Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

CÁI LỜ LÀ CÁI LỜ CHỨ KHÔNG PHẢI CÁI LỜ! (CẤM TRẺ EM)

Cái Lờ là ...cái lề gì thốn ?( Cấm trẻ em).
Mỗi lần về thăm quê là dượng tót sang ngay nhà thằng bạn nối khố của dượng, thằng này cũng là một cần lao thượng liu ngang tầm với dượng. Tình bạn của dượng và nó ăn đứt Bá Nha - Tử Kỳ , Đoàn Chuẩn - Từ Linh í. Đầu mùa mưa năm trước dượng về quê , như thường lệ dượng vọt sang nhà nó. Nó không có nhà , hỏi thì nhỏ em nó nói :
- anh Hai qua nhà chị Loan VÉT MÁNG rồi.
Dượng Xin đặt tay lên mông mà thề , con bé vừa dứt lời thì bộ não tinh hoa mạnh mẽ như Siêu Máy tính NASA của dượng vẽ ngay ra cái clip thằng bạn dượng xì xụp còn chị Loan thì ca bài "ứ ư ứ ứ , em của ngày hôm qua ứ ư ứ ứ "

Hehehehe , hoá ra cái "Máng" là cái máng xối dưới mái nhà , quê dượng nhà nào chả có , trước mùa mưa thì phải dọn dẹp vét sạch lá cây , rác để vào mùa mưa nước khỏi tràn làm thấm tường. Hehehe , nhà em Loan không có đờn ông nên thằng bạn dượng vét máng hộ thoai mừ.
Đấy là chuyện riêng của dượng vào mùa mưa năm trước , còn bây giờ cộng đồng Facebook phì cười vì lời phát biểu của một anh nghị xứ Quảng " Việt Nam ta làm du lịch như cái ....Lờ "
Cái Lờ là cái gì ? Cái Lờ không phải cái phụ khoa đâu thưa các anh các chị. Cái Lờ là cái lồng hình trụ được đan bằng tre có hai cửa ở hai đáy , hai cửa này là loại cửa một chiều: cá chui vào được nhưng không thể chui ra. Nông dân miền Trung vác cái lờ đặt ngay chỗ nước chảy để bẫy cá. 
Bắt cá kiểu này nói cho vuông là cầu may , được chăng hay chớ. Dượng không biết ở miền khác cái Lờ được gọi là cái chi. Khổ thân anh nghị xứ Quảng , phát biểu chi mà hại não thế không biết , thằng thợ báo giật tít cũng ác , nó tương ngay cái Lờ vào tít.
Chúng ta quen thói hiếp dâm tiếng Việt rồi bỗng dưng một ngày có người đặt những từ bị chúng ta hiếp dâm đúng vị trí chức năng của nó thì chúng ta lại thốn , hehehe , luật nhơn quả của nhà Phật có thật các anh các chị ạ.

============== 
Các cụ xem thêm các bài dưới để hiểu câu chuyện:
- HỐ HỐ, LÀM DU LỊCH NHƯ CÁI LỜ...

12 nhận xét:

  1. Góp vui với bà con:
    Chủ đề này, không đơn giản đâu. Hóc búa đấy. Khép lại, hiểu không trọn được. Mở ra, như một khóa luận tốt nghiệp.
    -Nắm rõ lịch sử vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng giai đoạn 1402-1573, chúng ta sẽ có được cái nhìn chính xác về con người ở đây. Nói gọn, 600 năm trước, cộng đồng được hình thành từ cuộc chuyển cư rầm rộ, từ các vùng miền phía Bắc vào, một bộ phận khá lớn, chung sống và hòa huyết với dân tộc Chăm bản địa. Vì thế, ngoại dáng, vốn ngôn ngữ, nết tính, ngữ điệu, phát âm, phong tục, tập quán... của họ, có những đặc thù riêng: bộc trực, chân thành, tốt bụng, nghèo vốn từ vựng. Đời tôi, chỉ mong được quan kết sui gia với một gia đình gốc Quảng Nam- Đà Nẵng là phúc nhà.
    -Trở lại việc cái lờ. Lờ, dụng cụ bắt cá của người Trung Trung bộ như hình ảnh minh họa. Bắt cá thì phải mò (cua cá), úp (nơm), đặt (đó), đứng (vó), giăng (lưới), thả (lờ). So sánh LÀM du lịch như THẢ lờ thì mới đúng (Động từ LÀM so sánh với động từ THẢ, danh từ DU LỊCH so sánh với danh từ LỜ). Ông thành đội, nghị viên HĐND thành phố này, nghèo vốn từ, nên đã dùng không đúng phụ tố CÁI trong danh ngữ"cái lờ". Lẽ ra phải dùng TRÁI lờ. Phương ngữ Quảng Nam-Đà Nẵng có các phụ tố chỉ vật thể đi kèm với chính tố danh từ để tạo nên danh ngữ trong phạm vi bắt cá như trái lờ, cái nơm, tấm lưới, gọng vó...
    -Cái L.của người phụ nữ là tuyệt tác của tạo hóa. Ông trời là một kiến trúc sư thượng thặng, tài hoa, vận dụng tất cả những kiến thức ưu việt nhất về kỹ thuật, về mỹ thuật để chế tác. Vừa đái,vừa giao hợp, vừa đẻ, vừa hành kinh, vừa nhận cảm xúc, vừa khơi gợi, quyến rũ giống đực...Hằng loạt công năng, chức năng trên một diên tích chưa đầy 10cm2, ngoài thượng đế ra, không ai có thể thiết kế, thi công hoàn mỹ như thế được. Cám ơn ông Trời. Hoan hô cái Lờ!

    Trả lờiXóa
  2. Mà đúng thật!
    Cái Lờ là cái Lờ. Miền Trung cũng thế mà miền Bắc hay Nam bộ cũng gọi như thế cả!

    Các ông có ý đồ đên tối cứ nghĩ ra cái Lờ!

    Trả lờiXóa
  3. Câu trên khi đăng báo chỉ cần "biên tập" lại chút xíu thì chẳng có ai nghĩ khác đi: "Làm du lịch như người ta thả lờ bắt cá, chờ cá chui vô rồi bắt..." . Thế mới biết làm báo không thể "ẩu" được!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi là dân Quảng gốc đây. Hồi còn nhỏ, ở quê, tôi đã từng đan cái lờ, dùng lờ thả bắt cá rất đơn giản và hiệu quả. Vào đầu mùa mưa, bạn chỉ cần đặt lờ vào nơi nước chảy trên bờ thửa ruộng cao xuống thửa ruộng thấp , cá di chuyển sẽ chui vào lờ, chui vào rồi thì không thể chui ra được do thiết kế cái lờ như vậy . Nếu ai đã từng trãi nghiệm, thì từng biết cảm giác thật tuyệt vời khi xách cái lờ với hàng chục con cá rô mập mềm, róc rách... Quê tôi cũng có câu "Con cá trong lờ đỏ lơ con mắt, con cá ngoài lờ lúc lắc muốn vô".
    Tôi cho là ông Đại biểu này phát biểu rất chuẩn, sâu sắc và tỏ ra rất am hiểu; đồng thời phê phán ngành Du lịch rất chua cay và hoàn toàn đúng đắn với thực trạng. Làm du lịch mà như đặt bẩy khách, như đặt lờ bẩy con cá, rồi chém đẹp? Đó là thứ tư duy nông cạn, vô hậu. Vì rằng con cá vào lờ rồi thì chỉ có chặt chém, hết đường sinh đẻ, một đi không trở lại. Du lịch cũng làm như vậy à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi, gọi trái lờ, cái nơm. Ví như: "Lờ này bao nhiêu một trái?" "-"Khi hôm, mưa đầu mùa, thả 20 trái lờ thì cá vào đặc lờ đến 18 trái."- "Chị bán cho tôi một chục trái lờ lớn và nửa chục trái lờ nhỏ" v...v...Từ toàn dân, "trái" lờ biến thành từ"cái" lờ. Truy nguyên, có thể khi giao tiếp, bằng khẩu ngữ, bà con cũng đã né tránh dùng cái lờ mà dùng trái lờ để không hiểu nhầm "cái lờ kia"? Khi thả lờ, đón cá vào cả 2 đầu, cá trên cạn xuống, cả cá dưới sâu ngược lên vì hom lờ đã gắn ở hai phía. Tôi nghĩ, ý ông nghị viên cũng chẳng sâu sắc gì, so sánh làm du lịch như thả lờ, bắt cá. Ngoài thu sản phẩm không biết thêm những dịch vụ nào khác để luyến khách, quyến khách. Cả ông nhà báo cũng vậy. Không ác ý gì. Sẵn câu nói không cẩn trọng về mặt ngữ pháp của ông Nghị, cố tình không biên tập lại cho mọi người một trận cười vô tư. Thế thôi.
      Tôi không hiểu tiến trình phát triển của ngôn ngữ thế nào mà dân gian ngày nay gọi tên
      cái bộ phận đẹp thế, mộng mơ thế, quyến rũ thế là cái lờ. Cổ xưa, ông bà mình gọi cái lờ là cái "tỉn tìn tin". Thanh điệu của nó đã diễn tả hết về tục và thanh của nó:
      "Em xinh cái nón cũng xinh.
      Em giòn cái tỉn tìn tin cũng giòn".
      Người chơi hoa quỳnh họ giàu tưởng tượng lắm. Quỳnh chỉ nở về đêm. Từng cánh trắng trong bung nở chầm chậm, có thể thấy được. Hương thoang thoảng. Khi đã nở trọn vẹn hết thì hoa quỳnh trông như cái tỉn tìn tin của phái đẹp, cái đẹp trụi trần. Thời gian từ lúc nở đến lúc tàn tương xứng với thời gian giao hợp giữa 2 người khác phái.
      Hễ thấy vui thì bàn tiếp. Mang chút hiểu biết xuống đất nay mai, oan uổng lắm!

      Xóa
    2. Chả biết ông Nặc nô quê ở đâu, nhưng quả thật, tôi không thấy ở VN có nơi nào gọi cái Lờ là cái NƠM?

      Cái nơm để đi ÚP cá chứ không như cái LỜ để BẪY cá.
      Đây là cái Nơm:

      http://www.phattuvietnam.net/thumbnail.php?file=2009/10/nom_ca_187890625.jpg&size=article_medium

      http://hoian.vn/wp-content/uploads/2009/08/nomca-batca-hoianvn.jpg

      Xóa
    3. Bạn Khắc Liên đã đọc kỹ còm tôi?

      Xóa
  5. laws of the universelúc 15:40 10 tháng 7, 2015

    Hết chuyện để nói rồi à?

    Trả lờiXóa
  6. 18+ Vì sao lại gọi CON chim và CÁI lờ?
    Các mẹ ạ! Lần này tôi nói đến một vấn đề thật đơn giản nhưng tôi cam đoan 90% các mẹ không biết.
    (Xin nói trước luôn là chuyện này có yếu tố tế nhị mang tính dâm dê, đề nghị những bạn nào đi học có điểm phẩy Giáo Dục Công Dân trên 8 đừng vào... Tuy nhiên cũng nói luôn đây là chuyện nghiêm túc về ngôn ngữ - và là ngôn ngữ Dân Gian dân tộc - hoàn toàn ko bậy, mong các bạn đừng vội phán xét)
    Thế này nhé! Ngôn ngữ Việt Nam rất chi là phức tạp - và các mẹ nên tự hào là chúng ta đang nói một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất Hành tinh.
    Tôi biết được bởi vì tôi có thằng bạn người nước ngoài sống ở Hà Nội, nó đang học tiếng Việt để cưa gái. Nó nói tiếng Việt 3 năm nên tương đối thõi rồi, nhưng vẫn luôn bất ngờ về ngôn ngữ Việt.
    Một hôm nó hỏi tôi:
    - Này mày , tại sao cái bộ phận sinh dục của con trai lại gọi là "CON" "con Chim" "con cặ.." Mà cái của con gái lại gọi là "CÁI bướm..." "Cái L..." Thế chia từ dựa trên nguyên tắc gì?
    Tôi trả lời:
    - Dân tộc tao thông minh lắm! Bọn chúng mày đéo biết đâu. Thế này nhé: Tại sao lại gọi là CÁI hồ - mà lại gọi là CON sông? Hồ khác Sông thế nào?
    - Chỉ biết là Hồ thì đứng yên, còn sông thì chuyển động? Nó trả lời.
    - Đúng! CÁI là gọi những thứ đứng yên, còn Con gọi những thứ di chuyển - tôi trả lời.
    - Ah. Thoản nào gọi là CÁI nhà, cái bàn, cái tủ... và gọi động vật là CON chó, con mèo... Nó rú lên như tìm ra được cái gì đó thú vị...
    Đoạn nó lại hỏi:
    - Thế sao gọi là CON ĐƯỜNG.
    - Vì ở Việt Nam bọn tao con đường suốt ngày bị đào lên, làm đi làm lại, đéo bao giờ nằm yên thân được..
    Sau đó nó lại rú lên tiếp:
    - Ah! Hoá ra gọi là Con Chim là vì thường khi "hoạt động" thì cái đấy phải vận động, còn Cái Bướm thì là do nằm 1 chỗ.
    - Đúng ! Chưa hết đâu! Thậm chí ngôn ngữ của bọn tao cái danh từ còn chỉ ra được độ to nhỏ nữa mới hiểm. Ví dụ riêng 1 cái của nợ của mày thì tiếng Việt bọn tao mỗi lứa tuổi lại có 1 cái tên gọi khác nhau, mà gọi lên là thấy ngay được độ to nhỏ và độ... phởn:
    + Thời bé mới đẻ : Dé (mới mọc, ngây thơ...)
    + Nhớn lên một tí: Cu (hạt đã tròn tròn...)
    + Đủ lông đủ cánh: Chim (đã hình thành, đủ bộ phận)
    + Lớn lên một tí: Dái (nghe đã thấy phởn phởn rồi...)
    + Khi trưởng thành: Buồi (nghe thấy to to, vững vững, xệ xệ)
    + Khi về già, quá mỏi mệt và chỉ còn tác dụng đi tè: Cặc (người ta hay gọi là cái Cặc khô là vì thế!) nghe đã thấy khô khô ỉu ỉu... chỉ muốn ngắt ra vứt mẹ ra ngoài nắng phơi...
    Cái của con gái cũng thế! Tôi cũng phải cho nó phân loại bởi 5 từ chỉ các mức độ cái đấy của chị em..( Nhưng thôi vì lịch sự ko nói ở đây)...
    ---
    Nhờ tôi nói thế, nó đã phải thừa nhận là Tiếng Việt của chúng ta thú vị hơn tiếng Anh của nó.
    Và nó đang đi tìm hiểu thêm tại sao người ta lại gọi là "Củ Cặc"
    Các mẹ giải thích hộ cái?
    - Tôi thì nghĩ là gọi là "Củ" là do nó có Rễ chùm, và do nó có hạt giống "củ lạc"...
    ... Tôi yêu tiếng Việt !!!
    (Chúc tuần mới vui vẻ!)

    Trả lờiXóa
  7. Thường thì mạo từ CÁI (định ngữ- phụ tố của danh ngữ) gắn liền với những danh từ chỉ tĩnh vật,
    mạo từ CON gắn liền với những danh từ chứa sự vận động, chuyển dịch, cựa quậy, nhúc nhích dù lớn như con sông, dù nhỏ như con virut.

    Trả lờiXóa
  8. Cái lờ bống ( để bắt cá bống)

    Trả lờiXóa
  9. Dân thành thị. Chẳng biết cái lờ là cái éo gì. Gọi điện hỏi thằng bạn làm nhà báo:
    - Cái lờ là cái gì mầy?
    - Hehe. là cái đó đó
    - Đật. Cái đó đó là cái gì?
    - Là cái lờ.
    - Bố đùa mày hả?
    - Đật cái lờ là cái đó bắt cá
    - Tổ sư nhà báo. Viết úp mở thế bố thằng nào chẳng nghĩ lung tung

    Trả lờiXóa