Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

CHỦ TỊCH VIỆT NAM THĂM CUBA- CHỈ DẤU CHO THẤY VIỆT NAM ĐỨNG VỀ PHE CHÍNH NGHĨA CHỨ KHÔNG ĐỨNG VỀ PHE MỸ ĐỂ BÓP NGHẸT CUBA

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Cuba từ ngày 18-20/9

Theo báo Granma Cuba và Hãng tin Prensa Latina, vào lúc 10h sáng 18/9 (theo giờ địa phương), tức 21h theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Jose Marti Habana, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba. 

Phó chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, Salvador Valdés Mesa ra tận chân cầu thang máy bay đón Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc (ảnh trên báo GranmaPrensa Latina)

Đây là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên thăm Đảo quốc Cuba kể từ sau sự kiện 'ĐẢO CHÍNH MỀM' HÈN HẠ CỦA MỸ NHẰM PHÁ HOẠI CUBA ĐÃ THẤT BẠI THẢM HẠI. Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm Cuba cũng diễn ra ngay sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ đến Việt Nam để yêu sách "nâng cấp quan hệ Mỹ - Việt và lôi kéo Việt Nam vào liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc (cho Mỹ). Thế nhưng, VIỆT NAM ĐÃ TỪ CHỐI NHƯNG CỐ TẾ NHỊ ĐỂ MỸ KHÔNG BỊ MẤT MẶT!...

Theo chương trình chuyến thăm, vào ngày mai, Thứ Hai, 20/9/2021,  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez; Hội kiến Thủ tướng Manuel Marrero Cruz; Hội kiến Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo.

Dự kiến trong chương trình chuyến thăm, hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có kế hoạch hành động chương trình nghị sự kinh tế trung hạn; các thỏa thuận hợp tác tư pháp, y tế, thủy sản, nông nghiệp, an ninh mạng; một số thỏa thuận hợp tác của doanh nghiệp về năng lượng sạch, xây dựng khách sạn.

Hai Đoàn cấp cao của hai nước sẽ đàm phán những thủ tục chi tiết để Cuba chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin chống Covid-19 cho Việt Nam.

Trên thực tế, các cơ sở công nghệ sinh học ở Cuba và Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác khoa học và kỹ thuật một ngày trước đó.

Thông qua tài khoản twitter của mình, nhóm sản xuất BioCubaFarma đã công bố thỏa thuận giữa Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba, và Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế của Việt Nam.

Chủ tịch nước cũng sẽ có các cuộc tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP), Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam; Đại diện lãnh đạo các trường mang tên Bác Hồ, Nguyễn Văn Trỗi và Võ Thị Thắng đến chào Chủ tịch nước; Thăm Đại sứ quán và gặp gỡ Cộng đồng người Việt Nam tại  Cuba; Thăm Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Công nghệ sinh học – CIGB.

Bùi Ngọc Trâm Anh, Theo Granma Cuba và Hãng tin Prensa Latina

======

Xem thêm bài: 

17 nhận xét:

  1. Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế Cuba
    Thứ Năm, 24/6/2021 10:46'(GMT+7)

    Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 23/6 đã thông qua Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba với kết quả 184 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 3 phiếu trắng.


    Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ. Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN
    Theo phóng viên TTXVN tại New York, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận và lên tiếng kêu gọi Chính phủ Mỹ đảo ngược xu hướng chính sách hiện nay đối với Cuba, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn vì hòa bình, ổn định và phát triển khu vực và thế giới.

    Nghị quyết (A/RES/75/290) được Cuba đề xuất từ năm 1992 và được ĐHĐ LHQ bỏ phiếu thông qua hàng năm với số phiếu thuận áp đảo.

    Tại buổi họp ngày 23/6, có hơn 20 nước, trong đó có đại diện 6 nhóm nước gồm châu Phi, Cộng đồng Caribbe, ASEAN, Nhóm G77+Trung Quốc, Phong trào Không Liên kết và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã phát biểu bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Nghị quyết.

    Các nước bày tỏ quan ngại trước những tác động bất lợi của các biện pháp cưỡng chế đơn phương đối với Cuba, gây khó khăn và thách thức đối với sự phát triển của Cuba trên toàn bộ các lĩnh vực. Các nước nhấn mạnh Mỹ cần dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba và cam kết tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc, mục đích và tinh thần của Hiến chương LHQ, đặc biệt là các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

    Phát biểu trước ĐHĐ, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba đi ngược lại luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ. Đây là hệ thống trừng phạt đơn phương bất công và kéo dài nhất từng được áp dụng đối với một quốc gia trong lịch sử thế giới hiện đại. Lệnh cấm vận đã gây ra những thiệt hại to lớn cho Cuba, khiến nhiều thế hệ người dân Cuba gặp muôn vàn khó khăn.

    Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận đơn phương đối với Cuba, để Cuba được tự do tham gia bình đẳng và công bằng vào các quan hệ kinh tế, thương mại, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đại sứ cũng đánh giá cao mong muốn của Cuba tiếp tục đối thoại và hợp tác với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, cũng như đàm phán các vấn đề song phương còn tồn tại trên cơ sở bình đẳng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền quốc gia và độc lập của nhau.

    Nghị quyết của ĐHĐ LHQ có ý nghĩa chính trị nhưng chỉ có Quốc hội Mỹ mới có quyền bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế vốn áp đặt đối với Cuba trong hơn 50 năm qua.

    Theo TTXVN
    https://tuyengiao.vn/thoi-su/viet-nam-bo-phieu-ung-ho-nghi-quyet-keu-goi-my-cham-dut-lenh-cam-van-kinh-te-cuba-134010

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 07:09 20 tháng 9, 2021

    Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 23/6/2021 đã thông qua Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba với kết quả 184 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 3 phiếu trắng.

    Cụ thể, 2 phiếu chống là Mỹ, Israel và 03 phiếu trắng là Colombia, Ukraine, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
    Ngoài Mỹ thì còn có những tay sai thân tín, mặt dày của Mỹ!

    Thực tế cuộc sống cho thấy, chính sách hiếu chiến của Mỹ ngày nay đang bị cả thế giới lên án.
    Mỹ đang bị cô độc hơn bao giờ hết. Thời TRump cũng thế và thời Biden hiện nay cũng vậy!

    Tội nghiệp nước Mỹ!

    “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE!
    Mấy hôm nay, Ngài Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đang công du Pháp, Thổ và một loạt nước khác ở châu Âu, Trung Đông. Sau lời phát biểu của Ngoại trưởng Pháp: “Châu Âu không cần phải là “Cấp phó” của Hoa Kỳ”- (Nguyên văn “L'Europe n’a pas à être l’adjointe des États-Unis”, nước Pháp đón tiếp Pompeo khá lạnh nhạt. Pháp cấm báo chí dự các buổi mà Pompeo gặp gỡ Ngoại trưởng Pháp, Tổng thống Pháp. Pháp nói rõ công khai, Pompeo đến Pháp không phải do Pháp mời mà là theo đề nghị của chính Pompeo và nước Pháp không nỡ chối từ! Tổng thống Pháp chỉ cho Pompeo gặp gỡ chừng dăm phút cuối giờ làm việc!


    Tất nhiên, Pompeo đến Pháp, đến châu Âu và Trung Đông lần này thì vưỡn một bài ca cũ rích, rằng Hãy tin tưởng nước Mỹ chứ đừng tin Trung Quốc! Hãy lập “Liên minh quốc tế do Mỹ làm chủ soái để chống Trung Quốc!”

    Trước đó, Pompeo đã từng đến các nước ASEAN để thi triển “bài ca” này rồi!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/11/quy-vi-asean-oi-hay-tin-vao-cac-gia-tri.html

    Trả lờiXóa
  3. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel
    Thứ Hai, 20/09/2021 10:50
    Vào khoảng 18h ngày 19-9 theo giờ địa phương, tức khoảng 6h sáng 20-9 theo giờ Việt Nam, Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Cuba đã diễn ra trọng thể tại thủ đô La Habana dưới sự chủ trì của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel.

    Ngay sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiến hành hội đàm với Bí thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba cùng đồng chí Phó Thủ tướng và một số đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, nhiều Bộ trưởng các ngành của Cuba.
    Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel chủ trì Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Anh hùng dân tộc Jose Marti
    Chú thích ảnh
    Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
    Dự hội đàm, về phía Việt Nam có Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và lãnh đạo một số bộ, ngành.

    Trong bầu không khí tràn đầy tình đồng chí anh em, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Miguel Díaz-Canel đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước gần đây, tập trung trao đổi về phương hướng và các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba, đặc biệt là trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất lương thực thuỷ sản và năng lượng tái tạo cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới Chủ tịch Miguel Díaz-Canel, Đại tướng Raul Castro và các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Cuba; chúc mừng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba về các thành quả đạt được vừa qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế biến động khó lường, đặc biệt là những tác động của đại dịch COVID-19 và chính sách bao vây cấm vận siết chặt chống Cuba. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân Cuba về sự đón tiếp trọng thị, thân tình dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thành công của Đại hội VIII Đảng Cộng sản Cuba (4/2021) và hoàn toàn tin tưởng nhân dân Cuba anh em sẽ thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đại hội, đạt nhiều thành quả mới trên con đường bảo vệ và xây dựng đất nước Cuba xã hội chủ nghĩa phồn vinh và bền vững.

    Chủ tịch Miguel Díaz-Canel nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm chính thức Cuba lần đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau khi Đại hội Đảng lần thứ XIII của Việt Nam thành công tốt đẹp và bầu ra ban lãnh đạo mới, góp phần tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết anh em Việt Nam – Cuba. Chủ tịch Miguel Díaz-Canel cảm ơn lãnh đạo và nhân dân Việt Nam về tình cảm đoàn kết, sự ủng hộ chân thành, sự hỗ trợ vô tư, trong sáng đối với sự nghiệp Cách mạng Cuba, đối với người dân Cuba từ trước tới nay, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay, khẳng định coi trọng kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống đặc biệt thời gian qua tiếp tục đạt được những bước phát triển mới và tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp, đoàn kết gắn bó, tin cậy giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ bất chấp khó khăn khách quan, duy trì thường xuyên và linh hoạt đối thoại chính trị ở cấp cao nhất cũng như các hoạt động ngoại giao Quốc hội, ngoại giao nhân dân. Quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục được duy trì và mở rộng trong một số lĩnh vực, bất chấp khó khăn do tác dộng của dịch bệnh. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư vào Cuba. Hợp tác nông nghiệp và an ninh lương thực được duy trì với các dự án hợp tác phát triển lúa gạo, cà phê, ngô, nuôi trồng thủy sản. Hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ... tiếp tục được hai bên quan tâm thực hiện. Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục phát triển thực chất trên tinh thần tin cậy giữa những người đồng chí anh em.

      Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Miguel Díaz-Canel nhất trí thời gian tới hai bên cần tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị qua việc trao đổi Đoàn các cấp, duy trì thường xuyên, linh hoạt, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, bao gồm Hội thảo Lý luận giữa hai Đảng, Ủy ban liên Chính phủ, Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Đối thoại chính sách giữa hai Bộ Quốc phòng. Hai bên phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại mới, khai thác tối đa các ưu đãi của Hiệp định, nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Chủ tịch nước mong Cuba quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba, đặc biệt là trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu lương thực thuỷ sản và năng lượng tái tạo. Hai bên tiếp tục trao đổi cụ thể hóa các tiềm năng hợp tác y tế thành các chương trình hợp tác cụ thể, để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hai bên tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các dự án phát triển sản xuất lúa gạo, ngô, cà phê, nuôi trồng thủy sản tại Cuba, hướng tới mục tiêu Cuba tự túc được lương thực, tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, đào tạo....

      Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Cấp cao, Bộ Y tế và ngành sinh dược Cuba dù chưa hoàn thành tiêm chủng trong nước nhưng đã chia sẻ và dành ưu tiên cao nhất để cung ứng, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19 của Cuba cho Việt Nam. Đây là một minh chứng sinh động cho sự ủng hộ kịp thời mà Cuba luôn dành cho Việt Nam như câu nói của Lãnh tụ Fidel Castro “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

      Xóa
    2. Hai bên đánh giá cao việc hai nước duy trì hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau hợp tác tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và phong trào Không liên kết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, cũng như nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước; đồng thời, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới. Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên khẳng định ủng hộ lập trường giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
      Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, thông báo quyết định tặng nhân dân Cuba anh em món quà 5.000 tấn gạo và một số trang thiết bị y tế. Một số Bộ, ngành cũng có quà thiết thực tặng Bộ, ngành, đối tác Cuba, trong đó có 1.000 tấn gạo của các doanh nghiệp ngành xây dựng, 100 tấn ngô lai giống của Bộ Quốc phòng, một số trang thiết bị y tế, phương tiện tin học, phần mềm tin học của một số Bộ ngành khác.

      Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Chủ tịch Miguel Diaz Canel sớm trở lại thăm Việt Nam.

      Sau cuộc hội đàm, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba, Chủ tịch Miguel Diaz Canel đã trao tặng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc Huân chương José Marti, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cuba, nhằm ghi nhận những đóng góp của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đối với quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

      Hai nhà lãnh đạo cũng đã chứng kiến lễ ký (i) Kế hoạch hành động triển khai Chương trình nghị sự kinh tế trung hạn giai đoạn 2021-2025 giữa hai Bộ trưởng đồng chủ trì Uỷ ban liên Chính phủ hai nước; (ii) Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa hai Bộ Y tế; (iii) Kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Cuba giai đoạn III giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam và Bộ Công nghiệp Thực phẩm Cuba; (iv) Chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2023 giữa hai Bộ Tư pháp; (v) Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng giữa Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam và Bộ Truyền thông Cuba. Lãnh đạo hai nước cũng hoan nghênh việc ký kết một số thỏa thuận, bản ghi nhớ của doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và du lịch.

      Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung của hai nước nhân chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
      https://baotintuc.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-hoi-dam-voi-chu-tich-cuba-miguel-diazcanel-20210920105011081.htm

      Xóa
  4. VIỆT NAM MUA CỦA CUBA 10 TRIỆU LIỀU VẮC XIN NGỪA COVID-19
    Hôm nay, Ngày 20/9, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc mua vắc xin phòng COVID-19 do Cuba sản xuất.

    Nghị quyết nêu rõ: Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với việc mua vắc xin phòng COVID-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.

    Theo nghị quyết, việc mua vắc xin phòng COVID-19 Abdala phải đáp ứng các điều kiện: Chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm đối với các khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến vắc xin hoặc việc sử dụng vắc xin; chấp nhận giao hàng không đúng tiến độ nêu trong hợp đồng, phải tiếp nhận đủ số lượng 10 triệu liều vắc xin, kể cả trong trường hợp Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba giao hàng chậm; chấp nhận thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng.

    Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba không phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

    Việc tranh chấp hợp đồng nếu có được thực hiện theo luật pháp của Cuba. Trường hợp hai bên không đạt được đồng thuận, việc giải quyết được thực hiện theo quy tắc trọng tại của Phòng Thương mại quốc tế tại Paris, Pháp.

    Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu và khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vắc xin phòng COVDI-19 Abdala của Cuba, bảo đảm chất lượng vắc xin, tiến độ, hiệu quả phòng chống dịch COVID-19.

    Trả lờiXóa
  5. Thủ tướng ký Công điện hỏa tốc về việc mua vắc xin Abdala của Cuba
    20/09/2021 21:04 GMT+7
    Ngày 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện hỏa tốc gửi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang thăm Cuba, đề nghị chỉ đạo lãnh đạo Bộ Y tế tham gia đoàn triển khai quy trình ký kết hợp đồng mua vắc xin Abdala.
    Công điện nêu rõ, để chuẩn bị, kịp thời phục vụ chuyến thăm Cuba của Đoàn Chủ tịch nước và triển khai ”chiến lược ngoại giao vắc xin”, Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các cơ quan có liên quan xem xét, đề xuất theo thẩm quyền các quy trình, quy định để có cơ sở ban hành Nghị quyết về mua vắc xin phòng Covid-19 của Cuba.

    Đồng thời ban hành quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với việc mua vắc xin phòng Covid-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất trong suốt mấy ngày qua.
    Đến đêm ngày 19/9, rạng sáng ngày 20/9, các văn bản đã được hoàn thành. Vì vậy, Thủ tướng kính đề nghị Chủ tịch nước chỉ đạo lãnh đạo Bộ Y tế tham gia đoàn công tác triển khai quy trình ký kết hợp đồng mua vắc xin Abdala theo quy định của pháp luật.

    Thủ tướng chúc Chủ tịch nước và Đoàn công tác có chuyến đi may mắn, thành công tốt đẹp và trở về an toàn, mạnh khỏe.
    https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-ky-cong-dien-hoa-toc-ve-viec-mua-vac-xin-abdala-cua-cuba-776579.html

    Trả lờiXóa
  6. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 18:58 21 tháng 9, 2021

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 19/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 228.744.404 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.697.787 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 361.591 và 5.413 ca tử vong mới.

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 205.362.408 người, 18.684.209 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 100.133 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 41.156 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (31.121 ca) và Anh (30.144 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 799 người chết; tiếp theo là Mỹ (578 ca) và Iran (355 ca).

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 42.841.063 người, trong đó có 691.291 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.447.010 ca nhiễm, bao gồm 444.869 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.102.536 ca bệnh và 589.744 ca tử vong.
    Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên tới 73.849.487 ca. Châu Âu đứng thứ hai với 57.473.575 ca nhiễm. Con số này ở khu vực Bắc Mỹ là hơn 51 triệu ca trong khi ở Nam Mỹ là hơn 37 triệu ca. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn nhưng số ca nhiễm cũng đã lên tới hơn 8,2 triệu ca và châu Đại Dương có hơn 200.000 ca nhiễm.

    Xét theo số ca tử vong, châu Âu đứng đầu với 1.201.834 ca, tiếp đến là Nam Mỹ với 1.145.510 ca. Con số này ở châu Á và Bắc Mỹ là hơn 1 triệu ca.

    Mỹ: Trên 10.000 ca tử vong mới trong một tuần

    Theo kênh ABC News, làn sóng lây. nhiễm tăng mạnh do biến thể Delta trong mùa hè đã gây tổn thất nặng nề cho nước Mỹ. Thống kê của trường Đại học John Hopkins cho thấy, trên 672.000 người Mỹ đã tử vong do COVID-19. Hơn 10.000 người đã tử vong trong một tuần tính đến ngày 17/9.

    Trả lờiXóa
  7. Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 22/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 230.231.346 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.720.846 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 415.777 và 7.575 ca tử vong mới.

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 206.955.503 người, 18.684.209 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 100.133 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 94.060 ca nhiễm mới; tiếp theo là Anh (31.564 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (29.338 ca). Mỹ cũng đứng đầu về số ca tử vong mới với 1.609 người chết; tiếp theo là Nga (812 ca) và Brazil (406 ca).

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 43.208.477 người, trong đó có 696.357 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.529.986 ca nhiễm, bao gồm 445.799 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.247.667 ca bệnh và 591.440 ca tử vong.

    Trả lờiXóa
  8. Bản tin của Bộ Y tế tối 22.9 cho biết tính từ 17 giờ ngày 21.9 đến 17 giờ ngày 22.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.527 ca nhiễm mới, 11.919 ca được công bố khỏi bệnh.
    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 236 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong lên 17.781 ca.
    Ngày 22.9: Cả nước 11.525 ca Covid-19, 11.919 ca khỏi | TP.HCM 5.435 ca

    Thông tin về 11.527 ca nhiễm mới được công bố trong ngày 22.9 như sau:
    - 2 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
    - 11.525 ca ghi nhận trong nước (giảm 162 ca so với ngày trước đó) tại 35 tỉnh, thành phố (có 5.870 ca trong cộng đồng). Gồm: TP.HCM (5.435), Bình Dương (4.179), Đồng Nai (930), Long An (191), An Giang (186), Kiên Giang (137), Tiền Giang (89), Cần Thơ (48), Tây Ninh (48), Bình Định (43), Bình Phước (26), Khánh Hòa (21), Đắk Nông (20), Hà Nam (20), Quảng Bình (19), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (15), Phú Yên (14), Đà Nẵng (10), Bình Thuận (9), Thừa Thiên - Huế (9), Quảng Trị (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Bạc Liêu (8 ), Hà Nội (7), Quảng Ngãi (6), Trà Vinh (4), Lâm Đồng (3), Bến Tre (3), Kon Tum (2), Hậu Giang (2), Thanh Hóa (2), Cà Mau (2), Sơn La (1), Nghệ An (1).
    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (giảm 1.086), Long An (giảm 63), Tiền Giang (giảm 16).
    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (570), Đồng Nai (340), An Giang (65).
    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.465 ca/ngày.
    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 718.963 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.306 ca nhiễm).
    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 714.497 ca, trong đó có 482.083 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
    + Có 17/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
    + Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum.
    + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (353.655), Bình Dương (187.493), Đồng Nai (42.362), Long An (31.041), Tiền Giang (13.464).

    Trả lờiXóa
  9. Bản tin Covid-19 tối 24-9: Số ca mắc thấp nhất trong hơn một tháng qua
    - Tính từ 17h ngày 23/9 đến 17h ngày 24/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.537 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 8.530 ca ghi nhận trong nước (giảm 935 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (trong đó có 4.068 ca trong cộng đồng).
    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (3.786), Bình Dương (2.978), Đồng Nai (803), Kiên Giang (203), Long An (194), Tiền Giang (112), An Giang (90), Cần Thơ (57), Tây Ninh (53), Đồng Tháp (40), Đắk Lắk (33), Bình Thuận (24), Khánh Hòa (19), Bình Định (18), Ninh Thuận (16), Hà Nam (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Vĩnh Long (11), Quảng Bình (9), Phú Yên (9), Quảng Ngãi (7), Hà Nội (5), Cà Mau (6), Đắk Nông (4), Đà Nẵng (4), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Hậu Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Thanh Hóa (1), Bạc Liêu (1).
    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-1.266), Tây Ninh (-33), Đắk Nông (-29).
    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (214), Tiền Giang (45), Đồng Nai (43).
    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.894 ca/ngày.
    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 736.972 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm).
    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 732.492 ca, trong đó có 500.680 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
    + Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
    + Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
    + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (362.493), Bình Dương (193.235), Đồng Nai (43.925), Long An (31.425), Tiền Giang (13.643).
    Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến chiều ngày 24/9
    - Cả thế giới có 231.469.572 ca nhiễm, trong đó 208.146.319 khỏi bệnh; 4.744.149 tử vong và 18.579.104 đang điều trị (96.193 ca diễn biến nặng).
    - Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 111.361 ca, tử vong tăng 2.427 ca.
    - Châu Âu tăng 41.328 ca; Bắc Mỹ tăng 12.762 ca; Nam Mỹ tăng 347 ca; châu Á tăng 53.585 ca; châu Phi tăng 948 ca; châu Đại Dương tăng 2.391 ca.
    - Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 35.213 ca, trong đó: Indonesia tăng 2.557 ca, Thái Lan tăng 12.697 ca, Philippines tăng 18.659 ca, Cambuchia tăng 822 ca, Lào tăng 434 ca, Đông Timor tăng 44 ca.
    Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.371
    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 505.859
    2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.873 ca, trong đó:
    - Thở ô xy qua mặt nạ: 2.946
    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.016
    - Thở máy không xâm lấn: 125
    - Thở máy xâm lấn: 755
    - ECMO: 31
    3. Số bệnh nhân tử vong:
    - Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 203 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (140), Bình Dương (30), Đồng Nai (15), Long An (7), Cần Thơ (3), An Giang (2), Trà Vinh (1), Đà Nẵng (1), Kiên Giang (1), Bến Tre (1), Bạc Liêu (1), Thanh Hóa (1).
    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 226 ca.
    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.220 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Trả lờiXóa
  10. 24/9/21: MỸ VẪN LUÔN "DẪN ĐẦU" THẾ GIỚI VỀ CA MẮC MỚI VÀ TỬ VONG
    Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 464.000 ca bệnh COVID-19 và trên 7.800 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 231 triệu ca, trong đó trên 4,74 triệu ca tử vong.
    Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 107.000 ca), Anh (36.710 ca) và Ấn Độ (30.180 ca).

    Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.608 ca), Nga (820 ca) và Mexico (811 ca).

    Số ca bệnh tăng trở lại đã khiến các bệnh viện tại Mỹ dần trở lại trạng thái chật cứng bệnh nhân, những tuần đầu tiên của năm học mới cũng trở nên khó khăn hơn trong khi nhiều doanh nghiệp phải tạm hoãn kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng làm việc và các nhân viên chăm sóc y tế lại rơi vào cảnh áp lực.

    Trả lờiXóa
  11. Ngày 25.9 cả nước thêm 9.682 bệnh nhân Covid-19, số ca tử vong tại TP.HCM thấp nhất trong 1 tháng qua
    Chiều nay, 25.9, Bộ Y tế thông báo có 9.682 ca mắc Covid-19 trong nước tại 34 tỉnh, thành. Số ca tử vong tại TP.HCM thấp nhất trong 1 tháng qua.
    Theo thông báo của Bộ Y tế, từ 17 giờ hôm qua 25.9 đến 17 giờ hôm nay, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.706 ca nhiễm mới, gồm 24 ca nhập cảnh và 9.682 ca trong nước (tăng 1.152 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố.
    Có 4.377/9.682 ca trong cộng đồng.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM có 4.046 ca, Bình Dương 3.629 ca, Đồng Nai 996 ca, Long An 193 ca, Bình Phước 147 ca, An Giang 117 ca, Kiên Giang 91 ca, Tiền Giang 81 ca, Hà Nam 66 ca, Cần Thơ 48 ca, Sóc Trăng 42 ca, Tây Ninh 41 ca, Bình Định 39 ca, Khánh Hòa 25 ca, Bến Tre và Ninh Thuận mỗi nơi 13 ca, Đà Nẵng 11 ca, Phú Yên 10 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận mỗi tỉnh 9 ca, Quảng Bình 8 ca, Quảng Trị 7 ca, Vĩnh Long 3 ca.
    Đồng Tháp và Đắk Nông mỗi địa phương 6 ca. Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Bạc Liêu, Cà Mau và Hà Nội mỗi nơi 4 ca. Vĩnh Long 3 ca, Quảng Ngãi và Thanh Hóa mỗi nơi có 2 ca, Trà Vinh và Thừa Thiên - Huế mỗi tỉnh 1 ca.
    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Kiên Giang giảm 112 ca, Đồng Tháp giảm 34 ca và Tiền Giang giảm 31 ca.
    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm: Bình Dương tăng 651 ca, TP.HCM tăng 260 ca và Đồng Nai tăng 193 ca.
    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 9.940 ca/ngày.
    Theo Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 746.678 ca nhiễm, với tỷ lệ 7.587 ca nhiễm/1 triệu dân, đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.
    Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4 đến nay) có 742.174 ca nhiễm ghi nhận trong nước, 511.270 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM có 366.539 ca, Bình Dương 196.864 ca, Đồng Nai 44.921 ca Long An 31.618 ca và Tiền Giang 13.724 ca.
    Hiện, 16/62 tỉnh, thành có dich đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình và Lạng Sơn.
    5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về điều trị, thông báo của Bộ Y tế cho biết, hôm nay, thêm 10.590 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Từ đầu dịch đến nay đã có 516.449 ca được điều trị khỏi.
      Theo thống kê sơ bộ, 4.461 bệnh nhân nặng đang điều trị. Trong đó, 742 ca thở máy xâm lấn và 32 ca điều trị ECMO.
      Trong ngày 25.9, theo công bố của các sở y tế, ghi nhận 180 ca tử vong. Trong đó, tỉnh Bình Dương ghi nhận 34 ca, Đồng Nai 7 ca. An Giang, Tiền Giang và Tây Ninh mỗi nơi ghi nhận 3 ca. Bến Tre và Đà Nẵng mỗi nơi ghi nhận 2 ca. Bình Thuận, Kiên giang và Cần Thơ mỗi địa phương ghi nhận 1 ca. TP.HCM ghi nhận 123 ca, là số ca tử vong thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
      Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 220 ca/ngày.
      Tổng số bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.400 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).

      Xóa
  12. Nói chung, tình hình dịch ở VN đã có xu hướng ổn định, ko thể đảo ngược.
    Bây giờ là lúc VN tập trung vào bài toán phục hồi kinh tế.
    Và Google.tienlang trở lại chủ đề chính của mình: CHỐNG LẬT SỬ, chống sự CUỒNG MỸ!
    Trước những phát ngôn hàm hồ của ông TS Frank Proschan mà các vị quan chức Bộ Văn hóa TT & DL VN không có ai đưa ra được một ý kiến phản biện là sao nhỉ? Các nhà báo Việt Nam cũng thế? Hầu như chưa có bài báo nào đưa ra được các ý kiến phản biện? Chẳng lẽ cả nước Việt Nam ta không có ai biết tiếng Anh? Cũng tương tự như việc chẳng lẽ cả nước Việt Nam không có ai biết tiếng Pháp để dịch cho đúng Một từ "Soldats" trong tiếng Pháp mà Alexandre de Rhodes từng sử dụng?
    Tôi rất mừng là bạn đọc LONG mới cung cấp thông tin:
    BỘ VĂN HÓA ĐÃ "NÓI LẠI CHO RÕ" VÀ ĐỒNG TÌNH VỚI GOOGLE.TIENLANG: ÔNG TS Frank Proschan NÓI BẬY!

    rước băn khoăn của dư luận về thông tin Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sáng 3-1-2020, Cục Di sản văn hóa chính thức có ý kiến về vấn đề này.
    Tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2019 diễn ra sáng 3-1-2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức, Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình và Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành đã trả lời những băn khoăn liên quan đến việc vinh danh của UNESCO đối với những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

    Ngọn nguồn của những băn khoăn nói trên xuất phát từ ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 tại một cuộc hội thảo do UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 18-12-2019 tại Hà Nội.

    Tiến sĩ Frank Proschan cho rằng, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.

    Ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan sau đó đã gây nên nhiều băn khoăn trong dư luận, đặc biệt là vấn đề hiểu thế nào cho đúng thuật ngữ mà UNESCO đã vinh danh những di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam.

    Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành cho rằng, ý kiến phát biểu của Tiến sĩ Frank Proschan chỉ mang tính cá nhân, không đại diện cho một tổ chức. Hơn nữa, những ý kiến này được phát biểu tại một hội thảo, sau đó được chuyển ngữ, dịch lại bằng tiếng Việt nên có thể nội dung, ý tứ của lời phát biểu chưa được chuyển dịch một cách chính xác, thấu đáo.

    Ông Trần Đình Thành khẳng định, Việt Nam lập các hồ sơ di sản trình UNESCO không với mục đích chạy theo hình thức, mà quan trọng hơn là để ghi nhận những nỗ lực của cộng đồng trong việc thực hành, bảo vệ, phát huy di sản.

    “UNESCO đánh giá cao Việt Nam trong việc kêu gọi cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Những ghi nhận, vinh danh của UNESCO dành cho bất cứ di sản nào cũng mang mục đích tác động đến các địa phương, cơ quan quản lý nước sở tại có thêm nhiều hành động thiết thực để bảo vệ di sản. Thực tế, nhiều tỉnh, thành phố có di sản được UNESCO vinh danh đã có sự đầu tư cho công tác bảo tồn như xây dựng thêm nhà hát, tổ chức các lớp truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ… Đó mới là tinh thần đáng quý từ những danh hiệu mà UNESCO vinh danh”, ông Trần Đình Thành cho biết.

    Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, đến nay, Việt Nam có 13 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO vinh danh. Những di sản này đều được vinh danh dựa trên những tiêu chí của UNESCO và có giá trị nhất định với cộng đồng.

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/01/nhin-lai-nam-2019-phe-binh-bo-van-hoa.html?showComment=1632575411690#c5047029371116547633


    Trả lờiXóa
  13. Sáng nay 26.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
    Kết luận cuộc họp, Thủ tướng đánh giá rất cao sự chia sẻ và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp để công tác phòng chống dịch đạt kết quả trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hầu như tất cả các trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế, vắc xin và thuốc điều trị… phục vụ chống dịch đều phải nhập khẩu.
    Ghi nhận việc các đại biểu đều thống nhất cao với chủ trương chuyển trạng thái từ “không Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, Thủ tướng khẳng định chống dịch để sản xuất và sản xuất để phục vụ chống dịch tốt hơn. Muốn vậy, các giải pháp phải dựa trên cơ sở thực tiễn, khoa học, kinh nghiệm thời gian qua và bài học của các nước.

    Trả lờiXóa
  14. Chiều nay 26.9, Bộ Y tế thông báo 10.011 ca nhiễm Covid-19 tại 35 tỉnh, thành. Trong đó, TP.HCM có 5.121 ca. Gần 8 triệu người tại các địa phương đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19.

    Theo thông báo của Bộ Y tế, từ 17 giờ hôm qua 25.9 đến 17 giờ hôm nay, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 10.011 ca nhiễm mới trong nước (tăng 329 ca so với ngày trước đó) tại 35 tỉnh, thành. 5.313/10.011 ca trong cộng đồng).
    Ngày 26.9: Cả nước 10.011 ca Covid-19, 11.477 ca khỏi | TP.HCM 5.121 ca

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM 5.121 ca, Bình Dương 3.332 ca, Đồng Nai 746 ca, Long An 171 ca, Kiên Giang 99 ca, An Giang 81 ca, Tiền Giang 63 ca. Cần Thơ 52 ca, Đắk Lắk 49 và Hà Nam mỗi nơi có 49 ca, Khánh Hòa 8 ca, Tây Ninh 37 ca, Bình Phước 27 ca, Quảng Bình 24 ca, Gia Lai 17 ca, Bình Định 14 ca, Ninh Thuận 12 ca, Đồng Tháp 10 ca, Bình Thuận 9 ca, Đà Nẵng 8 ca, Phú Yên 7 , Hậu Giang 6 , Bà Rịa - Vũng Tàu và Bạc Liêu mỗi nơi có 5 ca, Quảng Trị 4 ca, Cà Mau , Đắk Nông, Vĩnh Long, Quảng Ngãi và Nghệ An mỗi nơi có 3 ca.
    Các tỉnh: Lâm Đồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và Hà Nội mỗi nơi có 2 ca.
    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương giảm 297 ca, Đồng Nai giảm 250 ca và Bình Phước giảm 120 ca.
    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng so với ngày trước đó: TP.HM tăng 1.075 ca, Đắk Lắk tăng 40 ca, Gia Lai tăng 17 ca.
    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 9.938 ca/ngày.

    Trả lờiXóa