Lời dẫn: Các ông Võ Văn Kiệt, Phan Huy Lê, Hoàng Lại Giang,
Dương Trung Quốc … không chỉ một lần đưa ra lý lẽ: “Nguyễn Đình Chiểu, một con người cùng thời với Phan Thanh Giản, được
xem là ngọn cờ đầu của công cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ thời bấy giờ
đã khóc thương khi hay tin Phan Thanh Giản mất. Nhà thơ mù đất Bến Tre bằng
ngòi bút “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” luôn có con mắt sáng khi nhìn sự việc:
ông đánh giá sự hy sinh của nghĩa binh Cần Giuộc đánh đồn, cũng như khi ông làm
hai bài thơ điếu Phan Thanh Giản với lời lẽ thắm thiết thương cảm lắm…”
Chả hiểu mấy vị có biết bào đệ của nhà thơ cũng là
một nghĩa binh trong đội quân của “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định và đã “vị quốc
vong thân” cùng chủ tướng, thì sao Cụ Đồ lại có thể thương khóc người đã dâng
thành cho giặc, cắt đôi khúc ruột của mình?!
Nhà giáo Phạm Thị Hảo, Trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài và trực tiếp làm giảng viên môn Văn học cổ
Trung Quốc tại Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã có bài “Viết về Phan Thanh Giản,nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng bút pháp Xuân Thu”, giảng giải rành mạch ý tứ
thâm sâu của cách “đối” thơ Hán – Nôm là như thế nào. Qua hai bài thơ này, Sự
thật thì Cụ Đồ Chiểu đã phê phán, chỉ trích cái tội bán nước dâng thành của
Phan Thanh Giản. Google.tienlang xin trình toàn văn bài viết đó.
Đôi nét về tác giả Phạm Thị Hảo
Cô Phạm Thị Hảo sinh năm 1933 ở Ninh Bình, trong một
gia đình có truyền thống Nho học. Ngay từ năm 1951 cô đã được cử sang học đại học
về Trung văn ở Nam Ninh, Trung Quốc, cùng thế hệ với GS Phan Văn Các (nguyên Viện
trưởng Viện Hán Nôm), GS Đặng Đức Siêu, GS Nguyễn Ngọc San (Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội)…
Đầu thập niên 1960 đến năm 1972 cô tham gia lớp bồi
dưỡng Hán Nôm ở Trường Đại học Sư phạm và Viện Văn học tổ chức. Nhờ đó cô được
thọ giáo những nhà Hán học danh tiếng nhất của Việt Nam lúc bấy giờ như: Cao
Xuân Huy, Lê Thước, Phạm Phú Tiết, Phạm Thiều, Hoàng Thúc Trâm, Đào Phương
Bình, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Kỳ Nam… Cô tiếp tục giảng dạy về ngữ văn Trung Quốc ở
Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau năm 1975 cô chuyển vào Khoa Ngữ văn Trường Đại học
Sư phạm TPHCM, làm trưởng bộ môn Văn học nước ngoài một thời gian dài.
Cô Phạm Thị Hảo, một nhà giáo yêu nghề, giản dị, tận
tụy với học trò; một nhà Hán học uyên bác, khiêm nhường, có nhiều đóng góp
trong việc nghiên cứu ngữ văn phương Đông đã ra đi ngày 3-11-2012 tại TPHCM.
Viết về Phan Thanh Giản nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
đã dùng bút pháp Xuân Thu
Phạm Thị Hảo - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Trong lý luận văn nghệ cổ đại Trung Quốc có thuật
ngữ “Bút pháp Xuân Thu” tức là văn chương viết theo lối của Khổng Tử trong bộ
Kinh “Xuân Thu”, hàm súc, ngắn gọn, dùng chữ nghĩa thâm thúy thể hiện sự khen
chê (xưa gọi là bao biếm) đối với một nhân vật hoặc một sự kiện nào đó.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã chủ trương dùng “Bút
pháp Xuân Thu” trong sáng tác của mình: “Học theo ngòi bút chí công/ Trong thơ
có ngụ tấm lòng Xuân Thu” (Lục Vân Tiên). Và ông đã vận dụng nhất quán tinh thần
đó trong các tác phẩm tiêu biểu. Chỉ tìm hiểu 2 bài thơ của ông điếu Phan Thanh
Giản, có thể thấy điểm này thể hiện rõ ràng.
Bài thứ nhất viết bằng chữ Hán:
Lịch sĩ tam triều độc khiết thân
Phi công thùy tản nhất phương dân
Long Hồ uổng phụ thư sinh lão
Phụng Các không vi học sĩ thần
Bỉnh tiết tần lao sinh Phú Bật
Tận trung hà hận tử Trương Tuần
Hữu thiên lục tỉnh tồn vong sự
An (nan) đắc thung dung tựu nghĩa thần.
Hai câu thơ đầu là lời chân thành mến phục:
Làm quan trải ba triều vua, ông vẫn riêng mình giữ
được tấm thân trong sạch.
Không có ông thì ai là người che chở cho cả một
phương dân chúng.
Là nhà thơ tích cực luôn ưu thời mẫn thế, yêu nước
thương dân, tất nhiên Nguyễn Đình Chiểu tán thưởng và kính phục đạo đức, công
lao của Phan Thanh Giản. Sức nặng của chữ nghĩa: lịch sĩ, độc khiết thân, phi
công, thùy tản cho thấy một sự đánh giá cao và chân thành.
Bút pháp Xuân Thu bắt đầu phát huy tác dụng ở hai
câu 3, 4:
Long Hồ uổng phụ thư sinh lão
Phụng Các không vi học sĩ thần.
Ở Long Hồ (nơi quê hương), ông đã uổng phụ cái chí
làm người học trò già
Nơi Phụng Các (chốn làm quan) ông đã làm một cách
hão người bề tôi học sĩ.
Hai Cụm từ “uổng phụ” (phụ bỏ uổng phí) và “không
vi” (làm một cách vô ích, làm hão, chẳng tích sự gì) là sự phiền trách, xót tiếc
nặng nề biết bao.
Phan Thanh Giản từng tự xưng là “thư sinh lão”, là
người học trò già lương thiện, khiêm nhường, nhưng với việc làm của ông dâng đất
dâng thành cho giặc chứng tỏ ông đã “uổng phụ” cái chí thanh cao đó. Việc làm của
ông đã phủ định tài năng “học sĩ thần” của ông.
Đến câu 5, 6 thì càng uẩn áo hơn:
Bỉnh tiết tần lao, sinh Phú Bật
Tận trung hà hận, tử Trương Tuần
Bút pháp Xuân Thu cho thấy ở đây 2 tầng ý nghĩa:
Mới đọc, có thể hiểu là sự đánh giá rất cao:
Cầm cờ tiết đi sứ, nhiều phen vất vả, sống như Phú
Bật
Tận lòng trung, còn gì phải hận, chết như Trương Tuần.
Nhưng người đọc nào có hiểu biết về 2 nhân vật Phú
Bật đời Tống và Trương Tuần đời Đường sẽ thấy đây là một sự so sánh phản diện,
hàm ý mỉa mai (Phú Bật là người đời Tống Nhân Tông, vâng mệnh đi sứ Khiết Đan,
đã lao tâm khổ tứ, hết lòng thuyết phục địch, cuối cùng đem về thắng lợi cho đất
nước. Trương Tuần người đời Đường, đã dũng cảm chống giặc giữ thành, bị giặc bắt,
đánh đập tàn tệ, vẫn kiên trinh và tử tiết trong tay giặc) sẽ không thể tin rằng
một người yêu nước, đang đứng trong hàng ngũ nghĩa quân để chống giặc như Nguyễn
Đình Chiểu lại có thể ví Phan Thanh Giản với hai nghĩa sĩ ngoan cường nổi danh
này được. Phan đâu có gian lao vất vả đòi được đất về cho dân cho nước như Phú
Bật? Phan đã đầu hàng dễ dàng hết đợt một đến đợt hai, Phan đâu có kiên trinh tử
tiết trong tay quân giặc như Trương Tuần mà là tự hủy thân mình vì thất vọng,
vì xấu hổ. Lúc gần chết lại còn lo sợ, hỏi ông cố đạo bên cạnh là liệu thuốc giải
độc “có cứu được tôi không?”
“Bút pháp Xuân Thu” khiến người đọc tự suy mà thấy ý. Từ hàm nghĩa từ ngữ và kết cấu văn pháp, từ đặc điểm “ý tại ngôn ngoại” của thơ ca văn ngôn, từ sự kết hợp với nhận thức tư tưởng của tác giả và thực tế hành vi của nhân vật, mới có thể hiểu tầng sâu của ý nghĩa như sau:
Cầm cờ tiết đi sứ mà nhiều phen vất vả (đem lại lợi
ích cho dân cho nước) thì ông sẽ sống như Phú Bật.
Hết lòng trung (mà là minh trung) với vua với nước
(chết oanh liệt vì lòng trung ấy), thì có gì phải hận, ông sẽ chết như Trương
Tuần.
Hai câu thơ tưởng là ca ngợi mà lại là trách cứ,
sâu xa biết bao!
Đến câu 7:
Hữu thiên, lục tỉnh tồn vong sự.
Người đọc có thể hiểu 2 cách:
- Có trời (thấu hiểu cho ông) về chuyện mất còn của
6 tỉnh.
- Có trời (phán xét ông) về chuyện mất còn của 6 tỉnh.
Và sẽ chọn được cách hiểu đúng nhất nếu gắn liền với
câu tiếp sau:
Nan đắc thung dung tựu nghĩa thần.
(Khó mà có thể thung dung làm vị thần tựu nghĩa được)
Hoặc:
An đắc thung dung tựu nghĩa thần.
(Sao có thể thung dung làm vị thần tựu nghĩa được)
Vậy là ý phê
phán thật đã rõ ràng:
- Có trời phán xét chuyện mất 6 tỉnh mà ông đã gây
nên!
- Ông khó mà có thể thung dung thành vị thần tựu
nghĩa được!
Câu cuối này
khẳng định thái độ của Nguyễn Đình Chiểu. Và cả bài thơ là sự thông cảm, nhưng
phê phán và xót tiếc cho lỗi lầm của người quá cố.
Bài điếu thứ hai là thơ Nôm:
Non nước tan tành hệ bởi đâu?
Dàu dàu mây bạc cõi Ngao châu
Ba triều công cán đôi hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu
Trạm Bắc ngày chiều tin điệp vắng
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu
Minh tinh chín chữ lòng son tạc
Trời đất từ nay mặc gió thu.
Bài này cũng được “bút pháp Xuân Thu” thể hiện hai
tầng ý nghĩa:
Hai câu đầu là một nỗi đau buồn. Buồn cho đất nước
bị giặc tàn phá tan tành. Nơi Ngao châu, quê hương Cụ Phan giờ đây mây buồn che
phủ. Thương tiếc người đã chết chăng? Đó là tầng nghĩa nông.
Tầng nghĩa sâu cho thấy Cụm từ “hệ bởi đâu?”. Không
chỉ là nỗi đau mà còn là nỗi “hận”. Đất nước tan tành như thế, căn nguyên nào?
Bởi vì ai? Thực tế ai cũng hiểu: đối tượng hậu trách là quân giặc, là Phan
Thanh Giản và cả triều đình Huế.
Câu 2 lại chỉ nói đến Ngao châu là quê Phan và suốt
cả bài thơ cũng chỉ nói đến Phan. Vậy có thể hiểu như sau:
Mây trắng đau buồn phủ khắp cõi Ngao châu. Cả vùng
Ngao châu đau buồn vì người con của quê hương vốn được mến mộ mà nay lại đắc tội
với dân với nước, gây nên nông nỗi.
Câu 3 và câu 4 cũng có tầng nghĩa nông là ca tụng:
Ba triều công cán đôi hàng sớ
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.
Nhưng đọc kỹ hai Cụm từ “đôi hàng sớ” và “một gánh
thâu” thì lại thấy ý ngược lại.
Một vị đại thần đầy tài năng mà suốt 3 triều vua
rút Cục chỉ có “đôi hàng sớ” thôi ư? Phải chăng đây là đôi hàng sớ cuối cùng
Phan nhận tội với triều đình? Và như vậy thì “Ba triều công cán” của ông quan
này chẳng còn gì đáng kể.
Đến câu sau thì Cụm từ “một gánh thâu” có sức nặng
ngàn cân để phủ định Cụm từ “sáu tỉnh cương thường”. Vì chữ “thâu” có nghĩa là
thua, là mất, là thất bại, ngược lại với doanh là được, là thắng.
Vậy là đạo đức cương thường của Cụ Phan từng nổi tiếng
lục tỉnh nay chỉ còn là “một gánh thua”, một sự thất bại nặng nề. Chao ôi, đau
xót thay, mà cũng đáng trách thay!
Tiếp tới hai câu 5, 6:
Trạm Bắc ngày chiều tin điệp vắng
Thành Nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.
Hai câu này cực tả tình cảnh đáng thương của Phan
trước lúc qua đời. Tài liệu cho biết: Sau khi nộp thành, dâng đất cho Tây, Phan
Thanh Giản gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội, gửi về triều bằng tàu tốc
hành (tàu Pháp) rồi khắc khoải chờ đợi, chắc còn hy vọng sẽ lại được tha tội
như lần trước, sẽ lại được phục chức, trọng dụng. Song, mỏi mòn chờ mãi, chờ nửa
tháng trời, tin điệp vẫn chẳng thấy đâu. Lo lắng rồi thất vọng, rồi tuyệt vọng,
biết chắc bị bỏ rơi rồi. Cuối cùng tự tìm đến cái chết vào lúc nửa đêm, giờ Tý
ngày 5-7 năm Đinh Mão tức 4-8-1867.
Nguyễn Đình Chiểu đã thấu hiểu, thông cảm với tình
cảnh đáng thương này. Hai câu thơ càng khẳng định rằng Cụ Đồ không thể so sánh
Cụ Phan với Phú Bật và Trương Tuần được.
Hai câu cuối cùng vừa chua chát vừa đau buồn trong ẩn
ý của chúng:
Minh tinh chín chữ lòng son tạc
Trời đất từ nay mặc gió thu.
Bốn chữ “Minh tinh chín chữ” đã được các nhà nghiên
cứu phân tích là Cụ Đồ uyên thâm cố ý dùng “chín chữ”(**) thay vì “mười một chữ”(**)
như trong di chúc Cụ Phan để lại, để chữ “cữu” ứng với chữ “quỷ” chứ không phải
chữ “linh” (Phan Thanh Giản dặn con cháu ghi trên minh tinh của mình 11 chữ:
Đại nam hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu
(Quan tài của người học trò già họ Phan nơi góc biển
nước Nam)
Cụ Đồ dùng 9 chữ thì sẽ như sau:
Hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu(**)
(Quan tài của người học trò già họ Phan nơi góc biển)
Và theo phép đề minh tinh: Chín chữ thì chữ cữu sẽ ứng
với chữ “quỷ”, còn nếu 11 chữ thì “cữu” sẽ ứng với chữ “linh”. Như vậy, Cụ Đồ xem như Cụ Phan chết đi chỉ
thành ma chứ không thể thành thần được.
Điều này, những người có tấm lòng son với nước với
dân (cả Cụ Phan, cả Cụ Đồ, cả mọi người dân) đều ghi nhớ mãi không quên. Đó là
một bài học.
Đến câu chót “Trời đất từ nay mặc gió thu”.
Hai chữ “gió thu” ở đây rất quan trọng. Có người hiểu
là “gió lành, gió mát” và giải nghĩa cả câu theo kiểu “gọt chân cho vừa giầy” rất
khiên cưỡng và tối nghĩa. Tôi tra trong “Hán ngữ đại từ điển” (NXB Thượng Hải –
2004) thì thấy rành rọt: Thu phong là
gió từ phương tây thổi lại, là gió tây (nghĩa thứ 11, và mục từ điều “Thu
phong”). Cũng như nhiều nhà Nho khác, dù làm văn thơ Nôm, Cụ Đồ cũng thường
dùng xen vài từ Hán, vì tiếng Việt đã đồng hóa nhiều từ tiếng Hán, rất nhiều từ
đã được Việt hóa rất tự nhiên. Ngay trong bài thơ này cũng có đến mười mấy từ
Hán như vậy.
Vậy có thể hiểu câu thơ là lời than đau xót:
“Đất nước từ nay mặc sức gió Tây tung hoành
vùi dập. Sáu tỉnh phương Nam từ nay mặc sức giặc Tây giày xéo”.
Ngoài 2 bài điếu, Nguyễn Đình Chiểu còn tỏ thái độ
đối với Phan Thanh Giản qua 2 câu thơ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục
tỉnh”:
Phải trời cho cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân
còn cuộc nghĩa binh
Ít người đặng xem tấm bảng phong thần Phan học sĩ hết
lòng mưu quốc.
Câu trên ca ngợi tướng quân Trương Định và đau lòng
trước sự hy sinh của ông, trước sự thất thế của nghĩa quân.
Câu dưới là nói về Phan Thanh Giản. Nhiều người chỉ
chú ý mấy chữ sau mà không quán xuyến toàn câu gồm mấy chữ đầu:
Ít người được xem tấm bảng phong thần.
Bảng phong thần gì vậy? Bảng phong thần “Phan học
sĩ hết lòng mưu quốc”! Lối viết văn chữ Nôm xưa không có các loại dấu, nếu ngày
nay viết thì sẽ có hai ngoặc kép cho Cụm từ “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc”(!),
và Cụm từ này là định ngữ của “Bảng phong thần”. Đó là lối phân tích ngữ pháp
hiện đại, thời Cụ Đồ chưa có những thuật ngữ đó. Song ai cũng hiểu các Cụm từ
như: “bảng phong thần vị quan hết lòng cứu dân”, “bảng phong thần người vợ một
lòng thủ tiết”, “bảng phong thần vị tướng dũng cảm trừ giặc”… Và ở đây là bảng
phong thần “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc” (nối liền 10 chữ).
Bút pháp xuân thu rất kiệm lời. Nhưng cả câu:
Ít người đặng
xem tấm bảng phong thần “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc” này, vì sao vậy? Vì làm
gì có? Lúc này Phan học sĩ là người có lỗi, bị triều đình nghị tội, bị vua
khiển trách, có được phong thần gì đâu mà có bảng để xem? Đến đời mấy ông vua
bù nhìn Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại mới có. Như thế thì thái độ Nguyễn Đình Chiểu có tán thưởng Phan Thanh Giản hay
không? Cứ ngẫm nghĩ kỹ sẽ rõ.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có ý thức về sứ mệnh của
văn chương:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
“Bút pháp xuân thu” có tác dụng “khiến người ngay
phấn khích, kẻ gian run sợ”, nên ông rất chú trọng, và vận dụng vào văn chương
rất đắc địa, rất cao tay, chứng tỏ cái tài với cái tâm của ông đều đáng nêu
gương thiên cổ”.
Phạm Thị Hảo
Nguồn: Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 463
=====
Mời xem bài liên quan
1. VỀ PHÁT BIỂU CỦA CỐ TT VÕ VĂN KIỆT
"30/4 CÓ TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"
2. BA LÝ DO THƯƠNG SẼ ĐẤU
TRANH TỚI CÙNG VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI LÚC CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT!
3. ĐẠI TÁ NGÔ HỒNG VINH PHÂN
TÍCH 3 ĐIỂM HỚ HÊNH CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỂ NHÓM LẬT SỬ LỢI DỤNG
4. NỖI ĐAU VÕ VĂN KIỆT
6. CHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu
Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"
8. KẺ NÀO XÉT LẠI LỰA CHỌN XHCN CỦA BÁC
HỒ THÌ KẺ ĐÓ CHÍNH LÀ KẺ PHẢN BỘI QUYỀN LỢI DÂN TỘC VIỆT NAM...
9. TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH,
ĐÁNG KÍNH DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN...
10. CẢM ĐỘNG- MỘT DŨNG SỸ QUẢNG TRỊ TỰ
VIẾT "GIẤY BÁO TỬ”...
11. Chuyện zui, TRAO ĐỔI VỚI BÁC DƯƠNG
VƯƠNG KINH VỀ TÊN TỘI ĐỒ PHAN THANH GIẢN...
12. Hội chứng nguy hiểm- "TRIỆU
NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN”...
13. VỀ PHÁT NGÔN CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN
KIỆT- NHỮNG Ý KIẾN THẤU TÌNH ĐẠT LÝ ...
14. TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN PHÊ
PHÁN THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG..
16. Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG 30.4.1975- SỰ
THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC
17. Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn lý
giải: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30/4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?
18. “CỤ NGÔ TỔNG THỐNG” SỐNG LẠI CHẮC SẼ
VẢ GẪY RĂNG LŨ LẬT SỬ COI NGỤY SÀI GÒN LÀ QUỐC GIA ĐỘC LẬP!
20. ĐẶT
TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH-
ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM RA SAO?
24. GIẢNG BÀI CHO ÔNG HOÀNG DUY
HÙNG BẰNG 4 THỨ TIẾNG VIỆT- NGA- ANH- PHÁP
25. Cuối tuần: CÔ GÁI SÀI GÒN ĐI
TẢI ĐẠN- Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng
26. Chuẩn bị đón Ngày Lễ 30/4:
“CÔ GÁI TƯỚI ĐẬU”- CA KHÚC SAU GIẢI PHÓNG SẼ SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN
29. VIỆT NAM NÊN HỌC TẬP NGƯỜI NGA V/V TỔ CHỨC DIỄU HÀNH “Trung đoàn Bất tử”- “Бессмертный полк”
Ông Hoàng Lại Giang trên báo Đồng khởi Bến Tre có bài "Trao đổi với đồng nghiệp"
Trả lờiXóahttps://baodongkhoi.vn/trao-doi-voi-dong-nghiep-13032009-a8880.html
Tại bài này, ông Giang đã mặc định như các ông VÕ VĂN KIỆT, PHAN HUY LÊ khẳng định trước đó là đúng, rằng "NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐÃ “KHÓC THƯƠNG” TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN"
Từ đó, ông Hoàng Lại Giang viết:
===
"Đánh giá về Phan Thanh Giản với Nguyễn Đình Chiểu là nhất quán. Và ở đây ta thấy nhà thơ không hề đối lập Trương Định với Phan Thanh Giản. Nói như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Mỗi người yêu nước theo cách của mình. Đừng bắt Phan Thanh Giản yêu nước theo cách của Trương Định và ngược lại cũng đừng bắt Trương Định yêu nước theo cách của Phan Thanh Giản”.
Tôi có làm một cuộc thăm dò trong 15 người, gồm giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy… về câu hỏi: “Đánh giá về Phan Thanh Giản, người đương thời có cụ Nguyễn Đình Chiểu, thời hiện đại có GS Viện trưởng Trần Huy Liệu, ông tin ai?” Cả 15 người đều trả lời: “Tôi tin cụ Nguyễn Đình Chiểu”.
Với tôi, đây là câu trả lời rõ ràng nhất. "
===
Như vậy, cả Hoàng Lại Giang cùng các ông Võ Văn Kiệt Phan Huy Lê đều KHÔNG HIỂU cụ Đồ Chiểu nói gì trong các bài thơ chữ Hán- Nôm đó.
Thế mà dám mạnh miệng tuyên truyền!
May mà có 1 chuyên gia Hán- Nôm PHạm Thị Hảo lên tiếng!
Đúng rồi!
Trả lờiXóaĐấu tranh với quan điểm lật sử của ông Võ Văn Kiệt và Phan Huy Lê phải cần có những bài viết phân tích cặn kẽ của các chuyên gia như ở bài này.
Không phải cứ "còi to cho vượt"- kiểu chống lật sử của mấy anh Dương Vương Kinh, Trịnh Lê Hoài Nam và bè nhóm của anh ta như Trần Siêu. Trần Siêu từng laichim chửi thật to: "Mả cha cái thằng nào con nào đẻ ra cái thằng Phan Huy Lê!"
Tối nay 13.10, Bộ Y tế thông báo 3.458 ca mắc Covid-19 trong nước tại 47 tỉnh, thành. TP.HCM tiếp tục giảm các ca tử vong.
Trả lờiXóaTheo thông báo của Bộ Y tế, từ 17 giờ hôm qua 12.10 đến 17 giờ hôm nay, trên hệ thống quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới, gồm 3 ca nhập cảnh và 3.458 ca trong nước (tăng 519 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành.
Các tỉnh, thành ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM 1.162 ca, Bình Dương 501 ca, Đồng Nai 486 ca, Hà Giang 152 ca, An Giang 121 ca, Đắk Lắk 113 ca, Đồng Tháp 87 ca, Kiên Giang 76 ca, Tiền Giang 74 ca.
Gia Lai 60 ca, Long An 59 ca, Bình Thuận 55 ca, Tây Ninh 51 ca, Trà Vinh 46 ca, Bạc Liêu 45 ca, Cà Mau 41 ca, Khánh Hòa 39 ca, Hậu Giang 31 ca, Hà Nội và Quảng Nam mỗi nơi 29 ca, Quảng Ngãi 19 ca, Vĩnh Phúc 2 ca.
Cần Thơ 17 ca, Vĩnh Long 15 ca, Bình Định 13 ca, Nghệ An 12 ca, Bến Tre 11 ca, Đắk Nông 9 ca, Lâm Đồng 8 ca.
Hà Nam và Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi tỉnh 18 ca. Quảng Trị, Ninh Thuận và Quảng Bình mỗi địa phương 7 ca. Bắc Ninh và Thanh Hóa mỗi nơi 5 ca. Nam Định, Hà Tĩnh và Kon Tum mỗi tỉnh 4 ca. Bình Phước, Sơn La, Phú Yên và Thừa Thiên - Huế mỗi nơi 3 ca. Thái Bình, Ninh Bình, Lai Châu, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc mỗi tỉnh 1 ca.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh giảm 61 ca, Bình Thuận giảm 17 ca và Đồng Nai giảm 15 ca.
Các tỉnh, thành ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang tăng 152 ca, TP.HCM tăng 144 ca và Đắk Lắk tăng 113 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.851 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 849.691 ca nhiễm, tỷ lệ 8.630 ca/1 triệu dân.
Riêng trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27.4 đến nay, có 845.050 ca nhiễm ghi nhận trong nước, trong đó 784.469 bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP.HCM 413.835 ca, Bình Dương 223.476 ca, Đồng Nai 56.475 ca, Long An 33.508 ca và Tiền Giang 14.702 ca.
Hiện, 4/62 tỉnh, thành có dịch đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là: Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên và Điện Biên.
Chuyên gia Hán -Nôm phải như bà Phạm Thị Hảo. Chứ mấy anh rận xĩ thì...
Trả lờiXóaNói đến Hán- Nôm tôi lại nhớ đến anh "Nhọ Mõm" Nguyễn Xuân Diện.
Cách đây 20 năm, một người bạn của ông Nguyễn Xuân Diện đã khen tặng:
“Tương lai ngành Hán- Nôm chờ đợi ở những người như bạn đấy Diện ạ!”.
Trích blog Nguyễn Xuân Diện ngày 9/4/2011 tại địa chỉ: http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/04/ho-so-chu-xuan-giao-ky-2.html
====
Lời dẫn: Còn nhớ lần ở blog cũ đã bị hack, khi chúng tôi đưa chùm bài "HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN" từ blog yahoo Biển Nhớ về Google.tienlang, chúng tôi đã nói: Yahoo blog sắp đóng, talawas- nơi lưu giữ bài của ông Phạm Hoàng Quân chỉ ra cái sai của ông Diện khi đó cũng không còn quỹ bảo trì nên có thể talawas cũng sẽ biến mất. Điều lo lắng của chúng tôi đến giờ đã thành sự thật: Hiện giờ, blog Yahoo Biển Nhớ cùng talawas đã biến mất. Blog Google.tienlang cũ của chúng tôi bị hack. Đặc biệt, bản thân ông Nguyễn Xuân Diện dù đã thừa nhận sai của mình trên talawas và trên blog Biển Nhớ nhưng ông ta chưa có lời chính thức, công khai trên báo chính thống để rút lại quan điểm trong bài báo "Hai bản đồ quý khẳng định chủquyền Việt Namở Trường Sa và Hoàng Sa"- bài báo của chính ông Diện công bố cái "công trình khoa học" đáng ghê tởm của ông ta cùng sư phụ Ngô Đức Thọ. Bài báo "Hai bản đồ quý khẳng định chủquyền Việt Namở Trường Sa và Hoàng Sa" đăng trên báo Lao động số ra ngày 19.3.2009 tại địa chỉ http://www.laodong.com.vn/Home/Hai-ban-do-quy-khang-dinh-chu-quyen-Viet-Nam-o-Truong-Sa-va-Hoang-Sa/20093/130720.laodong. Bài báo này hiện này cũng không còn trên báo Lao động nhưng có lẽ do Ban Biên tập Báo Lao động tự thấy nó sai nên lẳng lặng hạ xuống chứ không phải là từ lời nhận lỗi chính thức của ông Nguyễn Xuân Diện. Tuy bài "Hai bản đồ quý khẳng định chủquyền Việt Namở Trường Sa và Hoàng Sa" không còn trên báo Lao động nhưng nó đã được copy sang hàng loạt báo/blog khác. Đặc biệt, toàn bộ hồ sơ của cái "công trình khoa học- vũ khí cho Trung Quốc này chắc chắn vẫn đang được lưu giữ tại Thư viện Viện Hán Nôm.
Từ những lý do trên, theo đề nghị của bạn đọc ở Đây, ở Đây và ở Đây, Google. tienlang xin đăng lại HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN.
"HỒ SƠ NGUYỄN XUÂN DIỆN"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/ho-so-nguyen-xuan-dien-ky-1.html
COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/10: Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 70.000 ca
Trả lờiXóaTheo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 239.857.588 ca, trong đó có 4.887.834 người tử vong.
Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 70.000 ca, trong khi số ca tử vong bất ngờ tăng lên trên 1.400 trường hợp. Mỹ và Nga là hai nước có số ca tử vong trong ngày 13/10 cao nhất thế giới, với lần lượt 1.434 và 984 trường hợp.
Ngày hôm qua 13/10/2021, Mỹ cũng dẫn đầu thế giới với 58.856 ca nhiễm mới; tiếp theo là Anh (38.520) và Thổ Nhĩ Kỳ (33.860 ca). Mỹ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới, với 1.190 trường hợp, tăng gấp hơn 2 lần so với ngày trước đó chỉ là 520 ca; tiếp theo là Nga (973 ca tử vong); và Ukraine (352 ca).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 45.392.846 người, trong đó có 736.254 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 34.000.500 ca nhiễm, bao gồm 451.220 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.590.097 ca bệnh và 601.398 ca tử vong.
Theo Bộ Y tế, tính từ 17h ngày 13-10 đến 17h ngày 14-10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.092 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 3.088 ca ghi nhận trong nước (giảm 370 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 1.718 ca trong cộng đồng).
Trả lờiXóaCác tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (909), Đồng Nai (647), Bình Dương (483), Tây Ninh (274), An Giang (104), Kiên Giang (80), Tiền Giang (72), Bình Thuận (61), Long An (59), Đồng Tháp (49), Đắk Lắk (44), Hậu Giang (36), Khánh Hòa (35), Lâm Đồng (28), Trà Vinh (21), Cần Thơ (20), Quảng Nam (17), Hà Nam (15), Vĩnh Long (14), Đắk Nông (12), Bến Tre (12);
Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Bình Phước (10), Quảng Ngãi (10), Bình Định (8), Lào Cai (7), Quảng Bình (7), Nghệ An (7), Ninh Thuận (6), Thanh Hóa (6), Bạc Liêu (6), Bắc Ninh (4), Thừa Thiên Huế (3), Phú Yên (2), Hà Tĩnh (2), Hà Nội (1), Đà Nẵng (1), Thái Bình (1), Hải Phòng (1), Vĩnh Phúc (1), Phú Thọ (1), Kon Tum (1).
Ông Võ Văn Kiệt thì có thề "nhầm lẫn", không hiểu thơ Hán -Nôm của cụ Nguyễn Đình Chiểu.
Trả lờiXóaNhư Phan Huy Lê thì tôi nghĩ, hắn cố tình.
Vì muốn bênh tên phản động việt gian Phan Thanh Giản nên Phan Huy Lê cố tình xuyên tạc ý thơ của cụ Đồ Chiểu rồi Lê rót vào tai cụ Võ Văn Kiệt. Rồi cụ Kiệt bắt đầu bị Chuyển hóa tư tưởng....
nhóm lật sử Phan Huy Lê, Trần Đức Cường, Dương Trung Quốc, Vũ Minh Giang, Đặng Ngọc Tùng, Trần Công Trục, Lê Văn Cương, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Thanh Sơn, Vũ Ngọc Hoàng... đã suy thoái về tư tưởng chính trị; Lãnh đạo các tờ báo như Tuổi trẻ, Giáo dục, Thanh niên... cũng có biểu hiện suy thoái về tư tưởng khi tuyên truyền cho quan điểm lật sử. Trong khi đó, hai vị cựu tư lệnh ngành quản lý báo chí cũng suy thoái về tư tưởng, tham nhũng nên đã mất sức chiến đấu, nhường mặt trận truyền thông- thông tin cho nhóm lật sử.
Trả lờiXóaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rất đúng: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là cái gốc của tham nhũng.
Vì vậy, vụ lật sử (tâng công phan thanh Giản+ Vụ bỏ chữ ngụy, vụ Lý Thông Phạm Xuân Thệ.... cần sự vào cuộc của Ban Bí thư Trung ương.
Tương tự vụ Hồ Xuân Mãn.
Câu hỏi trong ngày: VÌ SAO NGƯỜI MỸ BỊ ĐE DỌA HIỂM NGUY TẠI KHẮP MỌI NƠI TRÊN THẾ GIỚI?
Trả lờiXóahttps://googletienlang2014.blogspot.com/2014/12/cau-hoi-trong-ngay-vi-sao-nguoi-my-bi-e.html
Vâng, nhiều bạn đọc của Google.tienlang nêu câu hỏi này, ở đây và ở đây: VÌ SAO NGƯỜI MỸ BỊ ĐE DỌA HIỂM NGUY TẠI KHẮP MỌI NƠI TRÊN THẾ GIỚI khiến Chính phủ phải ban hành lệnh cảnh báo dưới đây:
====
Mỹ ban hành lệnh cảnh báo du hành
Lệnh cảnh báo du hành cho những người Mỹ du hành ra nước ngoài sẽ hết hạn vào ngày 19/3/2015.
20.12.2014
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành một lệnh cảnh báo du hành cho những người Mỹ du hành ra nước ngoài.
Thông cáo phổ biến hôm thứ sáu nói rằng vụ bắt con tin gây chết người ở Australia mới đây “là một sự nhắc nhở là công dân Mỹ nên đặc biệt cẩn thận” về sự an toàn của cá nhân.
Bộ Ngoại giao cho biết một cuộc phân tích về những vụ tấn công trong quá khứ “gợi ý là các phần tử khủng bố không chỉ tập trung vào việc tấn công các cơ sở chính phủ Mỹ mà còn nhắm vào khách sạn, thương xá, nơi thờ phượng và trường học”, đặc biệt là trong dịp lễ cuối năm.
Lệnh cảnh báo du hành này sẽ hết hạn vào ngày 19 tháng 3 năm tới.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ
http://www.voatiengviet.com/content/my-ban-hanh-lenh-canh-bao-du-hanh/2567282.html?nocache=1
Bạn Lê Đức viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rất đúng: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là cái gốc của tham nhũng.
Trả lờiXóaVì vậy, vụ lật sử (tâng công phan thanh Giản+ Vụ bỏ chữ ngụy, vụ Lý Thông Phạm Xuân Thệ.... cần sự vào cuộc của Ban Bí thư Trung ương.
Tương tự vụ Hồ Xuân Mãn. "
Tôi nghĩ không thể "Tương tự vụ Hồ Xuân Mãn."
Vụ Lý Thông Phạm Xuân Thệ lớn hơn nhiều. Lớn gấp chục lần!
Vụ Lật sử của Phan Huy Lê và đồng bọn lớn hơn vụ Nhân văn giai phẩm và lớn gấp trăm lần vụ Hồ Xuân Mãn.
Thế mà vụ Hồ Xuân Mãn cũng từng phải Trung ương Đảng vào cuộc.
Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh về ông Hồ Xuân Mãn là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để được xét duyệt nhận danh hiệu trên, chỉ có 2 thành tích đúng, 15 thành tích khai không đúng, khai man hoặc không đủ cơ sở xác định.
Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận: Ông Hồ Xuân Mãn đã có khuyết điểm, vi phạm phải được xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra trung ương báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ để kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 24-10-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Bà, nhà giáo Nguyễn Thị Hảo viết bài phân tích thơ cụ Nguyễn sâu sắc dẫn giải hay, thuyết phục quá !
Trả lờiXóaCó lần tôi nghe ông sử hoc họ Dương cái ông mà nói Pháp không xâm lược VN ta ấy cũng lấy thơ cụ Nguyễn này ra giải nghĩa cho dân đen chúng tôi rằng cụ Đồ Chiểu khen ông Phan kia...thật là thiếu đạo đức và có tí không lương thiện của một trí thức.
Nặc danhlúc 23:12 25 tháng 2, 2024
Trả lờiXóaBà, nhà giáo Nguyễn Thị Hảo viết bài phân tích thơ cụ Nguyễn sâu sắc dẫn giải hay, thuyết phục quá !
Có lần tôi nghe ông sử hoc họ Dương cái ông mà nói Pháp không xâm lược VN ta ấy cũng lấy thơ cụ Nguyễn này ra giải nghĩa cho dân đen chúng tôi rằng cụ Đồ Chiểu khen ông Phan kia...thật là thiếu đạo đức và có tí không lương thiện của một trí thức.
===
Đúng thế!
Lời dẫn: Các ông Võ Văn Kiệt, Phan Huy Lê, Hoàng Lại Giang, Dương Trung Quốc … không chỉ một lần đưa ra lý lẽ: “Nguyễn Đình Chiểu, một con người cùng thời với Phan Thanh Giản, được xem là ngọn cờ đầu của công cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ thời bấy giờ đã khóc thương khi hay tin Phan Thanh Giản mất. Nhà thơ mù đất Bến Tre bằng ngòi bút “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” luôn có con mắt sáng khi nhìn sự việc: ông đánh giá sự hy sinh của nghĩa binh Cần Giuộc đánh đồn, cũng như khi ông làm hai bài thơ điếu Phan Thanh Giản với lời lẽ thắm thiết thương cảm lắm…”
Chả hiểu mấy vị có biết bào đệ của nhà thơ cũng là một nghĩa binh trong đội quân của “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định và đã “vị quốc vong thân” cùng chủ tướng, thì sao Cụ Đồ lại có thể thương khóc người đã dâng thành cho giặc, cắt đôi khúc ruột của mình?!
Nhà giáo Phạm Thị Hảo, Trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài và trực tiếp làm giảng viên môn Văn học cổ Trung Quốc tại Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã có bài “Viết về Phan Thanh Giản, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng bút pháp Xuân Thu”, giảng giải rành mạch ý tứ thâm sâu của cách “đối” thơ Hán – Nôm là như thế nào. Qua hai bài thơ này, Sự thật thì Cụ Đồ Chiểu đã phê phán, chỉ trích cái tội bán nước dâng thành của Phan Thanh Giản. Google.tienlang xin trình toàn văn bài viết đó.