Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đại tá Ngụy Nguyễn Trọng Luật: NHÌN LẠI TRẬN ÐÁNH BAN MÊ THUỘT 1975

Đại tá Nguyễn Trọng Luật- tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Đắc Lắc
Lời dẫn: Nhân kỷ niệm 40 năm Giải phóng Buôn Mê Thuột- Trận mở màn cho Chiến dịch Đại thắng Mùa Xuân 1975 Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Google.tienlang mời bạn đọc tìm hiểu về trận đánh này qua hồi ký của những tướng lãnh phía bên kia trận tuyến, cụ thể là của Đại tá Nguyễn Trọng Luật- tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Đắc Lắc. Bài dưới đây được chép từ trang Lịch sử Việt của những sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.
******************************

NHÌN LẠI TRẬN ÐÁNH BAN MÊ THUỘT 1975 

Đại Tá Nguyễn Trọng Luật


Lời Tòa Soạn: Sau những bài liên quan đến trận đánh Ban Mê Thuột, có nhiều thư từ gởi đến nói lên những nhận xét, góp ý kiến hay những bài trình bày thêm những chi tiết góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của trận đánh này, trong đó có bài dưới đây của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac khi trận đánh Ban Mê Thuộc xảy ra. 
Như Đại tá Luật nói ngay từ đầu, ông chỉ là một Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng của tỉnh Darlac, quyền hạn của ông rất giới hạn. Tư lệnh chiến trường lúc đó là Đại tá Vũ Văn Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, ông chỉ là người thừa hành. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông không biết rõ những tin tức tình báo mà Quân đoàn 2 đã thu lượm được cũng như những quyết định của Quân đoàn 2 liên quan đến trận Ban Mê Thuột. Nhưng đối với diễn biến của trận đánh, từ khi mở màng cho tới khi kết thúc, ông nắm rất vững, vì ông là người trong cuộc. Đây là một tài liệu quý báu có thể giúp cho các nhà sử học và các nhà phân tích, phê bình hiểu rõ hơn về trận đánh có tính cách quyết định này. 

* * * * *

Chủ Nhật 9/3/75


- Trình Đại tá, Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 2 sẽ đến Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 vào lúc 10 giờ hôm nay để duyệt tình hình. Trung úy Dzi, sĩ quan tùy viên, sau khi đứng nghiêm chào tôi và nói với tôi như vậy, khi tôi còn ngồi tại tư dinh để xem công văn công điện cùng ký những giấy tờ cần thiết cho một ngày làm việc. Không phân biệt ngày cuối tuần, ngày nào cũng là ngày thứ Hai, mà người Mỹ thường nói trên cửa miệng. Với trọng trách Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac, ngày lại ngày tôi rất bận, về hành quân, đi thanh tra, đôn đốc, kiểm soát các chi khu, phân chi khụ Đó là chưa kể dành thì giờ tiếp đón các phái đoàn từ Saigon ra hay từ Quân đoàn xuống. Nên chỉ còn ban đêm và những giờ sáng sớm để xe công văn giấy tờ. Tôi hỏi lại: 
- Xe sẵn sàng chưa? 

- Dạ, thưa sẵn sàng. 
- OK, thôi chúng ta đi. 
Khi tới phi trường Phụng Dực, lòng tôi như lửa đốt. Phần vì đêm qua mất ngủ, phần lo số phận của hàng trăm sinh linh đang chiến đấu tại Đức Lập mà VC đã tấn công tối quạ Hiện mất liên lạc không biết còn hay mất. Tâm hồn tôi như đang gắn liền với các chi khu, các binh lính dưới quyền mình. Làm sao cho họ an toàn giữa cuộc chiến càng ngày càng tàn khốc này. Hàng đêm vừa chợp mắt là thấy những lo lắng không đâu chợt đến với giấc ngủ muộn màng... Dù quận Đức Lập không phải là vùng trách nhiệm của mình nhưng tiên liệu cho kế hoạch phòng thủ Darlac vẫn là trọng tâm của tôi trong lúc này. Tôi có một cái nhìn rõ ràng, mất Thuần Mẫn, mất Đức Lập thì việc tiến chiếm Ban Mê Thuột chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng tiếng nói của tôi có ai nghe trong khi tôi chỉ là một Tiểu khu trưởng trong tay có mấy tiểu đoàn Địa phương quân, mấy Trung đôi Nghĩa quân, Cảnh sát, Nhân dân tự vệ. Tư lệnh chiến trường lại do Đại tá Quang đảm trách, tôi chỉ là cấp thừa hành. Tôi sinh ra trong binh chủng Thiết giáp; nếu tấn công thì rất thích hợp cho binh chủng này, còn phòng thủ thì thiết giáp chỉ là bia đỡ đạn cho những trò chới của súng chống chiến xạ Tôi càng suy nghĩ bao nhiêu, lại càng nhìn thấy sự bất lực của mình. Con ngựa sắt của tôi đâu, hay bây giờ chỉ còn những tay súng tài tử đối chọi với những kẻ gian hùng đang điên khùng xông vào lửa đỏ chẳng khác gì những con thiêu thân? Chợt phía Tây, h+ớng về phía Đông, một chiếc Dakota 47 lù lù đang tiến tới và đáp xuống phi trường. 
Máy bay mở cửa, tôi dứng nghiêm chào Tướng Phạm Văn Phú và phái đoàn. Tướng Phú tiến đến bắt tay tôi và ngồi lên xe của Tòa Hành chánh đi về Ban Mê Thuột. Ngồi cạnh Tướng Phú, tôi thấy ông có vẻ đăm chiêụ Ông không hỏi tôi điều chi, cũng như tôi vẫn giữ im lặng, trông chờ một hy vọng. Hình như, Tướng Phú đang lo nghĩ về quận Đức Lập, đến bay giờ còn hay mất? 
Đoàn xe trực chỉ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh. Tướng Lê Trung Tường, Đại tá Vũ Thế Quang đã chờ sẵn để hướng dẫn phái đoàn vào Trung tâm Hành quân Sư đoàn. Tại đây, đã có sự hiện diện của Đại tá Nghìn, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Đức để thuyết trình về tình hình quận Đức Lập lên Tướng Phú và phái đoàn. 



Nhìn trên bản đồ hành quân, sau mấy câu mở đầu chiếu lệ, Đại tá Nghìn ngậm ngùi: 
- Cộng quân đã pháo kích và tấn công vào quận Đức Lập vào lúc 5 giờ sáng, rất nặng và thiệt hại đáng kể. Bộ chỉ huy Chi khu đã trúng nhiều đạn pháo binh 130 ly, nên Chi khu trưởng đã đưa Bộ chỉ huy Chi khu rời khỏi quận và hiện giờ vẫn còn đang chiến đấu... 
(Sau này, tôi được gặp lại Trung tá Nguyễn Cao Vực, Quận trưởng Đức Lập tại trại tù Vĩnh Phú, Tân Lập. Trung tá Vực đã kể cho tôi biết trận đánh vào Chi khu như sau: Khi tấn công vào Chi khu, VC đã dùng pháo binh 130 ly và SKZ 82 ly — súng không giựt 82 ly — bắn vào Chi khu và Chi đoàn Chiến xạ Với đạn SKZ 82 ly bắn tru+.c xạ, địch đã làm tê liệt các chiến xa của ta, nên không còn được xử dụng ngay từ phút đầu. Chi khu cầm cự cho đến sáng, khi mặt trời bắt đầu lên thì thất thủ). 
Sau đó Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 BB, kiêm Tư lệnh Mạt trận Ban Mê Thuột, lên trình bày kế hoạch phòng thủ của Trung đoàn 53 BB do Trung tá Võ Văn Ân làm Trung đoàn trưởng. Nói là Trung đoàn, nhưng cấp số chỉ còn Bộ chỉ huy Trung đoàn và một Tiểu đoàn mà thôi, cộng thêm một Trung đội Pháo binh 105 ly để làm lực lượng tiếp ứng cho Darlac và Quảng Đức khi bị tấn công. 
Đại tá Quang trình bày kế tiếp về kế hoạch phòng thủ của thị xã Ban Mê Thuột. Thị xã Ban Mê Thuột được phòng thủ với tất cả các đơn vị trú đóng như sau: 
- Phía Bắc có Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 23 BB. 
- Phía Nam có Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 BB. 
- Phía Đông có Bộ chỉ huy Chi khu Ban Mê Thuột. 
- Phiá Tây, vùng nguy hiểm nhất, có hậu cứ của Thiết đoàn 3 Thiết giáp và Kho đạn Mai Hắc Đế. 
- Trừ bị cho thị trấn Ban Mê Thuột là Trung đoàn 53 trừ bị, đóng tại phi trường Phụng Dực. 
Nghe xong phần trình bày của Đại tá Vũ Thế Quang, Tướng Phú có vẻ hài lòng và không chê trách cũng như cho những chỉ thị đặc biệt. Lúc bấy giờ đã quá trưa, tôi cho dọn cơm ra mời Tướng Phú, Tướng Tường, Đại tá Nghìn cùng phái đoàn ăn tại chỗ. Đây là bữa cơm rất dạm bạc. Tất cả đều dùng cơm đĩa, uống nước ngọt hay biạ Tướng Phú ăn rất nhanh để còn kịp trở về Pleiku theo dõi tình hình chung của Quân đoàn 2. Tôi cũng không ngờ, đây là bữa ăn cuối cùng giữa tôi và Tướng Phú, cấp chỉ huy trực tiếp của tôị 
Vũ Thế Quang (trái) Đại tá Sư Ðoàn phó Sư đoàn 23y và Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật (phải) Tiểu khu trưởng Đắc Lắc bị bắt
Ăn xong, chính tôi đích thân đưa tiễn Tướng Phú ra phi trường Phụng Dực để về Pleikụ Khi bắt tay tạm biệt, Tương Phú đã vỗ vai tôi nhỏ nhẹ:”Chú mầy cẩn thận coi chừng chúng nó đánh nghe”. Đây chỉ là câu nói thông thường mà cuộc đời binh nghiệp đã dạy cho tôi, nghĩa là hầu hết các cấp chỉ huy đi thăm các đồn bót, hay đơn vị tiếp giáp với địch đều dặn dò với thuộc cấp của mình bằng câu nói trên. Nói khác hơn, không có tính cách khẩn cấp, nguy ngập. Nếu nghiêm trọng, các cấp chỉ huy sẽ chỉ thị một cách tỉ mỉ hơn nhiều. 
Khi về đến Ban Mê Thuột tôi lại phải đến nhà Tướng Tường để đưa Tướng này về Pleiku bằng trực thăng. Bước vào nhà tôi thấy Tướng Tường đang nói chuyện với gia đình và sau đó ông ra phi trường L19 cũng là phi trường trực thăng. Trong lúc chờ đợi phi công trực thăng đến, có ông Paul Struharick, là đại diện cho Tổng lãnh sựMyẠ tại Nha Trang đến hỏi Tướng Tường về tình hình VC xung quanh Ban Mê Thuột ra saọ Tướng Tường cười hí hí, có vẻ tự tin tự đắc, cầm cây gậy tướng đánh vào mông đít mình bộp bộp, rồi trả lời bằng tiếng Anh:”Don't worry about that”. Ông Paul cụt hứng nên không hỏi thêm và Tướng Tường cũng lên trực thăng bay về Pleikụ 
Việc đầu tiên trở về Bộ chỉ huy Tiểu khu là tôi triệu tập ngay Bộ tham mưu, các đơn vị trưởng quân đội tại thị xã và các ty sở thuộc Tòa hành chánh cũng như các Ty trưởng chuyên môn. Tôi trình bày tình hình quân sự. Quận Thuần Mẫn đã bị mất. Quốc lộ 14 nối liền Pleiku - Ban Mê Thuột đã bị cắt. Quốc lộ 21 từ Ban Mê Thuột - Nha Trang qua quận Khánh Dương đã gián đoạn và sáng nay quận Đức Lập đã bị CS tấn chiếm, và như vậy Quốc lộ từ Quảng Đức - Ban Mê Thuột coi như không xử dụng được nữa. Không cần phải là nhà quân sự, mọi người cũng đủ hiểu, Mặt trận Ban Mê Thuột coi như bị bao vây tứ phía, và cần đặt câu hỏi về sự kiện hoạt dộng quân sự của địch và thấy rõ ý đồ của địch. Riêng phía Tây thị xã còn đồn Ban Đon, cách xa Ban Mê Thuột khoảng 40 km. 
Cuối cùng việc cấm trại 100% từ quân nhân đến công chức là điều bắt buộc trong thời gian nghiêmtro.ng này và tôi ra lệnh:”Sẵn sàng ứng chiến!”. 
Để tăng cường cho Ban Mê Thuột, tôi quyết định nhanh chóng rút ngay Tiểu đoàn 204 Địa phương quân đang đóng tại Ban Don về thị xã. Việc di chuyển này không phải là dễ dàng vì phải trưng dụng hết tất cả các xe GMC của các đơn vị đóng tại Ban Mê Thuột mới đủ chuyên chở cả một Tiểu đoàn. Trước khi trở về tư dinh, tôi đã cẩn thận đi quan sát tất cả những yếu điểm phòng thủ của thị xã và cho họ những chỉ thị cần thiết. Có một điều tôi hơi an tâm một chút là các đơn vị như Địa phương quân, Nghĩa quân, Cảnh sát và Nhân dân tự vệ đều thi hành nghiêm chỉnh lệnh cắm trại 100% và báo động. 
Chẳng cần tắm rửa và dù người nhà đã dọn cơm sẵn, tôi vẫn đi thẳng vào nơi làm việc của tôi với bản đồ hành quân. Tôi như muốn suy nghĩ về tình hình và ý đồ của địch. Dù cấp nhỏ, nhưng tôi vẫn cố gắng phân tích theo nhãn quan của tôi để mình còn nước còn tát trong việc giữ Ban Mê Thuột, vùng trách nhiệm của mình bằng mọi giá. Nhìn qua những mũi tên và những đơn vị của Cộng quân, theo như bản phối trí của Quân đoàn: các Sư đoàn 320, F10, 316 của Cộng quân vẫn còn ở phía Tay Pleiku và Kontum. Những tin tức các sư đoàn này đã về Ban Mê Thuột vẫn chưa được Quân đoàn xác nhận, vẫn còn phải theo dõi và kiểm chứng, nói theo Phòng 2 của Quân đoàn. 
Tôi đã tiên đoán, Ban Mê Thuột sẽ là nơi thử lửa đầu tiên cho việc tiến chiếm miền Nam. Bằng chứng là VC đã chặt tay chân của Ban Mê Thuột rồi bằng cách nhổ 2 cứ điểm Thuần Mẫn và Đức Lập, Khánh Dương coi như đứt đoạn. Vì vậy, tôi đã nhiều lần xin Tướng Phú tăng cường quân chính qui bằng cách đưa Trung đoàn 45 BB về phòng thủ Ban Mê Thuột. 
Với nhiều lần xin quân viện, mãi đến ngày 4/3/75, Tướng Phú mới bằng lòng cho Trung đoàn về Ban Mê Thuột. Lệnh di chuyển đã được ban hành. 2 giờ chiều cùng ngày, toàn thể đơn vị thuộc Trung đoàn 45 đã ngồi lên xe GMC để chờ lệnh Tướng Tường là xe chuyển bánh. Không ngờ vừa lúc đó, pháo kích của Cộng quân rót vào thị xã Pleiku, cũng Bộ Tư lịnh Quân đoàn 2. Tướng Phú đang ở Nha Trang được báo cáo của Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 về việc pháo kích này, đã không ngần ngại hét vào máy:"Tôi ra lệnh cho Trung đoàn 45 BB không di chuyển về Ban Mê Thuột nữa, ở lại Pleiku vì Mặt trận Pleiku đã bùng nổ rồi”. 
Qua ngày hôm sau, tức ngày 5/3/96, Chi khu Thuần Mẫn thuộc tỉnh Phú Bổn, nằm ngay Quốc lộ 14, lại bị Cộng quân đánh chiếm. Sự kiện này càng củng cố ước đoán của Tướng Phú:”CS sẽ tấn công Pleiku” là đúng. 
Cho dù ngày 7/3/95, chi khu Khánh Dương thuộc tỉnh Khánh Hòa nằm trên trục lộ Ban Mê Thuột - Nha Trang bị mất mà Tướng Phú vẫn chưa nghĩ đến việc CS sẽ tấn chiếm Ban Mê Thuột. Rồi đến sáng ngày 9/3/75, Tỉnh Quảng Đức đã báo cáo cùng Tướng Phú về tình hình rất bi đát của Quảng Đức, các chi khu đang giao tranh với cấp số đáng kể của Cộng quân. Tôi như người có miệng phải câm, nhìn đồi núi chập chùng của Cao nguyên mà lòng héo hắt. Vận mệnh của cả đất nước đang bị cấp chỉ huy lượng giá sai và chiến thắng sẽ đến của CS chỉ là may mắn. Tôi phải đương đầu với thử thách này đến bao giờ??? Nghĩ đến câu dặn dò của Tướng Phú để dối lòng:”Hãy coi chừng tụi nó đánh nghe”, như một câu nói thông thường. Rồi “Don't worry about that” của Tướng Tường nói một cách kiêu hãnh với ông Paul. Cộng thêm lời tường trình của Trung tá Trưởng Phòng 2 Quân đoàn: Cộng quân vẫn còn luẩn quẩn tại Pleiku, Kontum, kể cả những đơn vị thiết giáp, làm tôi cũng bớt lo âu phần nào. Và tự an ủi mình, nếu Cộng quân có tiến chiếm Ban Mê Thuột, mình còn cầm cự được đôi ba ngày. Khó khăn lắm tôi mới chợp mắt qua đêm, với những lo âu... 

TRẬN ÐÁNH MỞ MÀN

Ngày 10/3/75


Khoảng 2 giờ sáng, khi Ban Mê Thuột còn đang trong giấc điệp, bỗng bị đánh thức dậy bằng tiếng pháo kích inh tai, rợn óc của Cộng quân. Tôi rất bình tĩnh vì đã nếm mùi hỏa tiễn của Cộng quân ở những trận đánh trước Tết Mậu Thân tại Kontum, tại Quảng Ngãi, Đà Nẵng và cả trận đánh Hạ Lào, v.v... Từ lầu hai tôi chạy xuống hầm chỉ huy mà những vị Tiểu khu trưởng tiền nhiệm đã xây cất. Đây là một hầm rất kiêng cố, làm bằng bê tông cốt sắt, có thể chống được pháo kích. Trong hầm trang bị đầy đủ máy móc truyền tin để liên lạc tới các đơn vị trực thuộc cũng như liên lạc với cấp trên, hay cấp trung ương rất dễ dàng. Tôi liên lạc ngay với Thiếu tá Hy, Trưởng Phòng 3 Tiểu khu dưới hầm TOC của Tiểu khu: 
- Pháo kích từ hướng nào? 
- Dạ thưa, Cộng quân bắn từ phía Tây tới. 
- Bắn vào vị trí nào? 
- Trình Đại tá, bắn vào Bộ chỉ huy Tiểu khu, Đài truyền tin ở sân bay L19, Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 BB và Kho đạn Mai Hắc Đế. 
- Anh hãy gọi ngay Pháo binh của mình cũng như Pháo binh Sư đoàn 23 BB tai Phụng Dực phản pháo. 
Tiếng pháo kích vang rền thị xã Ban Mê Thuột cho đến 4 giờ sáng. Chúng dùng chiến thuật tiền pháo hậu xung và tấn chiếm kho đạn Mai Hắc Đế ở phía Tây, bằng mũi dùi thật mãnh liệt. Đơn vị đồn trú đã chống trả một cách anh dũng và kho đạn vẫn vững vàng. Về phía Bắc, Đài Truyền tin của Không quân cũng bị tấn công.. Với chiến thuật biển người (Human Wave) và đánh sáp lá cà, chỉ cần nửa tiếng đồng hồ sau, Cộng quân đã tiến tới sát miệng hầm và dùng lựu đạn tung vào miệng hầm. Một số sĩ quan và binh sĩ ta bị tử thương và bị thương. Và chỉ 15 phút sau, TOC đã báo cáo với tôi, Đài Truyền tin đã lọt vào tay giặc. Về phía trại Mai Hắc Đế, với những tay súng can trường ta đã bẻ gẫy nhiều đợt tấn công của Cộng quân. Khoảng 5 giờ sáng, TOC/TK báo cáo Đại úy Chỉ huy trưởng bị thương nặng. Kho đạn như rắn mất đầu và chỉ cầm cự đến 5 giờ 30 thì kho đạn bị tràn ngập. Như vậy mặt trận về phía Bắc và Tây đã bỏ ngõ, bây giờ chỉ còn trông chờ vào những đơn vị phía Nam và Đông. 
Đạn pháo kích 130 ly vẫn rót đều vào thị xã. Lý do dễ hiểu là pháo binh của ta tại phi trường Phụng Dực phản pháo với đạn 105 ly đâu có tầm xa như đạn 130 ly của CS, đang đặt tuốt phía Tâỵ Vì vậy sự phản pháo trở nên vô vọng, không thể khóa họng những khẩu đại pháo của địch. Nhất là pháo binh của ta không có L19 hướng dẫn, chỉ điểm, điều chỉnh chính xác. 
Đến 7 giờ sáng, địch ngưng pháo kích và cũng ngay lúc này Thiếu tá Trưởng ty Cảnh sát Darlac báo cáo thẳng với tôi: 
- Thưa Đại tá, chiến xa CS đã tiến vào thị xã và hiện đang bố trí xung quanh nhà thờ thị xã. (Cũng nên ghi nhận là nhà thờ Công giáo này nằm ở trung tâm thành phố). 
Lúc bấy giờ, vì Tiểu khu nằm dưới hệ thống chỉ huy của Sư đoàn 23 BB và để tiện phối hợp, bàn bạc kế hoạch chống trả nhanh chóng. Tôi liền báo cáo và xin Tướng Phú được qua chung với Đại tá Vũ Thế Quang, tại Trung tâm Hành quân Sư đoàn 23 BB. Tướng Phú chấp thuận. 
Mối lo ngại lớn lao của Đại tá Quang và tôi là chiến xa CS đã lọt vào giữa thị xã. Với kinh nghiệm của một sĩ quan kỵ binh tôi hiểu rất rõ hỏa lực tấn công của những con ngựa sắt này. 
Tia hy vọng tới, khi trên bầu trời Ban Mê Thuột, đã xuất hiện L19 của Quân đoàn 2 gởi tới. Những chiếc phản lực cơ chiến đấu đã vần vũ trong vùng giao tranh để yểm trợ cho Tiểu khu Darlac và Sư đoàn 23 BB. Tinh thần chiến đấu của quân cán chính lên rất cao. Những đoàn chiến xa CS từ hướng Bắc tiến về phía Nam đã bị các đơn vị Điạ phương quân của Tiểu khu đánh chặn lại. Sư tiến quân của CS rất chậm chạp. 
9 giờ tin vui đem tới. Ta hạ được 2 chiến xa T54 địch và đang bốc cháy trước Câu lạc bộ Sĩ quan trên đường Thống Nhất. Sự chênh lệch về lực lượng ta và địch quá rõ. Địa phương quân phải so tài với quân chính qui Bắc Việt, với sự yểm trợ chiến xa và pháo binh. Còn bên ta, đội pháo binh tại Phụng Dực, cũng như phi pháo không thể yểm trợ vì dân chúng chưa được di tản. Cộng thêm, hỏa lực phòng không của địch rất dày đặc, làm phản lực cơ A37 của ta cũng không thể xuống thấp để thả bom cho chính xác được. 
12 giờ 45, Thiếu tá Hy, Trưởng phòng 3 Tiểu khu báo cáo: BCH/TK đã bị pháo kích nặng nề. Một trái đã đánh trúng hầm TOC/TK làm nhiều người chết và bị thương. Trong số đó có Trung úy Năm, Trưởng phòng 5/TK đã đền nợ nước. Hệ thống và máy truyền tin chỉ huy bị hư hại nặng. Thiếu tá Hy xin phép được di chuyển Bộ Tham mưu ra khỏi vị trí. Tôi chấp nhận ngaỵ 
13 giờ 30, Thiếu tá Hy báo cáo, địch quân đã tập trung pháo binh bắn vào Bộ Chỉ huy, sau đó chiến xa và bộ binh đang tràn ngập vào hệ thống phòng thủ. 
14:00 giờ, BCH/TK coi như thất thủ hoàn toàn. Tôi liền báo cáo cho Tướng Phú. Tướng Phú ra lệnh cho trực thăng vận Liên đoàn 21 Biệt động quân xuống Ban Mê Thuột để tái chiếm BCH/TK. 
Mãi đến 16 giờ chiêu, tôi mới nhận tin của Quân đoàn 2 rằng Liên đoàn 21/BDQ đang được trực thăng vận xuống Ban Mê Thuột để chiếm lại BCH/TK. 
17:00 giờ, đoàn trực thăng đã đến gần thị xã nhưng không đáp xuống được vì phòng không CS bắn quá rát. Đến mãi 18 giờ, Quân đoàn 2 mới quyết định cho thả Liên đoàn 21 BDQ xuống BCH/Chi khu Buôn Hô rồi đi bộ tiến vào thị xã Ban Mê Thuột. Tôi liên lạc với Trung tá Dậu, Chỉ huy trưởng Liên đoàn 21 BDQ, hối thúc Trung tá Dậu phải cho tiến quân nhanh vào thị xã để tái chiếm lại BCH/TK. Mãi đến 11 giờ khuya, Trung tá Dậu cho biết rằng đã tới ven thị xã Ban Mê Thuột mà không tiến vào được vì bị VC chặn đánh. 
Tướng Phú ra lệnh cho Trung tá Dậu, với bất cứ giá nào đêm nay Liên đoàn BDQ phải tái chiếm BCH/TK. 
Sau khi CS chiếm được BCH/TK/DL xong là tiếng súng pháo binh cũng như súng trường đều được im lặng khắp mọi nơi.
Tôi báo cáo lên Tướng Phú kết quả trong ngày là Tiểu khu bắn cháy 7 chiến xa T54 CS và rất nhiều xác VC. Tướng Phú rất vui khen ngợi TK/DL (Darlac). 
Tôi theo dõi cuộc tiến quân của Liên doàn 21 BDQ từng phút, cứ 15-20 phút là tôi liên lạc với Trung tá Dậu hỏi coi đã tiến tới đâu rồi. Vẫn những câu trả lời ngắn gọn:”Đang tiến nhưng gặp nhiều ổ kháng cự. Ở trong hầm TOC/SD/23 BB suốt đêm, tôi và Đại tá Vũ Thế Quang không nghe một tiếng súng nổ nào của bạn và địch cả. 
Tôi ra lệnh cho ông Phó Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Vỵ và Trung úy Dzi hiện là tùy viên của tôi, nhưng trước là sĩ quan Chiến tranh Chánh trị của Tiểu khu, viết bài kêu gọi dân chúng yên tâm, ngày mai Quân đoàn 2 sẽ chiếm lại Bộ Chỉ huy Tiểu khụ 
Tôi đọc ghi vào băng và phát ra cho dân trong thị xã Ban Mê Thuột nghe lúc 1 giờ sáng ngày 11/3/75. 
Trong đêm, Phòng 3 Bộ Tổng tham mưu liên lạc với tôi bằng điện thoại nhiều lần, hỏi về ti`nh hình thị xã như thế nào. Tôi báo cáo: BCH/TK đã mất, Kho đạn Mai Hắc Đế, phi trường L19 đã bị CS chiếm từ sáng. Tôi và Đại tá Quang đang ở BTL/SD cố thủ, chờ quân viện của Quân đoàn 2. Tinh thần anh em sĩ quan và binh sĩ rất cao, không có gì nao núng. 
Lực lượng trừ bị của Tiểu khu là Trung đoàn 53 với 1 Tiểu đoàn và 1 Trung đội pháo binh cũng bị CS tấn công từ sáng nên không thể tiếp cứu, giúp đỡ gì được. cho Tiểu khu Darlac. 
Tôi chờ đợi Liên đoàn 21 BDQ tiến vào thị xã, 2 giờ sáng ngày 11/3, rồi 3 giờ, rồi 4 giờ cho đến hừng sáng Liên đoàn 21 BDQ cũng không tiến vào được. 
Đúng 7 giờ sáng ngày 11/3/75, CS Bắc Việt bắt đầu nã pháo binh vào Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23, chiếc xe Jeep của tôi đậu gần TOC cũng bị trúng pháo nổ tung ra. Tôi đoán chắc rằng CSBV đang cho pháo binh bắn vào vị trí BTL/SD 23 để chuẩn bị tấn công. Tôi nói với Đại tá Vũ Thế Quang, lúc này là lúc nguy ngập, sắp cận chiến, nếu không có cấp chỉ huy đứng bên cạnh binh sĩ để chỉ huy, thì binh sĩ sẽ bỏ chạy khi địch quân xung phong. Đại tá Quang đồng ý. Tôi nói với Đại tá Quang — Vì ở trước cổng BTL/SD (Bộ Tư lịnh Sư đoàn) có 1 chiếc M113, nên để tôi trấn giữ mặt đó, còn Đại tá Quang thì trấn giữ phía Tây Nam. 
Lúc này khoảng 7 giờ 30 sáng. Tôi liền đi thẳng ra cửa BTL/SD đến chiếc thiết quân vận M113 đang bố trí tại cổng, dưới các loạt pháo kích 130 ly của CSBV gây nên một vùng khói lửa mịt mù. 
Tôi nhảy lên chiếc thiết quân vận để quan sát thì thấy ngay ngoài cổng BTL khoảng cách độ 300 m đầy chiến xa T54 đã bao xung quang BTL. Đồng thời trong lúc này, Trung úy Hoành đặc trách phòng thủ dinh Tỉnh trưởng với 1 Trung đội Địa phương quân, báo cáo tư dinh, đang bị chiến xa tấn công và bắn trực xạ vào lầu tư dinh, đã bị sụp đổ. Trung đội phòng thủ đã hạ được 2 chiến xa địch ngay trước cổng dinh bằng súng M72. Tôi hết sức động viên khen ngợi Trung úy Hoành cố gắng chống cự. 
Tôi cũng biết CS tấn công xong tư dinh là tấn công BTL SD 23. 
Các chiến xa T54 đậu xung quanh BTL ngạo nghễ coi thường đối phương, không cần phải ẩn núp, ngụy trang chi cả, vì chúng nó biết bên ta không có một chiến xa nào cả để đương đầu, có thể tiêu diệt chiến xa của chúng. 
Trung úy Hoành báo cáo chiến xa CS đã ủi sập cổng tư dinh và tấn công vào phía trước. Trung úy Hoành báo cáo vì có một số tử thương cùng bị thương, không thể chống giữ với đợt tấn công bằng chiến xa của địch, nên binh sĩ rất nao núng và xin phép được rút ra khỏi tư dinh. 
Tôi chấp thuận. 
(Trong khi chiến xa CS tấn công bắn trực xạ đại bác của chiến xa vào lầu của tư dinh, 3 đứa con trai của tôi vẫn còn ở trên lầu, có một đứa con trai út bị sức ép của viên đạn đại bác nổ ra, nó bị hơi đẩy té từ lầu, lăn xuống thang, rớt xuống đất bị thương ở ngực và chân). 
Trung úy Hoành hướng dẫn Trung đội Điạ phương quân còn lại thoát ra ngoài. Còn 3 dứa con trai của tôi thì được toán phục dịch trong nhà dẫn theo Trung đội. 
Tôi biết, sau khi thanh toán tư dinh, thì bọn CS sẽ cho lệnh xung phong vào BTL/SD 23. 
Giờ phút nguy ngập sắp đến, tôi sợ binh sĩ bỏ chạy, liền nhảy xuống M113 đi một vòng theo hàng rào phòng thủ để kiểm soát binh sĩ và nhất là với mục đích cho binh sĩ thấy mặt cấp chỉ huy của mình, cùng trực tiếp tham dự vào trận đánh, nên không dám bỏ chạy. Tôi nói với binh sĩ hãy can đảm chống giữ BTL vì lực lượng của Quân đoàn 2 sắp tới. Kiểm soát và ra lệnh xong, tôi liền nhanh chân trở lại chiếc M113 và nhảy phóc lên trên, quan sát lại thì thấy các chiến xa T54 vẫn còn ở vị trí cũ. 

Những giây phút cuối cùng của Bộ Tư lệnh SD 23 BB

Khoảng 10 giờ sáng, tiếng pháo địch im tiếng. Nếu ai đã ở trong binh nghiệp thì đều hiểu rõ tâm trạng của những phút giây im lặng này. Nó hoang mang và lo sợ hơn nhiều khi bên tai mình có tiếng súng nổ. Người ta cho là say súng. Mà thật vậy, khi đã làm quen với chiến trận, việc nghe thấy tiếng nổ làm mọi người quên chính mình và chỉ còn một cách duy nhất là chiến đấu. Chiến đấu để sống còn và ít ai còn để ý đến thần chết đang lảng vảng quanh mình. Tôi lại nhảy lên pháo tháp quan sát và thấy những chiếc xe đang chuyển bánh. Tôi nhảy vội xuống và la lớn:”Sẵn sàng ứng chiến!”. Tôi dứng cạnh trưởng xa va căn dặn chỉ được bắn khi chúng tới gần 100 m nhé. Các anh em đều răm rắp tuân lệnh theo và chờ đợi khúc phim nghẹt thở bắt đầu. 
Chiến xa địch đầu chầm chậm tiến thẳng vào chiết vận xa M113. May mà ngụy trang khéo léo nên chúng không thấy. Tôi mừng quá và nói thầm trong bụng:”Mày sẽ chết con ạ”... Khói đen từ ống thoát phun ra mù mịt, chiến xa T54 địch, chiếc đầu chầm chậm tiến vào. Chúng vẫn chưa biết có chiếc M113 đang chờ đón nó vào cửa tử, vì được ngụy trang kỹ càng như đã nói trên. 
Tiếng máy kêu ầm và các chiến xa đâm thẳng vào cổng Bộ Tư lệnh. Những con cua sắt ì ạch tiến gần cổng 250m, rồi 200m, rồi 100m. Thần kinh tôi như giãn ra. Tất cả anh em chúng tôi hồi hộp, giờ sinh tử bắt đầu. Tôi hét lớn “Bắn!”. Thay vì chúng tôi phải nghe tiếng nổ thật lớn của viên đạn vút ra khỏi nòng súng, thì trái lại cây súng chỉ cho chúng tôi một tiếng khô khan, lãng xẹc:”Cóc!”. 
Trong khi mắt mọi người và tôi dán chặt vào những con cua sắt. Tôi gào lên: 
- Gì thế! Gì thế! 
Xạ thủ trả lời: 
- Trở ngại tác xạ, Đại tá! 
- Mở “culasse” ra xem? 
- Trình Đại tá, “Percuteur” bị gẫy! 
- Có “Percuteur” thay thế không? 
- Thưa... không! 
Tiếng “thưa không” làm tôi toát mồ hôi, vì đây là hy vọng cuối cùng cho sự cầm cự với Cộng quân để chờ viện binh tới. Cây súng đại bác 106 ly không giựt này là phương tiện duy nhất chống trả với T54 của địch mà thôi. Các loại súng khác chỉ là trò đùa với những con cua sắt này. 
Bây giờ tiêu diệt chiến xa địch bằng phương tiện gì đây? Tôi biết tôi phải rất bình tĩnh mới cứu được anh em và chính mình. À phải rồi, chúng ta còn oanh tạc cơ đang bay lượn trên không. Những chiếc phản lực cơ A37 sẽ xơi tái chúng một cách dễ dàng. Cũng nên biết từ ngày hôm qua cho đến sáng nay, phi cơ của ta chỉ có thể thả bom ở các mục tiêu xa ở ngoài thị xã. Trong thị xã còn 50,000 thường dân chưa được di tản, vì vậy tôi đã trình với Tướng Phú về việc này và ông đã chấp nhận không oanh tạc vào khu đông dân cự. Cũng cần ghi nhận, từ trước tới giờ, chưa bao giờ thị xã bị pháo kich của CS hoặc tấn công nên không gia đình nào có hầm trú ẩn... Nay thì chiến xa địch đã lọt vào thị xã thì các oanh tạc cơ cũng không có cơ hội nhào xuống thấp để đánh trúng mục tiêu vì phòng không của Cộng quân quá mạnh. Cứ mỗi lần máy bay quan sát L19 hay oanh tạc cơ bay thấp một chút là phòng không địch đã bắn lên trời như cảnh đốt pháo bông trong ngày Quốc Khánh. 
Tôi liên lạc ngay với L19 và nói chấp nhận sự nguy hiểm để dùng phản lực cơ dội bom thẳng vào các chiến xa đang tiến vào Bộ Tư Lịnh Sư đoàn 23 BB, và như vậy mới chặn đứng cuộc xung phong của CS. Trong lúc chờ đợi phi cơ làm thịt mấy con “cua sắt”, tôi đi lui đi tới kế cận các chiến sĩ đang ghì tay súng chống trả lại địch quân. 
Thình lình, mọi người nghe một tiếng nổ “ầm” thật khủng khiếp vang dội cả một góc trời. Cát, đá, bụi tung lên cao cả hàng trăm thước. Thôi hỡi ơi! Trung tâm Hành quân Sư đoàn (TOC), nơi đầu não Mặt trận Ban Mê Thuột để chống lại địch quân đã bị Không quân ta đánh trúng. 
TOC bị sập và các phương tiện truyền tin thiết trí trong đó đều tiêu tùng theo mây khói. Một số lớn sĩ quan, binh sĩ ở trong TOC bị chết và bị thương. Ai cũng biết, trong trận mạc, truyền tin là huyết mạch chính. Bây giờ không còn để liên lạc với cấp trên và thông tin cho cấp dưới nữa. Không một chút suy nghĩ, tôi chạy về phía sau TOC để bàn với Đại tá Quang. Tôi nói nhanh với Đại tá Quang nhận định của tôi: 
- Chúng ta không thể cố thủ được nữa vì đầu não của chúng ta là Trung tâm hành quân nay đã sụp đổ. Không có truyền tin, không có chiến xa làm sao chận đứng những chiến xa T54 và bộ binh CS đang tiến vào căn cứ. Trong khi đó chúng ta không có viện binh. Tồi đề nghị chúng ta rút ra khỏi vị trí phòng thủ BTL Sư đoàn ngay để bảo toàn lưc lượng còn lại. 
Đại tá Quang đồng ý và ra lịnh rút quân. Chúng tôi vọt ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là “Suối Bà Hoàng” - cách BTL Sư đoàn 250m. 
Cũng may mùa này là mùa khô nên suối cạn. Đáy suối lại thấp hơn mặt đất tới 15m nên rất dễ cho việc ẩn nấp. Anh em binh sĩ đi theo rất đông, chừng 100 người. Xa xa tiếng phát thanh tuyên truyền của địch quân gần Chùa Phật giáo của Tỉnh hội Phật giáo Ban Mê Thuột kêu gọi các binh sĩ ta đầu hàng. Chúng tôi tiếp tục di chuyển về phía Tâỵ Nhìn anh em binh sĩ, súng trên vai và lầm lũi theo mình. Đến giờ phút này tôi mới thấy tình chiến hữu bên nhau thắm thiết. Lòng tôi bỗng chùng xuông. Không có bút nào tả cho hết nỗi nhọc nhằn, buồn tủi của chúng tôi khi phải xa lìa BLT Sư đoàn, tượng trưng cho sự thách đố với địch quân. Tôi không dám ngoảnh mặt nhìn lại một lần cuối vì sợ không biết chính mình có đủ can đảm để không nhỏ nước mắt cho số phận hẩm hiu, xui xẻo cho Ban Mê Thuột, cho anh em binh sĩ, cho chính mình không? Đừng oanh tạc lầm, thì bây giờ mình đâu đến nỗi trở thành kẻ chạy trốn như thế này. Ôi Ban Mê Thuột, xin tạm biệt mi và hứa sẽ trở về bên mi suốt đời... 
Hình ảnh lê thê lếch thếch của đoàn quân ô hợp, như những khúc phim trên màn bạc cho trận thế chiến II - trận Dunkerque năm 1940, mà lực lượng đồng minh phải bỏ thành phố vì bị Đức tràn ngập. Lúc đó ho còn thiết giáp, nhưng thiết giáp của Đức tối tân hơn nên phải ra hàng. Họ chạy đến bờ biển và đã kiếm bất cứ phương tiện nào như du thuyền, canô hay thùng phao để thoát. Còn tôi bây giờ còn gì đâỵ Sinh ra làm lính thiết giáp mà bây giờ di chuyển như lính bộ binh. Tôi cũng không biết mình là ai bây giờ. Mình là cấp chỉ huy hay chỉ là một binh sĩ tầm thường? Lo cho anh em ra sao đây và chính mình sẽ ra sao đây? Trong những giây phút cuối cùng của đời binh nghiệp, chết hay sống là chuyện bình thường. Lúc vào lính, tôi đã có lúc nghĩ đến lúc mình làm thân chiến bại hay một viên đạn xuyên vào lồng ngực. Nhưng không ngờ trong cảnh huống này nó lại sầu đau chất ngất như lúc này, tủi nhục như bây giờ? Tôi chưa dám nghĩ quẩn vì bên cạnh mình còn anh em đang trông chờ nơi mình. Chỉ một phút sai lầm, sẽ đem anh em và mình xuống hố sâu vực thẩm. Tôi chỉ bàn với Đại tá Quang. Mình phải phân tán mỏng để tránh sư phát giác của địch quân. Tôi đề nghị:”Toa” đi về một phía, “moa” một phía và cố gắng tìm về Nha Trang nhé. Đại tá Quang gật đầu và chọn ngay cho mình một quyết định. Vị Tư lịnh chiến trường Ban Mê Thuột nói với tôi:”Moa sẽ đi về hướng Nam, đến gần cầu khoảng cách 14km là tìm đường về Nha Trang”. Còn tôi không còn chọn lựa naò khác hơn là đi về hướng Tây, nằm về khu cà phê của Trung tướng Hoàng và chờ trời tối sẽ bọc lên phía Bắc Ban Mê Thuột và từ đó tìm về Nha Trang. Thật là đau thương, khi làm việc có nhau, và giữa phút nghiêm trọng này chúng tôi cần có nhau hơn. Nhưng hoàn cảnh lại không cho phép như vậy. Đành chia tay nhau và may ra còn cứu được lấy định mệnh riêng của mình. 
Trước khi chia tay, chúng tôi bèn tập trung anh em binh sĩ lại và tôi tuyên bố: 
- Tôi xin thay mặt cho chính phủ và quân đội tuyên dương công trạng của anh em - những chiến sĩ anh hùng, can trường đã chống trả mãnh liệt với bọn CS xâm lược miền Nam với một tinh thần hy sinh cao độ. Từ 2 giờ sáng ngày hôm qua cho đến cho đến giờ này các anh em đã làm tròn nhiệm vụ mà đất nước giao phó cho dù địch quân có đông gấp mười chúng tạ 2 quả bom rơi nhầm vào Trung tâm Hành quân đã đưa chúng ta tới nông nỗi này. Bây giờ anh em phân tán mỏng đừng dể địch quân phát giác và tìm cách trở về Nha Trang. Hy vọng lúc đó chúng ta sẽ tập họp lại để tiếp tục chiến đấu... Toàn dân ghi công anh em. Tổ quốc VN ghi công anh em. Xin tạm biệt. 
Với nét buồn vô tận, anh em đã nghe tôi nói như lời biệt ly sầu thảm. Nhiều anh em đã bật khóc, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mặt họ và lặng lẽ giơ tay chào anh em. Nhìn anh em binh sĩ, Đại tá Quang và tôi còn nguyên vẹn bộ đồ tác chiến, giây ba chạc, áo giáp, nót sắt. Nhìn chiếc hoa mai bạc trên ngực Đại tá Quang, tôi đề nghị nên dấu nó đi để dễ bề ngụy trang trong khi di chuyển. Chúng tôi chia tay nhau mà ai cũng như muốn khóc. Đi theo con suối Bà Hoàng mà lòng tôi như bị cắt từng đoạn ruột, chúng tôi len lỏi qua các bụi lau sậy, những tảng đá lớn và những nhà chòi mà người dân cất làm chỗ tạm thời che nắng đụt mưa khi làm việc cả ngày ngoài đồng áng. Đi khoảng 100m tôi ngó lại vẫn còn chừng 20 người theo tôi. Trong đó có ông Phó Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, Nguyễn Ngọc Vy, một người kỳ cựu của vùng Darlac và nhất là thị xã Ban Mê Thuột. 
Tôi liền hỏi ông Vy: 
- Anh có biết đồn điền cà phê của Trung tướng Thái Quang Hoàng ở đâu không? 
Ông Vy chỉ tay về hướng đằng trước mặt: 
- Thưa Đại tá tôi biết. Xin Đại tá cứ tiếp tục đi về phía Tây là sẽ tới. 
- Vậy khi nào đi ngang qua anh cho biết nhé. Chúng ta sẽ vào đó ẩn núp cho đến tối. Lợi dụng bóng đêm chúng ta sẽ bọc về phía Bắc rồi tìm đường về Nha Trang. 
Ông Vy gật đầu và chúng tôi âm thầm tiếp tục di chuyển. Việc tôi chọn đồn điền của Trung tướng Thái Quang Hoàng vì đồn điền này đã có từ lâu tất nhiên cây cỏ đã cao và rậm rạp rất dễ ngụy trang... 

Những phút cuối cùng của đời binh nghiệp 

Chúng tôi tiếp tục đi khoảng 300m, anh Nguyễn Ngọc Vy nói với tôi: 
- Trình Đại tá, chúng ta đã tới ngang vườn cà phê của Trung tướng Hoàng rồi đây. 
Tôi nói ngay: 
- Bây giờ chúng ta phân tán mỏng và cẩn thận bò từ con suối này lên vườn cà phê và mỗi người hãy chọn một chỗ ẩn núp và rồi chờ đến tối chúng ta sẽ tìm đường thoát thân về Nha Trang. 
Tuân theo lời nói của tôi tất cả đều giăng hàng ngang và từ từ bò lên bờ suối. Sự hồi hộp đến với mọi người vì phải bò băng qua một thửa đất bằng lộ thiên - không có cây cối nào để ngụy trang, ẩn núp được. Nhìn toán người theo tôi, tôi rất lo ngại. Phần vì, có hơn phân nửa là quân nhân, còn kỳ dư là nhân viên hành chánh với những chiếc sơ mi áo trắng rất dễ dàng cho địch quân phát giác. Tôi rất ngao ngán cho việc vượt thoát này. Nhưng không còn một con đường nào khác. Chúng tôi bò tiến lên ngang mặt đất. Vưà lúc đó hàng loạt súng cộng đồng nổ vang và nhắm vào đoàn người chúng tôi. Đạn cày xới lên đất làm tung bụi mịt mù. Phản ứng tự nhiên của mọi người là chạy ào lên vườn cà phê để ẩn núp. Bây giờ tôi mới thấm thía câu “đạn tránh người chớ không phải người tránh đạn”. Nhiều người trúng đạn đã lăn ra chết hoặc rên la vì bị thương. Dưới hỏa lực vũ bão, tôi vẫn bò như người lính trong quân trường. Nhìn sang bên cạnh có Thiếu úy Phương, tùy viên của tôi vẫn bám sát lấy tôi. Tôi rất cảm phục người sĩ quan tùy viên này, dù đến phút này tinh thần kỹ luật vẫn còn giương cao và vẫn làm tròn nhiệm vụ của một quân nhân gương mẫu. Tiếng đại liên, tiếng gào thét của chiến xa đang tiến về chúng tôi như cuộc bủa vây đang thắt chặt. Tôi biết chúng tôi không thể nào thoát trước một thế trận đường cùng này. Tôi bèn bàn với Thiếu úy Phương là chúng ta nên đầu hàng. Như hiểu ý tôi, Thiếu úy Phương cởi áo lót trắng và lấy cây đưa lên cao phẩy qua phẩy lại để ra dấu hiệu đầu hàng. Lập tức súng đại liên ngưng bắn và chiến xa tiến sát về phía chúng tôi. Chúng ngừng cách chúng tôi khoảng 10m, một cán binh CS nhảy ra khỏi chiến xa, với khẩu AK47 chĩa thẳng vào chúng tôi và quát lớn: 
- Tất cả hãy giơ tay lên! Giơ tay lên! 
Mọi người đều tuân lệnh hắn. Nó hỏi tôi: 
- Tụi bây chức vụ gì và cấp bậc gì?? 
Như cái máy, tôi trả lời: 
- Tôi là Đại tá Tỉnh trưởng. 
Hắn tròn xoe mắt lại và nghi ngờ: 
- Thật không? Thật không? 
Tôi gật đầu và hắn hỏi tiếp: 
- Tên gì nói mau. 
Tôi không ngần ngại: 
- Nguyễn Trọng Luật! 
- Thật không? 
- Thật. 
Khi biết tôi là sĩ quan cao cấp, hắn sững người và rất đỗi ngạc nhiên. Hắn càng ghìm tay súng vào đầu tôi và nói hãy đứng yên và giơ tay cao khỏi đầu, và hắn tiếp tục hỏi Thiếu úy Phương như vậy. Một cán binh khác nhảy từ trên xe đến lột hết quần áo chúng tôi. Trên người tôi và Thiếu úy Phương chỉ còn chiếc áo lót và chiếc quần treillis. Chúng lấy hết súng lục, áo giáp, nón sắt, giầy boots và luôn cả vớ. Chúng nhanh tay lấy giây trói chặt tay chúng tôi ra đằng sau và đẩy chúng tôi mỗi người vào một hố cá nhân. Chừng nửa giờ sau, từ phía Tây một chiến xa khác tới. Một cán binh người mập mạp, mặt mũi sáng sủa nhảy ra khỏi chiến xa và tiến tới tôi chất vấn: 
- Anh có thật là Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng Darlac không? 
- Đúng. 
- Thôi anh ngồi chờ, chốc lát sẽ có xe đưa anh đi. 
Khoảng 4 giờ chiều, cũng từ phía Tây một chiến xa xuất hiện và bốc một mình tôi lên xe. Cửa xe đóng lại tối thui và xe bắt đầu di chuyển. Tôi có thể đoán chắc là chúng đi về hướng Tây để đến Bộ Chỉ huy của chúng. Đến lúc này, tôi thật bình tĩnh và coi nhẹ những sự việc xảy ra cho mình. “Sinh nghề tử nghiệp. Tôi là sĩ quan thuộc binh chủng Thiết giáp và bây giờ bị bắt bởi chính đoàn quân kỵ mã này. Dầu sao, tôi vẫn còn những tia hy vọng rọi xuống tâm hồn khô héo của tôi lúc này là tiếng súng vẫn còn vang động khắp chiến trường Ban Mê Thuột. Phản lực cơ của quân đội ta vẫn vần vũ trên không phận thân quí Cao nguyên. Dù tôi có bị bắt, nhưng hy vọng của tôi vẫn là Ban Mê Thuột vẫn như thành đồng trụ sắt. Quân tiếp viện sẽ tới và những con mãnh hổ sẽ làm tròn nhiệm vụ của người lính VNCH ngàn đời uy danh. Ban Mê Thuột vẫn ngạo nghễ thách đố với mọi hoàn cảnh... 
Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 
Bây giờ với đời sống thật sự thanh thản, bình tâm mà nhìn lại, nghĩ lại tôi thấy vài điều cần được xét lại. Tất nhiên không phải để phê phán, hay gỡ tội hoặc giả để lẩn tránh trách nhiệm, lẩn tránh sự thật. Nhìn lại, nghĩ lại chỉ có mục đích duy nhất là chia sẻ với những người còn sống về một biến cố trọng đại đầu tiên đã dẫn tới sự sụp đổ của chính thể và chế độ VNCH tại miền Nam nước Việt. 

1. Mất tỉnh, Tỉnh trưởng phải chịu trách nhiệm?

Đây là câu nói thông thường của những người thiếu hiểu biết. Nhiệm vụ của Tỉnh trưởng chỉ là trách vụ về hành chánh, kinh tế, chính trị, v.v...mà thôi. Về an ninh quân sự lại nằm trong tay Tiểu khu trưởng. 
Nhiệm vụ của Tiểu khu trưởng là giữ an ninh các cơ sở, đường xá, cầu cống, tìm kiếm tin tức tình báo để báo cáo len cấp trên, cũng như truy lùng, tiêu diệt du kích và những cán bộ CS xâm nhập vào vùng trách nhiệm của mình. Tiểu khu trưởng chỉ có trong tay những Tiểu đoàn Địa phương quân, Nghĩa quân, Cảnh sát và tổ chức Nhân dân Tự vệ... Vì vậy, các đơn vị này không có khả năng đương đầu với quân chính qui của địch. 
Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột, Tiểu khu Darlac đã nhiều lần báo cáo có những dấu hiệu về sự xuất hiện hoạt động của quân chính qui CS. Bằng chứng là tại phía Tây, Ban2 Tiểu khu Darlac đã phát hiện ống dẫn dầu của quân Bắc Việt hay những dấu xích chiến xa để lại ở phía Tây Ban Don và Ia Sup. Đặc biệt ngày 7/3/75, Tiểu khu Darlac hành quân đã bắt được một tù binh thuộc Sư đoàn 320/BV đang giăng giây điện thoại. Tin tức này cũng không thuyết phục nổi Tướng Phú và Tướng Tường để cho Trung đoàn 45 BB trở lại Ban Mê Thuột. 2 ông này vẫn còn ám ảnh về CS sẽ đánh Kontum hay Pleiku. Chưa bao giờ các ông cho rằng Ban Mê Thuột sẽ bị tấn công. 

2. Tại sao Tiểu khu lại không biết chiến xa địch tiến vào Ban Mê Thuột?

Câu hỏi này làm tôi thắc mắc mãi và muốn tìm câu trả lời cho chính mình. Khi ngồi trong tù, tôi có đọc “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng tôi mới vỡ lẽ. Các chiến xa của CS đã được bố trí cách thị xã Ban Mê Thuột trên hàng trăm km về phía Tây Bắc, trong rừng úi trùng trùng điệp điệp của Cao nguyên. Nhìn trên bản đồ, Phòng 2 hay cấp chỉ huy bao giờ cũng tiên đoán ngay và cho rằng nếu chiến xa địch, nếu có tấn công đêm nay, thì chỉ có khả năng tấn công Pleiku chứ không thể là Ban Mê Thuột. Vì xung quanh Ban Mê Thuột, hay phía Tây, dù Tây Bắc hoặc Tây Nam đều là dãy rừng già với cây cối cao lớn. Qua con mắt của một sĩ quan kỵ binh như tôi, việc tấn công Ban Mê Thuột bằng chiến xa khó có thể thực hiện nổi. Trái lại, Pleiku với những đồi thoai thoải, trống trải, không có cây cối là địa bàn lý tưởng cho chiến xa. Nhưng, đây là chữ nhưng to tướng, nghĩa là CS đã cho công binh dọn đường trước, bằng cách cho cưa tất cả các cây lớn mà chiến xa không ủi ngã được. Bọn CS đã không cưa đứt hẳn để cây đổ xuống làm phi cơ quan sát được, mà chỉ cưa 2/3 cây thôị Trên máy bay do thám của ta luôn luôn thấy cây cối um tùm như thường, không có con đường nào băng qua rừng cả. Đến khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc trực chỉ Ban Mê Thuột, và khi gặp những thân cây lớn, chiến xa cứ ủi xập những cây mà công binh đã cưa sẳn 2/3. cây lớn đều nằm rạp xuống và chiến xa cứ thế mà tiến lên dễ dàng. Khi gần tới thị xã, CS đã cho pháo kích vào thị xã để che lấp tiếng động cơ của các chiến xa đang di chuyển... 

3. Làm sao Địa phương quân có thể tiêu diệt chiến xa?

Tôi là sĩ quan kỵ binh được giao trọng trách chỉ huy trưởng Tiểu khu Darlac, ngoài ý muốn của tôi. Kinh nghiệm về Thiết giáp vẫn là sở trường của tôi. Khi tôi nhận nhiệm vụ lẽ tất nhiên tôi đã để ý nhiều về những con ngựa sắt này. Tất cả thiết giáp của ta đều được điều động về Pleiku hết. Ban Mê Thuột chỉ cò có 2 chiếc Commando car để tuần tiểu, hộ tống cho các đoàn công voa hay các cấp chỉ huỵ Trong đầu tôi bao giờ cũng đặt ra câu hỏi, liệu CS tấn công các chi khu hay đồn bót bằng chiến xa thì sao? Vì vậy, việc đầu tiên nghĩ đến là loại súng M72, loại chống chiến xa mà Quân đội Hoa Kỳ cung cấp. Tôi bèn xin BTL Quân đoàn 2 cho trang bị loại súng trên cho Tiểu khu. Không có toán, tiểu đội, trung đội, đại đội nào thuộc Địa hương quân của Tiểu khu Darlac là không có trang bị M72. Ngay cả những Trung đội Nghĩa quân nữa. Tôi chỉ thị cho các sĩ quan và binh sĩ đều phải sử dụng M72 một cách nhanh nhẹn và chính xác. Tôi còn luôn luôn kiểm soát chặt chẽ và khi tôi thanh tra bất cứ một đơn vị thuộc Tiểu khu Darlac, bất cứ đâu, từ sĩ quan đến binh sĩ đều lưu lại khảo hạch và chờ biểu diễn cách sử dụng M72 chống chiến xa, cũng như ân cần nhắc nhở mọi người làm sao tăng hiệu năng của của súng và bắn cho chính xác. Trong trận đánh Ban Mê Thuột, 9 chiến xa CS nằm ụ trên đường Thống Nhất hoặc trước mặt BCH Tiểu khu và Dinh Tỉnh trưởng đều là công đầu của các chiến sĩ Điạ phương quân Tiểu khu Darlac. Ai cũng biết, các oanh tạc cơ của ta không được thả bom vào thị xã mà chỉ được đánh bom vào các mục tiêu ven thị xã mà thôi. Oanh tạc cơ của ta chỉ có một lần đánh vào chiến xa địch trước mặt BTL Sư đoàn 23 BB với 2 quả bom. Nhưng thảm thương thay lại đánh trúng Trung tâm Hành quân của Mặt trận Ban Mê Thuột. Tôi cũng cần minh xác, tôi viết ra đây những sự kiện này, không phải là kể công cho Tiểu khu Darlac hay phiền trách Không quân, mà là những lời nói danh dự của một sĩ quan QLVNCH biết tự trọng, liêm sỉ và sự trung thực gởi đến các chiến hữu đã sát cánh bên nhau trong những ngày lửa đạn và các bạn. 
Tôi cũng xin kể thêm, năm 1984, trong thời gian tôi ở trại tù Nam Hà — Hà Nam Ninh. Một buổi sáng tôi đang gánh nước tưới rau, vì tôi thuộc trung đội trồng rau cho trại. Tình cờ tôi gặp một thanh niên trạc ngoài 30 tuổi, lại chào tôi: 
- Chào Đại tá. 
- Thôi cứ gọi nhau bằng anh em đi, vì nước mất nhà tan rồi, còn đâu là tá với tướng. 
- Không! Riêng với Đại tá, tôi vẫn tôn kính là Đại tá. Tôi phục Đại tá là chưa có Địa phương quân của Tiểu khu nào mà bắn cháy được chiến xa CS được. Riêng chỉ có Địa phương quân Darlac là tiêu diệt được T54 của địch. Tôi còn nhớ ngày 11/3/75, tôi là người đi dọc theo đường Thống Nhất để lấy tin tức về báo cáo cho Đại đội 23 Thám sát của tôi. Tôi đã đếm được 10 chiến xa bị bắn cháy.. Sự thán phục ấy đến nay tôi mới gặp Đại tá để bày tỏ nỗi niềm cũng như chào kính và thăm hỏi Đại tá. 
- Vậy anh là ai và ở đâu? 
- Tôi tên là Chí trước thuộc Đại đội Thám báo Sư đoàn 23 BB. Hiện nay tồi còn bị tù ở đây cùng với Đại tá nhưng ở khu khác. 
- Cám ơn anh về những lời khen cho Địa phương quân Tiểu khu Darlac. Xin anh một điều là từ bây giờ chúng ta cứ gọi là anh em thôi. Vì như tôi đã nói lúc nãy, đất nước đã mất rồi, chúng ta chỉ còn tình nghĩa để đối với nhau mà thôi. 
- Dạ nếu như Đại tá cho phép thì tôi vâng. 
Lòng tôi dâng lên một niềm vui sướng cho buổi gặp gỡ ngắn gọn ấy. Thứ nhất là dù trong hoàn cảnh tù đày anh em vẫn tôn kính nhau và họ nhận ra tôi đã không làm điều sai quấy khi còn tại chức. Đây cũng là phần thưởng cho tôi vì trong tù anh em thường hay nói với nhau:”Khi ở tù rồi mới biết ai là tướng tá thật, ai là tướng tá giả — đáng kính hay đáng khinh... 
Thứ hai là anh Chí đã xác nhận số chiến xa bị bắn cháy mà do Thiếu tá Trưởng Phòng 3 báo cáo cùng tôi là 9 chiếc mà bây giờ là 10 chiếc. 

4. Tướng Phạm Văn Phú là tướng giỏi hay dở?


Tướng Phú hoàn toàn bị địch đánh lừa và ít ra không có kinh nghiệm chiến trường Cao nguyên. Trước kia, khi còn Quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN, tin tức tình báo chiến lược hay tin tức liên quan đến các đơn vị lớn của VC đều do Mỹ cung cấp. Nhưng sau Hiệp định Paris, nguồn tin từ Mỹ đều chấm dứt và Phòng 2 của ta chỉ còn khả năng lấy tin tức các đơn vị chính qui Bắc Việt bằng cách tìm điện đài của địch. Vì biết được yếu điểm này của QLVNCH, nên CS vẫn cho điện đài phát thanh hàng ngày như thường lệ và tuyệt đối im lặng truyền tin trong khi di chuyển về phía Nam. Vi` vậy Tướng Phú cứ đinh ninh là các Sư đoàn Bắc Việt vẫn còn ở phía Tây Pleiku và Kontum. 

5. Tổng Thống và Tổng Tham mưu Trưởng

Nếu qui trách nhiệm cho Tướng Phú làm mất Ban Mê Thuột vì dở là quá sai. Vì kế hoạch hành quân hay bố trí các đơn vị để phòng thủ các Vùng đều được Tổng Tham Mưu Trưởng và Tổng Thống (Tổng Tư Lệnh) duyệt xét và chấp thuận mới được thi hành. Quân đoàn 2 và Tướng Phú được sự chỉ huy trực tiếp của Tổng TMT và TT. Mất Ban Mê Thuột đâu phải trách nhiệm riêng gì của Tướng Phú mà chính là Tổng TMT và TT. Các đơn vị chia sẻ trách nhiệm như Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, Cục An ninh Quân đội, Đơn vị 101/TTM. Tất cả các cơ quan trên làm gì, để các đại đơn vị Bắc Việt di chuyển về phía Nam, để đánh vào thị xã Ban Mê Thuột? Ai là người dám công khai lãnh nhận trách nhiệm? Cho đến nay, trong chiến tranh VN mới chỉ có thấy ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara là dám nói lên lỗi lầm của ông ấy mà thôi. Bằng một cuốn sách, McNamara nhận trách nhiệm. Còn ai nữa? Hay tất cả chỉ cầu mong thời gian khỏa lấp vào “cuối trời lãng quên” hay là viết hồi ký để rửa tay kiểu quan Phi-la-tô trong Thánh kinh khi trao Đức chúa GieÁsu cho dân chúng muốn làm gì thì làm, muốn giết chúng mày cứ việc giết, tao không có trách nhiệm gì hết? Ngụy biện quá sức.

6. Hãy so sánh lực lượng đôi bên

a) Lực lượng Quân đoàn 2 
- Sư đoàn 22 BB 
- Sư đoàn 23 BB 
- 4 Liên đoàn BDQ (bằng 1 sư đoàn) 
- 1 Lữ đoàn Thiết giáp 
- 1 Sư đoàn Không quân (Sư đoàn 6 Không quân) 
- 1 Trung đội Hoả tiển TOW 
b) Lực lượng CS 
- Sư đoàn 320 
- Sư đoàn F10 
- Sư đoàn Sao Vàng 
- Sư đoàn 968 
- Pháo binh 130 
- Pháo binh Phòng không (Sư đoàn) 
- Thiết giáp Lữ đoàn) 
- Các đơn vị Công binh 
- Các đơn vị Đặc công (2 Trung đoàn) 
Nhìn qua tương qua giữ ta và địch, với nhiệm vụ phòng thủ, ta có thể làm tròn nhiệm vụ một cách dễ dàng. Trong binh pháp ai cũng biết, một lực lượng tấn công, phải gấp 3 lần lực lượng phòng thủ mới mong thắng trận được. Mất Ban Mê Thuột ta đã bị đánh lừa, vì ta không biết địch tấn công ở đâu, cũng giống như trên bàn cờ tướng, ta thua vì không biết nước chiếu của đối thủ. 

7. Bài học của người Pháp

Khi còn là Đại úy, tôi đã có dịp theo học một khóa tham mưu, trong đó học chiến thuật, chiến lược. Người Pháp đã để lại một tài liệu nói về Cao nguyên. Đại ý: "Muốn giữ Cao nguyên thì phải giữ Ban Mê Thuột. Muốn giữ miền Nam phải giữ Cao nguyên”. Phải chăng qua nhận dịnh đó, chúng ta đã mắc tới 3 sai lầm: 
- Dời Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 về Pleiku? 
- Tập trung quân giữ Kontum và Pleiku.

- Bỏ Cao nguyên để giữ miền Nam?

8. Những chuyện nghe được từ trong tù

Tại trại tù Nam Hà (Hà Nam Ninh), tôi được biết đứa con út của tôi đã chết tại xã Châu Sơn cách thị xã Ban Mê Thuột chừng hơn 3km. Số là khi CS tràn ngập tư dinh Tỉnh trưởng Darlac, các con tôi đã theo chân những binh lính trong dinh chạy trú ẩn tại nhà cha Tâm, cha sở xã Châu Sơ, một xã phần dông là người Công giáo từ Bắc di cư vào Nam năm 1954, nên có tinh thần chống Cộng cao độ. CS đã nã pháo kích như mưa vào làng, làm trúng hầm trú ẩn gia đình cha Tâm. Kết quả là đứa con út tôi và 2 đứa cháu của cha Tâm bị tử thương. Cũng trong tù CS, tôi có gặp Đại tá Nguyễn Văn Của, Thiết giáp, Tỉnh trưởng tỉnh Châu Đốc đã có dịp nói chuyện cho tôi biết: “Khi thị xã Ban Mê Thuột bị mất, TT Thiệu đã triệu các Tỉnh trưởng về họp tại Dinh Độc lập và có phán một câu xanh rờn, “Thằng Luật trở về trình diện, tôi sẽ xử bắn ngay vì bỏ chạy mà không giữ được thị xã. Còn các anh cũng vậy, ai bỏ tỉnh mà chạy, tôi cũng bắn ngay”. 
Nghe lời kể của anh Của mà lòng tôi xót xa. Ở dời ai có hiểu mình và tôi lại nhớ tới bài hát “Bay Đêm” của Song Ngọc có câu “Ở đời ai hiểu ai...” để an ủi chính mình trong đời lao tù không có ngày ra này. Thêm nữa, cũng may cho tôi là tôi đã không có bỏ tỉnh, chạy trước khi địch quân đến như ít vị Tỉnh trưởng khác và cũng may là tôi còn ở lại cố thủ để bị bắt tại chiến trường. Nếu không bị xui xẻo vì bị oanh tạc lầm vào TOC, nếu quân tiếp viện đến kịp thời thì đâu đến nỗi bị bắt và ở tù tại miền Bắc 13 năm, 5 tháng, 25 ngày. 
Để chấm dứt bài này, sau khi gia đình tôi đã được định cư tại Mỹ, qua diện HO. Vì chưa ổn định được đời sống nên tôi chưa có dịp diện kiến TT Thiệu để thưa lại vị Tổng tư lịnh của tôi đôi điều. Có một cảm nghĩ mà tôi cứ suy nghĩ mãi là các Tướng VNCH có đọc truyện Tàu không, nhất là Tướng Phú, để không bị CS đánh lừa ở vùng 2. Vì nếu đọc truyện Tàu đời xưa, chúng ta đều biết trận đánh giữa Hàn Tín và Hạng Võ được gọi là “Minh tu sạn đạo; ám độ trần thương”. 

37 nhận xét:

  1. Cảm ơn các bạn chủ trang Google.tienlang đã cho chúng tôi- những cựu chiến binh ôn lại quãng đời trai trẻ của mình.
    Xin góp với các bạn bài:
    ----
    Đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, những bài học 40 năm nhìn lại QĐND
    Thứ hai, 09/03/2015 | 23:11 GMT+7
    QĐND Online - Buôn Ma Thuột là trận then chốt thứ nhất của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo ra đột biến về chiến dịch, gây tác động dây chuyền, tạo thời cơ cho những trận then chốt tiếp sau, tạo nên bước ngoặt quyết định của sự phát triển chiến dịch và cả chiến lược. Đồng thời là trận đột phá chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

    Thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc với 150.000 dân, là nơi địch đặt sở chỉ huy của Sư đoàn 23 ngụy. Chúng cho rằng, năm 1975 ta chưa đủ sức; không khắc phục được địa hình, thời tiết và bảo đảm hậu cần để đánh lớn vào các thị xã và thành phố lớn như Buôn Ma Thuột, hoặc ta có đánh thắng cũng không giữ được khi chúng phản kích chiếm lại. Vì thế, Buôn Ma Thuột tuy là một vị trí xung yếu, nhưng địch có nhiều sơ hở và càng vào trong thị xã, lực lượng chúng càng mỏng. Đối với ta, giải phóng được Buôn Ma Thuột thì sẽ đập vỡ được hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên, tạo ra một thế trận hiểm mới, có thể làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến trường. Trong khi bàn bạc kế hoạch tác chiến ở Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, mọi người đều nhất trí nhanh về nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của chiến dịch, nhưng đã cân nhắc, thảo luận nhiều về cách đánh, mới đi đến nhất trí, trong đó có những phát triển mới.

    Trên thực tế, ý định ngay từ đầu đánh thị xã Buôn Ma Thuột đã không thực hiện được. Bởi vì, theo kế hoạch trước đó, tại Tây Nguyên, ta đã bố trí lực lượng mạnh quanh Đức Lập (tới Đắc Soong) để tiêu diệt địch và mở đoạn đường số 14 đánh thông hành lang chiến lược vào Nam Bộ. Cho nên ta quyết định đánh Đức Lập trước (có thể dứt điểm nhanh) rồi đánh tiếp Buôn Ma Thuột ngày hôm sau, vì ta đã triển khai lực lượng - cài thế bao vây chặt quanh thị xã Buôn Ma Thuột.

    Từ ngày 4 đến ngày 9-3, quân ta đã tạo thế chiến dịch rất thành công, trong đó nổi bật là đã đánh chiếm các đường giao thông chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng, chia cắt phía Nam với phía Bắc Tây Nguyên, bí mật bao vây, cô lập hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột và nghi binh lừa địch tạo thế đánh Plây-cu. Khi ta tiêu diệt quận lỵ Đức Lập rồi mà địch vẫn đinh ninh rằng ta đánh để mở thông Đường số 14 vào Nam Bộ và chúng vẫn tập trung đối phó với hướng nghi binh của ta ở Plây Cu.

    2 giờ sáng ngày 10-3, ta mở màn trận tiến công Buôn Ma Thuột, bộ đội đặc công và pháo ĐKB của ta nổ súng đánh sân bay Hòa Bình, hậu cứ Trung đoàn 53, sân bay thị xã Buôn Ma Thuột và khu kho Mai Hắc Đế. Lợi dụng tiếng đạn pháo, tiếng súng nổ... các loại xe kéo pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe tăng, xe thiết giáp, ô tô chở bộ binh ta từ các hướng tiến về thị xã. Do tổ chức hiệp đồng tốt, chỉ huy chặt chẽ nên các hướng, các mũi tiến quân đều thực hiện đúng thời gian.


    Tấn công, đánh chiếm trại Mai Hắc Đế, thị xã Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, tháng 3-1975. Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ 7 giờ 15 phút, trời sáng rõ, các cụm pháo chiến dịch phát hỏa mãnh liệt vào sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 23, sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc và khu thiết giáp. Lực lượng đặc công đã chiếm xong khu kho Mai Hắc Đế, sân bay thị xã và một phần sân bay Hòa Bình. Trong đêm, 2 tiểu đoàn bộ binh của ta ém quân từ phía Nam đã bí mật tiến vào bám sát thị xã, một đơn vị đã vượt sang bờ bắc suối. Đến 9 giờ, bộ binh và xe tăng ta tổ chức một đợt tiến công vào sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc. Địch chống cự mạnh, ta phải điều thêm lực lượng phía sau lên tổ chức tiến công liên tiếp nhiều đợt. Mãi đến 13 giờ 30 phút, quân ta mới vào được cổng tiểu khu. Quân địch dựa vào các nhà gác tiếp tục chống cự. Cuối cùng, chiều ngày 10-3, ta hoàn toàn làm chủ tiểu khu Đắc Lắc. Từ đó, phát triển sang đánh khu hành chính, chiếm khu quân cảnh và diệt một đại đội địch ở đông bắc sân bay thị xã. Cánh quân Tây bắc nhanh chóng đánh chiếm điểm cao Chư Bua, khu thiết giáp, khu pháo binh và hậu cứ Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 45) ngụy; mũi thọc sâu của bộ binh và xe tăng ta đã vượt qua khu kho Mai Hắc Đế, chiếm khu trung tâm thông tin và áp sát sư đoàn bộ Sư đoàn 23 từ phía Tây. Địch cho máy bay ném bom ngăn chặn và dùng bộ binh tổ chức phản kích nhiều đợt. Ta và địch đã giành nhau từng căn nhà, từng góc phố. Trong ngày 10-3, ta chiếm được phần lớn thị xã, trừ khu vực Sư đoàn bộ binh 23 và một số mục tiêu phía đông tiểu khu. Và cũng đến lúc này (chiều ngày 10-3) địch mới biết rõ ta đánh chiếm Buôn Ma Thuột.

      Sáng ngày 11-3, ta đánh chiếm sở chỉ huy Sư đoàn 23. Từ đó tràn qua hậu cứ Trung đoàn 45, tiến đánh các mục tiêu còn lại. Bộ đội ta từ các hướng gặp nhau ở sư đoàn bộ Sư đoàn 23 ngụy.

      Qua 32 giờ chiến đấu liên tục, ta đánh chiếm xong thị xã Buôn Ma Thuột lúc 10 giờ 30 phút ngày 11-3-1975. Nhân dân các dân tộc trong thị xã đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội lùng bắt bọn ác ôn tề điệp, giành quyền làm chủ ở các phường ấp dưới sự hướng dẫn của các đội công tác.

      Cách đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột là cách đánh hiệp đồng binh chủng với 4 cánh quân chủ lực, kết hợp với các đơn vị tinh nhuệ và các tiểu đoàn bộ binh bí mật luồn sâu bố trí sẵn, bỏ qua các đồn bốt ngoại vi, dùng binh lực lớn cơ giới hóa theo các trục đường lớn, với tốc độ cao đánh thẳng vào trong thị xã nhằm đập vỡ ngay 2 đầu não chỉ huy của địch là sở chỉ huy Sư đoàn 23 và sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc.

      Tổ chức, thực hành đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột thắng lợi thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. 40 năm đã trôi qua nhưng những bài học kinh nghiệm quý báu đó vẫn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

      Đó là nghệ thuật chọn hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu rất đúng và rất hiểm. Lựa chọn nam Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu, Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu, ta đã điểm trúng huyệt, đánh vào nơi rất hiểm yếu của địch. Chiếm được Buôn Ma Thuột là ta có điều kiện mở ra các hướng phát triển tiến công thuận lợi trên cả các hướng bắc, đông, nam theo các trục Đường số 14, Đường số 7 và Đường số 21.

      Đó là nghệ thuật nghi binh, lừa địch, tạo thế, giữ quyền chủ động chiến dịch. Ta đã tiến hành một kế hoạch nghi binh rất công phu (đánh mạnh như đánh thật), khiến cho địch ngày càng tin chắc là ta tiến công ở bắc Tây Nguyên. Đánh Buôn Ma Thuột, ta đã dự kiến cả hai tình huống (địch chưa dự phòng và có dự phòng) nhưng lấy tình huống khó nhất là địch đã tăng quân và tăng cường phòng ngự thị xã để đặt kế hoạch tác chiến; nhưng vẫn tiếp tục nghi binh tạo thế, triệt để lợi dụng suy đoán sai lầm của địch để dẫn dắt chúng rơi vào tình huống chưa tăng cường phòng ngự; thể hiện nghệ thuật gạn lọc tình huống để có thể loại trừ hoặc hạn chế tình huống khó nhất.

      Xóa
    2. Đó là, nghệ thuật tạo ưu thế hơn hẳn địch trên hướng và mục tiêu chủ yếu. Ở trận then chốt Buôn Ma Thuột, ta tập trung lực lượng từ 3 đến 4 lần hơn địch để đánh thắng trận mở đầu, vì ta đã chia cắt địch thành nhiều cụm cô lập, khó ứng cứu nhau bằng đường bộ. Đến trận tiêu diệt Sư đoàn 23, tuy lực ta và địch xấp xỉ nhau, nhưng thế ta lại hơn hẳn thế địch, ta đã cài sẵn thế đánh úp khi địch đổ bộ, nên ta cũng nhanh chóng giành thắng lợi. Còn trận truy kích trên đường số 7, tuy số lượng địch đông hơn ta nhiều, nhưng chúng đã thất thế (rút chạy hỗn loạn đã mất tinh thần, mang theo tâm lý thất bại) nên chúng đã thất bại thảm hại.

      Đó còn là, nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch và tổ chức các trận then chốt. Cách đánh đó thể hiện cụ thể trong các biện pháp tác chiến, đánh cắt giao thông, đánh thị xã, đánh căn cứ, đánh quân địch phản đột kích, đánh địch rút chạy. Cách đánh chung của chiến dịch là: tiến hành nghi binh tạo thế, thu hút và giam chân chủ lực địch trên hướng khác, tạo ưu thế trên hướng và mục tiêu chủ yếu, thực hiện bao vây, chia cắt chiến lược và chiến dịch, cô lập từng cụm quân địch; kết hợp đột phá với luồn sâu, thọc sâu thực hiện trong ngoài cùng đánh, dùng các cụm đột kích binh chủng hợp thành để phá vỡ phòng ngự địch.

      Chiến thắng của trận then chốt mở đầu đã tạo thế và lực thúc đẩy chiến dịch phát triển; tạo điều kiện kéo địch ra ngoài công sự để tiếp tục tổ chức thực hành các trận then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên như tiêu diệt địch đổ bộ đường không xuống Phước An. Trong kế hoạch chiến dịch, ta cũng đã dự kiến địch có thể đổ bộ Sư đoàn 23 bằng máy bay lên thẳng xuống Đường số 21 phía đông Buôn Ma Thuột để phản kích ứng cứu thị xã, vì Sư đoàn 23 không thể đi đường số 14, do Sư đoàn 320 của ta đã đánh chiếm. Sau khi đánh xong Đức Lập, ta dùng xe ô tô cơ động Sư đoàn 10 về đứng chân ở phía Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột sẵn sàng đánh Sư đoàn 23 ngụy đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống các khu vực có dự kiến. Tình huống đã diễn ra đúng như vậy. Thế là ta đã đưa địch vào kế và thế của ta. Hoặc trận then chốt tiêu diệt tập đoàn rút chạy của địch trên đường số 7 cũng nảy sinh trong quá trình chiến dịch. Thắng lợi của trận truy kích - tiêu diệt này thể hiện trình độ cả về tổ chức nắm địch và quyết đoán của Bộ tư lệnh chiến dịch, trách nhiệm và năng lực tổ chức của cơ quan chiến dịch cũng như tinh thần dũng cảm và thông minh, ý thức chấp hành mệnh lệnh của bộ đội Tây Nguyên. Hướng phát triển thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên xuống đồng bằng ven biển Khu 5 đã tạo thế chia cắt chiến lược rất hiểm, làm cho địch lâm vào thế bị cô lập.

      Nghệ thuật tổ chức và thực hành trận then chốt mở đầu đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên thể hiện sâu sắc tư tưởng quan điểm chiến tranh nhân dân Việt Nam, kế thừa những kinh nghiệm truyền thống của các chiến dịch trong các cuộc chiến tranh, hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố cấu thành nghệ thuật chiến dịch; do đó đã phát triển sáng tạo và thể hiện ở trình độ cao về nghệ thuật quân sự Việt Nam.

      Đại tá, Thạc sĩ NGUYỄN THẾ HÙNG (Khoa Chiến thuật – Chiến dịch, Học viện Chính trị)
      http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/khoa-hoc-nghe-thuat-quan-su/danh-chiem-thi-xa-buon-ma-thuot-nhung-bai-hoc-40-nam-nhin-lai/349448.html

      Xóa
    3. How much to pay for Thac sy?

      Xóa
  2. Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật (*)
    Từ Phước Long đến Buôn Ma Thuột
    SGGP:: Cập nhật ngày 22/04/2007 lúc 14:41'(GMT+7)
    http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images176396_v67a.jpg
    Buôn Ma Thuột ngày 11-3-1975
    Chiến thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là chiến thắng vang dội nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính những kẻ thua trận cũng phải công nhận điều đó. Qua cuốn sách Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật của tác giả Lê Đại Anh Kiệt, chúng ta sẽ hiểu rõ thêm về diễn tiến của cuộc chiến bởi chính những tường thuật của các tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn khi ấy.

    Ngày 6-1-1975, quân ta tiến vào đánh sập Phước Long, nơi được xem là bức tường thành vững chắc bảo vệ vành đai Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn phải ngậm ngùi kêu gọi: “Dành ba ngày truy điệu cầu nguyện cho Phước Long”.

    Khởi đầu cho sự sụp đổ không thể cứu vãn
    Theo hồi ức của trung tướng Hoàng Cầm, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 thì trung tuần tháng 12-1974, bằng biện pháp nghi binh để quân ngụy Sài Gòn tập trung lực lượng bảo vệ Tây Ninh, quân giải phóng miền Đông đã bất ngờ mở chiến dịch tiến công giải phóng các cứ điểm Bù Đăng, Đồng Xoài, giải phóng đường 14. Tiếp đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo cho Bộ Tư lệnh Miền chớp thời cơ mở chiến dịch giải phóng Phước Long.

    Rạng sáng ngày 31-12-1974, quân ta tấn công Phước Bình và pháo kích Phước Long. Vương Hồng Anh, cựu sĩ quan biệt kích dù quân đội Sài Gòn kể lại: “Sau khi đánh chiếm được núi Bà Rá, Cộng quân thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn vào trung tâm tỉnh lỵ. Trong suốt ngày 2-1, lực lượng trú phòng Việt Nam Cộng Hòa dù chiến đấu quyết liệt nhưng đến 18g cùng ngày thì trạm liên lạc đặt trên núi Bà Rà bị Cộng quân chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xã bị mất hẳn”.

    Theo lời của Cao Văn Viên, nguyên đại tướng Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn ghi lại trong hồi ký thì ngày 2-1, Nguyễn Văn Thiệu chủ trì cuộc họp tại dinh Độc Lập gồm nhiều tướng lĩnh đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa để đề ra biện pháp tăng cường lực lượng giữ Phước Long. Nhiệm vụ được giao cho Quân đoàn 3 do trung tướng Dư Quốc Đống điều khiển. Trong khi trung tướng Đống và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đang tiến hành kế hoạch giải cứu Phước Long thì tại tỉnh lỵ, vào ngày 3-1-1975, quân ta đã tăng cường áp lực quanh vòng đai phòng thủ và đánh sập mọi tiếp viện của ngụy quân. Đàm Hữu Phước, sĩ quan quân y Liên đoàn 81 biệt kích dù tăng cường cho Phước Long kể: “Lực lượng biệt kích dù từng được mệnh danh là người hùng An Lộc, lần này không cứu nguy được cho Phước Long mà ngay lập tức rơi vào tình trạng nguy khốn… Trong trận này, anh em đặc huấn biệt cách dù bị thương nhiều. Hầm quân y chật cả thương binh…”. Thế là hết! Phước Long sau bao ngày hấp hối chờ đợi viện binh, đã lịm chết lúc 9g sáng ngày 6-1-1975.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đòn điểm huyệt choáng váng ở Buôn Ma Thuột
      Các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp quân đội Sài Gòn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về thất bại đau đớn ở Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, một sự thật không thể chối cãi là trong trận đấu này quân đội Sài Gòn đã thua cả trí và lực.

      Trịnh Tiếu, đại tá Trưởng phòng 2 của Quân đoàn 2 quân đội Sài Gòn, người chịu trách nhiệm về tình báo của Vùng II cho rằng họ đã khám ra Cộng quân chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột từ tháng 12-1974. Họ còn biết đích xác ngày giờ hành quân và lộ trình hành quân của chúng ta. Tuy nhiên ngụy quân không ngờ trong cuộc hành quân này chúng ta đã cơ mưu linh hoạt hơn địch tưởng. Ngô Văn Xuân, trung tá trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 quân đội Sài Gòn cho biết: Mùa xuân năm 1975, Tổng thống Thiệu lệnh cho tướng Phạm Văn Phú đưa toàn bộ Sư đoàn 23 về Buôn Ma Thuột.

      Nhưng vào khoảng 8g sáng ngày 17-2-1975, khi đoàn quân tập trung tại căn cứ Hàm Rồng để khởi hành thì có một đợt pháo kích mạnh vào Pleiku và “đến 11g thì tướng Phú cho ra lệnh hủy bỏ việc chuyển quân. Ông nói địch sẽ đánh vào Pleiku và địch chuyển quân nhanh vào Buôn Ma Thuột là để nghi binh mà thôi. Lệnh của tướng Phú đã làm cho cả Quân đoàn 2 ngạc nhiên”. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên chính ủy mặt trận Tây Nguyên giải thích nguyên nhân sự thay đổi quyết định của tướng Phú là do đã trúng đòn phản gián của ta: “Địch đã bị lừa cho rằng ta đánh Buôn Ma Thuột nên đã đưa Trung đoàn 45 xuống phía Nam.

      Bộ Tư lệnh Quân khu 2 ngụy đã nhận bức điện trên cùng lúc với chỉ huy quân sự Tây Nguyên. Đồng thời với bức điện này sáng hôm ấy ta pháo kích Pleiku. Chính những quả pháo và bức điện giả làm tướng Phú hủy bỏ cuộc hành quân. Rõ ràng, địch đã thua ta về chiều sâu của chiến lược và bị ta “lừa” cho rối tung lên. Và dù biết trước được kế hoạch của ta, nhưng Mỹ ngụy cũng không làm sao tránh khỏi một cái thua đau đớn đến như vậy”.

      Điều gì đã khiến Buôn Ma Thuột thất thủ chóng vánh?
      Nguyễn Trọng Luật, đại tá và là Tỉnh trưởng Đắc Lắc, vốn là sĩ quan thiết giáp cứ thắc mắc vì sao ta đưa chiến xa vào Buôn Ma Thuột mà không bị phát hiện. Đến khi đọc “Đại thắng mùa xuân” của Văn Tiến Dũng, nguyên Tư lệnh tiền phương chiến dịch Xuân 1975, Luật mới tá hỏa vì kế vượt rừng bằng cách cưa 2/3 thân cây để ngụy trang của ta. Có lẽ ông Luật cũng như các tướng lĩnh Sài Gòn không biết rút kinh nghiệm lịch sử.

      Ba năm trước, quân đội Sài Gòn đã từng thua vỡ mặt vì chiến thuật này cũng trên chiến trường Tây Nguyên. Luật cay đắng kết luận: “Có một cảm nghĩ mà tôi cứ suy nghĩ mãi là các tướng Việt Nam Cộng Hòa có đọc truyện Tàu không, nhất là tướng Phú, để bị cộng sản đánh lừa ở Vùng II. Vì nếu đọc truyện Tàu, chúng ta đều biết trận đánh giữa Hàn Tín và Hạng Võ được gọi “Minh tu Sạn Đạo, ám độ Trần Thương” thì đã không cay đắng chịu trận thua tức tưởi này”.

      Mạnh Minh lược ghi
      http://www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/4/96249/

      Xóa
    2. "The winner take you all". Kẻ chiến thắng có tất cả. Nói nhiều làm gì. Thằng lưu manh Lưu Bang đánh bại nhà quý tộc Hạng Vũ thì làm vua.

      Xóa
    3. Nặc danh15:07 Ngày 11 tháng 03 năm 2015
      Vậy thì câm đi, kẻ chiến thắng đã thắng và đã có tất cả, còn ghen tuông làm gì nữa, tính làm 1 cuộc đảo chính để ăn cướp lại à?

      Xóa
    4. Bất cứ là bên nào mà dùng bạo lực cướp quyền rồi dùng bạo lực để tiêu diệt những kẻ âm ưu cướp quyền thì vòng xoáy đó khác gì thời phong kiến. Hận thù chết chóc sẽ xoay vần luân hồi cho dân tộc đó. VN cần có những bộ óc đủ tầm để XD một môi trường chính trị mà người cầm quyền chính danh bằng lá phiếu và tất cả các đối thủ phải tôn trọng và cạnh tranh công bằng theo hiến pháp dân chủ. Có như vậy nước Việt mới chấm dứt được đau thương hận thù tuần hoàn truyền kiếp. Thưong thay còn quá nhiều bộ óc tối mắt vì hận thù và quyền lợi .

      Xóa
  3. Người Đất Cảnglúc 09:03 11 tháng 3, 2015

    Cảm ơn các bạn trẻ chủ trang đã cùng chúng ta ôn lại cuộc chiến cách đây 40 năm.
    Tôi ủng hộ các bạn khai thác, sử dụng những trang hồi ký của bọn tướng tá ngụy quân, ngụy quyền.
    Đọc những dòng hồi ký của ông Luật càng thấy tầm vóc tuyệt vời về quân sự của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong kháng chiến chống ngoại xâm.

    Trả lờiXóa
  4. Rất tự hào ôn lại những ký ức này, nhưng đó là bài học lịch sử về người Việt đánh nhau với người Việt. Nhưng những chiến công của ta đã và đang chống quân xâm lược phương Bắc mới có ích cho thế hệ trẻ trong tương lai. Lớp trẻ cần cảnh giác với những kẻ vừa là bạn vừa là thù và cảnh giác với tay sai chư hầu của chúng âm ưu thôn tính nước Việt thân yêu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bậy nào, anh Nặc.
      Người Việt đánh nhau với người Việt? Và đây là cuộc Nội chiến huynh đệ tương tàn?

      Đây chính là quan điểm của đám rận chấy Ba sÀM, Đỗ Hùng (báo Thanh niên), Lập bọ, "sử gia" Dương Trung Quốc cùng đám tay sai Mỹ thất trận cờ vàng Cali chữa thẹn....

      Giải phóng Buôn Mê Thuột và Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, dù thời điểm năm 1975 lính Mỹ ko còn nhưng tay sai của chúng vẫn còn đó. Cả một bộ máy ngụy quân ngụy quyền do Mỹ dựng lên, nuôi dạy và sai khiến vẫn đó.

      Xóa
    2. Chính quyền VNCH về bản chất và hoàn cảnh LS có khác gì chính quyền Hàn Quốc. Mấu chốt là Mỹ không chiếm lãnh thổ như TQ , đó là điều sống còn. Còn chế độ chính trị thì có thể thay đổi và tiến bộ theo thời gian và quá trình tiến hóa của nhân loại. Ta k phủ nhận Ls nhưng thực tế đã cho ta nhận ra thằng kẻ thù truyền kiếp trước mắt và lâu dài, kẻ thù thực sự của VN ta là TQ chứ k phải Mỹ. Mỹ đang giúp ta tàu để giữ biển, đang hỗ trợ ta trên mặt ngoại giao và chưa khi nào tuyên bố muốn chiếm lãnh thổ của ta hay của bất cứ nước nào. Còn Nga và TQ hai nước mà ta từng ăn theo thì sao ? Vì quyền lợi mà tiếp tục theo Nga theo Tàu bài Mỹ là ngu xuẩn, k nhất thiết phải theo Mỹ nhưng ăn mày quá khứ chửi Mỹ ôm chân Nga Tàu thì chỉ có đi đến chỗ chết cả lũ.

      Xóa
    3. Theo các đồng chí thì chính quyền Nam Triều Tiên và Nhật Bản có phải là ngụy quyền phản động không ? Chỉ cần trả lời đúng hay không thôi. Ai trả lời đúng thì Kim Jong In có thưởng vì hai thằng này theo đuôi Mỹ.

      Xóa
    4. Chắc chắn là sai ! Tại sao ư ?
      Hai ông Nam Hàn và Nhật là hai ông đang hợp tác với VN nhiều nhất đấy. Cứ xem các hoạt động nhằm nâng cao sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt - Hàn và Việt - Nhật thì biết !
      Còn các hoạt động ngoại giao, hợp tác giữa VN và Bắc Hàn XHCN anh em thì có không ?
      Thế thì đủ hiểu rồi !!!

      Xóa
    5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    7. Kim Jong Un nói tay sai của Mỹ vẫn còn cầm quyền ở Nam Hàn đấy. Có DLV nào cho vợ sang bên đó không. Bọn tớ chẳng có nguồn thu nào nên phải cho vợ qua đó rồi, đang phải quay tay đây.

      Xóa
  5. Khong co mot VIET NAM doc lap nao o mien nam duoi vi tuyen 17. Khong co nen CONG HOA nao o mien nam duoi vi tuyen 17. Do la 1 thuoc dia chiem dong cua My. Day la bon nguy quan nguy quyen ban xu cua giac ngoai xam dung len va goi nhau la VNCH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với nhận xét trên của bạn PhamVietLuan05:29 Ngày 12 tháng 03 năm 2015.
      Mọi toan tính của bất cứ ai nhằm vực dậy thây ma thối rữa VNCH là đi ngược lại lịch sử, ngược với truyền thống dân tộc. Do vậy, những toan tính đó sẽ thất bại.

      Xóa
    2. Mode bây giờ là NƯỚC với THUYỀN, chẳng ai nói đến thây ma nữa. Xưa rồi Diễm !
      CT Trương Tấn Sang : Chỉ sợ dân mất lòng tin !
      Bây giờ có hiểu NƯỚC là gì chưa, hở honghale ???

      Xóa
  6. Đúng thế VN ngày nay mới là Việt Nam cộng hòa. Nghĩa là đất nước VN độc lập với chính thể CH về chính trị. Trước giải phóng Nam bộ từ vt 17 trở xuống không có chế độ VN CH mà là nơi bị bọn thực dân mới Hoa Kỳ xâm chiếm cai trị bằng 1 bầy tôi bán nước xưng danh VNCH bá láp. Bầy ưng khuyển phản quốc này trc đó đã làm tôi mọi cho thực dân cũ Pháp xâm lăng nước tôi. Sau này Mỹ và ngụy nô vào tàn phá quê tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ từ chế độ của Hàn Quốc thì suy ra VNCH, cùng bản chất cuan hoàn cảnh lịch sử cùng thời gian ra đời. Khác là BTT k giải phóng được vì Mỹ k bỏ rơi HQ nhu bỏ rơi VNCH. Nói thế nào thì sự thật vẫn mãi là như thế vì thực tế nó thế. Lớp trẻ chẳng ai muốn khôi phục cái quá khứ VNCH những cái gì đúng thì ta phải thừa nhận. Thời buổi thông tin nhanh nhạy mà cứ đòi dắt mũi người khác là ngu xuẩn. Trong cuộc chiến ĐCS đã thắng và họ nắm quyền là tất yếu. Tuy nhiên nếu họ không biết XD một XH dân chủ thực sự thì họ sẽ đi vào vết xe đổ của các chế độ phong kiến chuyên chế và thất bại sẽ là vấn đề thời gian. Trong giai đoạn này kể nào chớp cơ hội sẽ vinh thân phì da nhưng đất nước thì sẽ gặp nhiều nguy cơ to lớn và nguy hiểm.

      Xóa
    2. Việt tân, cờ vàng, rận,... hết thời rồilúc 14:25 12 tháng 3, 2015

      Nặc danh13:44 Ngày 12 tháng 03 năm 2015,
      Vì sao Mỹ không bỏ rơi HQ mà lại bỏ rơi VNCH ?
      Tự nhiên Mỹ bỏ rơi VNCH à? sau mấy chục năm Mỹ thay Pháp chiếm đóng VN, qua nhiều đời tổng thống, mất nhiều tỉ đô la, nhiều sinh mạng thanh niên Mỹ đã mất, không lẽ tự dưng Mỹ bỏ rơi VNCH?
      Câu trả lời là: Mỹ đã thua trận trước dân tộc VN anh hùng, trận chiến cuối cùng là trận Điện Biên Phủ trên không, Mỹ buộc phải chuồn trước bỏ mặc đám tay sai bán nước mà Mỹ vẫn gọi là chó.

      Xóa
    3. Ông Việt tân... ơi ! Ông cứ ăn mày dĩ vãng (TT của Chu Lai) anh hùng riết, thế hết rồi ông lấy gì mà bỏ vào mồm ???
      Không muốn nói về HS - TS với ông đâu . Chán !!!

      Xóa
  7. AI ĐÃ GIẾT BORIS NEMTSOV
    Trong vở Murder in the Cathedral (Án mạng trong nhà thờ), T. S. Eliot mô tả vụ ám sát Tổng Giám mục Anh Thomas Becket là một động thái được âm thầm ra lệnh. Quốc vương Henry II của Anh không cần phải trực tiếp ra lệnh; những hiệp sĩ của ông ta biết phải làm gì với những ai bị cho là phá hoại đất nước.
    Eliot có thể đã lấy bối cảnh của vở kịch là nước Anh thế kỷ 12, nhưng ông viết nó vào năm 1935, chỉ 2 năm sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức. Thế nên vở kịch chí ít phần nào là lời cảnh báo về sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Đáng buồn là vở kịch vẫn còn nguyên tính thời sự. Ngày nay, vở kịch của Eliot có thể được hiểu như lời cảnh báo về đường lối của nước Nga, nơi nền chính trị dưới quyền Tổng thống Vladimir Putin ngày một trở nên đẫm máu như thời Trung cổ.
    Những người chỉ trích Putin lần lượt bị thủ tiêu. Năm 2006, nhà báo Anna Politkovskaya bị bắn hạ trong thang máy, và Alexander Litvinenko, cựu nhân viên KGB từng chỉ trích Putin, chết do bị đầu độc phóng xạ polonium khi tị nạn ở London. Năm 2009, Sergei Magnitsky, luật sư vận động chống tham nhũng, chết trong tù sau khi bị từ chối chăm sóc y tế trong điều kiện đe dọa tới tính mạng. Cùng năm đó, luật sư nhân quyền Stanislav Markelov cũng bị bắn hạ sau một cuộc họp báo.
    Vụ ám sát Boris Nemtsov, chính trị gia đối lập hàng đầu và là phó Thủ tướng dưới thời Boris Yeltsin, hồi tuần trước không có gì là bất ngờ. Nhưng nó là một cú sốc và là lời cảnh tỉnh cho những ai đến nay vẫn còn chấp nhận một nền văn hóa vô pháp và vô phạt chưa từng thấy kể từ những ngày đen tối nhất của nền chính trị độc tài của Stalin ở Liên Xô.
    Trước khi chết, Nemtsov được cho là đang viết một bản báo cáo có tên “Putin và Chiến tranh,” cung cấp bằng chứng về sự tham gia của Nga trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina. Ông đã lên kế hoạch dẫn đầu cuộc biểu tình chống chiến tranh diễn ra hai ngày sau khi ông bị ám sát. Có người nghi ngờ rằng Putin lo lắng về những gì Nemtsov phát hiện ra nên đã ra lệnh ám sát ông.
    Điều đó ít có khả năng xảy ra, ít nhất là đối với trường hợp Putin ra lệnh trực tiếp. Nói đơn giản, dàn dựng vụ ám sát Nemtsov là không đáng. Xét cho cùng, bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin sẽ không gặp nhiều rắc rối khi cần bóp méo báo cáo của Nemtsov theo hướng có lợi cho Putin.
    Quả thật, ngay cả vụ ám sát trắng trợn Nemtsov cũng ít có khả năng gây tổn hại đến nền chính trị của Putin. Mức độ dân số ủng hộ Putin hiện ở mức 86%. Với nhiều người Nga, quan điểm đối lập của Nemtsov với cuộc chiến Ukraina khiến ông trở thành kẻ phản quốc, và cái chết của ông được biện minh – gần như là đòi hỏi – bởi yêu cầu của đất nước.
    Putin đã tuyên bố ông sẽ đích thân giám sát cuộc điều tra vụ ám sát. Nhưng những người đứng đầu cuộc điều tra đã nêu rõ kết luận khả dĩ từ trước: vụ ám sát Nemtsov là một nỗ lực nhằm gây bất ổn cho Nga. Chúng ta gần như có thể chắc rằng thủ phạm sẽ bị “tìm ra,” và tội ác của hắn ta sẽ là một phần trong âm mưu của CIA hay chính quyền Ukraina.

    Trả lờiXóa
  8. Điện Kremlin chẳng lạ gì với việc bóp méo sự thật theo hướng có lợi cho nó. Trước khi Nga sáp nhập Crimea, từng có lập luận cho rằng Mỹ đã thuê lính bắn tỉa để ám sát những người biểu tình thân phương Tây ở Kiev nhằm đổ lỗi cho Nga vì cái chết của bọn họ. Khi máy bay dân sự của Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời Ukraina – nhiều khả năng là do phiến quân thân Nga – câu chuyện chính thức của Điện Kremlin là mật vụ phương Tây đã bắn hạ nó để phá hoại danh tiếng của Putin. Những cáo buộc như vậy làm dấy lên chủ nghĩa dân tộc, lòng thù hận, và kích động chống phương Tây, khiến người Nga quên đi trách nhiệm của Putin trong cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước họ.
    Tuy nhiên, cũng như mối đe dọa từ nước Nga của Putin, chuyện này không có gì là mới. Năm 1934, Joseph Stalin cũng đã ra lệnh điều tra kỹ lưỡng vụ ám sát Sergei Kirov, lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Leningrad. NKVD,[1] tiền thân của KGB, đã dàn xếp vụ ám sát theo lệnh Stalin, nhưng cuộc điều tra đã cho kẻ độc tài Xô Viết này một cái cớ để loại bỏ những đối thủ khác. Cuộc tìm kiếm kẻ ám sát Kirov cuối cùng lên đến đỉnh điểm trong cuộc Đại Thanh trừng, nhắm đến rất nhiều lãnh đạo Đảng, chỉ huy quân sự, và các trí thức.
    Putin có thể không ra lệnh ám sát Nemtsov hay bất cứ ai khác. Nhưng như Stalin, ông ta đã dung dưỡng một bầu không khí sợ hãi và vô pháp, khiến những người núp sau Điện Kremlin cảm thấy có nghĩa vụ phải thủ tiêu các đối thủ của nhà lãnh đạo bằng mọi cách có thể, và bằng cách đoán trước ý muốn của ông ta.
    Bầu không khí ngột ngạt mà trong đó những hành động vô pháp trở nên anh hùng là dấu hiệu đặc trưng của chính quyền Stalin. Nó đã trở lại dưới thời Putin. Trong những ngày đen tối nhất của Liên Xô, lãnh đạo NKVD là nhân vật quan trọng thứ hai của đất nước. Ngày nay, Andrei Lugovoi, đặc vụ KGB mà chính phủ Anh ngờ rằng đã cung cấp polonium để ám sát Litvinenko, đang ngồi trong Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga.
    Chuyện gì sẽ đến tiếp theo? Liệu Putin, như Stalin, có mở ra cuộc đại thanh trừng của riêng mình và theo đuổi việc triệt hạ các đối thủ? Hay cái chết của Nemtsov cuối cùng cũng khiến những người Nga tự mãn và dễ bảo đứng lên hành động?
    Thật dễ yêu mến Putin trong thập niên đầu của thế kỷ này. Ông đã khiến người Nga trở nên giàu có, mang tính toàn cầu hóa, và được nể trọng. Ngày nay, với những hậu quả của các biện pháp trừng phạt đến từ phương Tây và giá dầu rẻ mạt, ông ta đã khiến họ nghèo khó và gần như bị khinh thường trên khắp thế giới. Hôm mùng 1 tháng 3, cái ngày mà Nemtsov dự định sẽ dẫn đầu đoàn biểu tình, hàng ngàn người Nga đã tràn xuống đường với những khẩu hiệu như “Nemtsov là tình yêu, Putin là chiến tranh.”
    Liệu có phải văn hóa vô phạt đã đạt đến điểm uốn? Chế độ của Putin dựa trên lời hứa về sự thịnh vượng kinh tế, mà nếu không có điều đó nó sẽ bắt đầu sụp đổ – nếu không phải kết quả của cuộc biểu tình quần chúng thì là bởi những người trong cuộc sẽ không còn lợi ích gì trong sự sống còn chính trị của nó. Đến lúc đó, khi Putin đang dễ bị tổn thương nhất, các đồng minh của ông ta sẽ phải hành động cẩn trọng, và tiếp tục cảnh giác.
    ———————–
    [1] Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del, tức Ủy ban Nội vụ Nhân dân, một cơ quan cảnh sát mật của Liên Xô thành lập năm 1934 và giải thể năm 1946 (theo Wikipedia)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phân tích rất sâu sắc . Xin cảm ơn !

      Xóa
  9. " Máy bay dân sự của Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời Ukraina – nhiều khả năng là do phiến quân thân Nga "
    Nếu đó là sự thật thì những gì mà GT và các còm sĩ cuồng Nga bài Mỹ viết ra để ủng hộ cho phiến quân ly khai có máu của các nạn nhân vô tội trên chiếc máy bay đó nói chung, và của 3 nạn nhân người Việt nói riêng !

    Trả lờiXóa
  10. Việt tân, cờ vàng, rận,... hết thời rồilúc 14:29 12 tháng 3, 2015

    Qua bài viết ở trên, thấy rằng VNCH thua là vì quá ngu, ngu như chó!

    Trả lờiXóa
  11. Thế tôi hỏi ông Việt tân... : Quân đội VN bách chiến bách thắng mà đánh bại được đội quân ngu như chó, thế thì tự hào chổ nào ?
    Ông bạn ở trên muốn tự hào thì phải khen VNCH, thế mình mới có chổ để tự hào ! Cứ ngoác miệng chửi thế thì cũng khôn là bao !

    Trả lờiXóa
  12. Mode bây giờ là NƯỚC với THUYỀN, chẳng ai nói đến thây ma nữa. Xưa rồi Diễm !
    CT Trương Tấn Sang : Chỉ sợ dân mất lòng tin !
    Bây giờ có hiểu NƯỚC là gì chưa, hở honghale ???

    Trả lờiXóa
  13. xin thưa ông nguyễn trọng luât ông trần bá tiến lái xe cho gia đình ông vừa chết hôm kia ngày 26 tháng 5 năm 2016 ở thị trấn phước an gần chợ hưởng thọ 106 tuổi là người đưa 2 thằng con trai ông từ châu sơn về trả cho vợ ông ở sài gòn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  15. Đọc hồi ký chiến tranh của các bác VNCH đang ở Mỹ tôi thấy QLVNCH là đội quân rất kiêu hùng, thiện chiến. Tuy nhiên trong chiến tranh rất hay gặp chuyện xui xẻo. Nội trận Tây nguyên tháng 3/1975, CHS sư 23 bị ném bom nhầm, gãy cò súng... nên mất sức đề kháng. Rút quân theo đường 7 thì A37 ném nhầm 1 quả bom vào BĐQ sát thương gần hết 1 tiểu đoàn, làm tê liệt cả đoàn quân...
    May là sau 4/1975 hầu hết các bác đều đã đi Mỹ, nay yên ổn cả rồi. Nếu còn ở lại, với thù hận và quyết tâm chống CS của các bác, đất nước chắc lại có thêm trận chiến chuyện huynh đệ tương tàn nữa...

    Trả lờiXóa
  16. Hỏi cung tỉnh trưởng

    LTS: Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Nguyễn Trần Thiết từng là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân trong thời chiến tranh. Ngay sau Chiến thắng Buôn Ma Thuột 10-3-1975, ông đã tham gia hỏi cung hai viên đại tá ngụy là Tỉnh trưởng Dak Lak Nguyễn Trọng Luật và Tư lệnh chiến trường Buôn Ma Thuột Vũ Thế Quang. Hơn một tháng sau, vào trưa ngày 30-4-1975 lịch sử tại Dinh Độc lập, ông đã có vinh dự tham gia hỏi cung các thành viên trong nội các Dương Văn Minh.
    Nhân kỷ niệm 35 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, Báo Dak Lak xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của tác giả Nguyễn Trần Thiết về một trong hai cuộc hỏi cung này.








    Khác với thường lệ, bữa cơm chiều ngày 10-3-1975 của các sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh chiến dịch không buộc phải đủ sáu người mới ngồi vào mâm. Bất cứ ai đến, cấp dưỡng cũng sẵn sàng chia riêng một suất bởi người này vội xuống bám đơn vị, đồng chí khác bận trực điện thoại, nắm tình hình địch, ta… Là phóng viên báo Quân đội Nhân dân duy nhất ở mặt trận, tôi đón nhận giây phút mở màn chiến dịch với tâm trạng sảng khoái, hồ hởi chen lẫn với lo âu, buồn bực. Chao ôi, nếu có phép thần thì tôi muốn đến ngay các đơn vị bộ binh, đặc công, xe tăng, pháo binh, công binh… đang chiến đấu.
    Chiều ngày 12-3-1975, Trưởng phòng Tuyên huấn Chính Yên thông báo:
    -Đã bắt được đại tá tỉnh trưởng Dak Lak Nguyễn Trọng Luật và Tư lệnh Buôn Ma Thuột, đại tá Vũ Thế Quang. Anh có muốn hỏi cung họ không?
    Thật là “chuột sa chĩnh gạo”. Tôi đến gặp trại trưởng trại tù binh, Thiếu tá Võ Thành Khiết – anh ruột Võ Thị Thắng, cô gái có nụ cười tươi rói khi nghe kẻ thù tuyên án và đã trở nên nổi tiếng qua bức ảnh đăng trên các tờ báo.
    Anh Khiết băn khoăn, đặt câu hỏi:
    -Anh lấy danh nghĩa gì gặp chúng? Có nên tự nhận là nhà báo không?
    -Tùy anh!
    -Tôi không giới thiệu nhưng sẽ chào anh để bọn chúng hiểu anh là thủ trưởng của tôi. Rất tiếc là ở đây không có bàn, ghế mà chỉ có vỏ thùng lương khô và mấy chiếc hòm gỗ. Ta nên bố trí chỗ ngồi thế nào để phân biệt người chiến thắng, kẻ chiến bại.
    Tôi gợi ý:
    -Có nên mắc võng cho tôi ngồi không?
    Anh Khiết lộ ý vui:
    -Như vậy rất tốt nhưng anh khó ghi chép?
    -Không hề gì!
    Sau khi bố trí xong, cảnh vệ áp giải hai viên đại tá tới. Nguyễn Trọng Luật trạc trên 50 tuổi lộ vẻ thiểu não:
    -Sáng nay bà vợ tôi đi Sài Gòn. Tôi bị thất lạc mất đứa con lớn, mong các ông tìm hộ.
    Vũ Thế Quang bày tỏ nỗi lòng:
    -Hôm qua Tư lệnh Quân đoàn 2 Phạm Văn Phú đến Buôn Ma Thuột chỉ định tôi làm Tư lệnh chiến trường. Theo ông Phú thì đến cuối tháng này các ông mới tấn công.
    Nghe tiếng súng nổ, Nguyễn Trọng Luật bỏ chạy. Do thiếu kinh nghiệm chiến đấu, Luật trốn trong rừng cà phê. Ngay phút đầu bị bắt, Luật đã khai đầy đủ cấp bậc, chức vụ với hy vọng khỏi bị tra tấn. Vũ Thế Quang ngoan cố hơn. Hắn ra lệnh cho binh sĩ chống cự đến cùng và cải trang thành dân thường để dễ bề lẩn trốn. Mãi 4 giờ sau, ta mới tóm được Quang. Hắn khai là dân đi rừng nhưng vì trông hắn béo tốt, phương phi, có tướng nhà binh nên anh em đã đưa hắn về trại. Các tù binh đều nhận ra viên tư lệnh 39 tuổi, nên Quang buộc phải cúi đầu nhận tội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe tôi nói giọng Bắc, Vũ Thế Quang chủ động:
      -Thưa, ông ở Hà Nội?
      Thấy tôi khẽ gật đầu, Quang nở nụ cười làm thân:
      -Tôi người gốc Hà Nội, ở phố Sinh Từ. Nếu ông trở lại Hà Nội, tôi muốn…
      Tôi ngắt lời Quang:
      -Ở đây, người hỏi là tôi. Anh Luật, chúng tôi đã tìm thấy con anh. Nó chạy sang bệnh viện, không bị thương.
      -Thành thật xin cảm ơn ông!
      -Anh Quang, anh rời Chỉ huy sở bao giờ?
      -Nghe tiếng bộc phá, tôi bình thản lắm. Hệ thống phòng thủ Buôn Ma Thuột rất hoàn chỉnh. Tôi phán đoán là các ông định quấy rối thôi. Dù có tài thánh các ông cũng không vượt qua nổi Ngã tư Khách sạn Anh Đào.
      Ba ngày sau, tôi có dịp kiểm tra lời nói của Quang. Có hơn chục khẩu trung liên, đại liên, trọng liên đặt ngầm trong các lô cốt. Các xạ thủ chẳng cần mở mắt ngắm, cứ bóp cò để đạn đan thành lưới lửa cao hơn mặt đường 10-20 cm. Các đơn vị tiến công của ta bị thương, hy sinh rất nhiều nhưng chưa có cách nào vượt qua nổi lưới lửa.
      Vũ Thế Quang thổ lộ:
      -Nghe tiếng xích xe tăng của các ông nghiền trên đường phố, tôi biết phòng thủ là vô ích. Anh Luật chạy từ nhà sang chỗ tôi. Anh nói là về trụ sở nhưng tôi tin chắc là anh chuồn. Tôi hoàn toàn thất vọng, trút bỏ quân phục, mặc thường phục, bỏ Chỉ huy sở, bỏ tất cả miễn là mình không bị bắt, không chết.
      -Anh chạy theo đường nào?
      -Thưa ông, tôi ở Buôn Ma Thuột đã chục năm nên tôi thuộc mọi đường ngang ngõ tắt. Tôi chọn đường rừng, do đó tôi nhận ra vết xích xe tăng rất mới. Các ông đưa xe tăng vượt qua sông Sêrêpôk bằng cách nào?
      Tôi không trả lời viên đại tá (vì không biết). Sau này, tôi mới biết là đúng giờ G (giờ nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột) công binh mới được phép dùng khối thuốc nổ thật lớn mở bến vượt và bắc phà cho xe tăng ta vượt sông. Xe tăng đi theo đường rừng, húc đổ những cây đã cưa trước 2/3 gốc để nhanh chóng xông trận.
      Tôi hỏi Quang:
      -Sao anh thuộc đường, lại mặc thường phục mà vẫn bị bắt?
      -Vì người dân đã chỉ cho các ông. Dân ở dưới quyền quản lý của chúng tôi lại đi theo Việt Cộng! Xin lỗi vì tôi quen nói như thế.
      Nguyễn Trọng Luật cũng khai rất thành khẩn. Đúng 22 giờ ngày 12-3, tôi cho phép hai viên đại tá về trại. Trại trưởng có nhã ý cho 2 tù binh này phong lương khô, cả hai cúi mình chào và cảm ơn.
      Trong cuộc đời binh nghiệp, tôi không ngờ lại được “trúng số độc đắc” lần thứ hai. Tuy bị thương nhẹ trong lần địch ném bom Buôn Ma Thuột, tôi vẫn bám theo Quân đoàn 3. đúng 12 giờ 12 phút ngày 30-4-1975, tôi đến dinh Độc Lập và được phép vào hỏi cung các thành viên trong nội các Dương Văn Minh. Có lẽ tôi là người hạnh phúc nhất trong số hàng trăm nhà báo có mặt ở chiến trường năm 1975.

      Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Nguyễn Trần Thiết
      http://baodaklak.vn/channel/3721/201004/hoi-cung-tinh-truong-1937596/

      Xóa