Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

Google.tienlang thương tiếc báo tin: TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Hội đàm cùng Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir Putin ngày 20/6/2024. Đây là buổi làm việc cuối cùng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với một nguyên thủ nước ngoài, một người bạn của Nhân dân Việt Nam

Quang cảnh chung cuộc Hội đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Google.tienlang vô cùng thương tiếc báo tin: Bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã từ trần hồi 13:38 ngày hôm nay, 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hà Nội.

Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo Đặc biệt về Lễ Quốc tang đối với Bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

T/M Ban Biên tập Google.tienlang

Tổng Biên tập

Lê Hương Lan

 Kính mời mọi người coi lại một vài bài liên quan đã đăng trên Google.tienlang:

 9.  Vấn đề dư luận quan tâm ở Đại hội Đảng XIII: AI LÀM TỔNG BÍ THƯ KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG VIỆC VIỆT NAM PHẢI KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG MÀ BÁC HỒ ĐÃ LỰA CHỌN!

10.  Bác Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư
11. THÔNG BÁO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

12.  Google.tienlang thương tiếc báo tin: TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

7 nhận xét:

  1. Phạm Hoàng Đứclúc 12:12 20 tháng 7, 2024

    Tin về TỔNG BÍ THƯ từ trần là tin buồn, đương nhiên.
    Nhưng buồn thì buồn, cuộc sống vẫn phải tiếp tục.
    - Với thế mạnh của trang web của các cựu nữ sinh trường Luật, Google.tienlang nên phổ biến các quy định của pháp luật về Lễ Quốc tang với Bác Trọng.
    - Với thế mạnh của Google.tienlang- nơi tập trung rất nhiều cộng tác viên giỏi đủ mọi thứ ngôn ngữ. Các bạn nên tiếp tục đưa tin và bình luận về vấn đề nóng hiện nay trên thế giới: Chiến tranh hay Hoà bình. Triển vọng ra sao?
    Tôi hoan nghênh bài viết RẤT CÓ THỂ VON DER LEYEN SẼ ĐỔ VÌ CHÍNH SÁCH PHỤC TÙNG BIDEN ỦNG HỘ CHIẾN TRANH Ở UKRAINA
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2024/07/rat-co-von-der-leyen-se-o-vi-chinh-sach.html
    dù rằng Google.tienlang dự đoán sai kết quả nhưng rõ ràng là việc bỏ phiếu để chọn hướng đi cho EU 5 năm tới là sai.
    Tôi chắc rằng lãnh đạo EU sẽ phải điều chỉnh, thay đổi đường hướng của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Nhất trí với ý kiện Bạn Phạm Hoàng Đức!
    Và tôi thấy ý kiện Bạn Hoàng Xuân Đan cũng rất có lý, có tình:
    ++++
    Hoàng Xuân Đan lúc 06:36 19 tháng 7, 2024
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2024/07/rat-co-von-der-leyen-se-o-vi-chinh-sach.html?showComment=1721345773445#c4133397813833872913
    Cảm ơn bạn Linh Nguyễnlúc 00:08 19 tháng 7, 2024 đã dịch bài báo Mỹ đưa tin về việc Đức cắt giảm viện trợ cho U cà.
    Đó cũng là đúng thôi!
    Vì:
    1. Thực lực kinh tế Đức đang lao đao. Dân chúng cùng cực.
    2. Trump đang trở thành Tổng thống Mỹ với chính sách chống chiến tranh U cà.
    Trump ý nói: "Mỹ cắt viện trợ cho U cà. Châu Âu thích chiến tranh thì tự chúng mày phải nuôi cái thằng hề Zelensky. Cái thằng Putin nó cũng chả tốt đẹp gì nhưng nó không đe doạ an ninh Mỹ nên chúng tao chả lo. Châu Âu khiêu khích Putin, mang Putin ra thành con ngáo ộp để doạ dân chúng châu Âu, rằng Putin thắng ở U cà thì nó sẽ hành quân khắp châu Âu. Tao không biết điều đó có đúng không nhưng chắc chắn rằng Putin không "hành quân" sang Mỹ nên tao vẫn không lo. Châu Âu lo thì chúng mày phải tự mà nuôi thằng hề Zelensky để nó đánh thắng thằng Putin. Tao thì bái bai tất cả chúng mài! Tao còn phải lo cho dân Mỹ của tao!"

    Trả lời

    Hoàng Xuân Đanlúc 06:56 19 tháng 7, 2024
    Tớ hiểu bụng anh Trump.
    Anh ấy nói rằng các quốc gia châu Âu phải chi 2% ngân sách cho quốc phòng chỉ là cái cớ để Mỹ rút khỏi trách nhiệm làm ông trùm, chi tiền túi ra bảo vệ châu ÂU thôi.
    Thực ra Trump cũng biết tỏng Putin chả có ý định "hành quân" khắp châu Âu đâu! Nên châu Âu có chi 2% hay 5% hay bao nhiêu chăng nữa cũng không quan trọng. Chỉ tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang thôi.
    Putin không "hành quân" khắp châu Âu, và châu Âu cũng chả có thực lực "hành quân" sang Moskva của Putin. Thế thì 2% hay 5% hay bao nhiêu chăng nữa có phải là vô ích không?
    Tao (Trump) cũng thách châu Âu, không có Mỹ, chúng mài có đủ ngân sách "tài trợ" cho thằng hề Zelen mãi không?
    Hôm qua, Von der Leyen có bài phát biểu trước khi bỏ phiếu, rằng thì là châu Âu "đoàn kết" tiếp tục hỗ trợ Ukraina để Zelen đánh thắng Putin!
    Trump cười khẩy: "Ok, Mỹ đứng ngoài xem chúng mài oánh thắng Putin thế nào!!! Tao chả dại xen vô nữa!"

    Trả lờiXóa
  3. Độc tài chết là tin vui.
    Cộng Sản chết là tin vui.
    Độc tài Cộng Sản chết là tin vui mừng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Thiên Phướclúc 14:24 20 tháng 7, 2024

      Bạn Nặc danhlúc 13:56 20 tháng 7, 2024 hiểu thế nào là "ĐỘC TÀI"?
      Bạn có thể đưa ra dẫn chứng rằng ông Putin "VUI", "MỪNG" khi nghe tin bác Trọng mất hay không?

      Xóa
    2. Độc tài thì đánh độc tài.
      Đã độc tài thì ghét nhau, lừa đảo nhau. Độc tài 1 vui mừng khi thằng độc tài 2 chết. Đó là tất nhiên. Mày lôi Putin đầu chó ra làm gì. Putin độc tài cầm quyền 25 năm. Nó là độc rài rồi. Hê hê.

      Xóa
  4. Huỳnh Thiên Phướclúc 14:30 20 tháng 7, 2024

    Bổ túc kiến thức cho bạn Bạn Nặc danhlúc 13:56 20 tháng 7, 2024: THẾ NÀO LÀ ĐỘC TÀI

    Chế độ độc tài (tiếng Anh: dictatorship; cách dịch khác là chuyên chính),[a] là một hình thức chính phủ được đặc trưng bởi một nhà lãnh đạo, hoặc một nhóm các nhà lãnh đạo, nắm giữ các quyền lực của chính phủ với rất ít hoặc không có hạn chế đối với họ.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BB%99_%C4%91%E1%BB%99c_t%C3%A0i#:~:text=Ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20%C4%91%E1%BB%99c%20t%C3%A0i%20(ti%E1%BA%BFng,l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20nh%C3%A0%20%C4%91%E1%BB%99c%20t%C3%A0i.
    Nhà lãnh đạo của một chế độ độc tài được gọi là một nhà độc tài. Chính trị trong một chế độ độc tài được kiểm soát bởi nhà độc tài và diễn ra thông qua một nhóm tinh hoa nội bộ bao gồm các cố vấn, tướng lĩnh, và các quan chức cấp cao khác. Nhà độc tài duy trì kiểm soát bằng cách tác động và nhân nhượng với nhóm nội bộ, đồng thời trấn áp bất kỳ phe đối lập nào, có thể bao gồm các đảng chính trị đối thủ, kháng chiến vũ trang, hoặc các thành viên không trung thành của nhóm nội bộ. Các chế độ độc tài có thể được hình thành bằng một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ chính phủ trước đó bằng vũ lực hoặc bằng một cuộc tự đảo chính trong đó các nhà lãnh đạo được dân bầu kéo dài vĩnh viễn quyền cai trị của họ. Các chế độ độc tài là chuyên chế hoặc toàn trị và có thể được phân loại là chế độ độc tài quân sự, chế độ độc tài độc đảng, chế độ độc tài cá nhân, hoặc chế độ quân chủ tuyệt đối.

    Thuật ngữ độc tài bắt nguồn từ việc nó được sử dụng ở Cộng hoà La Mã. Các chế độ độc tài quân sự sớm nhất đã phát triển trong thời kỳ hậu cổ điển, đặc biệt là ở Nhật Bản thời Shogun. Các chế độ độc tài hiện đại phát triển lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 19, bao gồm chủ nghĩa Bonaparte ở châu Âu và caudillo ở châu Mỹ Latinh. Thế kỷ thứ 20 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các chế độ độc tài cá nhân ở châu Phi và các chế độ độc tài quân sự ở châu Mỹ Latinh, cả hai đều trở nên nổi bật trong những năm 1960 và 1970. Một số chế độ độc tài vẫn tồn tại trong thế kỷ 21, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á.

    Vì là một khái niệm chính trị nên việc dán nhãn một nhà nước nào đó là "độc tài" cũng là vấn đề gây tranh cãi hoặc mang tính tuyên truyền. Ví dụ như các nước phương Tây thường cáo buộc các Nhà nước xã hội chủ nghĩa Marx-Lenin là độc tài, trong khi các Nhà nước xã hội chủ nghĩa coi họ là nền Chuyên chính dân chủ nhân dân, còn các nhà nước phương Tây là dân chủ giả hiệu của giai cấp tư sản. Hoặc phương Tây thường gọi các nước đồng minh của họ là "Thế giới Tự do" và coi đó là các nước có nền dân chủ cao, nhưng thực tế thì nhiều nước có chính phủ độc tài cá nhân, bao gồm Tây Ban Nha thời phát xít Francisco Franco, Hàn Quốc dưới thời Phác Chính Hy, Đài Loan thời nhà độc tài Tưởng Giới Thạch, Nam Phi (dưới chế độ Apartheid được Anh quốc ủng hộ)[1]

    Các chế độ độc tài thường tổ chức các cuộc bầu cử để thiết lập tính chính danh của mình hoặc để khuyến khích các thành viên của đảng cầm quyền, nhưng các cuộc bầu cử này không mang tính cạnh tranh cho phe đối lập. Sự ổn định trong một chế độ độc tài được duy trì thông qua cưỡng chế và trấn áp chính trị, bao gồm việc hạn chế tiếp cận thông tin, theo dõi phe đối lập chính trị, và các hành vi bạo lực. Các chế độ độc tài không đàn áp được phe đối lập rất dễ sụp đổ thông qua một cuộc đảo chính hoặc một cuộc cách mạng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Độc tài làm bầu cử dối trá, sửa phiếu bầu dối trá. Độc tài Cộng Sản làm bầu cử trong Đảng dối trá, sửa phiếu bầu trong Đảng dối trá. Thì đó gọi là độc tài.

      Xóa