thật trong bài viết của Đại tá Hải quân VNCH Hà Văn Ngạc.
      Sự thật về trận Hải chiến Hoàng Sa
      Trong thời điểm nổ ra chiến sự, lực lượng phía Hải quân Trung Quốc có 6 tàu chiến. Trong đó, lớn nhất là hai tàu săn ngầm Kronstadt (Đề án 122bis) của Liên Xô, nặng khoảng 300 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/h, vũ khí (không tính các vũ khí chống ngầm không có giá trị trong hải chiến) có 1 pháo 85mm và 3 pháo 37mm. Đây là các pháo lưỡng dụng vừa phòng không, vừa chống tàu. Tiếp đó là 2 tàu quét mìn T.43 sao chép từ mẫu tàu quét mìn SO-1 (Đề án 201) của Liên Xô, nặng khoảng hơn 200 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lí/h, vũ khí chống tàu có 2 pháo nòng kép 57mm và 2 pháo nòng kép 25mm. Ngoài ra, còn có hai tàu đánh cá mang pháo 25mm và một tàu vận tải cỡ trung.
      Trong khi đó, phía Hải quân VNCH tung vào trận 4 tàu chiến: khu trục hạm HQ-04 Trần Khánh Dư, nặng khoảng 1.590 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lí/h, vũ khí có 3 pháo bắn nhanh 76mm điều khiển bằng radar, 1 pháo 40mm nòng kép và 8 pháo phòng không 20mm. Hai hộ tống hạm HQ-05 Trần Bình Trọng và HQ-16 Lý Thường Kiệt, nặng khoảng 2.500 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/h, vũ khí có 1 pháo đa năng 127mm, 1 cụm 4 pháo phòng 40mm, 2 pháo nòng kép 40mm và 6 pháo phòng không 20mm. Tàu quét mìn HQ-10 Nhật Tảo, nặng 650 tấn, tốc độ tối đa 15 hải lí/h, vũ khí chống tàu có 1 pháo 76mm, 4 pháo 40mm và 6 pháo phòng không 20mm.
      Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ: Phía Hải quân VNCH chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực. Trung Quốc không có pháo 127mm mà phía VNCH có. Trung Quốc chỉ có 2 pháo 85mm, VNCH có 4 pháo 76mm, trong đó khu trục hạm HQ-05 mang 3 pháo 76mm được điều khiển bằng radar, có tốc độ bắn cao 20 phát/phút. Trung Quốc chỉ có 4 nòng pháo 57mm, 3 pháo 37mm, VNCH có 22 nòng pháo 40mm. Trung Quốc chỉ có 8 nòng pháo 25mm, VNCH có 26 pháo 20mm! Thực sự, chỉ cần mình tàu HQ-05 tham chiến, thì đã có thể đánh chìm toàn bộ 6 tàu Trung Quốc bằng các pháo bắn nhanh 76mm.
      Vậy tại sao phía VNCH lại thất bại? Theo dữ liệu từ bài viết của Trung tá Lê Văn Thự, ta phần nào hình dung ra sự việc:
      Trước hết, lực lượng tham chiến thực sự trong Hải chiến Hoàng Sa chỉ là hai tàu HQ-10 và HQ-16. Hai tàu HQ-04, HQ-05 chỉ đứng ngoài quan sát, và sau đó rút lui khi HQ-10 bị đánh chìm. Nếu như các tướng lĩnh VNCH không quá hèn nhát, thì có thể hiểu rằng: Đây là lực lượng dự bị mạnh của Hải quân VNCH, để sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, khi phía Trung Quốc điều quân tăng viện.
      Phát hiện thấy các tàu Trung Quốc co cụm trong khu vực lòng chảo Hoàng Sa, chỉ có hai đường ra vào, trung tá Lê Văn Thự đã lên kế hoạch: Hai tàu HQ-10 Nhật Tảo của thiếu tá thuyền trưởng Ngụy Văn Thà, và HQ-16 Lý Thường Kiệt của trung tá thuyền trưởng Lê Văn Thự chia nhau chặn hai đường ra vào lòng chảo Hoàng Sa, nhốt các tàu Trung Quốc ở trong để tiêu diệt. Sở dĩ phải làm vậy, vì các tàu của Hải quân VNCH lớn hơn rất nhiều tàu Trung Quốc, và di chuyển chậm chạp hơn. Đánh tàu địch ở thế trận đó sẽ vô hiệu hóa sức cơ động cao của các tàu nhỏ Trung Quốc. Dĩ nhiên, chỉ hai tàu HQ-10 và HQ-16 cũng đã là quá mạnh so với lực lượng Trung Quốc. Tàu HQ-10 Nhật Tảo bé nhất hải đội VNCH, nhưng cũng lớn gấp đôi tàu chiến Kronstadt của Trung Quốc.

      còn

      Xóa
    3. HQ-16 mở màn trận đánh, khai hỏa trước ở cự li khoảng 4 hải lí, sau đó là HQ-10. Sau khoảng 20 phút, một tàu Kronstadt mang số hiệu 274 của Trung Quốc đã bị đánh cháy, buộc phải bỏ chạy. Nhưng không ai ngờ, HQ-16 bị trúng đạn pháo 127mm của … chính tàu HQ-5! May mắn là viên đạn không nổ,("May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.")
      Song tàu bị thiệt hại nặng, hỏng một máy, buộc phải rút lui bảo toàn lực lượng. Phía Trung Quốc dồn sức đánh vào tàu yếu hơn là HQ-10, đánh chìm tàu này, khiến Thiếu tá thuyền trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
      Hành động của hai tàu HQ-04 và HQ-05 thật đáng ngờ! HQ-04 là tàu hiện đại nhất của hải đội, đủ sức đánh bại toàn bộ đội tàu Trung Quốc, nhưng lại đứng nhìn, không hề có các động thái chi viện cho đồng đội. HQ-05 thì khai hỏa bắn hỏng tàu HQ-16! Có thể nói rằng, trong trận đánh này, công của Hải quân Trung Quốc rất nhỏ, công lao chủ yếu dành cho tàu HQ-05 đã bắn hỏng tàu HQ-16, và có thể là cả HQ-10. Sau trận chiến, HQ-04 và HQ-05 tháo chạy về phía căn cứ Subic của Philipine, chúng không hề bị trầy sơn, chứ đừng nói đến tham chiến hay trúng đạn của tàu Trung Quốc. Thực tế, chỉ có hai tàu HQ-10 Nhật Tảo và HQ-16 Lý Thường Kiệt thực sự chiến đấu với 6 tàu Trung Quốc, và họ đã giành chiến thắng, nếu như không có phát đạn 127mm bắn hỏng tàu HQ-16, và có thể là cả tàu HQ-10.
      Trung tá Lê Văn Thự cũng chỉ rõ hàng loạt sai sót của Hải quân VNCH trong trận đánh này, có thể trích ra như sau:
      - Không sử dụng những phương tiện hiệu quả để đối phó với tàu Trung Quốc. Các tàu HQ-10, HQ-16 của VNCH đều là tàu lớn, di chuyển kém linh hoạt, vũ khí bắn thủ công kém chính xác. Thủy thủ đoàn chưa quen hải chiến, mà chỉ quen yểm trợ hỏa lực cho bờ biển. HQ-04 là loại tàu chiến hiệu quả để tác chiến với tàu Trung Quốc, có hỏa lực cực mạnh đủ sức đánh chìm cả 6 tàu, nhưng lại đứng ngoài.
      - Không có bác sĩ trên tàu, binh sĩ bị thương không được chăm sóc đầy đủ, nên đã thiệt mạng vô ích.
      - Đưa biệt kích lên giữ đảo, nhưng không hề chuẩn bị lương thực, đạn dược, không có biện pháp tiếp tế để đảm bảo bám trụ lâu dài. Khi hải quân VNCH rút lui đã bỏ mặc toán biệt kích trên đảo, khiến họ phải vượt biển bằng bè, và 1 người đã chết trên biển vì khát nước.

      Không quân VNCH ở đâu?
      Thái độ đáng ngờ của các tàu HQ-04, HQ-05, cùng hàng loạt biến động chính trị giữa ba cường quốc Mỹ - Xô – Trung trong giai đoạn này, khiến ta đặt dấu hỏi: Liệu VNCH có thực sự quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa.
      Trong hoàn cảnh đó, kể cả khi hải quân thua trận, thì phía VNCH hoàn toàn đủ sức tiêu diệt hết các tàu Trung Quốc bằng không quân. Họ có đội máy bay cường kích lớn thứ ba thế giới, chỉ sau hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Khoảng cách từ Đà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa là khoảng 200 hải lí, tức khoảng 370km, nằm trong tầm tác chiến của hai loại máy bay F-5 và A-37, mà không quân VNCH có hàng trăm chiếc. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 có bán kính chiến đấu 1.400km, mang được 3.200kg vũ khí gồm tên lửa không đối không và bom, rocket các loại. Máy bay cường kích A-37 có bán kính chiến đấu 740km, mang được 1.230kg bom và rocket.
      Và cũng cần nói thêm rằng, hỏa lực phòng không của các tàu chiến Trung Quốc gần như là con số không. Họ thậm chí không có radar phòng không hay radar điều khiển hỏa lực, mà đơn thuần là các pháo phòng không 57mm, 37mm và 25mm bắn thủ công, với tốc độ chậm. Không quân VNCH thừa sức tiêu diệt các tàu này, nhưng một trận đánh phục thù giành lại Hoàng Sa đã không diễn ra, đó là vì sao.
      còn

      Xóa
    4. Kí ức buồn này cũng đã được phi công Nguyễn Thành Trung kể lại.
      http://sgtt.vn/Loi-song/177101/Co-mot-gio-G-khac-vao-nam-1974.html
      Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
      Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
      150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
      Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
      Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
      Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!
      Sự thật là như vậy, không phải không có một kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân. Trung Quốc hiểu điều này, và họ đã rất dè dặt khi có những động thái xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam. Họ sẵn sàng nướng các tàu tiền tiêu cổ lỗ này và bỏ mồi quay về, hoặc giữ thế cài răng lược mỗi bên giữ một nửa với VNCH. Song, khi mà tàu HQ-16 bị chính tàu ta bắn hỏng, khi mà một trận không tập nhấn chìm toàn bộ các tàu Trung Quốc, thì họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
      Câu trả lời cho vấn đề này, có lẽ xin nhường lời cho người phi công anh hùng Nguyễn Thành Trung: Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
      Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy.

      Tôi cũng đã gửi câu hỏi lên báo giáo dục.nhưng cũng chưa có hồi âm chính đảng.mong báo giáo dục trao đối lại với tác giả:(anh trên)
      nguồn của Linh Nguyễn FB

      Xóa
    5. 1958 hồ chi minh chỉ thị pham van đồng ky công ham bán nươc,giờ đảng chỉ thị nguyen thành trung nói láo,bố nó không dám noi thật...vãi...

      Xóa
  4. Hóa ra trách nhiệm bảo vệ biển đảo của tổ quốc lại là của chế độ VNCH ? Tại họ hèn nhát nên bây giờ .. Việt Nam mới không còn HS nữa ?
    Huhuhuhu....
    Tại sao trước khi sụp đổ lại không anh dũng hi sinh chiếm bằng được HS hở ống VNCH kia ?????
    Nhưng còn một chính quyền nữa là chủ nhân thực sự của Việt nam lúc đó ở đâu thế ?????
    Thì ra anh hùng là sự trốn tránh không ra mặt và công nhận phần đất của tổ quốc là của ... không phải của mình !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói như bác xích lô đây cũng phải lật qua lật lại xét cho thoả đáng. Đây là chiến tranh, vấn đề không đơn giản như tiểu thuyết kiếm hiệp kiểu như:"nhân vật chính luôn xuất hiện cuối cùng" hay "anh hùng ra tay cứu giúp". Bác nên nhớ khi ấy, những người tiếp quản quần đảo Hoàng Sa là quân đội của VNCH chứ không phải VC. Việc quân đội của VC tham chiến vào thời điểm đó là không hợp lý, hay bác xích đây muốn lúc ấy ANH EM 1 NHÀ bắt tay nhau đá Tàu, sau khi đá Tàu xong ANH EM quay lại bắn nhau.

      Xóa
    2. Thưa bác Nặc danh08:56 Ngày 05 tháng 1 năm 2014@,
      bác nói rất có lí , phải đánh đuổi ngoại xâm trước đã chứ !
      có điều , sau khi chính quyền VNCH bỏ chạy thì chính quyền VNDCCH anh hùng ở đâu mà không tham chiến giành lại mảnh đất của tổ quốc ? nhìn ngoại xâm chiếm đất rồi vỗ tay chê thằng kia là ... hèn nhát ?????
      Hệ quả tới .... bây giờ !

      Xóa
    3. xin lỗi: trà ham lại + Xich lô = 2 con Bò. các bạn không cần nói chuyện, đối đáp với BÒ

      Xóa
    4. Phường Điện Biênlúc 17:20 5 tháng 1, 2014

      Nên: Biết thì bảo biết, không biết bảo không biết, thế mới biết!

      Xóa
  5. Phường Điện Biênlúc 17:52 5 tháng 1, 2014

    Với bài này: Ông nói ông đúng, bà nói bà đúng. Ai cũng có cũng có cái lý của họ(không kiểm chứng được, mặc dù nhân chứng sống vẫn còn đó). Có một vài điều nên rạch ròi:
    1. Hoàng sa mất trong tay VNCH.
    2. CHXHCNVN, VNDCCH không bán đảo HS cho Trung Quốc.
    3. Nhà nước hiện tại chưa bao giờ và có lẽ chẳng bao giờ họ quên: HS là của VN. Vậy họ có muốn lấy lại không? Có lẽ câu hỏi này hơi thừa, Lấy bằng cách nào, lúc nào? Theo tôi còn phụ thuộc vào: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa...Cứ như XLo,trahamla, tư trời biển...Thì có mà vạn đại xuân.

    Trả lờiXóa
  6. Báo Đảng nhé, các Đảng viên hoặc không Đảng viên:

    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Dich-dong-ta-it-VNCH-thay-doi-ke-hoach-tac-chien-tai-chiem-Hoang-Sa-post135948.gd

    Còn mấy ông nói cái gì mà HS mất trong tay VNCH là đúng rồi. Có điều lúc đấy là năm 1974, thời điểm mà cuộc chiến xâm lược Miền Nam của Đảng mạnh mẽ nhất!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nghĩ thế nào là xâm lược? Bạn muốn Miền Bắc và Miền Nam là 2 nước riêng biệt? Chính vì cái suy nghĩ ấy mà Miền Nam đã thua Miền Bắc. Các tiểu tiết thì có thể muôn hình vạn trạng nhưng quy luật chung là bên nào mong muốn thống nhất đất nước hơn thì bên đấy sẽ thắng. Mong muốn thống nhất là một trong những bản tính cơ bản của dân tộc này.

      Xóa
  7. chao ôi. đọc những cmt của các bác ở trên mà e thấy nức lòng. năm 1974 có 2 chính quyền mà tại sao mỗi chính phủ, quân đội của VNCH bị đổ lỗi. còn chính quyền kia đâu
    thật sự là k thể hiểu nổi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai đổ lỗi? Hay là mấy thằng hèn với binh lực lớn gấp 10 lần thua trận nhưng đòi đi viết sách với lại muốn được tung hô như những người hùng? Chúng ta là dân Việt Nam nên cần làm rõ. Những người lính đã ngã xuống ở Hoàng Xa là những liệt sỹ hi sinh vì đất nước. Còn những thằng hèn lãnh đạo với nguồn lực lớn hơn gấp nhiều lần mà không dám đánh thì ngoài tội bán nước còn có tội đẩy những người lính anh hùng kia đi tìm chỗ chết.

      Bạn nghĩ Miền Bắc lúc đó đánh chiếm Hoàng Sa bằng cái gì? Không quân thì không tới, tên lửa thì không có, tầu thuyền thì toàn loại tàu không số nên về năng lực là không thể có khả năng đánh.
      Về tính chính danh, lúc đó Miền Bắc có đánh thì coi như một mặt trận đánh Miền Nam chứ có được Miền Nam và thế giới ủng hộ không? Trong khi đó dư luật thế giới lại ủng hộ Miền Nam tái chiếm. (Như bài của bác gì trên kia).
      Về hành động làm ngơ thì nó tương tự với hành động không cho Không quân lớn thứ 3 thế giới lúc đó của Miền Nam tái chiếm thôi. Miền Bắc sợ mất viện trợ từ Trung Quốc thì Miền Nam sợ mất viện trợ từ Mỹ.
      Miền Bắc chưa có khả năng đánh lại nên làm ngơ để có lợi mặt khác còn Miền Nam có thể đánh được một cách dễ dàng nhưng vẫn làm ngơ để thu lợi. 2 cái đó theo bạn cái nào tệ hơn và khó chấp nhận hơn?
      Chiến tranh đã quan, các vấn đề lịch sử nên được xem xét một cách lý trí, bỏ qua vấn đề tình cảm đi. Phải chấp nhận lịch sử dân tộc ta lúc đó là như vậy, phải chấp nhận. Mà tại sao các bạn lại hằn thù nặng nề thế nhỉ. Sau cuộc chiến nếu tính xương máu thì các bạn chưa chắc đã đau sót nhiều so với Miền Bắc đâu. (Một số bạn ở đâu đó còn chứng minh Miền Nam đánh hiệu quả hơn vì chết ít hơn mà).
      Tôi không muốn nói bên sai bên nào đúng trong sự kiện Hoàng Sa mà vấn đề là người lính Miền Nam đã bị đẩy đi chết, người dân Miền Nam đã bị lừa để một số kẻ dựng lên kịch bản nhằm tránh cái danh bán nước. Nếu bạn nào bình tính được, hãy thử ngâm. Nếu các bạn bỏ qua sự tồn tại của Miền Bắc thì có thấy nhận định trên của tôi là đúng không? (Sau khi đã đọc các bài viết do chính những sỹ quan Hải quân Miền Nam viết ở trên. Nếu có thể thì tìm hiểu tại sao đồn trú ở Phú Lâm chỉ có địa phương quân nữa thì càng rõ.) Tại sao bài viết của các tác giả trên đang nói về trận chiến, nói ra cái sai cái đúng của từng người tham gia vào trận Hải chiến mà ở cmt các bạn lại cứ phải lôi Miền Bắc vào để nói? Khi tư duy nên tập trung vào đúng vấn đề thôi, còn vấn đề công hàm 1958 thì đã viết ở khắp nơi rồi. Nhưng có hay không cái công hàm đó chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả của trận hải chiến, kết quả của việc mất Hoàng Sa.

      Xóa
  8. chính quyền kia bận soạn công hàm rồi có bằng chứng nha,nói có sách mach có chứng,không phải tuyên truyền muốn nói gì thì nói đâu nha

    Trả lờiXóa
  9. tớ măc bận ký công hàm rồi

    Trả lờiXóa
  10. Mình xin phép copy lưu lại các ý kiến của các bạn.
    https://sites.google.com/site/ttvnolrecyclebin/home/slogan/cho-gia-bi-da-ra-sa-mac/cho-an-thit-nguoi-cai-nhau-voi-nguoi/copy-huyen-thoai-ve-cac-cuoc-chien-bi-mat-tu-ttvnol/khi-rut-quan-khoi-vn-thi-my-da-ban-toan-bo-bien-dhong-cho-tq/-hai-chien-hoang-sa-them-mot-y-kien-khang-dinh-cap-chi-huy-bat-tai-va-hen-nhat/-hai-chien-hoang-sa---su-bat-tai-va-hen-nhat-cua-cap-chi-huy-vnch

    Trả lờiXóa
  11. thật nhục nhã khi được biết không quân VNCH là không quân mạnh thứ3 / hành tinh này

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. KHÔNG BIÊT AI XỚI LÊN VỤ NÀY TRONG LÚC TÌNH HÌNH ĐỊA CHÍNH TRỊ KHU VỰC DIỄN BIẾN PHỨC TẠP , BỠI VẬY CHÚNG TA PHẢI HẾT SỨC CHÚ Ý ! ỔN ĐỊNH LÒNG DÂN TRÊN TINH THẦN HÒA HỢP DÂN TỘC . CHÚNG TA TƯỞNG NIỆM NGƯỜI ĐÃ MẤT VÌ BIỂN ĐẢO CỦA VN , CHỨ KHÔNG PHẢI CHÚNG TA NGỒI NÓI NHỮNG CÁI DỞ CỦA VNCH .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm của ông tâm bình nguyễn thật khó chấp nhận.
      Hãy biết tôn trọng SỰ THẬT LỊCH SỬ ông ạ!
      Không thể tưởng niệm những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống được. Bây giờ và mãi mãi là như vậy.

      Như ở bài BA LÝ DO CẦN PHẢN ĐỐI VIỆC XÂY KHU TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA, các bạn trẻ chủ trang đã nêu các lý do, trong đó có lý do thứ ba là hết sức đơn giản, rõ ràng, phù hợp với đạo lý người Việt và được rất nhiều người đồng tình:

      "3- Cho dù 74 người lính này chết dưới họng súng của TQ vì giữ Hoàng Sa chăng nữa thì cũng ko thể vinh danh.Cái quan trọng nhất cần xem xét là: Họ giữ Hoàng Sa cho ai?Ví dụ đơn giản: Một nhà kia một hôm có kẻ cướp tấn công. Anh con trai ông chủ nhà tiếp tay cho kẻ cướp, chống lại bố mẹ và được tên kẻ cướp trả tiền. Anh con ông chủ nhà tiếp tục được tên cướp thuê trông coi một căn nhà đã cướp được. Một hôm, một tên cướp khác đến cướp căn nhà này, giết anh con trai ông chủ cũ của căn nhà.
      Vậy anh con trai kia có đáng vinh danh hay không?"
      ----

      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/08/them-hai-ly-do-phan-oi-viec-xay-dung.html?showComment=1439288199537#c2327308965209963149

      Xóa
    2. Nói chuyện quốc gia mà vì với chuyện gia đình là não có vấn đề. Kẻ cướp nào ở đây , mỹ p k? Nó cướp gì ? Chỉ có người bị cộng sản nhồi sọ mới nghỉ Mỹ là kẻ cướp !

      Xóa
  14. Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa dựa trên các bằng chứng lịch sử và pháp lý. Dưới đây là một số luận điểm mà Việt Nam thường sử dụng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa:

    1. **Bằng chứng lịch sử**:
    - Việt Nam đã khám phá và quản lý quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ 17, khi các vua chúa Nguyễn đã cử đoàn đội Hoàng Sa ra khai thác tài nguyên và đảm bảo an ninh.
    - Các tài liệu và bản đồ lịch sử của Việt Nam và quốc tế đều ghi nhận sự hiện diện và quản lý của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

    2. **Công pháp quốc tế**:
    - Theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Việt Nam có quyền chủ quyền đối với vùng biển và các đảo trong phạm vi đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

    3. **Hành động và quản lý thực tế**:
    - Việt Nam đã liên tục tiến hành các hoạt động quản lý và khai thác tại quần đảo Hoàng Sa, bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thăm dò và khai thác tài nguyên.

    Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và các bằng chứng lịch sử rõ ràng.

    Trả lờiXóa