Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Quy định cuộc thi “Quà tặng cuộc sống” có sự mập mờ về bản quyền?

Nhà văn Cấn Vân Khánh

Truyền thông những ngày này nóng lên vì nhiều tác giả liên tiếp tố Sunrise Media vi phạm bản quyền tác phẩm của những tác giả dự thi “Quà tặng cuộc sống” năm 2010.

Lần theo sự kiện, chúng tôi tiếp cận được ngay Sunrise Media đang phát động phong trào cho cuộc thi lần 2, vào tháng 6.2015.
Nội dung như sau: “Công ty Cổ phần Truyền thông S.U.N RI SE – đơn vị sản xuất chương trình “Quà tặng cuộc sống” phát sóng trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 22h hàng ngày thông báo tổ chức cuộc thi sáng tác truyện ngắn năm 2015 với tên gọi “Quà tặng cuộc sống”.

cuộc thi “Quà tặng cuộc sống”
Thông báo tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn "Quà tặng cuộc sống" của Sunrise Media.

Với những giải thưởng thấp hơn so với các giải năm 2010, gồm: 1 giải đặc biệt trị giá 20 triệu đồng;1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng; 2 giải nhì mỗi giải trị giá 05 triệu đồng; 3 giải ba mỗi giải trị giá 03 triệu đồng; 20 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 01 triệu đồng.

Điều đáng nói ở đây là Quy định cuộc thi có sự khuất tất, mập mờ về bản quyền: “Người gửi bài dự thi cam kết và chịu trách nhiệm về bản quyền bài viết của mình; Một người được gửi nhiều bài dự thi và có thể được nhận nhiều giải; Người nhận giải tự trả các loại phí và thuế liên quan theo quy định của Nhà nước; Tất cả các bài dự thi đều thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Truyền thông S.U.N RI SE.”

cuộc thi “Quà tặng cuộc sống”

Quy định cuộc thi có sự khuất tất, mập mờ về bản quyền


Trao đổi với luật sư Trần Anh Dũng, công ty Luật BKL Việt Nam, anh cho biết: “Trong Quy định của cuộc thi này yêu cầu: “Người gửi bài dự thi cam kết và chịu trách nhiệm về bản quyền bài viết của mình” thì hoàn toàn hợp lý. Vì người tham gia là người sáng tác, phía Sunrise Media cũng không phải cơ quan đăng ký, họ yêu cầu người tham gia cam kết như vậy cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho Sunrise Media.

Tuy nhiên,  khi quy định rằng: “Tất cả các bài dự thi đều thuộc bản quyền của Công ty Cổ phần Truyền thông S.U.N RI SE.” thì là sai luật. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ, Điều 36 đến Điều 44 về Chủ sở hữu tác phẩm, thì không có trường hợp tác phẩm được tạo ra rồi, sau đó đem đi dự thi thì đơn vị tổ chức thi lại nghiễm nhiên là chủ sở hữu. 

Trừ khi có hợp đồng và chuyển giao quyền sở hữu theo  Điều 41. Hoặc là người của chính Sunrise Media sáng tạo ra tác phẩm truyện ngắn do chính công ty này đã trả lương, trả công theo như Điều 39. Điều 36 đến Điều 44 phần Quy định về các chủ sơ hữu tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả nó phải thuộc một trong các trường hợp trên mới là chủ sở hữu quyền tác giả. 

Còn đây là phát động một cuộc thi, ngưởi ta gửi bài rồi quy định hay gọi các bài gửi ấy là của tổ chức phát động cuộc thi là không có cơ sở pháp lý. Chẳng lẽ, tác giả sáng tác gửi đến cả chục nơi, chục nơi ấy “dùng” quy định trên để “đánh lận” thí sinh, cả 10 nơi ấy đều có quyền tác giả sao được. 

Tôi đang đặt ra câu hỏi: Liệu có phải khi Quy định cuộc thi “Quà tặng Cuộc sống 2015” đưa ra hết sức mập mờ, để sau này phía Sunrise sử dụng cả những tác phẩm đã loại không công?”
Cùng với ý kiến của luật sư Trần Anh Dũng, nhà văn Cấn Vân Khánh cho viết: “Quy định của cuộc thi “Quà tặng Cuộc sống” năm 2015 hoàn toàn không công bằng, không tôn trọng quyền tác giả. Tác phẩm không được trao giải khi sử dụng cũng phải trả tiền tác quyền, thậm chí khi muốn sử dụng thì phải mời tác giả đến ký hợp đồng cho sử dụng bản quyền tác phẩm.” 
 cuộc thi “Quà tặng cuộc sống”
cuộc thi “Quà tặng cuộc sống”
Nhà văn Cấn Vân Khánh
Phản bác mạnh mẽ hơn, nhà văn Vũ Quỳnh Hương cho biết cảm giác khi đọc điều lệ cuộc thi này: “Nhiều tác giả tham gia cuộc thi, đặc biệt các cuộc thi liên quan đến sáng tác đều có chung thói quen nghiên cứu kỹ "đề bài" tức là nội dung - tiêu chí đề tài cuộc thi, và cơ cấu giải thưởng, ít người quan tâm đến các điều khoản phụ như điều lệ, quy định của cuộc thi.
 cuộc thi “Quà tặng cuộc sống”
 Nhà văn Vũ Quỳnh Hương.

Với trường hợp quy định của “Quà tặng cuộc sống, 2015” nói trên, có thể rất nhiều tác giả sẽ phải trả giá vì sự thiếu cẩn trọng và đánh giá chưa đúng sự cần thiết của việc tự bảo vệ quyền lợi của mình. Về lý, sẽ còn phải bàn căn cứ trên các quy định của pháp luật, ai đúng và sai không phải việc một cá nhân có thể tuỳ tiện phán xét.”

Chị bức xúc: “Tuy nhiên, xét về tình và cả về mặt sử dụng công sức lao động, đây có thể coi là một cú lừa ngoạn mục của Sunrise Media (trong trường hợp họ thắng kiện) trong việc tận dụng được chất xám và nhân công một cách rẻ mạt, thậm chí miễn phí: lấy cớ tổ chức một cuộc thi, trao giải với trị giá có 69 triệu đồng cho tổng số 27 tác phẩm, nhưng lại được quyền (tự cho quyền) sử dụng và chiếm quyền bản quyền hàng chục (hoặc hàng trăm, hàng ngàn) tác phẩm khác (ai mà biết được) hoàn toàn miễn phí , không nhuận bút, không danh phận và không luôn cả bản quyền cho tác giả.

Những tác giả tham gia đa phần là những người trẻ, và sự lãng mạn lẫn thăng hoa của hoài bão sáng tác khiến họ không nhiều tỉnh táo hay cảnh giác trước những điều khoản được cài cắm một cách lộ liễu nhưng rất khôn ngoan của đơn vị tổ chức. 

Có lẽ, đây là bài học kinh điển cho người viết của xã hội hiện đại. Nghệ thuật ngày nay không chỉ có sự sáng tạo, và việc tham gia mọi cuộc thi giống như người uống thuốc, cần "đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng".
Theo Từ Nữ/Trí thức Trẻ
 http://afamily.vn/xa-hoi/quy-dinh-cuoc-thi-qua-tang-cuoc-song-co-su-map-mo-ve-ban-quyen-20150709105232102.chn
=====================
Xem thêm:

10 nhận xét:

  1. Dĩ nhiên ai cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trong thời đại lừa đảo như điên thế này. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Sunrise coi giời bằng vung. Để đoạn cuối như thế này thì phải phê bình cô LH, người có nhiều liên quan đến ngành luật:

    Có lẽ, đây là bài học kinh điển cho người viết của xã hội hiện đại. Nghệ thuật ngày nay không chỉ có sự sáng tạo, và việc tham gia mọi cuộc thi giống như người uống thuốc, cần "đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng".

    Bởi lý do đơn giản: các giao dịch trong phạm vi bị khống chế bởi luật, mà vi phạm luật thì tự nhiên giao dịch đó VÔ HIỆU!

    Ở đây là Sunrise vi phạm luật sở hữu trí tuệ nên các 'nhà văn chót dại' đương nhiên không phải chịu cái giao kèo phạm luật của Sunrise.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông DBS DBS nói chính xác.
      Như vậy, ngay cái Quy định của Ban tổ chức cuộc thi đã là trái luật, tức nó vô hiệu.
      Các tác giả bây giờ vẫn có quyền đòi bản quyền, dù đã tham gia cuộc thi, đã chấp nhận Quy định của Ban Tổ chức.

      Xóa
    2. Xin sửa 1 chút bài của DBS : "nhà văn TRÓT dại", chứ không phải "nhà văn CHÓT dại".
      Hôm nay, chỉ vậy thôi !
      DÂN CHỦ SAIGON

      Xóa
    3. Lão lại quàng xiên. Chót là đời chót và dại. Chứ mấy lão già có tham gia cái trò vớ vẩn này đâu.

      Xóa
    4. Bó tay !!!!!
      DÂN CHỦ SAIGON

      Xóa
    5. Trước khi bó tay bác dâm chủ nên hỏi cô chủ LH 2 điều:

      1. Có phải các đ/c nhà văn trẻ kiến thức xã hội hạn chế, và có thể có tham vọng THÌ HAY BỊ LỪA không?

      2. Có phải có quyền thì hay lạm dụng để LÀM SAI LUẬT PHÁP không?

      KL: Những kẻ cầm quyền hiện nay, đang lạm dụng LUẬT trong nhiều trường hợp chứ không thi hành luật!? Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, đòi dâm chủ như lão dài ghềnh là SAI.

      Vậy câu hỏi ngỏ: Lấy cái gì hay động lực nào để kẻ cầm quyền tuân thủ luật pháp?

      Xóa
  2. DỪNG CHƯƠNG TRÌNH "QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG" THÔI!
    Muốn đi cổ vũ cái đẹp nhưng bản thân người cổ vũ lại lem nhem.
    Phản cảm.

    Trả lờiXóa
  3. N CẮP triền miên nè bà con ... Thăng FLy chưa yên đến vụ SCTV và Huỳnh Kim Hoàng bị tố ăn cắp kịch bản phim.

    HUỲNH KIM HOÀNG BỊ TỐ VI PHẠM BẢN QUYỀN, ĐÒI BỒI THƯỜNG... BẪY CHUỘT!!!

    Trong khi vụ hoạ sỹ Thăng Fly tố VTV và công ty truyền thông Sunrise vi phạm bản quyền phim Ba Tôi trong chương trình Quà tặng cuộc sống chưa đi vào hồi kết, thì đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh đã đăng đàn tố cáo đạo diễn Huỳnh Kim Hoàng "thuổng" kịch bản phim Tỷ Phú Ổ Chuột của mình để "xào nấu" thành phim Nhịp Sinh Tử, đang phát rả rích trên kênh SCTV14.

    Trong giới phim ảnh, Huỳnh Kim Hoàng thường được xem như cây "đại thụ", một phần liên quan đến cái tên của người bạn đời, đạo diễn Lâm Lê Dũng. Bởi thế, việc Huỳnh Kim Hoàng bị một đạo diễn "trẻ" dám đứng ra chỉ mặt đặt tên, tố cáo đích danh đã thu hút sự quan tâm rất lớn của nhiều nghệ sĩ. Đồng thời, kéo theo một trận "bút chiến" của nhiều nghệ sỹ trẻ có, già có theo kiểu "tức nước vỡ bờ".

    Tuy nhiên, không giống như trường hợp "nhập nhèm" của Thăng Fly, vụ của Kim Hoàng bị tố vi phạm nó thô đến mức, chính một người có tên tuổi trong làng phim là nữ đạo diễn Võ Nhị Hà đã phải cảm thán trên trang cá nhân của mình rằng "bạn đừng VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG, đừng GIẢ MÙ SA MƯA... Làm vậy nhơ nhớp lắm".

    Đáng buồn là, cái sự nhơ nhớp trong thế giới ngầm showbiz lại không phải là chuyện hiếm. Có những thế lực đen tối, dơ bẩn sẵn sàng chà đạp lên công sức của những nghệ sĩ trẻ, đạo diễn trẻ, ca sĩ trẻ, nhạc sĩ trẻ... để ăn trên đầu trên cổ họ một cách thản nhiên và coi đó là chuyện hết sức bình thường. Khán giả thì ngây ngô tới mức vẫn ngưỡng mộ, tôn thờ những tượng đài giả dối được tạc lên bởi những tác phẩm hoài thai bằng chất xám từ nguồn vay mượn!

    Quay trở lại với trường hợp Huỳnh Kim Hoàng bị "tố", có một điều rất lạ đã xảy ra trên sóng của SCTV14. Đó là, phần giới thiệu của bộ phim Nhịp Sinh Tử được phát ở đài này đã biến hoá khôn lường, từ chỗ Biên kịch Huỳnh Tuấn Anh - Huỳnh Kim Hoàng, qua thành biên kịch Huỳnh Kim Hoàng - Đạo diễn ý tưởng Huỳnh Tuấn Anh, rồi thì cuối cùng chỉ còn trơ lại cái tên "Huỳnh Kim Hoàng" đứng vai trò kịch bản.

    Cái sự nhảy múa loạn cào cào đó đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi, phải chăng kênh truyền hình SCTV14 đã cấu kết với Huỳnh Kim Hoàng để bằng mọi cách ngăn chặn sự xuất hiện của tác giả thật sự của bộ phim này? Và với vai trò một người khán giả có-ý-thức và còn-xót-lại-vài-kilogram-liêm-sỉ, cũng như một khách hàng căm-ghét-sự-lừa-dối của SCTV, tôi đề nghị đài này phải thông tin rõ ràng cho tôi được biết bộ phim Nhịp Sinh Tử rốt cuộc là tác phẩm của ai?

    Hàng triệu khán giả của SCTV không phải là con lừa để bị dắt mũi đi từ chỗ này qua chỗ khác. Nếu thực sự Huỳnh Kim Hoàng đã lấy kịch bản Tỷ Phú Ổ Chuột để biến hoá thành Nhịp Sinh Tử, thì khán giả cần biết điều đó để nếu có lỡ hâm mộ bộ phim, thì cũng biết đặt niềm tin và tình yêu vào đúng nơi đúng chỗ. Bởi vì, thí dụ như việc tố cáo này là có thật, tôi sẽ vẫn sẵn sáng ngưỡng mộ Huỳnh Kim Hoàng, nhưng không phải vì khả năng làm kịch bản, mà ở khả năng xào nấu hay nhập nha gì đó. Và tất nhiên, sẽ nhìn đó như một tấm gương xấu để tránh cho xa.

    Nguồn F/b Nguyễn Ngọc Long

    Trả lờiXóa
  4. Hợp đồng cho phép sử dụng hoặc chuyển nhượng tác phẩm phải làm thành văn bản mới có hiệu lực. Ở đây, chưa có căn cứ cho rằng người gửi bài dự thi đã cam kết vào văn bản có chứa điều khoản chuyển nhượng quyền tác giả như trên. Người gửi bài dự thi chưa bị ràng buộc bởi quy định như thế.

    Trả lờiXóa
  5. Đại thụ đi ăn cắp

    Mấy hôm nay rộ lên vụ bạn Huỳnh Tuấn Anh bị biên kịch Huỳnh Kim Hoàng ( tự giới thiệu là con cháu nhạc sĩ Hoàng Việt) chôm kịch bản, ban đầu còn để tên anh ngấp nghé, sau xóa lun tên anh, để tên chị rộng đường xuất hiện.

    Sau đó là bạn Thăng Fly bị chương trình “Quà Tặng Cuộc Sống” – VTV chôm truyện “Ba Tôi” mà bạn vẽ (đã bán bản quyền cho Skybook năm 2013) làm phát lên TV xong tuyên bố sẽ.. kiện ngược lại bạn.

    Bạn có thể nhận ra điều gì từ những chuyện thế này?

    1. Thực ra trò bẩn ăn cắp của các cây đại thụ trong làng văn nghệ đã diễn ra từ lâu. Hình thức ăn cắp cũng đa dạng. Có đại thụ bảo người viết/sáng tác trẻ đưa tác phẩm cho họ, họ có nhiều kênh, họ sẽ quảng bá giùm cho. Nhưng trong lúc mang về nhà, đại thụ dùng cục tẩy tẩy tên đứa gà ra, xong đề tên mình vô, xuất bản vỗ tay rực rỡ cứ như thể họ có sức mạnh sáng tác không bao giờ cạn. Trò mèo này xảy ra với những tác phẩm cứng tay của nhiều nghệ sĩ trẻ có khả năng sáng tác giỏi, đã kịp tạo ra tác phẩm thành hình nguyên con. Nên bị chôm nguyên con. Trước khi internet trở nên thịnh hành như bây giờ, trò ăn cắp này chắc phải xảy ra 1000 vụ thì mới có 1 vụ đại thụ chùi mép ko kịp. Còn đứa nghệ sĩ trẻ nào mà hó hé thì bị tát cho rụng luôn hàm răng, khỏi cắn ai hết, ra khỏi làng nghệ thuật luôn. Hết phim!

    Hình thức ăn cắp thứ hai là nghệ sĩ trẻ chưa giỏi lắm, bạn sáng tác ra 1 thứ chỉ được hiệu quả chừng 60%. Đại thụ cố nhiên trong nghề rất sành sỏi. Nhưng thay vì chỉ vẽ cho nai vàng mới vào nghề, bèn chê ỏng eo bảo con còn kém lắm, phải cố gắng nhiều, tác phẩm bị loại. Đợi nai vàng bẵng đi vài năm chán đời bỏ nghề, đại thụ lấy ra sửa ít nhiều, nộp dự thi giành giải thưởng quốc gia.

    Hệ quả của trò này là gì?

    Với trò số 1, người sáng tác trẻ mỏng manh và cô thế mất toàn bộ niềm tin vào công việc, gục ngã và bỏ nghề. Bởi vì họ không bảo vệ được tác phẩm của mình do quá yếu và ít mối quan hệ để làm rõ sự việc hẳn hòi. Một số người cay cú và đắm chìm vào thù địch, tâm trí không còn tự do để sáng tác nữa, yếu đuối dần và xa rời sự trong sáng với nghề sáng tác.

    Với trò số 2, những nghệ sĩ chưa giỏi lắm (vì khả năng chỉ hoàn thành được nửa chừng tác phẩm) gần như không bao giờ được chỉ dẫn, sửa sai, hay vá lại phần lỗi trong phương pháp tư duy và sáng tác. Cộng với việc bị chôm, sau khi nhìn tác phẩm của mình ra đời dưới tên người khác, họ dễ bị ảo tưởng sức mạnh là tác phẩm của mình là hàng đầu, đại thụ chỉ ăn cắp thôi. Song song với sự đau khổ vì bị ăn cắp, họ mãi mãi là những đứa trẻ ko trưởng thành về mặt nhận thức trong sáng tác – do không được chỉ vẽ đàng hoàng gì hết. Loại này dễ hóa thành đại thụ ăn cắp đời F2.

    2. Nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam cực kỳ đơn độc: Người ta vẫn phê phán những người trẻ sáng tác, viết, tạo tác phẩm là kém ý tưởng, copy concept nước ngoài, hoặc tệ hơn là không biết mình sáng tác ra cái gì – hoàn toàn ko nhận thức thứ mình tạo ra là cái khỉ khô gì. Chuyện này tôi thấy rất rõ. Nhiều triển lãm hình ảnh tôi đến dự, phỏng vấn nghệ sĩ, càng truy hỏi tới thì họ càng lúng túng, không thể giải thích những tín hiệu mà họ muốn tạo ra cho người xem. Có khi chốt bằng câu “khán giả hiểu sao là tùy họ”.

    Nhưng nhìn cho kỹ lại, người sáng tác trẻ không có cách nào khác là mò mẫm trong cái đường hầm sáng tạo đó. Họ giống như cái mầm bé rất đẹp và mỏng, lóe lên như sao, và dễ tàn như lửa diêm cháy mạnh. Nếu lúc ở đỉnh cao của ánh sáng, họ ko có đại thụ đàng hoàng châm thêm cho cháy, thì tàn lụi là chắc, hoặc đơn giản cứ mò mẫm làng nhàng hoài. Mà đại thụ thì kinh dị như sao chổi, 1000 đại thụ mới có một cây không sợ mầm non bự bằng mình. Số còn lại lúc nào cũng nơm nớp lo sợ qua mặt, hoặc đơn giản là cần đẻ thêm tác phẩm, nên chôm của nghệ sĩ trẻ cho nhanh, đỡ mất công suy nghĩ.

    Chúc mừng nghệ sĩ trẻ, giờ bạn có 1 kênh để giới thiệu các đại thụ ăn cắp ròi đó!!! :))

    Khải Đơn

    ================

    (*) Vụ biên kịch Huỳnh Tuấn Anh bị chôm: https://www.facebook.com/menamnhuquynh/posts/869134576509734

    (**) Vụ tranh của bạn Thăng Fly bị chôm: http://on.fb.me/1NztegP

    Trả lờiXóa