Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

Ngày này năm xưa: 05/8/1964 'SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ'- MỸ ĐÃ LỪA DỐI CẢ THẾ GIỚI ĐỂ TIẾN HÀNH CUỘC CHIẾN TRANH TÀN BẠO CHỐNG VIỆT NAM

 

Trước khi đọc bài mới, kính mời bạn đọc liếc lại các bài 

Năm 2003, Hoa Kỳ tiến đánh Iraq lần thứ hai, lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Husein. Cái cớ Hoa Kỳ tiến công Irag là buộc tội Chính phủ Iraq tàng trữ và phát triển vũ khí hóa học chống loài người. Nhưng dù có bới tung cả Iraq lên, người ta cũng chẳng tìm thấy vũ khí hóa học, vì đó chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến tranh, cũng như trước đó 39 năm, Hoa Kỳ đã dựng lên cái gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lấy cớ tiến công Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đổ quân vào miền Nam Việt Nam.

Ngày 2/8/1964, hải quân và không quân Mỹ xâm phạm Vịnh Bắc Bộ. Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của mình, Hải quân nhân dân Việt Nam cho 3 tàu phóng lôi tiến công, xua đuổi tàu Maddox ra khỏi lãnh hải Việt Nam.Tàu khu trục Maddox đã bắn hỏng 3 tàu chiến của Việt Nam, gây thương vong cho 10 chiến sĩ hải quân Việt Nam.

Ngày 4/8/1964, Hoa Kỳ tiếp tục cho 2 tàu khu trục tiến sâu vào Vịnh Bắc Bộ và trong một đêm mưa bão, họ tưởng tượng ra một cuộc tiến công trả đũa của Hải quân nhân dân Việt Nam, rồi công bố nó như là một dữ kiện có thật. Sau đó, Tổng thống Lyndon Johnson và Chính phủ Mỹ đã gọi "trận hải chiến" hư cấu này là "Gulf of Tonkin incident" (Sự kiện Vịnh Bắc Bộ).

Ngày 5/8/1964, từ Thủ đô Whasington, Tổng thống Jhonson phát biểu: “Quyết tâm của Hoa Kỳ là thực hiện cam kết tiếp tục giành sự ủng hộ tuyệt đối cho chính phủ miền Nam Việt Nam ngày càng được nhân thêm bởi sự kiện giận dữ này. Trong khi đó, phản ứng của chúng ta trước tình hình này lại giảm dần. Chúng ta thừa biết xung đột đang lan nhanh, vậy mà chúng ta chưa mở rộng phạm vi chiến tranh”. 

Tổng thống Mỹ Jhonson phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam, ngày 5/8/1964, sau khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (Ảnh tư liệu)

Ngày 7/8/1964, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á, Luật 88-408 (thường được gọi dưới cái tên Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ), sau khi Chính phủ Mỹ công bố cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" 3 ngày trước đó, mở đường cho Tổng thống Jonshon tiến hành cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Những tài liệu được mật sau này cho thấy Quốc hội Hoa Kỳ đã bị phe diều hâu trong Chính phủ lừa dối, đưa Hoa Kỳ lao sâu và sa lầy vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa.

"Sự kiện Vinh Bắc Bộ" trở thành lời biện hộ cho cuộc chiến của giới diều hâu Mỹ, và thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á, tạo cơ sở pháp lý theo luật pháp Hoa Kỳ để leo thang chiến tranh xâm lược, đổ quân vào cứu nguy chính quyền đồng minh tại Nam Việt Nam đang lung lay và trên đà sụp đổ.

Vụ lừa dối về “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" được chính người Mỹ lần lượt làm rõ theo các mốc thời gian sau đây:

Năm 1981, nhà báo Robert Scheer kiểm tra, đối chiếu lại nhật ký hàng hải của thuyền trưởng Herrick trên tàu chiến USS Maddox DD-731 với báo cáo của ông về một vụ “đột kích rõ ràng” của Hải quân nhân dân Việt Nam, thì phát hiện ra trong nhật ký hàng hải của con tàu vốn không có ghi lại sự kiện đó.

Năm 2001, chính phủ Mỹ đã bạch hóa một cuốn băng ghi âm, trong đó tổng thống Lyndon B. Johnson khi nói chuyện riêng với các cộng sự vào năm 1965 đã gián tiếp thừa nhận không có tàu chiến Việt Nam nào xuất hiện gần hải quân Mỹ trong ngày 4/8/1964. Johnson nói đùa: “Theo tất cả những gì tôi biết, hải quân của chúng ta đã bắn vào cá voi ở đó.”

Trong phim tài liệu Mỹ The Fog of War (Khói lửa chiến tranh) năm 2003, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận “cuộc tiến công của Bắc Việt” trong ngày 4/8/1964 là chưa bao giờ xảy ra.

Các giải mật khác sau này, trong đó có một báo cáo năm 2005 của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ/Cục An ninh Trung ương (National Security Agency/Central Security Service - NSA/CSS) khẳng định cuộc tấn công đêm 4/8/1964 là không có thật.

Tháng 10/2005, Thời báo New York (New York Times) đã cho biết ông Robert J. Hanyok, chuyên viên sử học của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), đã kết luận rằng cơ quan này đã từng cố tình bóp méo các báo cáo tình báo với ngành lập pháp (Quốc hội) về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Cựu Phó Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA Ray Cline, trả lời phỏng vấn cho biết: "Vào thời điểm đó, tôi không dám chắc sự kiện thứ hai (Cuộc tiến công của Hải quân nhân dân Việt Nam vào hai tàu khu trục Mỹ) có xảy ra hay không. Mãi đến nhiều ngày sau, một số báo cáo có liên quan cho thấy sự kiện này là vô căn cứ, không liên quan đến sự kiện thứ nhất (Cuộc tiến công của Hải quân nhân dân Việt Nam vào khu trục hạm Maddox ngày 2/8/1964). Đấy chỉ là là những tin tức phân tích của cơ quan tình báo”. Sau này người ta mới biết rằng, những tín hiệu mơ hồ về một cuộc tiến công của Hải quân nhân dân Việt Nam thực ra là tác động của một cơn bão lớn trên Vịnh Bắc Bộ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Mc Namara trình bày về vụ việc xảy ra trong Vịnh Bắc Bộ ngày 4/8/1964 trong cuộc họp báo nửa đêm tại Lầu Năm Góc (Ảnh tư liệu)

Tháng 1/2008, Hiệp hội các Nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết NSA đã giải mật bản báo cáo “Spartans in Darkness” (Người Xpác-tơ trong Bóng tối), trong đó khẳng định Hải quân nhân dân Việt Nam không hề tấn công hai tàu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4/8/1964.

Ngày 14/7/2010, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ và Thượng nghị sĩ John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao của Obama), chủ tịch Ủy ban, đã công bố 1.165 trang hồ sơ được giải mật về cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tài liệu cho thấy, một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thời đó đã phản đối hoặc thắc mắc về việc họ bị vô hiệu hóa, bị thông tin sai lệch từ chính phủ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Hồ sơ được giải mật là bản ghi các cuộc điều trần và các cuộc họp trong hai năm 1967-1968, do chuyên gia sử học của Thượng viện Hoa Kỳ là D. Ritchie ghi lại.

Trong một phiên họp khác, Thượng nghị sĩ Al Gore (cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ) cảnh báo: “Nếu đất nước này bị lừa dối, nếu Ủy ban này, Quốc hội này cùng bị lừa dối vì bị người ta dựng lên một sự kiện không có thật để tiến hành một cuộc chiến tranh làm hàng ngàn thanh niên bị chết vô nghĩa, và còn nhiều ngàn người nữa bị tàn tật suốt đời, thì đất nước đó đã mất đi uy tín, đạo đức, vị thế trên thế giới, và hậu quả sẽ rất nặng nề”.

Tất cả các bằng chứng, các hồ sơ được giải mật đó đã cho thấy rằng cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vốn đã xuất phát từ một cơ sở dối trá, trước khi Mỹ đổ hàng trăm nghìn quân chiến đấu vào miền Nam Việt Nam. Sự dối trá này cộng với nhiều báo cáo dối trá khác đã bộc lộ sau chiến dịch Mậu Thân đã làm cho giáo sư Tiến sĩ sử học Mỹ Larry Berman phải nói: "Toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá".

Như vậy, các hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 1965-1973, là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, lừa dối Quốc hội, và sử dụng quân đội Mỹ ở Việt Nam một cách bất hợp pháp. Có lẽ vì vậy mà cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam mới bị nhân dân Mỹ chống đối với mức độ cao như thế, nhất là trong giới trí thức, luật gia.

Phong trào chống Chiến tranh Việt Nam tại Mỹ có tầm vóc quy mô và có sức lan tỏa hơn hẳn so với các cuộc chiến khác của Mỹ. Nhiều người Mỹ mơ hồ nhận ra đây là một cuộc chiến có gì đó mờ ám, bất hợp pháp, không minh bạch ngay từ đầu, dù lúc đó các hồ sơ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa được đưa ra ánh sáng. Nếu không có sự nghi ngờ và áp lực từ một bộ phận đại biểu trong Quốc hội Mỹ thì có lẽ “cuộc tiến công” tưởng tượng ngày 4/8/1964 đã không bị phát hiện và vạch trần.

Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng thừa nhận Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chẳng qua chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến tranh chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước đó.

Nguyễn Văn Chính- Cộng tác viên Google.tienlang

Mời xem bài liên quan:

1. Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!

11 nhận xét:

  1. Nỗi bất bình của người Niger với cựu mẫu quốc Pháp
    Những ký ức thuộc địa và nỗ lực chống phiến quân không hiệu quả của lính Pháp khiến nhiều người Niger bất bình, muốn đẩy "cựu mẫu quốc" khỏi châu Phi.

    Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Mohamed Bazoum, làn sóng biểu tình phản đối Pháp, ủng hộ Nga đã lan rộng ở Niger, quốc gia nằm trong vùng Sahel của châu Phi.

    Vài ngày qua, các cuộc tuần hành ủng hộ lực lượng đảo chính, phản đối Pháp và ủng hộ Nga đã diễn ra trên khắp Niger. Hàng nghìn người hôm 3/8 tập trung ở trung tâm thủ đô Niamey, hô vang khẩu hiệu chống Pháp, quốc gia từng đô hộ Niger thời kỳ thuộc địa, cũng như vẫy cờ Nga.

    "Người Pháp đã bóc lột chúng tôi trong thời kỳ thuộc địa", Issiaka Hamadou, người tham gia cuộc tuần hành, nói. "Sau khi Niger giành độc lập năm 1960, Pháp vẫn triển khai quân ở đây, nhưng không thay đổi được gì về an ninh". Đám đông xung quanh Hamadou hô lớn "đả đảo Pháp", "nước Nga muôn năm, Vladimir Putin muôn năm".

    Người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự bên ngoài đại sứ quán Pháp ở thủ đô Niamey của Niger hôm 30/7. Ảnh: Reuters
    Người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự phóng hỏa bên ngoài đại sứ quán Pháp ở thủ đô Niamey của Niger hôm 30/7. Ảnh: Reuters

    Trong cuộc tuần hành ủng hộ đảo chính ngày 31/7 ở Zinder, thành phố cách thủ đô Niamey khoảng 800 km, một doanh nhân giấu tên người Niger tự hào khoe trang phục màu cờ Nga.

    "Tôi ủng hộ Nga và không thích Pháp. Từ nhỏ tôi đã phản đối Pháp", doanh nhân này nói. "Họ đã khai thác tài nguyên khoáng sản của đất nước chúng tôi như uranium, xăng dầu và vàng. Những người nghèo nhất Niger không có đủ ba bữa mỗi ngày vì Pháp".

    Doanh nhân này cho biết hàng nghìn người tham gia biểu tình ở Zinder để ủng hộ quân đội đảo chính. Tại thủ đô Niamey ngày 3/8, hàng nghìn người cũng tham gia biểu tình ủng hộ đảo chính, trong đó nhiều người vẫy cờ Nga và phản đối hiện diện của Pháp.

    Niger từng là thuộc địa của Pháp trong hơn 50 năm, trước khi giành độc lập vào năm 1960. Dù vậy, nhiều người Niger cho rằng Paris vẫn tiếp tục hành động như "mẫu quốc" với Niamey, khai thác tài nguyên của Niger và thao túng nền kinh tế.

    Tổng thống Bazoum nhậm chức năm 2021 trong quá trình chuyển giao quyền lực dân chủ và hòa bình đầu tiên của Niger kể từ khi độc lập năm 1960. Niger dưới quyền Tổng thống Bazoum trở thành đối tác kinh tế mạnh mẽ với Pháp.

    Đây là quốc gia khai thác uranium lớn thứ 7 thế giới, nhưng 1/4 lượng uranium mà họ sản xuất được được đưa tới châu Âu, đặc biệt là Pháp, để phục vụ các nhà máy điện hạt nhân tại đây.

    Dù vậy, quốc gia này vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới và phải nhận hàng trăm triệu USD cứu trợ mỗi năm. Khoảng 40% trong số 24,4 triệu dân Nige sống trong cảnh nghèo đói cùng cực với mức thu nhập dưới 2,15 USD mỗi ngày.

    "Niger đã phải chịu đựng quá nhiều vì nghe theo Pháp. Tôi đã thất nghiệp 10 năm vì hệ thống của họ", Karimou Sidi, người biểu tình, nói.

    Ngoài các vấn đề về kinh tế, chính quyền Tổng thống Bazoum còn trở thành mục tiêu của các nhóm phiến quân có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda. Những nhóm phiến quân này trỗi dậy mạnh mẽ ở Niger từ năm 2015 và liên tục gây ra các vụ tấn công khủng bố, khiến hàng nghìn binh sĩ, dân thường Niger thiệt mạng.

    Để đối phó với các nhóm phiến quân Hồi giáo, Tổng thống Bazoum đã dựa vào các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Pháp. Quân đội Pháp trước đó cũng đã triển khai lực lượng đồn trú lâu dài tại hai quốc gia láng giềng của Niger là Burkina Faso và Mali để đối phó phiến quân Hồi giáo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, từ năm 2020, quân đội hai nước này liên tiếp đảo chính, lật đổ chính quyền thân Pháp, với lý do họ đã không hoạt động hiệu quả trong cuộc chiến chống các nhóm nổi dậy. Khi các cuộc tấn công khủng bố tiếp diễn, tâm lý phản đối Pháp đã gia tăng trên toàn khu vực, khi người dân ở cả ba nước cáo buộc Paris không nỗ lực hết sức để ngăn chặn phiến quân.

      Mali sau đó ký hợp đồng với tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga để đối phó phiến quân, đồng thời yêu cầu Pháp rút quân khỏi nước này. Hơn 1.000 binh sĩ Pháp sau đó đã chuyển từ Mali sang đồn trú tại thủ đô Niamey và các khu vực biên giới của Niger, nơi các nhóm phiến quân Hồi giáo thường hoạt động. Tuy nhiên, các cuộc tấn công vẫn xảy ra, bất chấp sự hiện diện của lính Pháp.

      "Người dân không hiểu tại sao các cuộc tấn công khủng bố vẫn tiếp diễn khi lực lượng Pháp đồn trú trong khu vực", Amina Niandou, chủ tịch Hiệp hội Các chuyên gia truyền thông châu Phi ở Niger, nói.

      Nhiều người đã hoài nghi về động cơ của Pháp, quốc gia có lịch sử can thiệp quân sự hậu thuộc địa lâu dài ở châu Phi. Họ cho rằng những hành động quân sự của Pháp trong khu vực chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của Paris, tập hợp đồng minh và trừng phạt kẻ thù, thay vì đối phó với phiến quân Hồi giáo.

      "Thời kỳ thuộc địa là một ký ức không vui, thúc đẩy nhiều người Niger tham gia các nhóm nổi dậy chống người Pháp", Amadou Oumarou, giảng viên Đại học Abdou Moumouni ở Niamey, nêu nhận định.

      Phe của tướng Abdourahamane Tiani tuyên bố họ tiến hành đảo chính vì ông Bazoum với sự hỗ trợ của Pháp đã không thể làm gì để ngăn chặn tình trạng bất ổn gia tăng cũng như nền kinh tế trì trệ, chìm đắm trong nghèo đói của Niger.

      Hadiza Kanto, sinh viên đại học tham gia biểu tình, cho biết anh ủng hộ phe đảo chính vì "họ chống lại Pháp, nước đã cướp đi tất cả của chúng tôi". "Chúng tôi sẽ đuổi Pháp khỏi châu Phi", Kanto nói.

      Các cuộc biểu tình phản đối Pháp ở Niger trước đây thường bị lực lượng an ninh của Tổng thống Bazoum ngăn cấm.

      Một số nhóm xã hội dân sự bắt đầu leo thang biểu tình chống Pháp vào giữa năm 2022, khi chính quyền ông Bazoum tiếp nhận lực lượng đồn trú Pháp chuyển từ Mali tới Niger.
      Phong trào M62, được thành lập bởi liên minh các nhà hoạt động, phong trào xã hội dân sự và công đoàn vào tháng 8/2022, đóng vai trò nòng cốt, lãnh đạo cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao, quản lý nhà nước kém và hiện diện của lực lượng quân sự Pháp.

      Nhiều cuộc biểu tình của nhóm này bị chính quyền Tổng thống Bazoum trấn áp bằng vũ lực. Thủ lĩnh Abdoulaye Seydou thậm chí bị tuyên án 9 tháng tù vào tháng 4/2023 vì "gây rối trật tự công cộng".

      M62 dường như được hồi sinh sau khi Tổng thống Bazoum bị phế truất trong cuộc đảo chính của quân đội. Các thành viên M62 thậm chí được truyền hình quốc gia đưa tin về nỗ lực tổ chức các cuộc tuần hành lớn ủng hộ chính quyền quân sự và lên án lệnh trừng phạt của nhóm các quốc gia Tây Phi nhắm vào Niger.

      Trong cuộc tuần hành ở Zinder, doanh nhân ủng hộ Nga lạc quan về việc Moskva có thể giúp đỡ đất nước của anh, không phải theo cách của Paris trước đây.

      "Tôi muốn Nga giúp chúng tôi về an ninh và lương thực. Lực lượng Wagner có thể đảm bảo an ninh hiệu quả hơn Pháp, trong khi Moskva có thể cung cấp công nghệ để cải thiện nền nông nghiệp của chúng tôi", người này nói.

      Xóa
    2. nhờ Nga còn được chứ nhờ Mỹ thì phải xem lại

      Xóa
  2. Tâm Điểm Tuần Qua: Niger Sẽ Là Mồi Lửa Tiếp Theo Hậu Ukraine ?! | Kiến Thức Chuyên Sâu
    34 N lượt xem 4 giờ trước

    Tâm Điểm Tuần Qua: Niger Sẽ Là Mồi Lửa Tiếp Theo Hậu Ukraine
    Mất Luôn Odessa Và Nikolaev Chỉ Vì Sướng Nhất Thời Trên Biển Đen ?!
    Nội dung chính video chiều ngày 06 tháng 08:
    1. Cập nhật tin tức, tình hình chiến sự Nga - Ukraine mới nhất
    2. Kiev Được NATO Hậu Thuẫn Liên Tục Tấn Công Lãnh Thổ Nga
    3. Pháp và EU không giấu diếm ý định ban phát dân chủ Niger
    4. Phân tích bình luận từ kênh youtube Kiến Thức Chuyên Sâu

    https://www.youtube.com/watch?v=x8DnXEXyFLU

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ở PHÁP, CỨ 3 BÓNG ĐÈN THÌ CÓ 1 BÓNG ĐƯỢC CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG TỪ NIGER; TRONG KHI ĐÓ, Ở NIGER 80% NGƯỜI DÂN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG BẤT KỲ NGUỒN NĂNG LƯỢNG NÀO, HOẶC NÓI CÁCH KHÁC, KHÔNG CÓ ĐIỆN"

      Xóa
  3. Hàng nghìn người ủng hộ đảo chính quân sự tập trung tại sân vận động ở thủ đô Niger
    00:09 07.08.2023 (Đã cập nhật: 01:32 07.08.2023)

    MOSKVA (Sputnik) - Hàng nghìn người ủng hộ cuộc đảo chính quân sự ở Niger đã tập trung tại sân vận động ở Niamey trong ngày Chủ nhật, khi thời hạn do Khối khu vực Tây Phi ECOWAS đặt ra để Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum trở lại đã kết thúc, Agence France-Presse cho biết.
    Ấn phẩm lưu ý rằng các thành viên "Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc" (CNSP) cầm quyền đã đến sân vận động "trong tiếng hò reo của những người ủng hộ".
    Sân vận động được thiết kế cho 30.000 chỗ ngồi, trong khi số lượng chính xác những người tập trung không được xác định.
    Trước đó kênh truyền hình Al-Jazeera đưa tin, trích dẫn nguồn tin trong quân đội Nigeria, phiến quân ở Niger dự định tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở thủ đô nước này vào đêm trước khi hết hạn tối hậu thư của Cộng đồng các quốc gia Tây Phi.
    Biểu tình ủng hộ đảo chính ở Niger - Sputnik Việt Nam, 1920,
    Biểu tình ở Niger trước khi hết hạn tối hậu thư của các nước Tây Phi
    Trước đó, ECOWAS đã đưa ra thời hạn một tuần để Tổng thống Mohamed Bazoum trở lại nắm quyền tại Niger. Trong trường hợp ngược lại, như người đứng đầu ủy ban cộng đồng Omar Alieu Touray cho biết, ECOWAS có thể sử dụng vũ lực để khôi phục trật tự hiến pháp.
    "Chúng tôi đang tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ ở Niamey liên quan đến việc hết thời hạn do ECOWAS đặt ra",- nguồn tin nói với kênh truyền hình.
    Phát ngôn viên của quân đội cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ không từ bỏ các hành động liên quan đến đình chỉ hiến pháp Niger và phế truất Tổng thống Bazoum.

    Trả lờiXóa
  4. Thay đổi chính quyền ở Niger sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Pháp ở Tây Phi
    03:30 07.08.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Ảnh hưởng của Pháp ở Tây Phi sẽ sớm suy giảm sau cuộc đảo chính quân sự ở Niger chống Tổng thống Mohammed Bazoum, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính trị Al-Rased ở Sudan, ông Al-Fateh Mahjoub nói với Sputnik.
    "Hầu hết Tây Phi nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp, điều này nhằm mục đích khuất phục các thuộc địa về mặt văn hóa và kinh tế, họ cũng gắn bó với Pháp về quân sự-chính trị. Vì lý do này, hầu hết các thuộc địa Pháp ở châu Phi không giành được độc lập và tiếp tục sống dưới ảnh hưởng của Pháp, bất chấp việc giương cao ngọn cờ độc lập", - chuyên gia Al-Fateh Mahjoub lưu ý.

    Trả giá đắt
    Chuyên gia chỉ ra rằng sau khi các quốc gia châu Phi giành được độc lập, Pháp tiếp tục độc chiếm tài nguyên của các quốc gia này, duy trì các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ và cũng kiểm soát quá trình lựa chọn người lãnh đạo bằng cách này hay cách khác. Theo ông Al-Fateh Mahjoub, một số quốc gia trước đây đã có thể thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, nhưng đã phải trả giá rất đắt cho việc này - ví dụ, dưới hình thức diệt chủng như ở Rwanda và Burundi, hoặc không được công nhận, như ở Cộng hòa Dân chủ Congo.


    "Với nhận thức ngày càng tăng của giới tinh hoa chính trị và quân sự ở các nước châu Phi cận Sahara, đã có sự lo ngại và tức giận ngày càng tăng đối với việc Pháp bóc lột tài nguyên của các quốc gia này trong khi người dân của họ sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Các quốc gia châu Phi bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài ảnh hưởng của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp, và tìm thấy nó ở Nga và Trung Quốc, hy vọng rằng sẽ công bằng hơn và tốt hơn về lợi nhuận tài chính cho các nước cận Sahara, ảnh hưởng của Pháp ở Tây Phi có thể biến mất hoàn toàn", - gia Al-Fateh Mahjoub nói.
    Bất chấp sự sẵn sàng của các lực lượng Pháp, với sự hỗ trợ của Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi, can thiệp quân sự để ngăn chặn đảo chính quân sự ở Niger không nhận được sự ủng hộ ở nhiều quốc gia - cả hai nước láng giềng Chad và Algeria, cũng như nước Ý.

    Trả lờiXóa
  5. Khủng hoảng hạt nhân. Phương Tây đối mặt với vấn đề dài hạn do đảo chính ở Niger
    16:34 03.08.2023 (Đã cập nhật: 18:33 03.08.2023)
    Cuộc đảo chính ở Niger có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho năng lượng châu Âu. Những người làm đảo chính tuyên bố ngừng cung cấp uranium cho Pháp. Thế giới nói về một sự can thiệp có thể xảy ra, Paris sơ tán công dân của mình.

    Cuộc nổi loạn kỳ lạ
    Vào ngày 26 tháng 7, lực lượng bảo vệ tổng thống phong tỏa nơi ở của nguyên thủ quốc gia Mohamed Bazum. Những người nổi dậy buộc tội tổng thống "quản lý tồi", tước bỏ quyền lực và bắt giam ông ta. Sau đó, chính quyền quân sự bãi bỏ hiến pháp, thành lập Hội đồng quốc gia bảo vệ Tổ quốc, đóng cửa biên giới, áp đặt lệnh giới nghiêm.
    Thật kỳ lạ, Bazum vẫn giữ quyền truy cập Internet và ông kêu gọi những người ủng hộ qua Twitter. Ông nói chuyện qua điện thoại với Emmanuel Macron (Niger là thuộc địa của Pháp cho đến năm 1960), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Tất cả họ đều lên án cuộc nổi dậy. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng chỉ ra sự cần thiết phải khôi phục trật tự hiến pháp ở quốc gia Tây Phi này.
    Điều đó không có tác dụng ảnh hưởng đối với quân nổi dậy. Tướng Abdurakhman Tchiani, chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống, tuyên bố mình là người đứng đầu Hội đồng Quốc gia và hứa sẽ ngăn chặn mọi âm mưu lật đổ chính phủ mới. Theo ông, các hành động khiêu khích đang được chuẩn bị để chống lại Niger. Đặc biệt là sự can thiệp quân sự của Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) và Pháp.

    Sơ tán công dân và tối hậu thư
    Điều này bị phản đối từ Paris. Nhưng họ báo trước người dân Pháp ở Niger sẽ được bảo vệ. Sau khi lực lượng nổi dậy cố gắng tấn công đại sứ quán, Macron cảnh báo nghiêm khắc về mọi hành động xâm phạm lợi ích của nước Pháp. Vào ngày 1 tháng 8, một cuộc sơ tán công dân được công bố - hiện có ít nhất năm nghìn người Pháp đang ở trong nước Niger.
    ECOWAS đưa ra tối hậu thư cho chính quyền quân sự: vào cuối tuần đầu tiên của tháng 8, Bazum cần được trả tự do và khôi phục trật tự hiến pháp Nếu không, họ sẽ thực hiện "mọi biện pháp cần thiết" để giải quyết tình hình. Điều đáng làm rõ là "cộng đồng kinh tế" cũng có lực lượng vũ trang của mình.
    Những người làm đảo chính được chính quyền Burkina Faso và Mali giáp với Niger hỗ trợ. Những người nổi dậy đang nắm quyền ở đó và họ tuyên bố bất kỳ sự can thiệp nào vào quốc gia láng giềng sẽ được coi là một cuộc chiến chống lại chính họ. Hai nước đe dọa rời khỏi ECOWAS. Tuy nhiên, tư cách thành viên của các quốc gia này đã bị đình chỉ trước đó do đảo chính.
    ECOWAS tuyên bố cấm vận thương mại đối với Niger, đóng băng các tài khoản của nước này tại Ngân hàng Trung ương quốc gia Tây Phi. Điều này được thực hiện theo gợi ý của Tổng thống Nigeria Bol Tinubu, người hiện đang nắm cương vị chủ tịch cộng đồng kinh tế Tây Phi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản ứng của chính quyền
      Về phần mình mình, Hội đồng Quốc gia Niger ngừng cung cấp uranium và vàng cho Pháp. Ở châu Âu, điều này gây lo ngại. Niger chiếm khoảng 15% lượng uranium nhập khẩu của Pháp và lên tới 24% ở EU. Nguyên liệu thô cho năng lượng hạt nhân cũng đến từ Nga (mà phương Tây đang muốn từ bỏ), cũng như Kazakhstan. Theo các thông tin chưa được xác nhận, Brussels đang đàm phán với nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ kể từ mùa xuân để tăng cường mua hàng.
      Orano, một nhà sản xuất nhiên liệu hạt nhân thuộc sở hữu của chính phủ Pháp, vẫn tiếp tục hoạt động ở Niger, Politico đưa tin. Công ty có ba mỏ ở đó, mặc dù hiện chỉ có một mỏ hoạt động. Các quan chức Paris và chuyên gia năng lượng nhanh chóng đảm bảo căng thẳng ở quốc gia Tây Phi không đe dọa ngành công nghiệp hạt nhân của Cộng hòa Pháp. Ngay cả khi ngừng sản xuất, lượng dự trữ sẽ đủ trong hai năm.
      "Pháp không phụ thuộc vào bất kỳ công ty hay quốc gia nào để đảm bảo an ninh nguồn cung cấp cho các nhà máy điện", Bộ Năng lượng cho biết. Đầu năm nay, Orano thông báo cùng với chính phủ Niger, họ đang thăm dò các mỏ mới ở khu vực phía bắc của Arlit.

      Nhưng về lâu dài, tình hình đối với châu Âu là đáng báo động. Nguyễn Phúc Vinh - chuyên gia năng lượng tại Institut Jacques Delors ở Paris, lo ngại cuộc khủng hoảng ở châu Phi sẽ khiến việc cắt đứt quan hệ với Nga là điều không thể.
      "Uranium - và năng lượng hạt nhân nói chung - vẫn chưa bị trừng phạt. Nếu tình hình ở Niger xấu đi, điều này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm việc mở rộng các lệnh cấm", nhà phân tích lưu ý.
      Đứng về phương Tây
      Uranium là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Niger sau vàng. Việc đình chỉ giao hàng đến châu Âu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính quyền mới của nước cộng hòa châu Phi.
      Nhưng EU tỏ ra quyết tâm.
      "Cuộc tấn công không thể chấp nhận được vào tính toàn vẹn thể chế cộng hòa của Niger sẽ không phải là không có hậu quả đối với quan hệ đối tác và hợp tác", đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cảnh báo.
      Việc cắt giảm tương tác sẽ không chỉ ảnh hưởng đến viện trợ nhân đạo - 25 triệu euro vào năm 2023.
      Hoa Kỳ cho đến nay kiềm chế các đánh giá và tuyên bố gay gắt. Trước đây họ đã phân bổ hơn một trăm triệu đô la cho Niger. Có lẽ, phương Tây giữ đòn bẩy tài chính của áp lực trong trường hợp tối hậu thư của các nước châu Phi không hoạt động.

      Xóa
  6. Dám Dùng Bom Chùm Với Dân, Kiev Hứng Chịu Cơn Thịnh Nộ Từ Nga | Kiến Thức Chuyên Sâu
    69 N lượt xem 8 giờ trước

    Dám Dùng Bom Chùm Với Dân, Kiev Hứng Chịu Cơn Thịnh Nộ Từ Nga
    Mất Luôn Odessa Và Nikolaev Chỉ Vì Sướng Nhất Thời Trên Biển Đen ?!
    Nội dung chính video tối ngày 06 tháng 08:
    1. Cập nhật tin tức, tình hình chiến sự Nga - Ukraine mới nhất
    2. Niger chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh với Pháp và EU
    3. Nga dùng gần trăm tên lửa đáp đòn thù vào Kiev và nhiều nơi
    4. Phân tích bình luận từ kênh youtube Kiến Thức Chuyên Sâu

    https://www.youtube.com/watch?v=pFhGu_IVD1I

    Trả lờiXóa
  7. Cộng Sản sinh ra từ Cứt, trở về với Cứt, bẩn, đói.
    Nước Nga ăn cứt.
    Liên Xô ăn cứt.
    Việt Cộng ăn cứt.
    Trung Quốc ăn cứt.
    Trở về với cứt, bẩn đói.

    Trả lờiXóa