Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Hunxen mượn LHQ bản đồ gốc để quyết vạch luận điệu xuyên tạc của Sam Rainsy!

Lê Văn Lực: "Để đối chọi với 7 đảng đối lập (có gần 1 triệu cử tri ủng hộ. Trong đó 2 đảng do Pháp nuôi, 2 đảng do CIA tài trợ/huấn luyện, 3 đảng nhỏ nhận chỉ thị & tiền bạc từ Mỹ - Trung uốc - Pháp - Úc - Canada - Eu..) thật không dễ chút nào. Dùng bản đồ có từ thời Norodom SIhanuc (do người Pháp đo vẽ) là cách làm khôn ngoan, hiệu quả & có lợi cho cả VN lẫn CPC. Hoan hô Hunsen."
 **************************
Báo The Phnom Penh Post ngày 6/7 đưa tin, Thủ tướng Hun Sen đã viết thư tới Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị tiếp cận các bản đồ biên giới Campuchia là bản gốc và có tính pháp lý để kiểm tra.


Trong bức thư đề ngày 6.7, ông Hun Sen đề nghị mượn bản đồ gốc, hay còn gọi là bản đồ Bonne, có tỷ lệ 1/100.000, được chính quyền thực dân Pháp in từ khoảng năm 1933 đến 1955 và được Quốc vương Norodom Sihanouk quá cố gửi ở LHQ từ năm 1964.
Nhấn mạnh rằng nỗ lực của Quốc vương Sihanouk là đảm bảo để biên giới Campuchia được tôn trọng, ông Hun Sen nói với ông Ban Ki-moon rằng Chính phủ Campuchia cần các bản đồ "với ý định xác nhận rõ ràng về quyết tâm của Chính phủ Campuchia và việc thực hiện phân định và phân giới cắm mốc biên giới giữa Campuchia với các nước láng giềng, cũng như với mục đích tránh và chấm dứt việc kích động chủ nghĩa dân tộc cực  đoan cũng như những ý định xấu nhằm gây ra sự hiểu lầm trong dư luận xã hội quốc gia và quốc tế, nhằm làm lợi về chính trị...,  mà có thể dẫn tới thảm họa cho toàn thể quốc gia Campuchia" do một số thành phần ở Campuchia gây ra - bức thư của ông Hun Sen viết. 
Ông Hun Sen nói rằng, ông hy vọng, "vì hòa bình và ổn định khu vực cũng như cân nhắc về Campuchia - thành viên của LHQ", Tổng thư ký Ban Ki-moon sẽ cho chính phủ Campuchia mượn tất cả bản đồ gốc mà nước này đã nộp lưu chiếu tại LHQ để làm cơ sở đối chiếu, khẳng định sự đúng đắn, chính xác so với bản đồ mà Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang sử dụng để phân định biên giới trên đất liền và lãnh hải giữa Campuchia". 
Trước đó, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia đối lập nhiều lần cáo buộc chính phủ nước này sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam lập ra trong những năm 1980. 
 Sam Rainsy- Chủ tịch đảng đối lập ở Campuchia "Cứu nguy Dân tộc Campuchia"
Trong khi đó, Chính phủ Campuchia khẳng định rằng bản đồ mà họ sử dụng trong Hiệp định Biên giới 2005 là phù hợp với Hiến pháp. 
Hôm 28.6 vừa qua đã xảy ra vụ một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sỹ đảng đối lập Campuchia, CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. 
Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã phê phán hành động bạo lực này và "yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước".
Ông Hun Sen khẳng định đề nghị tới LHQ này nhằm thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Chính phủ Campuchia trong công tác phần giới cắm mốc với các nước láng giềng. 
 Bùi Trâm Anh Tổng hợp
========================

15 nhận xét:

  1. Đảng nhân dân của Campuchia cầm quyền trong cơ chế dân chủ đa đảng là thể nghiệm có giá trị cao cho Việt nam và Lào trong hoạch định chính sách tiếp cận dân chủ đa nguyên trong tương lai .

    Những kinh nghiệm đồng hành cùng các đảng đối lập và những vấn đề do các đảng này đặt ra cũng không quá khó vượt tầm kiểm soát của đảng Nhân dân Campuchia,một đảng còn non trẻ hơn rất nhiều so với Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở VN.

    Tương tự nếu VN sử dụng cơ chế dân chủ đa đảng ,sẽ có đảng đối lập đòi xem xét các hiệp định biên giới biển đảo với TQ,có đảng đòi xét lại những cuộc chiến giành độc lập mà VN đã thực hiện,xét lại những vụ cải cách sai lầm về ruộng đất,công thương,văn hóa,tư tưởng .. .Những nội dung này không thể làm mất quyền lãnh đạo của chính đảng cầm quyền hiện nay bởi thành tựu giành độc lập thống nhất Đất nước là ước vọng và là thành quả chung của tuyệt đại đa số nhân dân VN ,là công sức và sự hy sinh của Cụ Hồ và những học trò ,của nhiều thế hệ đảng viên,người dân tiên phong ưu tú của Cụ,không dễ cho bất kỳ đảng phái đối lập nào muốn chối bỏ .

    Những vấn đề đối lập khác là những vấn đề thuộc quốc kế dân sinh thì bản thân đảng cầm quyền hiện nay buộc phải đổi mới quan điểm kinh tế chính trị và tư duy quản lý để thể hiện vai trò chủ đạo,hiệu quả bền vững trong cạnh tranh ,hội nhập,phát triển kinh tế xã hội...như mọi đảng cầm quyền khác phải làm .

    Về thời gian ,VN cần có đủ để đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi kinh tế thị trường thay thế đội ngũ công chức viên chức hiện tại chưa thật giỏi làm kinh tế ,thậm chí có số không nhỏ thoái hóa biến chất tham nhũng nặng nề ;có đủ cho dân nhận thức dân chủ thị trường để nền kinh tế và xã hội không bị sốc vì dân chủ hóa quá nhanh.

    Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế, VN đã thực hiện khá suất sắc ,ít di chứng trừ hiện tượng tham nhũng do sự bất đồng bộ trong quá trình đổi mới chậm chạp về cơ chế chính trị (quan hệ sản xuất) so với đổi mới cơ chế kinh tế (sức sản suất) phát sinh ra.

    Theo quy luật lượng đổi(kinh tế thị trường phát triển) thì chất phải đổi(dân chủ hóa xã hội để kiểm soát quyền lực). Khi VN đã hội nhập sâu trong nhiều hiệp định kinh tế quốc tế ,sự sai khác về chính trị đồng nghĩa sai khác về luật chơi không thể tồn tại.Đổi mới song hành kinh tế và chính trị là tất yếu khách quan ,là quá trình không thể đảo ngược.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sướng nhể, nhà ta mà như thằng Cam, Văn Lâm sẽ cầm đầu đảng 3 que. Tranh cử ở phố Bồn Cầu với lời thề uống nước cống mà không hề bị đau bụng vì ăn bửn quen rùi!

      Xóa
    2. cũng hao ao đứa ôm đít tàu.

      Xóa
    3. Học ai không học lại đi học thằng Cam. Nó chả học mình thì thôi. Các bố cứ nghĩ linh tinh vẩn vơ ở đâu đấy. Tự nhận mình ở chiếu dưới thì mãi hành xử như kẻ ở chiếu dưới.

      Xóa
    4. Ôi giời ơi! Cô/Anh Tam Nuong!

      Đàn dâm chủ quê ta, bất kể tây tầu hàn nhật, kể cả giấu giày gã Ô nhọ, hay 1 con chó tây, bất kể thứ gì miễn là không liên quan đến quê chúng, chúng đều liếm tất.

      Xóa
    5. Các bác không nghĩ rằng Campuchia là một phép thử dân chủ hóa của người VN à?

      Xóa
    6. Có phép thử ở Thái Lan và Ukraina, cùng nhiều nơi khác đó, văn minh hơn Cam nhiều nhé. Văn Lâm chọn làm thủ lĩnh áo vàng, áo đỏ, áo xanh, áo đen hay áo thập ngoặc?

      Xóa
    7. Ukraina thì không hợp cảnh rồi ,còn Tháí Land,Nam Hàn,Đài Loan,Hồng kông...họ ồn ào thật đấy nhưng là sự đấu tranh ồn ào của dòng người đạp đổ bất công để tiến lên phía trước,họ ồn ào mà không trì trệ thất thoát tụt hậu như ở VN ta.

      Những quốc gia độc tài toàn trị mới đây với cuộc cách mạng xanh đỏ tím vàng này nọ chính là hình ảnh minh họa những cú sốc dân chủ ,tại đây đang diễn ra là cuộc tranh giành quyền lực đơn thuần ,bởi những kẻ thậm xưng ,to mồm dân chủ thực tế mục đích đấu đá chẳng có gì gắn gì với lợi ích quốc gia,họ chỉ là những kẻ mưu đồ tay không tranh chấp hòng tranh chấp quyền lực để mưu đồ ích kỷ .

      Xã hội nào cũng có đầy những kẻ cơ hội như vậy,chúng khoác áo dân chủ và không làm lợi gì cho quốc gia dân tộc mà đơn giản chỉ mưu cầu vinh thân phì gia theo mô hình những kẻ độc tài trước chúng.

      Nhóm không nhỏ những kẻ thoái hóa biến chất giầu sụ lên từ quyền lực tham nhũng và không muốn thấy có sự thay đổi gì bất lợi cho chúng ở VN hiện nay cũng chỉ là một bộ mặt khác của bọn cơ hội nếu chúng có mặt ở Libăng ,Irac...chỉ có điều ở đấy chúng sẽ khoác cái áo choàng dân chủ hay ÍS mà thôi.

      Xóa
    8. Mấy ông dân chủ , nhân quyền thường học thì nhanh nhưng quên cũng lẹ..; Hoa lài , hoa sói , cách mạng cam ,mùa xuân Á rập.... chưa ráo mực nay thần tượng láng giềng Khmer !!!

      Xóa
  2. Thủ tướng Campuchia xin Tổng thư ký LHQ giúp đỡ trong tranh chấp với Việt Nam


    Campuchia yêu cầu phân định bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon xin tiếp cận các bản đồ gốc của nước này phân định biên giới Campuchia-Việt Nam mà Quốc vương Norodom Sihanouk gửi bảo quản tại Liên Hợp Quốc vào năm 1964, nhằm ngăn chặn đà leo thang cuộc tranh chấp do phe đối đối lập kích động trong thời gian gần đây xung quanh vấn đề biên giới với Việt Nam, — như tin đưa hôm thứ Ba của báo Phnom Penh Post.

    Ngày 28 tháng Sáu tại khu vực biên giới đã xảy ra đụng độ giữa những đối tượng dân tộc chủ nghĩa quá khích người Campuchia và các chiến sĩ quân đội Việt Nam. Đám biểu tình ủng hộ phe đối lập thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc trong nghị viện Campuchia. Cuối tuần trước, đảng chính trị đối lập này do nhân vật cựu trào Sam Rainsy cầm đầu đã công bố chuẩn bị cuộc diễu hành 10.000 người tại cùng địa bàn chưa cắm mốc phân định biên giới Campuchia-Việt Nam ở tỉnh Svay Rieng.
    Quốc kỳ Campuchia
    © Flickr/ @felixtriller
    Campuchia lại gửi công hàm cho Việt Nam về lãnh thổ

    Trong bức thư gửi ông Ban Ki-moon, Thủ tướng Hun Sen yêu cầu cho phép tiếp cận các bản đồ gốc do chính quyền Pháp ở Đông Dương lập năm 1933, bản do Chính phủ Hoàng gia Campuchia lập năm 1955, để "xác minh đường phân chia ranh giới và trấn an phe đối lập theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan", — như nêu trong thông điệp.

    Phe đối lập Campuchia cho rằng đường biên giới với Việt Nam đã "bị dịch chuyển" nhằm có lợi cho Việt Nam trong những năm 1979-1985, sau khi quân đội Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ maoist "Khmer Đỏ" do Pol Pot cầm đầu, trong 4 năm cai trị đã hủy diệt ¼ dân số đất nước. Thời gian khi quân đội Việt Nam đóng lại ở Campuchia để đảm bảo an ninh cho dân cư vì cuộc chiến với "Khmer Đỏ" vẫn tiếp diễn tại tỉnh Siem Reap, trong các ấn phẩm của phe đối lập gọi là "những năm dưới sự chiếm đóng của Việt Nam".

    Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/asia/20150707/457299.html#ixzz3fDU0LLB1

    Trả lờiXóa
  3. Hành động xâm nhập biên giới trái phép và hành hung người Việt Nam của Sam Rainsy và đồng bọn đáng để bị một tràng tiểu liên xuyên qua người. Đối xử với những kẻ như chúng quá hòa ái nên chúng mới được đằng chân lân đằng đầu. Husein có thể nhổ cái gai này được không?

    Trả lờiXóa
  4. Hunxen là người lãnh đạo của Campuchia có mối quan hệ hòa hảo và là người lãnh đạo mà tôi thấy dáng tin tưởng và tôn trọng của quốc gia này. Trái với đảng đối lập ông là người tố chất và khá bình tĩnh cũng như có sự hiểu biết

    Trả lờiXóa
  5. Các bác chưa hiểu hết chuyện rồi,văn lâm không nói VN học cách dân chủ hóa xã hội ở Campuchia mà nói rõ là quá trình dân chủ hóa xã hội ở Campuchia có thể là một thử nghiệm có giá trị để VN nghiên cứu khả năng áp dụng .

    Cũng là đổi mới nhưng Campuchia dù kinh tế còn lạc hậu làm đồng bộ cả kinh tế thị trường lẫn chính trị đa nguyên giống như các nước Đông Âu .

    Trái lại VN áp dụng kinh tế thị trường trước ,về chính trị VN vân kiên định CNXH (một đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước) và do kiên định một đảng lãnh đạo Nhà nước nên quyền lực đã bị thị trường hóa ,tham nhũng phát triển.VN đã phải đưa vào Nghị quyết về đổi mới đồng bộ kinh tế và chính trị.Tuy nhiên khi quyền lực bị thị trường hóa ,quyền và tiền tài trở thành cặp phạm trù đồng biến,không dễ ai gỡ ra được dù có mong muốn đến mấy ,trừ khi áp dụng đúng quy luật cặp phạm trù khác là sức sản xuất -quan hệ sản suất tức quan hệ mật thiết giữa kinh tế chính trị.

    Kinh tế phát triển đến mức độ nhất định ,ví dụ mức quốc gia công nghiệp,chính trị tất phải đa nguyên.Quá trình phát triển đồng bộ này chính là quá trình dân chủ hóa xã hôi,dù muốn hay không nhất quyết VN sẽ phải trải qua không thể có con đường khác.

    Những trắc trở bước đầu trong quá trình dân chủ hóa VN hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm từ thực tế xã hội dân chủ ở nước bạn Campuchia để chủ động kế hoạch hóa tiến trình dân chủ hóa xã hội một cách hiệu quả an bình nhất cho VN .

    Đi sau học người ta có gì sai,thậm chí biết đâu đấy,mô hình dân chủ đa đảng ở Capuchia cũng rất có thể đã và đang là một thí nghiệm của chính những người VN để khảo sát lại xem liệu đa nguyên chính trị có là tự vẫn chính trị ,có gì nguy hiểm cho xã hội không?

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Thành Phúclúc 07:43 19 tháng 7, 2015

    LHQ trả lời Campuchia về bản đồ phân định biên giới
    Đáp lại yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Liên Hợp Quốc (LHQ) cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam và sẽ tiếp tục tìm kiếm các tài liệu này.

    Campuchia muốn xác thực bản đồ phân định biên giới / Campuchia cam kết không để tái diễn xô xát ở biên giới với Việt Nam

    hun2-3923-1437215208.jpg

    Liên Hợp Quốc trả lời một phần đề nghị của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về bản đồ phân định đường biên với Việt Nam. Ảnh minh họa: AFP

    "Chúng tôi đã cung cấp cho Campuchia thông tin mà chúng tôi có thể tìm thấy, LHQ cũng đang tiếp tục tìm kiếm những tài liệu chính mà Phnom Penh đề nghị", VOA dẫn lời bà Eri Kaneko, phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết hôm qua.

    Tuy nhiên bà Kaneko không nói cụ thể LHQ đã chuyển cho Campuchia những tài liệu gì.

    Ông Hun Sen hôm 6/7 đề nghị LHQ cung cấp những bản đồ gốc tổ chức này lưu trữ nhằm kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

    Theo ông Hun Sen, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi bản đồ Bonne, tỷ lệ 1:100.000, do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành và được quốc tế công nhận trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969 lên LHQ. Đề nghị trên là để thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Campuchia trong việc phân định biên giới giữa nước này với các quốc gia láng giềng.

    Động thái trên diễn ra sau khi đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980. Thậm chí ông Un Sam An, nghị sĩ đảng CNRP, hồi đầu tháng 7 đã giẫm chân lên và có lời lẽ xuyên tạc bản đồ quốc gia, được LHQ công nhận và dùng trong hoạt động phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.

    Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng CNRP tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

    Đại diện Chính phủ Campuchia hôm 16/7 đã cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An, đồng thời cho biết sẽ tôn trọng các cam kết song phương. Thỏa thuận này được đưa ra sau khi đại diện hai nước đến khảo sát thực địa tại khu vực xảy ra vụ bạo lực do một số phần tử quá khích Campuchia gây ra. Khu vực này nằm giữa mốc số 202 – 203 thuộc ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An của Việt Nam.

    Trong 9 năm qua, Việt Nam và Campuchia đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc. Hiện nay còn 7 đoạn biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia mà hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/lhq-tra-loi-campuchia-ve-ban-do-phan-dinh-bien-gioi-3250598.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 07:45 19 tháng 7, 2015

      Campuchia cam kết không để tái diễn xô xát ở biên giới với Việt Nam
      Đại diện chính phủ Campuchia hôm qua cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An hồi cuối tháng 6, đồng thời cho biết sẽ tôn trọng các cam kết song phương.
      http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/07/17/cam-1868-1437128399.jpg
      Hai chủ tịch Ủy ban Liên hiệp phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia tuần trước thống nhất sẽ hoàn thành công tác phân giới trong năm nay. Ảnh: VOA

      Trong cuộc hội đàm tại tỉnh Svay Rieng hôm qua, Nhóm Công tác liên hợp Việt Nam - Campuchia đã cùng cam kết không để xảy ra vụ xô xát tương tự như tại Long An ngày 28/6, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết. Nhóm công tác phía Việt Nam do ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao làm trưởng nhóm. Phía Campuchia do ông Long Visalo, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Trưởng Ban điều tra vụ xô xát phía Campuchia dẫn đầu.

      Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

      Nhóm Công tác liên hợp Việt Nam - Campuchia cũng khẳng định tôn trọng các hiệp ước và hiệp định đã ký kết cũng như Thông cáo báo chí chung ký ngày 17/01/1995. Trong Thông cáo Báo chí chung này, hai bên nhất trí "thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”.

      Cuộc họp nhóm công tác liên hợp nói trên diễn ra sau khi đại diện hai nước cùng đến thực địa tại khu vực xảy ra vụ bạo lực do một số phần tử quá khích Campuchia gây ra. Khu vực này nằm giữa mốc số 202 – 203 thuộc ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An của Việt Nam.

      Tại đây, đại diện hai nước đã kiểm tra, làm rõ nơi xảy ra xô xát, lắng nghe ý kiến của các nhân chứng hai bên và xác định nguyên nhân của vụ việc. Nhóm công tác phía Campuchia hỏi thăm và mong nhận được sự thông cảm của những người Việt Nam bị thương.

      Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm qua cho biết Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí của Việt Nam về việc không xây dựng công trình trong phạm vi 100 m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực biên giới chưa phân giới cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo "Bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia ký ngày 23/4/2011 (MOU)".

      Trong 9 năm qua, hai nước đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc. Hiện nay còn 7 đoạn biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia mà hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết.

      http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/campuchia-cam-ket-khong-de-tai-dien-xo-xat-o-bien-gioi-voi-viet-nam-3250213.html

      Xóa