Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

"MỠ LÀ MỠ, VÀNG TÂM LÀ VÀNG TÂM - ĐỀ NGHỊ KHÔNG MÚA RÌU QUA MẮT TÔI!"

Cây mỡ hiện trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh
Tôi là ai?.Tôi là người đủ điều kiện vạch trần những trò trí trá về chuyện cây mỡ ở Hà Nội.
Hôm qua vào từ điển Wikipedia thấy thông tin về cây Mỡ được sửa lại cách đây 2 ngày, có ai đó đã vào cuốn từ điển trực tuyến dạng mở này sửa chữa, “sát nhập” hai loại Vàng tâm và gỗ Mỡ vào nhau cho nó êm xuôi.
Có thể một số nhà khoa học cũng nhầm lẫn về việc này.
.
Nay, từ tư cách của người BIẾT RẤT RÕ về hai loại cây này tôi xin lên tiếng.
.
Để cho ý kiến được minh tường, đề nghị anh chị em nào thuộc diện trên 50 tuổi, quê ở vùng từ Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ trở lên đến Lào Cai, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang vào đọc bài này và cho ý kiến khách quan, xem tôi nói có đúng không.

Cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh

MỠ LÀ MỠ, VÀNG TÂM LÀ VÀNG TÂM.
.
Hai loại gỗ này về HÌNH DẠNG BÊN NGOÀI rất giống nhau. Chúng là hai anh em., NẾU CHẶT HAI CÂY, LƯỢC BỎ HẾT CÀNH CỘI ĐI, ĐỂ CẠNH NHAU không phân biệt được.
.
Cả hai đều có chung từng này đặc điểm
:

-Gỗ mềm, dễ gia công, chạm trổ.
-Cây thẳng, rất ít tán. Khi ra lớp cành bên trên, tự rụng lớp cành bên dưới..
-Cây thẳng đuột, chỉ thích hợp khi trồng làm “tiêu binh” ở những quảng trường rộng, không thích hợp khi trồng lấy tán, lấy bóng mát trong phố, kể cả cây vàng tâm cũng vậy. Nhìn cây này, nó giống như gà công nghiệp, nó ít cảm giác thân thiện với rừng, với thiên nhiên như cây Long não, Xà cừ, cơm nguội hiện nay.
-Cây giống dễ ươm, rẻ tiền.
-vỏ vây màu mốc trắng, cây nào bị úm trong vùng thiếu sáng màu xanh lợt.
-Hiện ven quốc lộ số hai, không hiếm.
-Chịu gió bão yếu, bộ rễ không tốt.
-Lớn ào ào 7 năm đầu sau đó chững lại.
-Cây mở đặc biệt thích hợp cho các mục tiêu kinh tế ngắn ngày như làm củi, làm nguyên liệu giấy sợi…
.
DƯỚI ĐÂY LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT.

Cây gỗ Mỡ 10 tuổi cắt ngang, to chừng 2–25 phân, phần lõi màu xanh-vàng chỉ lớn như trái trứng gà so.
Phần ngoài, (dân gọi là nhác) chiếm 90% trắng bợt, dễ mối mọt, chính là GỖ TẠP 100%. Xưa còn dễ người ta dùng làm củi, làm nguyên liệu giấy.
 

 
Cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái

Cây VÀNG TÂM 15 tuổi đường kính mặt cắt ngang cũng chỉ bằng cây mỡ 10 tuổi (khoảng 25 phân) nhưng phần lõi màu vàng nhạt , phần này rất quý chiếm 60%.
Nếu lớn thêm 10 năm nữa, là 25 năm, đất đồi, nó sẽ có đường kính mặt cắt khoảng 35 cm đến 40 cm nhưng LÕI LỚN GẦN BẰNG ĐƯỜNG KÍNH CẢ CÂY, nghĩa là phần gỗ quý chiếm 90%. Đây là nét khác nhất.
.
Cây Mỡ 15 năm, ví dụ giá bán 2 triệu đồng thì cây Vàng tâm 15 năm giá phải là 6 triệu.
Để đến 20 năm, cây Mỡ giá có thể lên thêm 1 triệu là ba triệu thì cây Vàng tâm giá khoảng 15 triệu. Gỗ vàng tâm rất quý, nếu chôn trong đất 20 năm vẫn nguyên, không mối mọt, không ải và hương gỗ thơm nên ở Phú Thọ, Yên Bái nhà giầu đóng quan tài bằng thứ này. Gỗ mỡ chỉ làm củi.
.
Ở đây cần lưu ý là với giới khoa học, có thể nhầm, có thể không nhầm mà sửa từ điển cho vừa lòng ai nhưng nên nhớ, dạng người biết đến, biết rõ về cây VÀNG TÂM như tôi, ở các tỉnh thượng du bắc bộ không ít hơn một triệu người.
.
Cho nên, mong các “nhà âm mưu” làm gì thì làm, đừng loắng ngoắng dở rắn dở lươn qua mắt tôi. Trong nửa tháng nữa, tôi có thể tìm được nguyên bản hai loại này rồi cắt ngang, quay phim trình bạn đọc và những người quan tâm để biết đâu là rắn, đâu là lươn!.
Bực mình thật.
Nguyễn Huy Cường
(fb)
Chép từ bác Thợ Cạo 
===============
Mời xem bài liên quan:

7 nhận xét:

  1. Phản động. Chính quyền bảo đúng là đúng sai là sai , thằng nào cãi. Vớ vẩn định chống đối kích động quần chúng chống nhà nước à.

    Trả lờiXóa
  2. Rất khôi hài, trường ĐH Lâm nghiệp ra văn bản viện dẫn A83: cục an ninh chính trị nội bộ và Qui chế phát ngôn. Đe dọa những ai phát biểu về vụ chặt và trồng cây.

    Thế rồi lại đính chính "lỗi đánh máy"!

    Xem văn bản ở đây:
    https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/s720x720/10628367_10153180666409824_5727047295962936573_n.jpg?oh=da00997b7ca082fec262e6834d14f17d&oe=55AA7AA4&__gda__=1433979995_8e423e7a09f3f4023e82487126dfcbd2

    Xem đính chính ở đây:
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/van-ban-xu-ly-nguoi-phat-ngon-ve-de-an-cay-xanh-3174184.html

    Trả lờiXóa
  3. Vừa làm đã gian!

    Theo kế hoạch đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chấp thuận cho một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa việc thay thế cây tại một số tuyến đường, trong đó có đường Nguyễn Chí Thanh, con đường được coi là “đẹp nhất Việt Nam”. Hàng loạt cây xanh đang làm nên vẻ đẹp của con đường này đã bị chặt hạ không thương tiếc, để trồng vào đó gần 400 cây mới, mà những người có trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội công bố với báo chí và nhân dân rằng số cây trồng mới đó là những cây vàng tâm. Vàng tâm vốn là một loài gỗ quý. Đó là một loài cây hoang dã, sống trong rừng sâu tại một số tỉnh như Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang… Vì quý nên vàng tâm bị khai thác nhiều, gần như tuyệt chủng, nên vàng tâm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Chính vì vậy mà trước thông báo của Sở Xây dựng, dư luận tạm lắng xuống khi biết tin, vài chục năm sau, con đường “đẹp nhất Việt Nam” sẽ được phủ bằng bóng mát của một loài cây quý. Nhưng rồi mới đây, dư luận lại gần như “ngã bổ chửng” trước lời khẳng định của chuyên gia lâm nghiệp đầu ngành, GS Lê Đình Khả, rằng những cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm, mà chỉ là cây mỡ. Đó là loại cây rừng trồng nguyên liệu, phát triển chậm. Cây trồng trên đường phố là cây lấy bóng mát, cần những loại cây tán to. Cây mỡ tán hẹp, và kể từ thời thuộc Pháp đến nay, chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Được báo chí hỏi, ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó TGĐ Cty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho hay, đơn vị ông không trồng cây mà chỉ tham gia đánh, chuyển. Còn việc mua cây ở đâu, mua cây gì thì ông… không biết. Một chiến dịch gây ra đầy tai tiếng, ngay từ đầu đã thấy sự gian dối. Tại sao trồng cây mỡ mà lại đi nói với báo chí, với dân rằng đó là cây vàng tâm? Phải chăng là khi quyết toán, thanh toán thì thanh quyết toán theo giá cây vàng tâm, còn khi trồng lại là cây mỡ, một thứ cây ít giá trị, hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn là cây trồng trên đường phố. Điều kỳ lạ nữa là ngay đến lãnh đạo Cty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, đơn vị có chức năng quản lý toàn bộ cây xanh trong thành phố, cũng không biết đó là cây gì? Thế thì ai là người chủ trương mua những cây mỡ kia, mua ở đâu, là điều mà dư luận đang yêu cầu phải làm rõ. Thế nên, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo lập đoàn thanh tra việc chặt hạ cây xanh, yêu cầu Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Xây dựng phải kiểm điểm trách nhiệm, đồng thời đình chỉ công tác với trưởng, phó phòng Môi trường công trình ngầm thuộc Sở Xây dựng để chờ thanh tra, là một việc làm kịp thời và cần thiết.

    http://nongnghiep.vn/vua-lam-da-gian-post140415.html | NongNghiep.vn

    Trả lờiXóa
  4. Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”
    Người dân ở hai xã Tân Thịnh, Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vừa qua bán được mấy trăm cây mỡ với giá cao ngất ngưởng. Họ chả biết người ta mua để trồng cây cảnh hay làm gì mà đắt thế?
    Vừa rồi xem trên ti vi thấy nói rằng những cây mỡ đó mang về trồng ở đường phố Hà Nội nói là “vàng tâm”. Mỡ vàng tâm, có mà vàng mắt mới nhìn mỡ ra vàng tâm. Đúng là chuyện hài hước chưa từng nghe thấy bao giờ...
    Tôi đang lên huyện Trạm Tấu tìm hiểu trận cháy rừng mới xảy ra cách đây mấy ngày, vừa bảnh mắt đã nhận được điện thoại của Trần Cao, Trưởng ban Phóng viên - Biên tập Báo NNVN: "Anh ở trên đó kiểm tra thông tin các báo nói rằng cây trồng thay thế trên đường phố Hà Nội mua ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn có đúng không? Họ mua thế nào, giá cả ra sao, mua của người dân hay mua trong các vườn ươm nhé".

    Trước khi xuống, tôi điện cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Chấn Vũ Đình Trường để kiểm tra thông tin, anh bảo tôi: "Đúng là vừa rồi có người tới Văn Chấn mua cây mỡ, bác tới xã Tân Thịnh tìm gặp Trạm trưởng Kiểm lâm khu vực Hoàng Văn Đức, anh ấy sẽ dẫn tới từng gia đình bán cây. Cây mỡ là cây vườn rừng chả cấm mua bán, họ tới mua thì tốt cho bà con quá...".

    Hoàng Văn Đức đợi tôi ở ngã ba Mỵ, gặp tôi anh dẫn đi ngay vào gia đình anh Lại Thế Vượng, thôn 13, xã Tân Thịnh. Nghe tôi hỏi chuyện mua bán cây mỡ về trồng ở Hà Nội, anh Vượng lo âu: "Ấy, bác đừng viết để em đi tù nhé". Tôi bảo: "Ai dám bỏ tù chú! Cây trong vườn đồi của gia đình, người ta đến mua thấy có lời thì bán, chứ có phải chuyện mua bán quốc cấm gì...".

    Đồi chè trồng xen mỡ gia đình anh Lại Văn Vượng vừa được đánh bán hơn 30 cây
    Anh Vượng bên cây mỡ bị thải loại

    Nghe thế anh Vượng mới yên tâm hăm hở dẫn tôi lên đồi. Đồi nhà anh nằm ngay cạnh đường, trồng xen mỡ trong nương chè.

    Anh bảo: "Hôm 10/3/2015 có một người tên là Khương, chả biết anh ấy ở đâu vào đây đặt tiền mua mỡ, họ bảo là mỡ vàng tâm, với giá 300 ngàn đồng kể cả công đánh gốc, bốc lên xe.

    Đồi nhà em đây bác xem có rất nhiều mỡ không. Gia đình từ lâu cũng muốn tỉa thưa bán, bán cho các xưởng làm ván bóc cũng chỉ được 40-50 ngàn đồng một cây. Nay có người đến trả 300 ngàn thì sướng quá. Thế là em thuê người đánh gốc, mua gom của 3 nhà nữa được 50 cây vừa đủ một chuyến xe...".

    Chúng tôi vào đồi mỡ gia đình Nguyễn Văn Bằng, những hố đánh gốc chi chít, đất đỏ loét. Ông Tắc chỉ vào mấy cây bị sâu ăn trụi lá, nom như cây khô chết đứng. Tôi rùng mình nhìn vào gốc cây bên cạnh, sâu cả mấy trăm con, kéo đàn kéo lũ bò từ ngọn cây xuống sau khi đã ăn trụi lá để bò sang cây khác. Ông Tắc bảo: "Nhiều cây sâu ăn hết lá còn ăn cả vỏ cây, khiến cây chết khô...".

    Theo ông Tạ Văn Đoàn: "Xã Đại Lịch có mấy người mua gom cây mỡ để bán cho người ta mang về Hà Nội, đến ngày 21/3 thì không thấy ai lên mua nữa". Tôi hỏi Hoàng Văn Đức: "Có ai xác nhận chất lượng giống của những cây này?". Đức lắc đầu: "Họ mua gom, có chuyến họ chả lấy xác nhận của xã, chở đi chui lủi thì có ai xác nhận?".

    Tôi hỏi Vượng:
    - Việc mua bán có hợp đồng, hóa đơn không?

    Vượng cười cười: "Làm gì có hóa đơn, hợp đồng. Họ đặt tiền trước em mới đánh. Đánh ra họ không lấy thì có mà chết à? Nhà em có 30 cây còn em mua của các hộ khác mỗi cây 80 ngàn, thuê đánh hết 100 ngàn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đánh cấp tập trong hai ngày, ngày 12/3 thì bốc lên xe cho họ, bị loại gần 30 cây cong, vẹo và quá to. Em chả biết họ mua mỡ về làm gì, trồng cây cảnh hay sao mà mua đắt thế. Hôm rồi xem ti vi mới biết họ mua về trồng trên đường phố. Em đang đợi họ tới mua đấy, mãi chưa thấy đến".

      - Nhà anh có bao nhiêu cây mà đòi bán? Tôi hỏi tiếp.

      Vượng cười tít mắt khoát tay chỉ lên mấy quả đồi phía bên kia cánh đồng: "Dân ở đây có hàng vạn cây, chưa kể lâm trường Ngòi Lao, có mà trồng 3 Hà Nội không hết...".

      Nói rồi anh chỉ vào gốc cây mỡ non, sâu bò lổm ngổm: "Dưng mà sao họ lại mua mỡ để trồng ở đường phố nhỉ? Cây này sâu nhiều lắm nhá, một năm chúng ăn trụi lá mấy lần, nhìn cây bị sâu ăn nom khiếp lắm".


      Hố đào các gốc mỡ chi chít trong vườn rừng nhà anh Nguyễn Văn Bằng


      Tôi theo Hoàng Văn Đức vượt đèo Bẳn vào xã Đại Lịch dưới trời mưa dầm dề. Đại Lịch là xã vùng sâu vùng xa của Văn Chấn, kể từ hôm 10/3 đến nay dân xôn xao chuyện có người đến đây mua cây mỡ 5-6 tuổi về trồng với giá 150 ngàn đồng một cây, công đánh gốc 150-200 ngàn đồng.

      Chuyện lạ chưa từng thấy, người dân ở đây chỉ trồng cây to bằng ngón tay cao độ 25-30 cm, nay có người đến hỏi mua cây cao 5-6 m, vanh gốc (chu vi) 40-50 cm, đánh bầu to gần bằng cái thúng để mang về trồng.

      Ông Tạ Quang Đoàn, thôn 6, mỉm cười: "Tôi nguyên là cán bộ kiểm lâm về hưu cách nay hơn chục năm, thấy người ta vào đây mua cây mỡ vàng tâm. Các cụ ở đây cũng gọi là cây mỡ vàng tâm, vì lõi nó màu vàng, nhưng không phải là vàng tâm. Vàng tâm mọc trong rừng, sinh trưởng rất chậm, gỗ tốt hơn cây mỡ nhiều.

      Thằng cháu họ tôi tên là Nguyễn Văn Bằng ở ngoài kia có một đồi mỡ. Người ta đến trả 150 ngàn đồng một cây, rồi thuê người ở đâu tới đánh bầu vận chuyển ra gần đường để bốc lên xe. Tôi hỏi thì họ bảo: Mua về để trồng trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Lạ quá, đường cao tốc trồng cây này làm gì nhỉ?

      Hôm rồi xem ti vi mới hay họ mang về trồng trên đường phố Hà Nội. Thằng con trai tôi học lâm sinh và tôi xem xong cứ cười mãi, cây mỡ có tán đâu mà trồng cây bóng mát ở thành phố? Cây mỡ rễ cọc, nay bị chặt rễ cọc rồi mà cây lại cao, gỗ mềm chịu sao nổi gió bão?

      Ở đây cả rừng cây, cây nọ dựa vào cây kia có trận bão bị quật gãy đổ hàng loạt, nay mang về thành phố thì chịu sao nổi bão, gãy đổ như chơi...".

      Sâu mỡ nhìn mà thấy rùng mình trên thân một cây mỡ

      Nói rồi ông Đoàn cùng ông Hà Công Tắc là cán bộ địa chính, lâm nghiệp xã Đại Lịch dẫn tôi ra đồi mỡ nhà Nguyễn Văn Bằng, ông Đoàn bảo: "May quá, thằng Bằng đang định tỉa cây bán cho các cơ sở làm ván bóc, nay có người trả 150 ngàn đồng cây, nó bán luôn...".

      Ông Tắc cho biết: "Tôi đã ký giấy thẩm tra cho cháu Bằng và ông Trần Xuân Lượng về nguồn gốc để xã ký đóng dấu xác nhận cho chủ vườn rừng làm thủ tục vận chuyển được hai chuyến, tổng số 100 cây. Còn nghe bà con nói họ mua ở Đại Lịch chừng 150 cây rồi, một số cây không đạt tiêu chuẩn bà con cắt cây, bỏ lại gốc đầy ngoài đường kia".
      http://danviet.vn/xa-hoi/hai-huoc-chuyen-mua-gom-cay-vang-tam-563382.html

      Xóa
    2. Liệu có ai gây áp lực buộc những bài báo như thế này bị xóa đi không nhỉ?

      Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”.
      http://nongnghiep.vn/hai-huoc-chuyen-mua-gom-cay-vang-tam-post140500.html

      Xóa
  5. Chọn Vàng tâm, Hà Nội “trồng nhầm” cây “gỗ bút chì”
    Vừa qua, trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) - con đường từng được mệnh danh là “con đường đẹp Việt Nam”, hàng trăm cây xanh bị đốn hạ. Loại cây trồng thay thế được cho là cây Vàng tâm, một loại cây gỗ quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

    Tuy nhiên, có thông tin cho rằng 382 cây thay thế này không phải cây Vàng tâm mà là cây Mỡ, còn gọi là Mỡ vàng tâm.



    Hàng trăm cây mới được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh được cho là cây Vàng tâm

    Để làm rõ hơn về việc này, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội. Ông Nam là một trong những chuyên gia đầu ngành về các loại cây thuộc họ Mộc Lan (gồm: Giổi, Mỡ, Vàng tâm…).

    Cầm trên tay một cành cây trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, TS Nam nói: “Tôi khẳng định chắc chắn 100% đây là cành và lá của cây Mỡ, không phải cây Vàng tâm trong Sách đỏ và cũng không có loại cây nào là Mỡ vàng tâm”.

    Tiến sỹ Vũ Quang Nam khẳng định mẫu vật lấy từ cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây Mỡ

    Cận cảnh lá cây mới thay thế

    Nhiều năm nghiên cứu về rừng nhưng ông Nam tỏ ra ngạc nhiên khi cây Mỡ hoặc Vàng tâm được trồng trên đường phố Hà Nội.

    “Chưa bao giờ tôi thấy cây Mỡ hay Vàng tâm trong danh mục cây đô thị của bất cứ thành phố nào. Bởi cả hai loại cây đó đều có thời gian sinh trưởng lâu, tán mỏng, tính thẩm mỹ kém hơn nhiều các loại cây đô thị khác như bằng lăng, phượng vĩ…”, TS Nam nói.

    Ông Nam cho hay, hai loại cây này có thân vỏ, bộ tán khá giống nhau nên hay bị nhầm lẫn. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của hai loại cây này là dựa vào búp, lá và hoa.

    Theo TS Nam, đặc điểm dễ phân biệt nhất là chồi của cây Mỡ không có màu nâu


    Cây Mỡ (tên khoa học Manglietia Phuthoensis - Dandy) thân thẳng, vỏ xám trắng, lá nhẵn xanh hình trái xoan, cành non và chồi màu xanh. Cây thích hợp với không khí ẩm, loại đất ferralit đỏ vàng, thường mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh ở miền Bắc và miền Trung.

    Gỗ Mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ Mỡ dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà cửa.

    Cây Mỡ có hoa ở đầu cành, bộ nhụy kéo dài, không có cuống nhụy, kích thước hoa từ 5 – 7 cm, hoa thơm, có 9 – 12 cánh.



    So sánh hoa của Vàng tâm (trái) và Mỡ (phải)

    Còn cây Vàng tâm (tên khoa học Manglietia Phuthoensis dandyi Dandy), vỏ nhẵn hình xám bạc, cành non và chồi phủ lông tơ óng ánh màu nâu, phù hợp với khí hậu ẩm, đất chua và màu mỡ. Cây được trồng ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình.

    Hoa Vàng tâm hình cầu, nhụy màu đỏ tía, quả hình cầu, múi cong, nhọn. Khi chín hóa gỗ màu tím nâu. Vỏ và quả Vàng tâm còn được dùng làm thuốc.

    Gỗ Vàng tâm nhẹ và bền nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài.

    Ngày 18.3, đại diện Thành phố Hà Nội đã có ý kiến giải thích lý do vì sao chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh.

    Theo đó, nhiều cây đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ. Nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà xừ, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

    Trước những ý kiến trái chiều về việc chặt hạ, thay thế cây xanh, ngày 20.3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.

    Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua.

    (Danviet.vn)
    http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=1595

    Trả lờiXóa