Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

BÁO TUỔI TRẺ LẠI ĐƯA TIN NHẢM LIÊN QUAN ĐẾN VỤ CÁ CHẾT MIỀN TRUNG GÂY HOANG MANG DƯ LUẬN

 Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh và chú thích của Tuổi trẻ
Vụ "cá chết miền Trung" chưa rõ nguyên nhân đã gây bao hậu quả nghiêm trọng. Trong khi Đảng và Chính phủ đang quyết liệt giải quyết song song hai vấn đề: Vừa phối hợp với các chuyên gia từ Mỹ, từ Đức, từ Nhật Bản ... để tích cực tìm nguyên nhân; vừa chủ động khắc phục hậu quả và hỗ trợ ngư dân miền Trung ổn định cuộc sống thì một vài cơ quan báo chí đã đổ thêm dầu vào lửa, ví dụ như VTC với video clip "Cá chết sau hai phút...". Bây giờ lại đến lượt báo Tuổi trẻ với bài "Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị"
Dưới đây, chúng tôi xin chép nguyên văn bài báo này:
-----------------------

10/06/2016 15:46 GMT+7
TTO - Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản ở Quảng Trị (lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt) có chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.

 Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam
Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa được cơ quan chuyên môn của Sở y tế tỉnh này phát hiện có chất phenol, là chất cực độc...   
Chiều 10-6, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, xác nhận vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh.
Theo báo cáo này, cơ quan chuyên môn của Sở Y tế Quảng Trị vừa có kết quả xét nghiệm 6 mẫu cá lấy tại kho đông lạnh của bà L.T.T. (trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh).
Sáu mẫu này gồm một mẫu cá ngừ, một mẫu cá trích, một mẫu cá sòng, ba mẫu cá nục.
​Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam
Trong ba mẫu cá nục thì có một mẫu được chủ cơ sở thu mua trước thời điểm xảy ra cá chết hàng loạt và hai mẫu được thu mua sau thời điểm cá chết hàng loạt tại Quảng Trị.
Kết quả, cơ quan chuyên môn xác định mẫu cá nục lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt có chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.
Ông Thành cho biết đã chỉ đạo lấy tiếp các mẫu cá đông lạnh ở các kho khác để kiểm nghiệm, đồng thời tiêu hủy số cá nục có chất phenol này.
Phenol có thể gây chết người
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6, ông Hồ Sĩ Biên - Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị cho biết: phenol là chất hóa học cực độc thường chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa, tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong việc sản xuất bao bì cũng không được sử dụng.
Cũng theo ông Biên, với hàm lượng 0,037mg/kg như trong mẫu cá nục này thì chưa đủ gây ngộ độc cấp nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người.
QUỐC NAM/ Tuổi trẻ
 ------------------- (Hết trích từ báo Tuổi trẻ)

Sự thật về “Cá Quảng Trị nhiễm chất Phenol cực độc”
11/06/2016 09:03
Ngày 10/6, một số tờ báo đã đăng tải bài viết với thông tin “…mẫu phẩm cá nục đông lạnh đang tồn kho tại Quảng Trị, thu mua ngay sau thời điểm sự cố cá chết bất thường, có hàm lượng Phenol 0,037 mg/kg, là chất cực độc, tuyệt đối cấm”.
Thông tin này ngay lập tức được dư luận trong nước chú ý đặc biệt bởi câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang rất nóng trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo một chuyên gia nghiên cứu về môi trường, thì thông tin này có rất nhiều điểm “cần phải xem xét cẩn trọng hơn”.

Thứ nhất, về chuyện “Chất cực độc Phenol”: 

Xét dưới góc độ khoa học, không thể dễ dàng kết luận một chất hóa học nào đó “độc hại và nguy hiểm với sức khỏe con người” chỉ dựa vào tên gọi. Để đánh giá “độc hại” hay không phải căn cứ vào hàm lượng chất đó trong thực phẩm và liều lượng tiêu thụ, thời gian tích tụ trong cơ thể…

Website y học nội bộ của cộng đồng sinh viên đại học ngành y dược, bác sỹ và dược sỹ (dieutri.vn) có bài viết “Ngộ độc Phenol, Cresyl và dẫn chất” trong đó cho biết: “Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xẩy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm. Liều nguy hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10gam”.
Như vậy, nếu lấy chỉ số gây nguy hiểm nhỏ nhất là 2gam chất Phenol và liên hệ với thông tin mà Sở Y tế tỉnh Quảng Trị công bố là ““30 tấn cá nục có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg” thì một người cần phải tiêu hóa 54.000 kg (54 tấn) cá nục trong thời gian ngắn mới có thể tích tụ đủ hàm lượng độc chất gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

Đây là một con số không tưởng và gần như không thể xảy ra.

Thứ hai, Phenol có thể xuất hiện trong cá đông lạnh từ nhiều nguồn: 

1) Trong chất bảo quản cá. 

2) Là sản phẩm phân hủy của cá (ví dụ: do cấp đông muộn hoặc khi đang rã đông). 

3) Do môi trường bị ô nhiễm

Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT: 2015/BTNMT) do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố thì tổng hàm lượng Phenol trong nước biển được phép là 0,03mg/lít. Như vậy, với cá nục sống ở môi trường nước biển thì chuyện kết quả xét nghiệm Phenol là 0,037mg/kg không quá xa với điều kiện tự nhiên và nó hoàn toàn có thể xảy ra nếu mẫu xét nghiệm đang trong quá trình phân hủy do đưa vào đông lạnh (cấp đông) muộn hoặc đang trong quá trình rã đông. 

Trong tài liệu khoa học về phụ gia để bảo quản cá và các chế phẩm từ cá đăng tải trên tạp chí của Thư viện Dược học quốc gia Hoa Kỳ, (Viện Y học Hoa Kỳ) đã khẳng định: “PolyPhenol (PP) là những chất chống oxy hóa tự nhiên phổ biến hiện đang được sử dụng để  ngăn cản sự hoạt động của vi khuẩn gây phân hủy trong cá và các chế phẩm từ cá khác nhau. Hợp chất Phenol cũng là một lựa chọn tốt và đã được  ứng dụng thành công. Như vậy, các hợp chất polyPhenolic nhân tạo có thể được sử dụng như một loại chất phụ gia để ngăn ngừa sự suy giảm chất lượng hoặc duy trì chất lượng của cá và sản phẩm từ cá”. (Xem tài liệu bằng tiếng Anh tại đây).

Điều đáng nói hơn nữa là con người vẫn đang tiêu hóa Phenol hàng ngày thông qua hàng loạt loại thực phẩm khác nhau. Một số tài liệu y khoa đã khẳng định “Phenol được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như trái cây, rau, các loại hạt và cũng có thể là hợp chất nhân tạo để sử dụng trong các ứng dụng phi thực phẩm thông dụng như kem đánh răng, thuốc nhuộm tóc, thuốc chữa bệnh và chất khử trùng. Vì vậy, hầu như không thể loại bỏ hoàn toàn Phenol khỏi chế độ ăn uống của bạn”.

Trong tình hình hiện tượng cá chết ở miền Trung vẫn đang đợi các nhà khoa học khẩn trương nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng, chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong việc xét nghiệm thực phẩm cũng như việc cung cấp thông tin tới công chúng. Việc đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng kỹ lưỡng về khoa học và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có thể gây ra hoang mang cho người tiêu dùng và gây tổn thất lớn về kinh tế cho bà con ngư dân miền Trung.

Lê Trí/ Infonet

10 nhận xét:

  1. Tuổi Trẻ là chuyên gia xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc đủ thứ. Tôi không muốn chưởi nhưng bọn hắn làm quá nhiều điều gai mắt gây bực bội khó chịu. Mấy năm gần đây vào đọc cứ thấy bốc mùi. Mùi gì thì các bác biết rồi. "Ai kia" là "bạn". Còn "ai kia" là "kẻ thù".

    "Bọn kia" đang mở các chiến dịch truyền thông, thâu tóm báo chí, để tiến hành cách mạng hoa cẩm chướng, cm hoa cẩm quì. VN cũng nằm trong danh sách đó. Tưc nhiên báo chí cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thuậnlúc 11:41 11 tháng 6, 2016

    Tạo tin đồn thất thiệt bị xử lý thế nào?

    (Dân Việt) Luật sư Trần Thị Thúy (Công ty Luật Hợp danh Thái Bình Dương - Đoàn luật sư Nghệ An) trả lời phỏng vấn của phóng viên xung quanh việc xử lý đối với đối tượng đưa tin đồn thất thiệt.
    Đối với người đưa thông tin thất thiệt về nông sản, nông dân lên mạng xã hội, gây thiệt hại cho nông dân bị xử lý ra sao?

    - Theo quy định tại Nghị định 72/2013 thì việc đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc… lên mạng là hành vi bị nghiêm cấm. Người đưa tin sai sự thật lên mạng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng (theo điểm g, khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013). Nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự về “Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính” người phạm tội bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Trang thông tin điện tử cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc… sẽ bị phạt tiền từ 20- 30 triệu đồng; tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc… sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng.

    Nhưng trên thực tế, có rất ít trường hợp người tung tin thất thiệt bị xử lý, hậu quả nông dân phải gánh chịu. Vậy cơ quan nào, người nào có trách nhiệm kiệm kiểm soát thông tin trên mạng và có thẩm quyền xử lý người đưa thông tin thất thiệt?

    - Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, thông tin còn có thanh tra chuyên ngành, UBND, công an... mà trách nhiệm và thẩm quyền xử lý đã quy định rất rõ trong Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định 174/2013... Các cơ quan chức năng cần quyết liệt, xử lý thật nghiêm khắc những hành vi tung tin đồn thất thiệt này để nông dân tránh được rủi ro, thiệt hại từ những thông tin tai hại đó.

    Nông dân muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cơ quan nào có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thưa luật sư?

    - Khoản 1, Điều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra sau những thông tin thất thiệt đó, người dân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người dân có thể khởi kiện đến tòa án, nơi có trụ sở của cơ quan đăng tải thông tin đó hoặc nơi cư trú của người đưa lên mạng thông tin đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Các khoản bồi thường theo quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự.

    Vậy làm thế nào để người dân chứng minh được thiệt hại để yêu cầu bồi thường?

    - Tùy theo từng trường hợp mà có cách chứng minh khác nhau. Ví dụ trong vườn nhà ông A còn 1 tấn dưa hấu. Bình thường bán 5.000 đồng/kg. Sau khi đơn vị truyền thông đưa tin thất thiệt, dưa hấu không bán được nữa, phải vứt bỏ thì đó cũng là một căn cứ để chứng minh. Nhưng nói chung việc này khá phức tạp, cần phải được chính quyền, Hội Nông dan các tổ chức nghề nghiệp... đứng ra bảo vệ cho hội viên.

    Xin cảm ơn luật sư!

    Dân Việt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 11:42 11 tháng 6, 2016

      Một tin sai, vạn người điêu đứng

      * Năm 2007, nhiều nông dân, ngư dân ĐBSCL thua lỗ vì giá nghêu giảm liên tục, chỉ còn 6.000-7.000 đồng/kg, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân do có tin đồn nghêu bị nhiễm hóa chất độc hại. Cũng trong năm 2007, thông tin “ăn bưởi có nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ” khiến cho người tiêu dùng lo ngại, khiến các vùng bưởi nổi tiếng của Việt Nam như “bưởi Năm Roi”, “bưởi da xanh”, “bưởi Biên Hòa” điêu đứng, sản phẩm không tiêu thụ được. Giá “bưởi Năm Roi” từ 8.000 đồng/kg rớt còn 5.000 đồng/kg.

      * Cuối tháng 12.2012, tại vựa chuối thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh - nơi có số nông dân trồng chuối lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, chuối chín vàng ruộm, rụng đầy nhưng không ai thu hoạch. Nhiều người còn phải chặt bỏ những buồng chuối đang chín. Theo nhiều nông dân địa phương, do tại chợ Bình Châu (huyện Bình Sơn) bỗng xuất hiện những tấm bảng với nội dung “Đừng ăn chuối lùn. Ăn chuối có thuốc, sẽ bị ung thư” nên không ai dám mua chuối.

      * Cuối tháng 1.2013, người dân các tỉnh miền Tây cũng từng lao đao trước tin đồn “trồng dưa hấu sử dụng hóa chất từ Trung Quốc”. Khi đó trên mạng xã hội xuất hiện “làn sóng” tẩy chay dưa hấu. Giá dưa từ 5.000 -6.000 đồng/kg đã xuống đáy 1.000 -2.000 đồng/kg. Dưa ế ẩm, nông dân phải đem cho trâu bò ăn.

      * Đầu tháng 6.2014, giá khoai lang ở các địa phương vùng ĐBSCL liên tục giảm mạnh từ 800.000 - 840.000 đồng/tạ (60kg) xuống còn 350.000 - 370.000 đồng/tạ. Nguyên nhân khoai rớt giá và ế ẩm là một phần do có tin đồn thất thiệt: Cửa khẩu biên giới phía Bắc “bị đóng”, không thể xuất khoai sang Trung Quốc. Thực tế, UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vẫn hoạt động bình thường.

      An Nhiên (tổng hợp)
      Dân Việt
      http://danviet.vn/tu-van-phap-luat/tao-tin-don-that-thiet-bi-xu-ly-the-nao-680860.html

      Xóa
  3. Các bạn đừng nóng vội. BCT sẽ chỉ thị cho gỡ bài như vụ anh Thăng thôi. Chắc trước sau gì anh Thăng cũng chị khiển trách vì trình độ quản lý lỏng lẻo quá. Chờ xem.

    Trả lờiXóa
  4. Tuổi trẻ mấy năm nay đã bước chân vô đường phản bội. Mặt ngày càng tróc vỏ ra. Vài năm sau chắc chắn sẽ lộ mặt hoàn toàn.

    Trả lờiXóa
  5. Mình đang có ý định hạ độc chồng của con bé hàng xóm. Con bé này mỏng mày hay hạt, ngực nở mông cong, da trắng, môi trái tym đỏ chót nên thằng chồng nhòm cực ngứa mắt.

    Mình cần ít nhất 2gam chất Phenol để hạ độc thằng này nên mẹ nào có mối bán cá nục Quảng Trị thì báo mình. Mình muốn mua 54 tấn để về điều chế Phenol. Hơi cầu kỳ 1 tí nhưng vợ nó đẹp thế giết thế nó mới đã.

    Trả lờiXóa
  6. Tuổi Trẻ, một Phan Mai Lợi mới?

    Trả lờiXóa
  7. Tin cá nục nhiễm chất cực độc Phenol khiến ngư dân điêu đứng

    Chị Nguyễn Thị Bình bên thùng cá không bán được trong phiên chợ buổi sáng. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

    Ngày 11/6, trước thông tin 30 tấn cá nục bị nhiễm “chất cực độc tuyệt đối cấm không có trong thực phẩm” với hàm lượng Phenol ở mức 0,037mg/kg tại kho đông lạnh của hộ kinh doanh bà Lê Thị Thuộc, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, các thương lái tại Cảng cá Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh đã ngừng thu mua cá.

    Riêng tại các chợ trên địa bàn, các quầy cá hầu như không bán được hàng...

    Sáng 11/6, khác với không khí tấp nập như những ngày trước đây, ở Cảng cá Cửa Tùng vắng tanh không có tàu thuyền tấp vào cảng bán cá như mọi ngày. Một số thương lái ở đây cho biết từ sau khi biết thông tin về việc phát hiện chất Phenol trong cá nục thì người dân không mua cá, các tàu thuyền không cập cảng cá nữa.

    Tính đến 11 giờ cùng ngày tại cảng cá chỉ có một tàu cập bến để tiêu thụ 300 kg mực xô, ngoài ra không có tàu nào vào bến.

    Bà Lê Thị Hoa (60 tuổi), khu phố An Đức 2, thị trấn Cửa Tùng cho biết: "Ngày hôm qua, sau khi biết được thông tin về cá nục bị nhiễm độc, hầu hết các tàu cá không cập cảng cá như mọi hôm. Việc mua bán bị ngưng trệ, người dân hoang mang lo lắng. Gia đình tôi cũng làm nghề biển, sáng nay thuyền cập bến nhưng không có ai mua cá, đem lên chợ cũng không bán được."

    Hiện nay trên địa bàn thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh có 54 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, trữ đông cá để cung cấp ra thị trường, 8 cơ sở cấp đông vừa, 4 kho đông lớn, trong đó 2 kho đông lớn nhất là cơ sở Dũng Thuộc (nơi xác định có cá nục bị nhiễm độc) và cơ sở của anh Trần Văn Sơn.

    Trước thông tin cá nục bị nhiễm chất độc, anh Trần Văn Sơn ở khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh chia sẻ: "Tôi rất lo ngại cá sẽ khó tiêu thụ trong thời gian này. Từ trước đến nay, cá đã không bán được, nay thông tin cá nục bị nhiễm độc càng gây hoang mang hơn. Hiện vựa cá của gia đình còn khoảng 80-100 tấn trữ trong kho lạnh. Một nửa thu mua trước thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết, số còn lại thu mua sau 15 ngày. Số cá này đều được cấp giấy chứng nhận đánh bắt ở vùng an toàn. Có nhiều loại cá khác nhau, riêng cá nục khoảng 20 tấn. Bây giờ có thông tin như vậy chúng tôi cũng không xuất được hàng nên rất lo lắng. Mong các ngành chức năng sớm kiểm nghiệm và đưa ra kết luận chính xác để người dân yên tâm tiêu thụ."

    Từ sau sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt tại các bãi biển, từ ngày 3/5 đến nay, Cảng cá Cửa Tùng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận hải sản đánh bắt vùng an toàn cho 100 tàu, với sản lượng khoảng 3.700 tấn.

    Ông Nguyễn Tiến Long, Trưởng cảng cá Cửa Tùng cho biết cá của các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân cập bến được các lực lượng liên ngành cấp giấy chứng nhận an toàn mới được xuất bán. Riêng Cảng cá chỉ thống kê được số lượng tàu thuyền, sản lượng thủy sản, còn kiểm tra chất lượng do các đơn vị chuyên môn.

    Ông Long cũng cho biết ngày hôm nay, hầu như không có tàu nào vào bờ bán cá. Có thể, do thông tin cá nục bị nhiễm độc khiến ngư dân lo ngại, hoặc họ cập bờ nơi khác...

    VietNam+

    Trả lờiXóa
  8. Vừa qua các cơ quan chức năng đã phát hiện 30 tấn cá tại một kho lạnh tại tỉnh Quảng Trị được xác định có chứa chất cực độc Phenol. Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) khẳng định: Phenol không tự có trong tự nhiên mà chắc chắn được nhân tạo, chủ yếu là trong quá trình luyện cốc hoặc chế biến dầu khí
    “Trong quá trình luyện thép thì chắc chắn sẽ phải dùng than cốc. Khi cốc hóa than thì sẽ phải thải phenol ra” – PGS Trần Hồng Côn cho biết.
    Cũng theo PGS Côn, phenol là hóa chất độc không được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Phenol cũng là tên riêng của hợp chất cấu tạo bởi nhóm phenyl liên kết với nhóm hiđroxyl, chất tiêu biểu cho các phenol.
    “Phenol là một họ chất hóa học có phenol đơn vòng và phenol đa vòng thơm. Đây đều là những chất độc hại và có những chất người ra nghi ngờ gây ung thư. Nếu trong cá kiểm nghiệm có chất phenol đơn vòng thì tác dụng nguy hiểm cũng như độc tính ít hơn. Đối với Phenol đa vòng thơm rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

    Trả lờiXóa