Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

Chuyện ngược đời ở vụ án Hàn Ni: LUẬT SƯ LẠI PHẢI ĐI HỎI NGƯỜI KHÁC VỀ PHÁP LUẬT

 
Nhà báo- Luật sư Đặng Thị Hàn Ni nghe lệnh bắt để tạm giam ngày 24/2/2023

Từ lâu lắm rồi, kể từ bài Trả lời bà Nguyễn Phương Hằng: BÀ HÀN NI VỪA LÀ LUẬT SƯ VỪA LÀ NHÀ BÁO LÀ TRÁI LUẬT và bài GOOGLE.TIENLANG NHẬN XÉT VỀ LÙM XÙM NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG- NGUYỄN ĐỨC HIỂN- HÀN NI, Google.tienlang đã không còn quan tâm tới vụ trả treo giữa những người nhiều chuyện lắm lời này nữa. 

Hôm nay, lướt mạng, tình cờ thấy chuyện ngược đời có một không hai trên thế giới trong vụ Hàn Ni: LUẬT SƯ LẠI PHẢI ĐI HỎI NGƯỜI KHÁC VỀ PHÁP LUẬT

Thông thường, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới thì mọi người phải đi hỏi, đi thuê Luật sư để Tư vấn về những vấn đề liên quan đến pháp luật chứ chả bao giờ có chuyện Luật sư, thậm chí là cả Đoàn Luật sư ở Tp Hồ Chí Minh lại đi hỏi người khác (Báo Sài Gòn Giải Phóng và Sở Nội vụ Tp Hồ Chí Minh). 

Vì đã không quan tâm nên đến hôm nay Google.tienlang mới biết chuyện này: Ngày 26/3/2023, đồng loạt các tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam đều đăng tin v/v Tạm đình chỉ tư cách Luật sư của bà Đặng Thị Hàn Ni. Kính mời xem các bài theo link

https://vtc.vn/tam-dinh-chi-tu-cach-hanh-nghe-luat-su-cua-bi-can-dang-thi-han-ni-ar760982.html

https://danviet.vn/nha-bao-dang-thi-han-ni-bi-tam-dinh-chi-tu-cach-hanh-nghe-luat-su-2023032615510333.htm

https://vietnamnet.vn/tam-dinh-chi-tu-cach-luat-su-cua-bi-can-dang-thi-han-ni-2125057.html

https://nld.com.vn/phap-luat/quyet-dinh-nong-cua-doan-luat-su-tp-hcm-doi-voi-ba-han-ni-2023032615403196.htm

https://thanhnien.vn/tam-dinh-chi-hanh-nghe-luat-su-cua-bi-can-dang-thi-han-ni-185230326170708176.htm

https://laodong.vn/phap-luat/ba-dang-thi-han-ni-bi-tam-dinh-chi-tu-cach-hanh-nghe-luat-su-1171933.ldo

https://dantri.com.vn/phap-luat/tam-dinh-chi-hanh-nghe-luat-su-cua-ba-dang-thi-han-ni-20230326201715431.htm

https://plo.vn/doan-luat-su-tphcm-tam-dinh-chi-tu-cach-luat-su-doi-voi-ba-han-ni-post725740.html

Hầu hết các tác giả những bài báo trên đều đưa tin Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) bị Tạm đình chỉ tư cách Luật sư là theo Điều 32, Quy chế Liên đoàn Luật sư (khi luật sư bị truy cứu trách nhiệm hình sự).

Về chuyện này, Google.tienlang không có ý kiến. 

Thế nhưng câu chuyện VỪA LÀ NHÀ BÁO, VỪA LÀ LUẬT SƯ của Đặng Thị Hàn Ni thì các bài báo trên đưa ra thông tin có một không hai trên thế giới: LUẬT SƯ LẠI PHẢI ĐI HỎI NGƯỜI KHÁC VỀ PHÁP LUẬT. 

Ở đâu đó, Google.tienlang đã đưa ra yêu cầu: Không phải tất cả các nhà báo đều được đào tạo theo chuyên ngành pháp luật nhưng khi đã  là nhà báo thì  họ phải được bồi dưỡng thêm kiến thức cơ bản về pháp luật.

Theo Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật thì các văn bản Quy phạm pháp luật (trừ những văn bản mật) đều phải được công bố trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc Công báo cấp tỉnh (Điều 150 Luật Ban hành Văn bản QPPL)

Như vậy, toàn bộ hệ thống Văn bản Quy phạm pháp luật ở Việt Nam là Công khai, bất kỳ công dân nào (chứ không phải chỉ có giới luật sư) cũng có quyền tra cứu. Nếu các nhà báo đều được bồi dưỡng, cập nhật kiên thức pháp luật thì tự các nhà báo đều có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi "VỪA LÀ NHÀ BÁO, VỪA LÀ LUẬT SƯ" của Đặng Thị Hàn Ni là Đúng/ hay Sai. Tiếc rằng các nhà báo ở các bài báo chúng tôi dân link trên kia, không nhà báo nào trả lời được câu hỏi này. 

Và các  bài báo dẫn lời các ông luật sư Nguyễn Văn Trung - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM hoặc luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: "Đoàn Luật sư TP.HCM đã tiếp nhận thông tin bà Đặng Thị Hàn Ni có dấu hiệu vi phạm các Điều 17 và 18 của Luật Luật sư 2006. Cụ thể, bà vừa là luật sư, vừa là nhà báo của một tờ báo tại TP.HCM. Đoàn luật sư đã gửi công văn cho cơ quan báo chí nơi bà công tác và Sở Nội vụ TP.HCM để yêu cầu xác minh bà có phải là viên chức hay không. Tuy nhiên, đoàn đã không nhận được phản hồi từ hai cơ quan này nên chưa có cơ sở để thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của bà. "Nếu Đoàn Luật sư TP.HCM nhận được xác nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền bà Hàn Ni đang là viên chức thì chúng tôi sẽ xoá tư cách luật sư đối với Hàn Ni bởi vì bà đang vi phạm vi phạm luật Luật sư", ông Hậu nói.” Báo VTC News https://vtc.vn/tam-dinh-chi-tu-cach-hanh-nghe-luat-su-cua-bi-can-dang-thi-han-ni-ar760982.html

Hơn nữa, theo Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật thì ngay trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo buộc phải công bố công khai Bản dự thảo văn bản để xin ý kiến quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức. Những văn bản liên quan đến hành nghề luật sư thì cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản bắt buộc phải có công văn xin ý kiến góp ý vào Dự thảo văn bản đến Liên đoàn Luật sư VN và các Đoàn Luật sư các tỉnh thành. Như vậy, có thể nói, Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí Minh cũng đã tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản. Do vậy, Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí Minh, cũng như các Đoàn Luật sư tỉnh thành khác bắt buộc phải biết rất rõ chuyện "VỪA LÀ NHÀ BÁO, VỪA LÀ LUẬT SƯ" của Đặng Thị Hàn Ni là trái luật.

Vậy mà bây giờ, Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí Minh lại làm một chuyện ngược đời. Lẽ ra, Báo Sài Gòn Giải phóng có thể xin tư vấn ở Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí minh về vấn đề này chứ không phải Đoàn Luật sư đi hỏi báo Sài Gòn Giải phóng. Có lẽ vì là chuyện "ngược đời" nên đến nay Báo Sài Gòn Giải phóng vẫn ngậm tăm, chưa trả lời.

Vào Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021, Google.tienlang đăng bài Trả lời bà Nguyễn Phương Hằng: BÀ HÀN NI VỪA LÀ LUẬT SƯ VỪA LÀ NHÀ BÁO LÀ TRÁI LUẬT. 

Tại bài này, Google.tienlang đã viết:

Trần Long 23:15 26 tháng 11, 2021

Chưa chắc bà Nguyễn Phương Hằng đã sai đâu, bạn Hoàng Đức ạ. Hàn Ni có phải là Viên chức ko? Thế nào là "viên chức" thì phải theo Luật Viên chức.

"Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-26-VBHN-VPQH-2019-Luat-Vien-chuc-439198.aspx 

Nguyễn Thị Vân Anh 13:19 27 tháng 11, 2021

Bác Trần Long nói đúng!

Chị Hàn Ni nói chị "không phải là viên chức của báo SGGP". Nhưng theo Luật Viên chức thì "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Tiếp theo ta cần xem "Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập" là gì, bao gồm những đơn vị nào?

Đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động – thương binh và xã hội, thông tin & truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

(Xin hãy xem thêm nhiều tư vấn của các Luật sư tại các bài 

1. Đơn vị sự nghiệp công lập - định nghĩa, đặc điểm và ví dụ

https://ebh.vn/tin-tuc/don-vi-su-nghiep-cong-lap

2. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

https://luatminhkhue.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua-don-vi-su-nghiep-cong-lap.aspx

3. Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Phân loại, xếp hạng như thế nào?

https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/don-vi-su-nghiep-cong-lap-la-gi-566-94171-article.html

Như vậy, CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ Ở VN ĐỀU LÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN THÔNG & THÔNG TIN

Ví dụ:

- Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Báo Pháp luật TP HCM là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Tp Hồ Chí Minh; 

- Báo Sài Gòn giải phóng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành ủy Tp Hồ Chí Minh …"

Kết luận: 

1. Bà Hàn Ni là "viên chức" của Báo Sài Gòn giải phóng. 

2. Việc bà Hàn Ni cũng được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư thì tức là việc cấp Chứng chỉ này đã vi phạm Luật Luật sư. Cụ thể là vi phạm  Khoản 4 Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư:

"4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;"

Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu

Mời xem bài liên quan:

1. GOOGLE.TIENLANG NHẬN XÉT VỀ LÙM XÙM NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG- NGUYỄN ĐỨC HIỂN- HÀN NI

2. Cuối tuần: GỬI NHÀ BÁO ĐỨC HIỂN "BÀI CA SAO KÊ"

3. GỬI BÁO PHÁP LUẬT TP HỒ CHÍ MINH: LẠI PHẢI CẢNH GIÁC VỚI BÁO CHÍ CỦA TA!

4. BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM XUYÊN TẠC LỜI ÔNG LÊ DUẨN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHO TƯ TƯỞNG PHẢN ĐỘNG CỦA NGUYỄN DUY

5. LẦN ĐẦU TIÊN THẤY MỘT BÀI BÁO TRÊN BÁO CHÍNH THỐNG NÓI CHÍNH XÁC VÀ ĐẦY ĐỦ VỀ TỊNH THẤT BỒNG LAI!...

6. Từ kiến nghị của bà Nguyễn Phương Hằng: BỘ TT&TT BAN HÀNH CÔNG VĂN CHẤN CHỈNH BÁO CHÍ...

7. Trả lời bà Nguyễn Phương Hằng: BÀ HÀN NI VỪA LÀ LUẬT SƯ VỪA LÀ NHÀ BÁO LÀ TRÁI LUẬT.

8. Chuyện ngược đời ở vụ án Hàn Ni: LUẬT SƯ LẠI PHẢI ĐI HỎI NGƯỜI KHÁC VỀ PHÁP LUẬT

19 nhận xét:

  1. Bộ Quốc phòng Nga: có tới 225 binh sĩ Ukraine bị tiêu diệt ở hướng Donetsk
    Ngày 26 tháng 8 năm 2023

    Bộ Quốc phòng Nga được thông báo Kyiv đã mất tới 225 binh sĩ và thiết bị quân sự trên hướng Donetsk trong một ngày. Đó là báo cáo của RIA Novosti.
    Bộ này cho biết: “Thiệt hại của kẻ thù ở hướng Donetsk lên tới 225 quân nhân Ukraine”, đồng thời cho biết thêm Lực lượng vũ trang Ukraine cũng mất 3 xe chiến đấu bọc thép, 2 ô tô, 2 pháo phản lực Msta-B, cũng như D-20 và D- 30 khẩu pháo.
    Kẻ thù đã cố gắng tấn công sáu lần gần Minkovka, Kleshcheevka và Krasnogorovka trong DPR không thành công.
    Một kho đạn của địch đã bị thanh lý gần Netaylovo DPR.

    Trả lờiXóa
  2. Báo Ukraina cay đắng thừa nhận: NGAY Ở CHÂU ÂU, 'ĐỒNG MINH' CỦA NGA ĐANG TĂNG LÊN
    Ai biết tiếng Ukraina, có thể đọc bản gốc bài với tiêu đề: Проросійська у Європі не лише Угорщина- Dịch: Không chỉ Hungary thân Nga ở châu Âu
    22/08/2023, 11:35 sáng
    https://wz.lviv.ua/world/496126-prorosiiska-u-yevropi-ne-lyshe-uhorshchyna

    "Ứng cử viên EU Serbia ủng hộ Liên bang Nga trong khả năng có thể"... Áo được Politico gọi là "đầu cầu Alpine của Putin"
    Tờ báo có thẩm quyền của Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) đã xác định ba đồng minh chính của Nga ở châu Âu. FAZ cho biết: “Một trong số đó là chính phủ Hungary, thuộc EU, thứ hai là Serbia, một quốc gia ứng cử viên gia nhập EU”. "Và thứ ba là chính phủ của Republika Srpska, chiếm gần một nửa Bosnia và Herzegovina." Các phương tiện truyền thông phương Tây khác, đặc biệt là The Economist của Anh và American Politico, tin chắc rằng nhóm đồng minh của Liên bang Nga ở châu Âu cũng bao gồm Áo, quốc gia "đã đề nghị giúp đỡ một chút cho Ukraine và đồng thời tăng cường thương mại với Nga". FAZ lưu ý: “Milorad Dodik, chủ tịch của Republika Srpska, thực thể tự trị của Bosnia và Herzegovina, trong đó phần lớn là người Serbia, đã liên hệ với Moscow một cách kiên quyết nhất”. — Matxcơva thích các bước đi của ông, vì chúng có thể dẫn đến sự tách rời Cộng hòa Srpska khỏi Bosnia. Dodik được Nga, Serbia và Hungary hỗ trợ."

    FAZ lưu ý, mặc dù Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic không công khai thiên về Nga như Dodik, nhưng các phương tiện truyền thông do chính phủ Serbia kiểm soát đã thể hiện Nga và Trung Quốc như những người bạn thực sự của đất nước. Ấn phẩm của Đức nêu rõ: “Một mặt, Serbia ủng hộ các nghị quyết lên án việc Nga xâm lược Ukraine”. "Nhưng đồng thời, ông ấy từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Liên bang Nga và ủng hộ Nga ở bất cứ nơi nào có thể."

    FAZ thông báo: “Các phương tiện truyền thông đại chúng ủng hộ chính phủ Serbia đang tấn công người dân bằng nội dung chống phương Tây”. "Thật không may, nó lại có tác dụng - phần lớn người Serbia hiện phản đối việc đất nước của họ gia nhập EU."


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự “trung lập” của Áo có lợi cho kẻ xâm lược
      Cổng thông tin RND của Đức nhắc nhở khi Thủ tướng Áo Karl Neghammer đến thăm Ukraine vào tháng 4 năm 2022, ông nói rằng "chỉ cần người Ukraine còn chết thì không có biện pháp trừng phạt nào là đủ". “Nhưng giờ đây, khi người Ukraine tiếp tục chết sau hơn 500 ngày, sự giận dữ của người Anh và người Mỹ đối với “những kẻ ngốc hữu ích” của Putin đang ngày càng gia tăng.

      Đây là điều mà tờ The Economist của Anh gọi là các chính trị gia Áo. Theo ông, Áo là quốc gia EU "lặng lẽ, nhưng vì lợi ích riêng của mình, hầu như tránh xa chủ đề thù địch, với lý do nước này không phải là thành viên NATO và đóng vai trò là cầu nối giữa Đông và Tây". , do Áo tự bổ nhiệm."

      The Economist lưu ý rằng Áo cho đến nay "cung cấp rất ít viện trợ cho Ukraine trong khi tăng cường thương mại với Nga". Và ông nhấn mạnh rằng "tính trung lập" của Áo có khía cạnh kinh tế - nhưng có lợi cho kẻ xâm lược. The Economist nhắc nhở: "Trong khi Đức đã phải mất một thời gian dài để trở nên độc lập với khí đốt của Nga," thì phần đóng góp của nước này trong cán cân năng lượng của Áo vẫn chiếm ưu thế. Vào tháng 1 năm 2020, tỷ lệ này là 79% và vào tháng 3 năm 2023 - 74%.

      Như RND nhắc nhở, tại Vienna vào năm 2018, trước sự chứng kiến ​​​​của Putin và Thủ tướng Áo khi đó là Sebastian Kurz, công ty OMV của Áo và Gazprom của Nga đã ký một hợp đồng dài hạn (đến năm 2040!) về việc cung cấp khí đốt. RND thông báo: “Các chi tiết của hợp đồng vẫn được giữ bí mật”. — Tuy nhiên, được biết OMV phải trả tiền bất kể có mua khí đốt của Nga hay không. Khi đó Putin gọi hợp đồng này là "an ninh năng lượng cho toàn lục địa"...

      RND nhắc nhở, kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen của Áo (RBI) đã bị chỉ trích ở phương Tây: bất chấp các lệnh trừng phạt và việc các ngân hàng Nga ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán quốc tế Swift, ngân hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh ở Liên bang Nga.

      Theo OFAC (Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài) của Hoa Kỳ, RBI gần đây đã tăng gấp đôi lợi nhuận ròng. Phần lớn là do thực tế là, với tư cách là một tổ chức tài chính phương Tây, ngân hàng Áo này, không giống như các ngân hàng Nga, không bị ngắt kết nối với Swift như một phần của lệnh trừng phạt của EU. RND lưu ý: “Các cá nhân và công ty có tài khoản ở phương Tây làm việc, kinh doanh và sống ở Nga có thể lấy lại tiền thông qua tài khoản tại một tổ chức tài chính của Áo”.

      Theo The Financial Times, 40-50% giao dịch thanh toán quốc tế tại Liên bang Nga đều thông qua RBI.

      Xóa
    2. "Áo đã trở thành đầu cầu Alpine của Putin như thế nào"
      Tác giả của một bài báo có tựa đề đó trên ấn bản Politico của Mỹ đã cáo buộc các chính trị gia Áo có “sự khác biệt giữa lời nói và thực tế” và tuyên bố rằng các đối tác quốc tế “từ lâu đã không còn tin vào tính trung lập của Vienna”.

      "Budapest chưa bao giờ giấu giếm việc Hungary sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt của EU, tiếp tục tích cực giao thương với Nga và từ chối hỗ trợ Ukraine bị tấn công", Politico nhớ lại. "Mặt khác, sự hỗ trợ của Putin từ Vienna chính xác hơn nhiều"... Truyền thông phương Tây cũng không quên việc Vienna dứt khoát từ chối giúp đỡ Kiev trong việc rà phá bom mìn trên lãnh thổ. Suy cho cùng, theo các nhà lãnh đạo bang Alpine, việc Áo tham gia rà phá các trường mẫu giáo và trường học Ukraine sẽ là "sự tham gia trên thực tế vào cuộc chiến"...

      “Ảnh hưởng của Putin đối với Áo là rất lớn”, lãnh đạo phe đối lập Nga Mykhailo Khodorkovsky nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Der Standard của Áo. Đặc biệt, Khodorkovsky đã đề cập đến cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo, Karin Kneisl, người đã khiêu vũ với Putin trong đám cưới của cô ấy... Frau Kneisl đã ly dị chồng. Nhưng gần đây cô ấy đã chuyển đến... Liên bang Nga, nơi cô ấy đứng đầu trung tâm phân tích GORKI ở St. Petersburg.

      Xóa
  3. Các cường quốc muốn xích lại gần hơn với Việt Nam
    21:57 26.08.2023
    https://sputniknews.vn/20230826/cac-cuong-quoc-muon-xich-lai-gan-hon-voi-viet-nam-24914498.html
    Hôm nay, chúng tôi giới thiệu với các bạn độc giả bài điểm báo cuối cùng vào mùa hè năm nay về những gì truyền thông Nga và nước ngoài viết về Việt Nam. Phía trước là mùa thu tràn ngập những sự kiện quan trọng và thú vị.
    Còn bây giờ, các bài báo và phóng sự về chủ đề Việt Nam phản ánh thái độ tích cực và động lực phát triển của đất nước này trên nhiều lĩnh vực. Trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài", chúng tôi sẽ đề cập đến chính sách đối ngoại và nền kinh tế, ngành giáo dục và du lịch.
    Hình thức và nội dung của mối quan hệ Việt - Mỹ
    Năm nay, nhiều nước kỷ niệm năm chẵn thiết lập quan hệ với Việt Nam, nhân dịp này các vị khách cấp cao tới Hà Nội. Một bài viết trên tờ The Diplomat dành riêng cho chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Biden tới Việt Nam vào tháng 9. Tác giả bài báo trích dẫn tờ Politico cho biết Joe Biden sẽ tới Việt Nam để ký thỏa thuận đối tác chiến lược. Tác giả lập luận rằng, mặc dù việc nâng cấp quan hệ Mỹ - Việt Nam từ đối tác toàn diện thành đối tác chiến lược là một thắng lợi của chính sách ngoại giao Mỹ, nhưng, thỏa thuận này chỉ làm cho hình thức của các mối quan hệ phù hợp với nội dung thực tế của chúng. Tác giả cho rằng, mặc dù mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đang phát triển trên cơ sở những mối quan ngại chung về Trung Quốc, nhưng, những mối quan ngại này không hoàn toàn trùng khớp. Trong khi Washington tìm cách lôi kéo các đồng minh trong chiến dịch cô lập một đất nước mà họ coi là mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ trong khu vực, thì Hà Nội sẽ coi động thái này là một phần trong chính sách đối ngoại của mình nhằm thu hút tất cả các cường quốc đang cạnh tranh với nhau. Có khả năng Hà Nội thực hiện bước đi này không chỉ khi hiểu rõ phản ứng của Bắc Kinh mà còn sau khi tham vấn trực tiếp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
    Nikkei Asia đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Australia. Và tờ The Diplomat viết về những thành tựu và thách thức trong mối quan hệ Việt Nam - Australia đã trải qua nửa thế kỷ. Triển vọng nâng cấp các mối quan hệ này lên tầm đối tác chiến lược toàn diện là rất thực tế, bởi vì quan hệ Việt Nam-Úc có độ tin cậy chính trị và chiến lược cao, hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, và cả hai nước đều muốn tạo đột phá trong hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư. Fulcrum viết rằng, Việt Nam và Philippines đang xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược ở Biển Đông để tránh những khác biệt trên biển và cùng nhau chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh có thể lợi dụng những tranh chấp và căng thẳng trên biển giữa Philippines và Việt Nam để gây chia rẽ giữa hai nước. Còn tờ Novosti Vladivostok của Nga đưa tin rằng, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok cùng với Hội người Việt tại Lãnh thổ Primorsky và Hội Hữu nghị với Việt Nam đã chuyển lô hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Primorye bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nơi lý tưởng để học tập
      Trang web Arup giới thiệu về khuôn viên Campus mới của Đại học Việt Đức tại tỉnh Bình Dương được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái đô thị đại học, bao gồm đầy đủ các hạng mục: khu giảng đường, các tòa nhà học thuật của các khoa, ngành; các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và các công trình như: thư viện, hội trường, nhà điều hành, trung tâm thể thao, ký túc xá.
      Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên
      Tech in Asia viết rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận để chính thức tham gia sáng kiến ​​kết nối thanh toán khu vực (RPC), bao gồm cả việc sử dụng hệ thống mã QR cho các giao dịch bán lẻ, với sự tham gia của các ngân hàng trung ương Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Mục tiêu chính của sáng kiến này là thiết lập một cơ chế thanh toán xuyên biên giới trong khu vực. Động thái này nhằm mục đích tạo thuận lợi cho thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thúc đẩy hoạt động kinh tế sau đại dịch. Reuters cho biết rằng, các công ty nam châm của Hàn Quốc và Trung Quốc, bao gồm cả nhà cung chấp cho hãng Apple của Mỹ, chuẩn bị mở nhà máy tại Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam có trữ lượng đất hiếm chưa được khai thác lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, nhưng chỉ sản xuất 1% nam châm trên thế giới, so với 92% của Trung Quốc. The Star viết, các ngành xuất khẩu của Việt Nam kỳ vọng số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tăng trong những tháng tới, đặt hy vọng vào việc giảm bớt áp lực lạm phát vào năm 2024. Hiện có dấu hiệu cho thấy rằng, nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam đang phục hồi, và lạm phát được dự báo sẽ đạt đỉnh, đồng nghĩa với việc nó sẽ giảm. Điều này sẽ giúp phục hồi hoạt động thương mại và tạo việc làm mới cho người lao động.
      Channel News Asia đưa tin, Việt Nam đang chứng kiến ​​nhu cầu gạo trong nước và giá gạo tăng đột biến sau khi Ấn Độ, nhà cung cấp gạo lớn nhất thế giới, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không thuộc dòng basmati. Các nhà chức trách dự định tăng sản lượng gạo thêm khoảng 200 nghìn tấn trong năm nay. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới. Theo kế hoạch, lượng gạo xuất khẩu trong năm nay sẽ tăng thêm 10% so với năm ngoái. Rosselkhoznadzor cho biết rằng, phía Việt Nam đã điều chỉnh các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với lúa mì, loại bỏ cỏ kế đồng ra khỏi danh sách đối tượng kiểm dịch, điều này sẽ cho phép các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga phát huy hết tiềm năng xuất khẩu bằng cách tăng đáng kể xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam. The Star đưa tin rằng, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60 - 62%, đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 65 - 75%. Kế hoạch bao gồm phát triển hệ thống vận tải công cộng, mở rộng không gian xanh, tăng trưởng GRDP của thành phố và xây dựng các bệnh viện mới. Music Business World Wide đưa tin rằng, công ty khởi nghiệp của Việt Nam VNG Corporation hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát hành các trò chơi điện tử và là nhà phát triển dịch vụ mang thương hiệu Zalo, đã công bố dự kiến chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) tại sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ sau Vinfast. Và Simple Flying viết về chương trình khuyến mãi độc đáo chào mừng Quốc khánh Việt Nam của VietJet Air - tuần lễ ưu đãi vàng mừng lễ 2/9 - công ty mở 2 triệu vé bay chỉ 0 đồng trong bảy ngày vàng từ 16/8 đến 22/8/2023. Theo đó, 2 triệu vé bay 0 đồng áp dụng trên tất cả đường bay Vietjet, khắp Việt Nam và quốc tế, lịch trình bay từ 6/9/2023 đến 31/3/2024.

      Xóa
    2. “Phố Đường Tàu” sẽ không đón khách du lịch?
      Ấn phẩm nổi tiếng của Mỹ Time kể về “Phố Đường Tàu” (Train Street) ở Hà Nội là một trong những điểm tham quan thu hút đông du khách nhất. Chính quyền đã cố gắng dẹp bỏ khu này vì lo ngại về an toàn khi có quá nhiều người tụ tập gần sát đường rầy. “Phố Đường Tàu” vẫn nổi tiếng trên các trang mạng xã hội và thu hút khách du lịch kéo đến, bất chấp những lo ngại về an toàn. Các tour du lịch theo nhóm bị cấm ở đây, các nhà chức trách cho biết họ đã ban hành văn bản yêu cầu các hình phạt nghiêm ngặt hơn đối với các cửa hàng hoạt động dọc theo Phố Đường Tàu. Nhưng không có gì có thể ngăn cản khách du lịch. Các chuyên gia đang hy vọng có thể tìm được một nền tảng trung gian để Việt Nam không phải đánh mất một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất của mình. GGRAsia đưa tin, Bộ Tài chính Việt Nam đề nghị tăng cường quản lý hoạt động giám sát, kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Trong danh sách casino tại các khu du lịch nổi tiếng nhất là Casino Phú Quốc, Khách sạn Sòng bạc tại Hội An và Casino Hồ Tràm ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Và ấn bản tiếng Nga của tạp chí Forbes đăng một bài dài trong đó phân tích Việt Nam như một quốc gia phù hợp để thường trú, làm việc và đi du học.

      Xóa
  4. Các tàu hộ vệ săn ngầm do Liên Xô sản xuất quay lại phục vụ cho Hải quân Việt Nam
    18:36 26.08.2023
    Một số phương tiện truyền thông Nga trích dẫn nguồn tin từ tạp chí Asia Pacific Defense Journal cho biết Hải quân Việt Nam đã hoàn thành việc hiện đại hóa 2 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159 do Liên Xô thiết kế sản xuất. Tổng công ty Sông Thu (Đà Nẵng) đã sửa chữa, hiện đại hóa hai chiếc tàu mang số hiệu HQ-09 và HQ-17.
    Các tàu frigate thuộc dự án 159, 159A và 159AE (phiên bản xuất khẩu) (tên ký hiệu của NATO - khinh hạm lớp Petya-I, Petya-II, Petya-III) trên thực tế là các tàu chống ngầm cỡ nhỏ. Xét theo thời điểm phát triển, các tàu này đã khá cũ, nhưng vào thời điểm tạo ra chúng rất tiến bộ. Năm 1956, Cục thiết kế Zelenodolsk (vùng Volga) đã hoàn thành công việc thiết kế đề án kỹ thuật phương án mới tàu tuần tra dự án 159.
    Con tàu đầu tiên thuộc dự án này được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 1958 tại xưởng đóng tàu Zelenodolsk, đã được hạ thủy đúng hai năm sau đó và được biên chế cho Hải quân Liên Xô vào tháng 12 năm 1961. Đây là chiếc tàu duy nhất thuộc loại này được sản xuất tại Zelenodolsk. Những chiếc tàu khác (cả ba phiên bản cải tiến) đều được đóng tại các nhà máy ở Kaliningrad và Khabarovsk. Con tàu cuối cùng thuộc dự án này được đưa vào sử dụng vào mùa hè năm 1978. Tổng cộng 56 chiếc tàu đã được sản xuất ở Liên Xô, trong đó có 14 chiếc dành cho xuất khẩu. Các tàu thuộc dự án này đã được chuyển giao cho Ấn Độ, Syria, Việt Nam và Ethiopia.
    Đặc tính kỹ chiến thuật
    Trong quá trình thiết kế các tàu dự án 159, lần đầu tiên trên thế giới và trong thực tế Hải quân Liên Xô, các chuyên gia đã phát triển động cơ tua-bin khí đốt sau M-2B với công suất 12.000 - 15.000 mã lực dành riêng cho chúng.
    Động cơ chính có kiểu bố trí ba trục với chân vịt giữa dùng động cơ diesel để tăng tính kinh tế khi tuần tra thông thường và hai trục chân vịt bên sử dụng động cơ tuốc bin khí để có tốc độ cao. Phạm vi hành trình: 1800-2000 dặm với tốc độ tiết kiệm 14 hải lý/giờ. Thời gian hoạt động trên biển liên tục 10 ngày. Thủy thủ đoàn: 98-106 người. Chiều dài - khoảng 83 m, chiều rộng - 9,2 m, mớn nước nhỏ - dưới 3 m (khi đang di chuyển) và khoảng 6 mét (tại bến tàu) giúp tàu điều động tốt hơn ở vùng nước nông.
    Theo các điều khoản tham chiếu, mục đích chính của con tàu là chống tàu ngầm ở vùng ven biển và gần bờ biển. Do đó, tổ hợp vũ khí của nó bao gồm 22 quả thủy lôi, 2 bệ pháo nòng đôi A-726 76 mm, 2 bệ phóng tên lửa RBU-2500 Smerch hoặc RBU-6000 Smerch-2. Trong tác chiến chống tàu ngầm, tau được trang bị hai giàn phóng ngư lôi dẫn đường cỡ nhỏ 400mm (để đánh tàu ngầm có độ ồn thấp), nhưng trên các phiên bản xuất khẩu, tàu dự án 159E được trang bị một giàn phóng ngư lôi cỡ 533mm. Để phát hiện, theo dõi và tiêu diệt kẻ thù, tàu được trang bị radar đa năng Fut-N hoặc MR-302 Rubka, radar tình báo điện tử Bizan-4B, radar dẫn đường Don và các trạm sonar thủy âm MG-311 Vychegda (để phát hiện mục tiêu ở độ sâu lớn) và MG-312 Titan (tầm nhìn toàn diện và chỉ định mục tiêu).
    Theo các nguồn tin mở, từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 5 chiếc tàu dự án 159 do nhà máy Khabarovsk đóng. Nhưng, đây không phải là phiên bản xuất khẩu mà là các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương.
    Ví dụ, các tàu HQ-09 và HQ-17 trước đây mang số hiệu SKR-82 và SKR-135. Ba tàu còn lại - HQ-11/13/15 - nguyên là tàu tuần tra - 96/141/130. Trên hai tàu trong số đó, hệ thống phóng bom phản lực chống ngầm trên mũi tàu đã được thay thế bằng pháo phòng không nòng đôi cỡ nòng 23 mm và 37 mm. Trong những năm tiếp theo, cho đến khi Việt Nam mua tàu khu trục Gepard hiện đại của Nga và tàu hộ tống Pohang hiện đại hóa của Hàn Quốc, các khinh hạm dự án 159 đã là các tàu tiên tiến nhất của Hải quân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Phương Tây bất ngờ “quay xe”, Việt Nam được chú ý hơn Trung Quốc
    15:36 26.08.2023
    Cú “quay xe” đầy bất ngờ của phương Tây trong chuyển dịch xu hướng đầu tư FDI, mở rộng sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng, giúp Việt Nam ngày càng được chú ý, thậm chí vượt cả Trung Quốc.
    Trong suốt thời gian dài vừa qua, Việt Nam được công nhận là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam thăng hạng trong thu hút FDI.
    Việt Nam thăng hạng thu hút FDI
    Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, vốn FDI vào Việt Nam năm 1986 khoảng 3 triệu USD, xếp thứ 136/160 quốc gia toàn cầu, thứ 9/10 nước trong khu vực ASEAN.
    Đến năm 2022, theo số liệu cập nhật từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI vào VN năm 2022 lên đến 22,4 tỷ USD. Còn theo dữ liệu thống kê của WB, vốn FDI vào Việt Nam tăng “khó tưởng tượng” - gấp 6.000 lần, lên 19 tỷ USD, đứng thứ 28 trên toàn cầu và thứ 3/10 trong khối ASEAN.
    Đánh giá về triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam, bà Dorsati Madani, chuyên gia Kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định:
    “Trong suốt thời gian dài vừa qua, Việt Nam được công nhận là điểm đến đầu tư hấp dẫn”.
    Theo đại diện WB, ngay trong thời kỳ phòng chống dịch bệnh Covid-19, sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn được duy trì và đảm bảo hàng hoá xuất khẩu.
    “Khi điều kiện thay đổi, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn dành sự quan tâm và đưa tiền đến Việt Nam đầu tư chính là nhờ sự quyết tâm của Chính phủ, môi trường kinh tế chính trị ổn định so với các nền kinh tế khác”, - đại diện WB lưu ý.

    Thêm vào đó, như đã biết, Việt Nam là nền kinh tế mở, đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hoá chất lượng cao. Điều này tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư tiềm năng.
    “Sự hiện diện của vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định”, - Dorsati Madani tin tưởng.
    Các chuyên gia kinh tế lưu ý, vốn ngoại vào Việt Nam đang có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí chính xác thay vì chỉ gia công, lắp ráp như ban đầu.
    Như đã thấy, gần đây nổi lên lĩnh vực bán dẫn với các nhà đầu tư lớn Intel, Samsung…Lợi thế về trữ lượng đất hiếm, nguồn nhân lực tiềm năng, chiến lược đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp bán dẫn giúp Việt Nam, ngày càng trở thành trung tâm, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng.
    Trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, từ năm 1987 (tức sau Đổi mới) môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam “đã bắt đầu gây sự chú ý cho các nhà đầu tư nước ngoài”.
    Việt Nam nắm nhiều lợi thế do chi phí đầu tư - kinh doanh tại thời điểm đó thấp so với một số nước trong khu vực. Đặc biệt, lợi thế thị trường mới mẻ, nguồn nhân công giá rẻ đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tìm đến Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ KH&ĐT cho biết, đến nay, đã có 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt quốc gia Đông Nam Á này thậm chí còn lọt top 30 quốc gia thu hút vốn nước ngoài nhiều nhất thế giới, vượt cả Hàn Quốc, Đan Mạch, Chile… trong bảng xếp hạng thu hút vốn FDI trên toàn cầu năm 2022.
      Thống kê chung cho thấy, số lượng, vốn đầu tư, làn sóng đầu tư từ một số quốc gia lớn như Mỹ, châu Âu và tại khu vực châu Á như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, củng cố chắc chắn những thay đổi đáng kể về chất trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
      Cú “quay xe” đầy bất ngờ
      Nếu như trước đây, các nhà đầu tư phương Tây chỉ chăm chăm rót vốn vào Trung Quốc như “gà đẻ trứng vàng”, thì nay, người ta đã chứng kiến thêm những cú “quay xe” đầy bất ngờ.
      Giới tư bản phương Tây, dưới áp lực của thương chiến Mỹ - Trung, các đòn trừng phạt, chi phí nhân công tăng cao ở Trung Quốc cùng nhiều chính sách hạn chế từ hai chính quyền Mỹ - Trung, đã buộc phải suy nghĩ lại về định hướng mở rộng sản xuất tại Trung Quốc và xu hướng chuyển dịch FDI tất yếu sang những nền kinh tế an toàn hơn. Và Việt Nam nổi lên như một cái tên đặc biệt phù hợp bên cạnh Trung Quốc.
      Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều chuyên gia nhận định rằng, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ chuyển dịch mạnh mẽ vào các ngành công nghệ cao, sản xuất chip và năng lượng tái tạo trong tương lai, hướng đến các mục tiêu bền vững hơn.
      Theo GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, động thái diễn ra trong năm nay không nằm ngoài dự đoán là nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới rất quan tâm tới Việt Nam.
      Chuyên gia dẫn chứng, đến nay, Intel đã có giấy phép đầu tư 1,2 tỷ USD làm chip bán dẫn. Đây là nhà máy thứ 3 (ngoài tại Scotland và Israel) của Intel trên toàn cầu và dự kiến vào năm 2030 sẽ cung cấp 20% chip bán dẫn cho thế giới. Thêm vào đó, Samsung, LG cũng rót hàng tỷ USD rồi sản xuất linh kiện tàu thủy, máy bay… cũng đã có mặt tại Việt Nam.
      “Tôi đánh giá thị trường sản xuất thiết bị chất bán dẫn ở VN sẽ rất sôi động trong vài năm tới”, - GS. Nguyễn Mại bày tỏ.
      Thông tin tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam mới đây do báo Đầu tư tổ chức, ông Đỗ Văn Sử, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) nhận định, thời gian gần đây, Việt Nam đang đón sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư mới từ khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ vào ngành năng lượng tái tạo và sản xuất chip.
      Theo đại diện Bộ KH&ĐT, bên cạnh các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc dòng vốn đầu tư đang có sự dịch chuyển tương đối của các nhà đầu tư từ khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha vào các ngành năng lượng tái tạo. Cùng với đó, cũng có sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư đến từ khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ.
      “Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ cùng nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chip”, - ông Sử dẫn chứng.

      Xóa
    2. Việt Nam được quan tâm nhất
      Lý giải về xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI công nghệ cao, ông Đỗ Văn Sử, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài cho hay, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài, xuất phát từ chiến lược Trung Quốc + 1 của nhiều công ty đa quốc gia để chia sẻ rủi ro, hay tạm gọi là “không muốn bỏ trứng vào một giỏ”.
      Chiến lược Trung Quốc + 1 khởi nguồn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tiếp là Hàn Quốc, sau đó là nhà đầu tư châu Âu và Hoa Kỳ.
      Đặc biệt, thời gian tới, Việt Nam khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, các ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường. Trong 2 năm vừa qua, khi Chính phủ Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì rất nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo.
      Theo đại diện Bộ KH&ĐT, nhìn trên bản đồ đầu tư và số liệu thống kê, trong top 5 địa điểm đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đa phần là các nhà đầu tư ở khu vực Đông Bắc Á và Singapore. Trong đó, hơn 60% số vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

      “Tuy nhiên, thời gian gần đây dòng vốn đầu tư có dịch chuyển tương đối của các nhà đầu tư từ khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha vào các ngành năng lượng tái tạo”, - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết.
      Bên cạnh yếu tố này, còn nhiều yếu tố khác như chiến tranh thương mại, xung đột Nga - Ukraina, làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Do vậy, nhiều nhà đầu tư đã định hình lại dòng vốn để tận dụng cơ hội và tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng, trong đó Đông Nam Á nổi lên như một “bệ đỡ” trong sự đứt gãy chuỗi cung ứng.
      “Trong đó, Việt Nam được quan tâm nhất”, - ông Đỗ Văn Sử cho biết.

      Xóa
  6. Mỹ đặt mua quá nhiều hàng made in Vietnam bỗng gây phiền phức cho Hà Nội
    19:51 26.08.2023
    am
    Mỹ đặt mua quá nhiều hàng made in Vietnam bỗng gây phiền phức cho Hà Nội
    19:51 26.08.2023
    Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2023
    © Depositphotos.com / Alexeynovikov
    Đăng ký
    Zelo
    Theo chuyên gia Michael Kokalari của VinaCapital, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi vào quý 4/2023.
    Việt Nam đã trải qua đợt sụt giảm xuất khẩu kéo dài nhất trong năm 2023 sau hơn một thập kỷ qua. Điều này là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực nhất đối với tăng trưởng GDP trong năm nay.
    Thêm nữa, lực cản lớn nhất đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay là sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm "Made in Vietnam" và điều này đã ảnh hưởng đến ngành sản xuất của Việt Nam trong năm 2023 này.
    Nhà bán lẻ Mỹ đặt mua quá nhiều sản phẩm "Made in Vietnam"
    VinaCapital vừa công bố phân tích của ông Michael Kokalari – Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường - với nội dung "Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã giảm chạm đáy".
    Ô Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital bày tỏ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị xuất khẩu. Việc các nhà bán lẻ tại và các công ty hàng tiêu dùng tại Mỹ như Nike, Lululemon… đã đặt mua quá nhiều sản phẩm "Made in Vietnam", "Made in Asia" trong năm ngoái do kỳ vọng về sự phục hồi của kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhưng điều đó đã không xảy ra. Thực trạng này cũng gây phiền phức cho Hà Nội khiến xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ sụt giảm mạnh.
    Thay vì mua nhiều hàng tiêu dùng hơn, người Mỹ lại ưu tiên chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch và ăn uống. Tình hình càng trở nên ảm đạm hơn khi các công ty nói trên đã đặt hàng quá nhiều từ các nhà máy ở châu Á nhằm giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng. Kết quả là lượng hàng tồn kho của các công ty như Walmart, Target và Nike đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước vào khoảng cuối năm 2022.
    Để giải quyết lượng tồn kho ở mức quá cao, các tập đoàn đa quốc gia đã cắt giảm đơn đặt hàng tại các nhà máy Việt Nam, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã giảm hơn 20% trong 7 tháng năm 2023, sau khi tăng mạnh hơn 20% ở cùng kỳ.
    Từ đầu năm đến nay, các công ty Mỹ đã đẩy mạnh cắt giảm hàng tồn kho. Tuần trước, cả Walmart và Target thông báo rằng lượng tồn kho của họ đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
    Tất cả những yếu tố nêu trên có liên quan mật thiết đến các số liệu xuất khẩu của Việt Nam. Nỗ lực giảm hàng tồn kho của các công ty như Walmart và các công ty khác làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm nay, nhưng việc này đang gần kết thúc và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 7 vừa qua, đạt mức tăng gần 7% so với tháng 6.
    Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã cải thiện đáng kể, từ mức giảm 26% trong tháng 6, còn 14% trong tháng 7. Điều này góp phần làm cho tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam phục hồi, từ mức giảm 12% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023, còn giảm 2% trong tháng 7.
    Xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng tốc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng tốc
      Trong báo cáo, chuyên gia của VinaCapital tin rằng sự cải thiện trong xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng tốc trong thời gian tới, dựa trên những chỉ số đáng tin cậy.
      Các động lực này gồm tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu của Việt Nam cuối cùng đã “bắt nhịp” với xuất khẩu trong tháng 7 sau khi chậm lại trong nhiều tháng trước đó (điều này sẽ được thảo luận cụ thể hơn ở phần sau).
      Ngoài ra, sự sụt giảm đơn đặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam đã được cải thiện trong tháng 7. Đồng thời, lượng tồn kho nguyên liệu đầu vào của các công ty sản xuất đã tăng trong tháng 7 - lần đầu tiên kể từ cuối năm 2023.
      Về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đã giảm nhanh hơn so với xuất khẩu trong suốt năm 2023 (trong tháng 6 vừa qua, xuất khẩu tăng 5% so với tháng trước đó, nhưng nhập khẩu chỉ tăng ở mức 1%), do đó thặng dư thương mại của Việt Nam tăng từ 0% GDP trong 7 tháng đầu năm 2022 lên 6% GDP trong 7 tháng đầu năm 2023 – mặc dù nhu cầu đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” vẫn còn thấp.
      Trong 7 tháng đầu năm nay, tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam giảm 17%, cao hơn so với mức giảm 10% của xuất khẩu nêu trên, là do các doanh nghiệp FDI - chiếm phần lớn giá trị nhập khẩu của Việt Nam - đã cắt giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào do không có nhiều đơn đặt hàng.
      “Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI dường như đã sẵn sàng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất chuẩn bị cho mùa lễ Giáng sinh”, - theo ông Kokalari.
      Bằng chứng là lượng hàng tồn kho nguyên liệu đầu vào của các công ty đã tăng lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022, theo S&P Global, và xuất nhập khẩu của Việt Nam đều tăng 2% so với tháng trước trong tháng 7.
      Sự sụt giảm đơn đặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam được cải thiện, kết hợp với việc sản lượng công nghiệp tăng 4% so với tháng trước trong tháng 7, đã giúp đẩy chỉ số PMI của Việt Nam tăng từ 46.2 trong tháng 6 lên 48.7 trong tháng 7.
      VinaCapital tin rằng các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu/mua sắm nguyên liệu đầu vào, dần đẩy mạnh hoạt động sản xuất do kỳ vọng về sự hồi phục đơn đặt hàng xuất khẩu vào cuối năm nay.

      Xóa
    2. Hàng công nghệ, điện tử
      Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao (hàng điện tử tiêu dùng và điện thoại thông minh), các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
      Đầu năm nay, doanh số bán hàng toàn cầu của máy tính cá nhân giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước (xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023), nhưng sự sụt giảm doanh số bán hàng đối với mặt hàng máy tính cá nhân và hàng điện tử tiêu dùng đã kết thúc - theo lời các điều hành cấp cao của Walmart và họ cũng chỉ ra doanh số bán hàng sản phẩm điện tử tiêu dùng gần đây của Walmart đã “cải thiện một cách khiêm tốn”.
      Do đó, xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Việt Nam đã tăng mạnh, từ mức giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6, lên mức tăng trưởng 28% trong tháng 7. Đây là yếu tố chính thúc đẩy sự phục hồi xuất khẩu của Việt Nam vào tháng trước và giúp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên hơn 30 tỷ USD lần đầu tiên trong năm nay.
      Tiếp theo, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, do đó các đợt ra mắt sản phẩm điện thoại thông minh thế hệ mới có thể tác động lớn đến xuất khẩu và hoạt động sản xuất của Việt Nam (riêng Samsung đã chiếm đến 1/4 tổng giá trị xuất khẩu của cả nước).
      Samsung vừa thông báo rằng mặc dù doanh số bán hàng điện thoại thông minh của họ giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2 vừa qua (cùng xu thế với sự suy giảm toàn cầu trong doanh số bán hàng điện thoại thông minh trong năm nay), họ đang kỳ vọng về sự phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhờ vào việc ra mắt các mẫu điện thoại mới - đặc biệt là điện thoại gập. Apple và Google cũng có kế hoạch ra mắt các ra mắt các sản phẩm quan trọng.
      Tuy những mẫu điện thoại mới này sẽ không được sản xuất tại Việt Nam, nhưng nhiều linh kiện được sử dụng cho các điện thoại mới sẽ được sản xuất tại Việt Nam bởi Foxxconn, Luxshare, Goertek và các nhà cung cấp khác.
      Cuối cùng, hàng may mặc và giày dép chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam và xuất khẩu các sản phẩm này sang Mỹ có lẽ chưa phục hồi cho đến năm sau vì tốc độ giảm lượng tồn kho của các nhà bán lẻ tại Mỹ cho các mặt hàng này đang chậm hơn so với sản phẩm điện tử tiêu dùng.
      Tuy nhiên, xuất khẩu hàng may mặc sang Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng đột biến khoảng 30% so với tháng trước vào tháng 7 khi nhu cầu đối với sản phẩm thời trang đã phục hồi ở cả hai quốc gia này, theo khảo sát tâm lý người tiêu dùng nội địa.
      Xuất khẩu phục hồi do hàng tồn kho ở Mỹ đã chạm đáy
      Theo ông Kokalari, lực cản lớn nhất đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay là sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm "Made in Vietnam" và điều này đã ảnh hưởng đến ngành sản xuất của Việt Nam trong năm nay.
      “Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi trong quý 4, chủ yếu do chu kỳ hàng tồn kho tại Mỹ đã chạm đáy và do nhiều tập đoàn đa quốc gia đang tăng tốc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam”, - chuyên gia khẳng định.
      Sự phục hồi này nhiều khả năng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam từ dưới 5% trong năm 2023 lên 6.5% trong năm 2024. Điều này cũng sẽ giúp đẩy mạnh tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, tăng từ 6% trong 2023 lên hơn 20% trong 2024, do đó sẽ hỗ trợ VN-Index trong những tháng tiếp theo.
      Ngoài sự phục hồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ do chu kỳ hàng tồn kho đã chạm đáy, VinaCapital cũng cho rằng, Việt Nam đang hưởng lợi từ việc các tập đoàn đa quốc gia chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.
      “Tất cả các nhà xuất khẩu tại châu Á đều được hưởng lợi ở mức độ nào đó từ việc chu kỳ hàng tồn kho tại Mỹ chạm đáy, nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á hưởng lợi đáng kể từ việc nhiều nhà máy mới được thành lập”, - chuyên gia khẳng định.

      Xóa
  7. Biểu tình phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraina diễn ra gần Đại sứ quán Mỹ ở Athens
    01:44 27.08.2023
    Moskva (Sputnik) - Hành động chống lại việc cung cấp vũ khí cho Ukraina và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga diễn ra ở Athens gần Đại sứ quán Mỹ, những người tham gia nói với Sputnik.
    Theo các nhà hoạt động, hàng chục người tụ tập gần bảo tàng quân sự, gần đại sứ quán Mỹ, giương biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraina, cũng như yêu cầu xem xét lại mối quan hệ của Hy Lạp với Nga theo hướng dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
    "Tại sao chúng ta phải tài trợ cho mafia tham nhũng ở Ukraina?", "Chúng tôi muốn làm việc chứ không phải chiến đấu", "Châu Âu trả tiền cho cuộc chiến ở Ukraina", "Hy Lạp, đừng cung cấp vũ khí cho Ukraina!" - những áp phích như vậy trên tay mọi người, theo những đoạn video và ảnh mà Sputnik có được.

    Theo các diễn giả, bằng hành động của mình, họ muốn thu hút sự chú ý của dư luận về việc Hy Lạp và Liên minh châu Âu đang chi số tiền khổng lồ để viện trợ cho Kiev, bất chấp thực tế là số viện trợ này đang bị chính các quan chức tham nhũng ở Ukraina đánh cắp. Những người tham gia biểu tình phàn nàn tình trạng thất nghiệp đang gia tăng ở chính Hy Lạp và chính quyền thay vì giải quyết vấn đề lại quan tâm đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Các nhà hoạt động cũng bày tỏ sự phẫn nộ trước các lệnh trừng phạt áp đặt lên Liên bang Nga và việc từ chối hợp tác với Moskva trong nhiều lĩnh vực, họ giải thích những hạn chế chống Nga ảnh hưởng đến ngành du lịch ở Hy Lạp.
    Từ chối hợp tác với Nga sẽ dẫn đến suy yếu năng lực phòng thủ
    Họ cũng chỉ ra quân đội Hy Lạp đang từ chối hợp tác với Nga, điều này sẽ làm suy yếu chính quân đội và dẫn đến mất việc làm. Một ngày trước đó, truyền thông địa phương thông báo kế hoạch của chính phủ Hy Lạp không gia hạn hợp đồng bảo trì hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất, bất chấp hiệu quả của chúng, đồng thời gọi quyết định này là "hoàn toàn chính trị" và "vứt bỏ" đi một tỷ euro. Truyền thông Hy Lạp cũng đồn đoán Athens có thể đang lên kế hoạch cung cấp những tên lửa này cho Ukraina.
    "Chúng ta đạt được gì với các lệnh trừng phạt chống Nga? Hy Lạp trao cho Ukraina hàng tỷ - nhiều hơn cả Pháp. Không chỉ vậy! Bây giờ họ địnhchuyển giao thiết bị công nghệ của Liên Xô cho Ukraina, làm suy yếu khả năng phòng thủ của các hòn đảo chúng ta. Hãy dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt! Dừng lại, các lệnh trừng phạt !", một trong những người biểu tình nói.

    Những người biểu tình kêu gọi chính phủ sử dụng thuế để cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế và tạo việc làm thay vì tài trợ cho chế độ Kiev.
    "Các bệnh viện đang sụp đổ, bác sĩ làm việc quá sức và số lượng ngày càng giảm. Không có thiết bị, thuốc men, vật tư tiêu hao. Hàng chục mạng người thiệt mạng. Tại sao? Chúng tôi yêu cầu gì? Đóng góp tiền cho hòa bình chứ không phải cho chiến tranh", một người nói.

    Sau khi kết thúc biểu tình, những người tham gia yêu cầu chính quyền dỡ bỏ lệnh trừng phạt, thiết lập quan hệ bình thường với Nga và ngừng "tài trợ cho mafia tham nhũng ở Ukraina".

    Trả lờiXóa
  8. Chuyên gia tiết lộ những gì xảy ra với quân đội Ukraina sau đòn tấn công của Nga
    22:31 26.08.2023

    Moskva (Sputnik) - Quân đội Ukraina đã không thể chống lại cuộc tấn công của Nga trên tiền tuyến, Oleg Soskin, cựu cố vấn của Leonid Kuchma (cựu Tổng thống Ukraina), cho biết trên blog YouTube của mình.
    "Thực sự không có phản công. Nhìn toàn bộ tiền tuyến, ngược lại, có nguy cơ rất lớn mất Kupiansk, <...> Kharkov, điều tương tự cũng đang xảy ra ở Maryinka, Lyman, Avdeevka, v.v.", ông nói.

    Theo chuyên gia, tình thế bế tắc hiện đang gia tăng đối với Kiev ở mặt trận. Tuyến phòng thủ của Nga hóa ra là bất khả xâm phạm và quân đội Ukraina không thể làm gì ở tiền tuyến.
    Ông cũng nói thêm quân đội Ukraina đang chịu tổn thất nặng nề trong nỗ lực tấn công. Soskin tin trong tình huống này, giải pháp tốt nhất là bắt đầu đàm phán với Nga về lệnh ngừng bắn.

    Trả lờiXóa
  9. Tướng NATO có thể thuyết phục Ukraina thay đổi kế hoạch tấn công
    20:29 26.08.2023

    Moskva (Sputnik) - Các tướng lĩnh NATO có thể đã thuyết phục Ukraina thay đổi chiến lược do cuộc phản công bị chậm lại, tờ Guardian đưa tin.
    Theo tờ báo, tuần trước các thành viên cấp cao trong bộ chỉ huy liên minh, bao gồm chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu, Tướng Christopher Cavoli và Đô đốc Anh Anthony Radakin, đã gặp Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraina Valery Zaluzhny tại biên giới Ba Lan - Ukraina.
    "Mục đích của cuộc họp kéo dài 5 giờ là giúp thiết lập lại chiến lược quân sự của Ukraina. Chủ đề thảo luận chính là các hành động có thể giúp giải quyết tiến trình đang bị đình trệ trong các kế hoạch phản công, <...> của Ukraina cho mùa đông sắp tới, và một chiến lược tấn công dài hạn", ấn phẩm cho biết.
    Những cuộc thảo luận này đã thay đổi kế hoạch của Kiev
    Nguồn tin cho biết: “Bạn có thể thấy họ (quân đội Ukraina) đang tập trung vào mặt trận Zaporozhye”.

    Theo New York Times, Mỹ có thể thuyết phục Ukraina không phân tán lực lượng giữa mặt trận phía Nam và phía Đông. Theo tờ báo, trong cuộc họp trực tuyến vào giữa tháng 8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, Đô đốc Tony Radakin và Tướng Christopher Cavoli đã kêu gọi Valery Zaluzny tập trung vào một hướng chính.

    Trả lờiXóa
  10. Giao F-16 cho Kiev không thay đổi tiến trình chiến dịch, quân đội Nga sẽ săn đuổi máy bay này
    02:34 27.08.2023

    Moskva (Sputnik) - Việc giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraina sẽ không làm thay đổi tiến trình của chiến dịch đặc biệt, quân đội Nga sẽ có thể săn đuổi chúng, nhà nghiên cứu hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Cem Dogut nói với tờ Milliyet.
    "Nếu hỏi liệu F-16 có thay đổi cục diện cuộc chiến hay không thì tôi nghĩ là không. Bởi vì nếu chúng ta nhìn sang phía bên kia, thì họ có các máy bay đánh chặn như Su-35 và MiG-31, vượt trội hơn so với những chiếc F-16 sẽ được mua từ Hà Lan và Đan Mạch. Nói về tên lửa không đối không, Nga có tên lửa tầm xa hơn nhiều. Nếu người Nga có thể tận dụng tốt radar hoặc sớm cảnh báo máy bay họ có và kiểm soát A-50, thì về mặt lý thuyết họ sẽ có thể săn lùng F-16", - báo Milliyet dẫn lời chuyên gia Cem Dogut.

    Theo chuyên gia, trong điều kiện bình thường, phi công phải trải qua khóa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên máy bay khác, quá trình huấn luyện này phải kéo dài ít nhất một năm.
    "Bởi vì công việc không chỉ dừng lại ở việc sử dụng máy bay. Cần phải tìm hiểu hệ thống của chiếc máy bay đó, học cách chiến đấu với những loại đạn dược mới. Tiêu chuẩn đào tạo phi công trên thế giới là như sau: nhân viên được đào tạo trên máy bay huấn luyện và phi công có trình độ ban đầu được huấn luyện trên máy bay mà họ sẽ bay. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, họ bắt đầu trải qua khóa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên chiếc máy bay đó. Nói cách khác, chỉ có khả năng bay F-16 thôi là chưa đủ, mà cần có khả năng lái F-16 trong điều kiện sẵn sàng chiến đấu. Để làm được điều này, cần phải trải qua một khóa huấn luyện dài hạn. Các phi công lái máy bay F-16 viện trợ cho Ukraina cần có thời gian huấn luyện lâu dài”, - ông Cem Dogut nhấn mạnh.
    Chiến dịch quân sự ở Donbass
    Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
    Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.

    Trả lờiXóa