Xin mượn bức ảnh này, để minh họa một câu chuyện mình mới đọc được trên
trang "Những câu chuyện rung động" của Nga, xin lược dịch luôn để chia
sẻ với mọi người, nhất là với những ai đã có gia đình, những ai đó đã có
những lúc muốn rời bỏ tổ ấm...
Chiều tối, tôi trở về nhà và
trước khi bắt đầu bữa tối, tôi nắm tay vợ, nói với nàng là cần phải nói chuyện.
Nàng ngồi xuống, bắt đầu bữa ăn. Tôi nhìn thấy vẻ đau đớn trong đôi mắt vợ. Tôi
bối rối, không biết nói gì, nhưng dẫu sao cũng phải nói cho nàng biết điều tôi
đang nghĩ.
-Anh muốn ly hôn- Tôi bắt đầu.
Những lời của tôi dường như không
khiến cho nàng mất bình tĩnh, thay vào đó là một câu hỏi nhẹ nhàng:
-Tại sao?
Tôi đã không thể nào trả lời được
câu hỏi đó.....
Trái tim tôi từ lâu đã thuộc về
Jane. Tôi không còn yêu vợ mình nữa, thay vào đó là cảm giác thương hại. Ngày
hôm sau, tôi trở về nhà rất muộn và thấy một mẩu giấy trên bàn. Tôi không ăn
tối, nằm và thiếp đi sau một ngày tràn đầy kỷ niệm với Jane.
Sáng hôm sau, nàng đưa ra điều
kiện ly hôn: Nàng không yêu cầu tôi gì cả, chỉ đề nghị ly hôn muộn hơn, sau đó
một tháng. Nàng yêu cầu trong tháng này, cả hai chúng tôi đều cố gắng hết sức
để sống một cuộc sống bình thường. Nàng đưa ra lý do hết sức đơn giản: con trai
chúng tôi sau một tháng nữa sẽ phải thi, và nàng không muốn con sẽ phải phân
tâm vì bố mẹ ly hôn. Tôi đồng ý. Nhưng nàng còn đưa ra thêm một yêu cầu nữa, để
tôi nhớ lại những ngày đầu chung sống, khi tôi bế nàng trên đôi tay vào phòng
trong ngày cưới. Nàng đề nghị mỗi sáng trong tháng còn lại này, tôi sẽ bế nàng
trên tay, từ phòng ngủ ra tận cánh cửa phòng khách. Tôi nghĩ bụng, có khi vợ
mình đang bị lên cơn điên hay sao đó. Để những ngày còn lại yên ổn, tôi đành chấp
thuận yêu cầu có phần kỳ dị của nàng.
Do đã lâu không gần gũi vợ, nên
buổi sáng đầu tiên khi tôi bế nàng, cả hai đều khá lúng túng. Nhưng cậu con
trai thì cười toáng lên, vỗ tay:
-Hê hê, bố bế mẹ kìa !
Những lời của con như vò xé tâm
can tôi. Từ phòng ngủ ra phòng khách, đến tận cánh cửa chỉ có khoảng 10 mét
thôi, tôi bế vợ mình trên tay. Nàng nhắm mắt lại, nói như thở nhẹ:
-Anh đừng nói gì cho con biết nhé.
Tôi khẽ gật đầu, cảm giác có một
cái gì đó đang đổ vỡ. Tôi thả vợ xuống gần cửa, rồi sau đó tôi và nàng chuẩn bị
đến chỗ làm. Con trai của chúng tôi bỗng nói rằng, thời điểm, khi mà nhìn thấy
bố bế mẹ trên tay đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của nó.
Vợ tôi vẫy con trai đến gần và ôm chặt lấy thằng bé. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng
mình sẽ đổi ý vào phút chót.
Tôi nắm lấy tay nàng, cùng ra
cửa. Rồi tay nàng choàng qua cổ tôi, thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi bỗng ôm vợ
mình thật chặt, y hệt như trong ngày cưới. Thân hình đã trở nên mảnh mai của
nàng khiến tôi bỗng trở nên bùi ngùi.
Ngày cuối cùng của tháng cuối
cùng đã đến. Cậu con trai nhỏ đã đến trường. Tôi vẫn ôm vợ mình trên tay và nói
rằng mình không cảm thấy sự xa cách nào trong quan hệ vợ chồng. Tôi đến chỗ
làm, ra khỏi xe mà không đóng cửa. Tôi sợ rằng một phút giây chậm trễ có thể
khiến mình sẽ phải nghĩ lại. Tôi lên tầng, Jane ra mở cửa và tôi nói ngay:
-Jane, cho anh xin lỗi, anh không
còn muốn ly hôn nữa em ạ.
Jane như bừng tỉnh, tát tôi, bật
khóc rồi đóng sầm cửa lại.
Tôi xuống nhà và ghé qua một tiệm
bán hoa, mua một bó hoa đẹp tặng vợ mình. Cô bán hàng hỏi tôi có muốn viết điều
gì đó lên bưu thiếp đính kèm không. Tôi mỉm cười và nói:
-Anh sẽ bế em trên tay mỗi sáng,
cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta!
Buổi chiều hôm đó, tôi đem bó hoa
và nụ cười trên môi về nhà. Tôi chạy như bay theo các cầu thang, vào nhà và tìm
thấy vợ mình trên giường ngủ. Nàng đã ngừng thở.
Thì ra vợ tôi đã âm thầm chiến
đấu với căn bệnh ung thư suốt nhiều tháng liền, trong khi tôi vẫn rong ruổi
cùng Jane, thậm chí còn không biết gì về điều đó. Nàng đã biết về sự ra đi của
mình, và muốn cứu vãn tôi khỏi sự phản ứng tiêu cực của con trai nhỏ, nếu như
sự ly hôn rồi cũng sẽ xảy ra. Ít nhất trong con mắt của con trai, thì tôi vẫn
là người chồng biết yêu thương.
Nhân văn đánh thức lương tri con người . Rất tiếc là người vợ đã không còn kịp nhận bó hoa và lời nói yêu thương cũng là lời hối lỗi của người chồng !
Trả lờiXóaVợ chồng. Ít có dân tộc nào trọng cái đạo nghĩa keo sơn, cao quí, nghĩa tình này như dân tộc Việt. Khi đã thực sự hòa vào nhau, trộn vào nhau để thực hiện 4 mục tiêu của đạo nghĩa vợ chồng: tính dục, yêu thương, giống nòi, kinh tế, hai nửa ấy đã tự quên mất mình. Má nó. Ba nó. Má thằng Cu. Ba cái Hĩm. Gọi nửa kia là "Mình". Thú vị và ý nhị hơn, nửa kia được ví von như bến lặng, chỗ che mưa, núp nắng-"Nhà tôi". Tạo hóa đã không công bình khi tác tạo người đàn bà. Mang nặng. Đẻ đau. Và bao thứ việc khổ khó tế nhị khác của kiếp làm nữ giới. Bị gọi tên là "cái" nên luôn phải đứng yên, bị động, đợi chờ.
Trả lờiXóaKhông hiểu sao có những thằng đàn ông, nhiều của lắm tiền, học hành tử tế, nhẫn tâm hành hạ, đánh đập "nử kia" của mình, thay vợ như thay áo.
Qua bài này, thế nào cũng vắng tiếng chửi rủa, ơi ơi mắng nhiếc nhau hằng ngày nào rận, chó, nhét cứt vào mồm...một sản phẩm vô văn hóa thường nhật trên GTL mà ít trang nào theo kịp.
Còn đây văn nghệ văn gừng của 1 câu chuyện châm biếm về xứ Bolsa Ca Li quốc:
Trả lờiXóa'Tại 1 chi nhánh Phở Hòa to nhất ở TP Seattle bang Washington. Khách hàng Việt Mỹ ăn uống cười nói hả hê bên ngoài, không biết chuyện gì bên trong.
Bên trong, trong một căn phòng kín, cửa được khóa. Căn phòng khá chật nhưng vẫn đủ chỗ để đặt 1 lá cờ Mỹ, 2 bên là cờ ba que và cờ xanh của Mặt trận Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng), phiên bản “ôn hòa” của Mặt trận Quốc Gia Hoàng Cơ Minh, một tổ chức Khủng Bố, Mafia, hoạt động các phi vụ chính trị và kinh tế bất hợp pháp ở cả Mỹ và VN.
Ông X, một gã đàn ông trung niên, bí danh Nguyễn Chính Nghĩa, đang nhâm nhi rượu vang, ngồi gác chân dúi mắt vào màn ảnh laptop.
Cậu X, một gã thanh niên có nét mặt ngây thơ thanh tú, như sinh viên mới ra trường, bí danh Nguyễn Tự Do, đang đứng hầu chuyện.'
https://haingoailambao.wordpress.com/2016/06/27/cau-chuyen-pho-hoa/
bao da iphone 6 plus
Trả lờiXóa