Theo đó, việc giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng thực hiện như sau:
Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố xây dựng Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
**Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng:
- Các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố, TTYT cấp huyện thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối hợp từ trung ương đến địa phương.
Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biển nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.
Điều 6. Điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc điều tra và trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo điều tra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, Sở Y tế phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến sau tiêm chủng trên địa bàn (sau đây gọi chung là Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh) để:
a) Đánh giá, kết luận nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng;
b) Xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
c) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế có liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng.
2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm có biên bản họp Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Thông báo công khai và báo cáo Bộ Y tế về nguyên nhân gây tai biến nặng sau tiêm chủng;
b) Thông báo cho gia đình của người bị tai biến nặng sau tiêm chủng về nguyên nhân gây tai biến.
3. Trường hợp nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến tai biến nặng sau tiêm chủng do chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế phải có văn bản quyết định tạm dừng sử dụng lô vắc xin liên quan trên địa bàn quản lý sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế. Khi Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh có kết luận nguyên nhân tai biến nặng không liên quan đến chất lượng vắc xin, Giám đốc Sở Y tế quyết định cho phép sử dụng lại lô vắc xin đó và báo cáo Bộ Y tế.
4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Y tế tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn của Bộ Y tế để đánh giá lại kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm quy định cụ thể Điều này.
- Thời gian thực hiện: Trong và sau khi tiêm chủng.
**Giám sát thường qui:
Các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố, TTYT cấp huyện trong quá trình sử dụng vắc xin tiến hành theo dõi, giám sát phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP và Thông tư 34/2018/TT-BYT.
+ Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin; các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tại biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin từ cấp trung ương đến cấp tỉnh thành phố được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư 24/2018/TT-BYT và Thông tư 05/2020/TT-BYT đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
+ Xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ tuân theo Thông tư 51/2017/TT-BYT hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Quy trình được đào tạo định kì cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.
Xem toàn văn Quyết định 1464/QĐ-BYT, có hiệu lực
từ ngày ký ban hành:
Hoàng Minh Tâm
Google.tienlang lưu ý bạn đọc: Hãy theo dõi tình hình covid-19 trên trang chính thống của Bộ Y tế:
======
Mời xem bài liên quan:
1. PHÁT BIỂU BỐ LÁO CỦA CỰU NHÀ BÁO NGUYỄN NHƯ PHONG
2. Nhân ngày 26/3: TỰ HÀO VÌ CHÚNG TÔI- NHỮNG THANH NIÊN
TÌNH NGUYỆN CHỐNG DỊCH COVID...
3. Cuối tuần: MỜI
CÁC BẠN THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN THƯ GIÃN QUA MỘT VÀI CA KHÚC ...
5. VIỆT NAM BÌNH TĨNH,
TỰ TIN ĐỐI PHÓ VỚI 4 GIAI ĐOẠN BÙNG PHÁT COVID- 19...
6. Nguyên văn Công văn
2601/VPCP-KGVX hướng dẫn Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19...
7. ĐƠN "XIN RA TRẬN" CỦA BẠN THANH NIÊN TÌNH
NGUYỆN- CÔ GIÁO TRẺ HẢI PHÒNG...
8. TỔNG THỐNG MỸ D.TRUMP CẢM ƠN VIỆT NAM
HỖ TRỢ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID 19...
9. Trang web Đại sứ quán Đức tại Hà Nội
đăng bài “NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÍCH THỰC- XIN CẢM ƠN VIỆT NAM!”...
10. NHỜ CÔ CON VỊT
19 TUỔI MÀ THẾ GIỚI NGỘ RA NHIỀU ĐIỀU VỀ MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY!
11. ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ TƯ ĐÃ NỔ
RA?
12. Chống dịch
Covid-19: MỘT NGÀY 12/4 CÓ HAI CHUYỆN NÓNG (TỐT VÀ XẤU) Ở BÌNH PHƯỚC
13. Bài trên báo
Nga: CẢM ƠN CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM HỖ TRỢ NGA CHỐNG COVID-19
14. TỪ HÔM NAY,
13.4.2020, ĐI LẠI Ở THỦ ĐÔ MOSKVA PHẢI CÓ GIẤY THÔNG HÀNH
15. Vì Covid 19: LIÊN BANG HOA KỲ CÓ THỂ
SẼ TAN VỠ!
16. Học sinh miền núi Lào Cai chế tạo
“máy ATM phát gạo” cho người nghèo...
17. Cuối tuần- Biếm
họa thời Covid: MỸ CÙNG PHƯƠNG TÂY “ĐOÀN KẾT” TRÊN ĐƯỜNG THÁO CHẠY
19. Bài trên báo
Pháp: ‘ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN’ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC DỊCH COVID 19
20. Bài báo hay của
một người Mỹ: “VÌ SAO VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG
COVID-19?”
21. Kế hoạch phân phối vaccine Covid-19 toàn quốc
22. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TAI BIẾN NẶNG SAU KHI TIÊM VẮC XIN
COVID- 19
THÊM 4.793 NGƯỜI ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
Trả lờiXóaThông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia (TCMR) cho hay, tính tới cuối giờ chiều ngày 13/3/2021, có thêm 4.793 người được tiêm chủng an toàn vắc xin phòng COVID-19, nâng tổng số người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam lên 10.041 người. Đây là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.
Chi tiết 10.041 người được tiêm tại 12 tỉnh/TP trong sáu ngày 08-13/3/2021 như sau:
- Tỉnh Hải Dương: 6.287 người
- TP. Hà Nội: 163 người
- Tỉnh Hưng Yên: 840 người
- Tỉnh Bắc Ninh: 312 người
- Tỉnh Bắc Giang: 823 người
- TP. Hải Phòng: 205 người
- TP. Hồ Chí Minh: 774 người
- Tỉnh Gia Lai: 200 người
- Tỉnh Long An: 193 người
- TP. Đà Nẵng: 117 người
- Tỉnh Hòa Bình: 32 người
- Tỉnh Khánh Hòa: 95 người
Phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mới ngăn chặn được dịch bệnh
XóaVắc xin Covid-19 AstraZeneca: Thái Lan tiếp tục dùng, Đan Mạch có ca tử vong bất thường
Trả lờiXóaThái Lan tuyên bố tiếp tục dùng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) sau khi nước này, Indonesia và một số quốc gia châu Âu tạm ngừng triển khai vắc xin này vì lo ngại về những trường hợp bị máu đông.
Các nước châu Âu như Đan Mạch và Na Uy đã ghi nhận các trường hợp xuất huyết, máu đông và số lượng tiểu cầu thấp, khiến Ireland, Hà Lan ngày 14.3 lần lượt thông báo đình chỉ vắc xin AstraZeneca. Vào ngày 15.3, Indonesia tuyên bố trì hoãn việc tiêm vắc xin này.
Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên bên ngoài châu Âu tạm hoãn triển khai vắc xin vào ngày 12.3. Đến ngày 15.3, chính phủ Thái Lan thông báo sẽ tiếp tục chương trình tiêm vắc xin AstraZeneca từ ngày 16.3, theo Reuters.
Dù vậy, Indonesia tuyên bố sẽ trì hoãn việc tiêm vắc xin AstraZeneca và chờ bản đánh giá toàn diện từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Vắc xin AstraZeneca là loại đầu tiên và rẻ nhất được phát triển, tung ra thị trường với số lượng lớn kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên bùng phát từ miền trung Trung Quốc hồi cuối năm 2019. Đây được xem là vắc xin Covid-19 chính trong chương trình tiêm chủng ở hầu hết những quốc gia đang phát triển.
Vào ngày 15.3, Cơ quan quản lý dược phẩm Đan Mạch công bố báo cáo cho thấy một phụ nữ Đan Mạch (60 tuổi) đã tử vong vì bị máu đông sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca. Theo báo cáo, người phụ nữ này có những triệu chứng "rất bất thường", với lượng tiểu cầu trong máu thấp và có các cục máu đông trong những mạch lớn và nhỏ, đồng thời bị xuất huyết.
Cơ quan quản lý dược phẩm Na Uy hôm 13.3 thông báo 3 nhân viên y tế Na Uy đang được điều trị tại bệnh viện vì “những triệu chứng bất thường” sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca tương tự trường hợp người phụ nữ Đan Mạch.
Vào ngày 14.3, AstraZeneca khẳng định vắc xin Covid-19 của công ty là an toàn. AstraZeneca cho biết công ty đã tiến hành cuộc đánh giá về hơn 17 triệu người được tiêm chủng ở Liên minh châu Âu (EU) và Anh, phát hiện không có bằng chứng nào về nguy cơ bị máu đông.
Trước đó, WHO hôm 12.3 cũng đã lên tiếng bảo vệ vắc xin AstraZeneca, khẳng định không có lý do gì để ngừng sử dụng vắc xin này.
Cần cẩn trọng trước khi tiêm vacine
XóaWHO thông tin kết quả kiểm tra báo cáo vắc xin AstraZeneca
Trả lờiXóaHôm nay (15/3) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ban cố vấn đang xem xét các báo cáo liên quan đến vắc xin Covid-19 của hãng AstraZeneca.
Hiện tại, một số nước ở châu Âu, châu Á đã tạm ngưng sử dụng vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca để điều tra biến cố thuyên tắc huyết khối.
Tuy nhiên, khi xem xét các báo cáo của AstraZeneca, WHO không thấy có bằng chứng nào thể hiện các mũi tiêm vắc xin gây ra sự cố sức khỏe.
Người phát ngôn của WHO, Christian Lindmeier, trả lời Reuters: “Ngay khi có được hiểu biết đầy đủ, những phát hiện và bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra đối với các khuyến nghị hiện tại, WHO sẽ thông báo tới công chúng”.
“Cho đến hôm nay, không có bằng chứng nào cho thấy các sự cố là do vắc xin gây ra. Điều quan trọng là các chiến dịch tiêm chủng vẫn tiếp tục để chúng ta có thể cứu sống và ngăn chặn các ca bệnh nặng do virus gây ra”, ông Lindmeier nói thêm.
Bộ Y tế Việt Nam cũng đã có thông tin ban đầu về vấn đề này. Bộ cho biết, Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) đã xem xét tất cả trường hợp biến cố thuyên tắc huyết khối và các tình trạng khác liên quan đến huyết khối được báo cáo sau khi tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca.
Số lượng các trường hợp thuyên tắc huyết khối ở người được tiêm chủng không cao hơn số lượng được ghi nhận trong dân số nói chung. Cụ thể, đến ngày 10/3, đã có 30 trường hợp biến cố thuyên tắc huyết khối trong gần 5 triệu người được tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong khu vực Kinh tế chung châu Âu (EBA).
PRAC đưa ra quan điểm, lợi ích của vắc xin vượt trội so với nguy cơ và vắc xin có thể tiếp tục được sử dụng trong khi Cơ quan này tiến hành điều tra các trường hợp biến cố thuyên tắc huyết khối.
Trước đó, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc xin AstraZeneca là nhẹ hoặc vừa phải, cải thiện trong vòng vài ngày sau khi tiêm chủng.
Việc đánh giá các biến cố thuyên tắc huyết khối với vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đang được thực hiện với thời hạn khẩn cấp, khi một số "tín hiệu bất thường" về tính an toàn được phát hiện. Đây là biến cố ngoại ý được ghi nhận chưa đầy đủ, do đó cần đánh giá thêm để kết luận.
Từ ngày 8/3 đến nay, Việt Nam đã tiêm phòng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca cho 11.605 người tại 12 tỉnh.
Đã có kết luận chính thức, người dân nên tin tưởng và đi tiêm chủng ngay
XóaTHÔNG BÁO VỀ 3 CA MẮC MỚI (BN2555-2557)
Trả lờiXóaĐược cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hà Nội, Đồng Nai, Kiên Giang. Cụ thể:
- CA BỆNH 2555 (BN2555): nam, 35 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường 10, quận Gò Gấp, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Phần Lan quá cảnh Pháp nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 09/03/2021 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hà Nội. Kết quả xét nghiệm ngày 13/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
- CA BỆNH 2556 (BN2556): nữ, 45 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân từ UAE nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 10/03/2021 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả xét nghiệm ngày 14/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.
- CA BỆNH 2557 (BN2557): nữ, 35 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Hà Tiên ngày 27/02/2021 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 13/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên.
https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/dong-thoi-gian
Dịch bệnh rất nguy hiểm, không ai được chủ quan
XóaPháp và Ý ngừng tiêm vaccine AstraZeneca
Trả lờiXóaPháp, Ý và hàng loạt nước châu Âu khác đang tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca ngừa coronavirus.
«Đã thông qua quyết định đình chỉ tiêm chủng vaccine AstraZeneca», - Tổng thống Pháp Macron cho biết trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Ông lưu ý rằng đây là «biện pháp phòng ngừa». Nhà lãnh đạo Pháp bày tỏ hy vọng rằng sẽ sớm có thể tiếp tục sử dụng loại vaccine này, nếu «đánh giá của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho phép thực hiện».
Hôm thứ Hai, Ý cũng quyết định tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca. Cơ quan Dược phẩm Ý (AIFA) giải thích rằng đây là biện pháp tạm thời sẽ được áp dụng trên lãnh thổ toàn quốc.
Cùng trong ngày thứ Hai, quyết định đình chỉ sử dụng vaccine này cũng đã được các nước châu Âu như Đức và Hà Lan công bố.
Một ngày trước đó, có thông tin rằng Đan Mạch, Na Uy, Thái Lan và Bulgaria đã ngưng chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 với chế phẩm AstraZeneca do thực tế ở một số bệnh nhân Đan Mạch xuất hiện tình trạng hình thành cục máu đông sau khi tiêm chủng.
Rất nhiều nước tiêm vacine này rồi, người dân cứ yên tâm
XóaVN nên dừng vaccine AstraZeneca!
Trả lờiXóaTính mạng con người là quan trọng.
Nếu vì đã lỡ mua mà cố tiêm cho người thì không nên!
Tại sao không mua vaccine của Nga?
Nga có đủ uy tín để VN lựa chọn?
Trả lờiXóaĐừng chính trị chính em, bạn Nặc danh10:29 16 tháng 3, 2021!
XóaYêu hay ghét Nga chăng nữa nhưng ai cũng phải thừa nhận có 1 thực tế là vaccine của Nga chưa thấy sự cố gì cho người được tiêm.
nếu chưa dùng thuốc của Nga thì hãy dùng thử bạn nhé. giá rẻ và chất lượng không hề thua kém bất cứ sản phẩm nào cùng chủng loại của phương tây đâu. thậm chí có cái còn tốt hơn. ví dụ đơn giản thôi: nếu bạn bị herpes môi miệng, dùng acyclovir của Nga thì thấy hơn hẳn của các nước như Hàn Quốc, Pháp....
XóaVấn đề là đàm phán mua loại vacine nào cũng khó khăn cả
XóaNGAY TỪ ĐẦU, VIỆT NAM NÊN ĐÀM PHÁN VỚI NGA ĐỂ MUA vaccine Sputnik V CHỨ KHÔNG CẦN CHỜ TỔNG THỐNG PUTIN TẶNG 1000 LIỀU!
Trả lờiXóaTại sao bao nhiêu nước trên thế giới đã mua và sử dụng vaccine Sputnik V nhưng VN lại mua vaccine AstraZeneca, dù Sputnik V là loại đầu tiên
trên thế giới được phê duyệt?
Hiện nay, Italia đã đàm phán thành công với Nga để lập nhà máy dược tại Italia điều chế Sputnik V theo công thức của Nga nhằm phục vụ người dân Italia và có thể xuất khẩu cho các nước châu Âu.
Vậy tại sao Việt Nam không làm được việc này???
======
1.000 liều vaccine Sputnik V đã nhập kho tại Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Liên bang Nga đã gửi tặng Việt Nam 1000 nhiều vắc xin Sputnik V đầu tiên, hiện đã được nhập kho và bảo quản lạnh. Đây là những điều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên của Nga có mặt tại Việt Nam.
Lô vắc xin Sputnik V là quà tặng của Liên bang Nga được ông Nikolai Patrushev- Thư ký hội đồng an ninh Liên bang Nga mang tới Việt Nam vào sáng ngày 16/3, trong chuyến công tác hai ngày tại Hà Nội.
Ông Đặng Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Y tế cho biết, sáng nay Bộ Y tế đã tiếp nhận lô vắc xin này từ sân bay Nội Bài, ngay sau đó vắc xin được chuyển vào kho lạnh của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương để bảo quản.
Lô vắc xin gồm 1000 liều. Thời gian tới việc điều phối lô vắc xin này sẽ do Chính phủ quyết định, có thể điều tiết về Bộ y tế hoặc các đơn vị khác. Đây là những điều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên của Nga có mặt tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam đã chắc chắn có 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều từ chương trình cung ứng vắc xin toàn cầu COVAX, 30 liều do Việt Nam đặt mua. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang tích cực đàm phán với các hãng dược Pfizer, Moderna (Mỹ), Sputnik V (Nga)… để có thêm vắc xin.
Ngày 25/2 vừa qua Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cũng đã đề xuất Bộ Y tế phê duyệt thêm hai vắc xin phòng COVID-19 ngoài AstraZeneca. Đó là vắc xin của công ty Moderna (Mỹ) và vắc xin Sputnik V của Công ty JSC Generium (Nga) để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Kế hoạch mục tiêu của Việt Nam là có đủ 150 triệu liều vắc xin trong năm nay trước khi những lô vắc xin ngừa COVID-19 trong nước có thể được sản xuất diện rộng vào cuối năm nay, đầu năm tới.
Sputnik V là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Từ 11/8/2020, Bộ Y tế Nga đã cho triển khai tiêm quy mô toàn quốc vắc xin Sputnik V khi vắc xin này chưa thực hiện xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Tuy nhiên đến nay vắc xin Sputnik V được hơn 50 quốc gia phê chuẩn sử dụng.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet , vắc xin Sputnik V hiệu quả lên tới 91,6 %, riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98 % tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virút SARS CoV-2.
https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-2074
Việt Nam đã rất chủ động đàm phán để mua vacine của Nga nhưng không thể được nhiều đâu
XóaViệt Nam muốn tiếp tục hợp tác với Nga về nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID-19
Trả lờiXóaTại cuộc hội đàm với Đại tướng Nga Patrushev Nikolai Platonovich ngày 16-3, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cảm ơn Nga đã tặng vắc xin COVID-19 và mong muốn tiếp tục hợp tác với Nga về nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Đại tướng Platonovich, thư ký Hội đồng an ninh Nga, đang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng an ninh Liên bang Nga thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 15 tới 17-3.
Chuyến đi của ông Platonovich lần này là sự kiện tiếp nối các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nga (1950 - 2020).
Bộ Công an Việt Nam cho biết tại hội đàm, Bộ trưởng Tô Lâm và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Platonovich bày tỏ vui mừng vì sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất.
Ông Tô Lâm đánh giá cao chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng an ninh Liên bang Nga trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khẳng định chuyến công tác của ông Platonovich và đoàn đại biểu cấp cao Nga sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống gắn bó giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan thực thi pháp luật Liên bang Nga nói riêng, cũng như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga nói chung.
"Bộ trưởng Tô Lâm cũng bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, Nga sẽ tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định uy tín, vị thế trên trường quốc tế, góp phần quan trọng ngăn chặn xung đột, giữ gìn hòa bình, ổn định, phát triển ở các khu vực trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á", Bộ Công an Việt Nam cho biết.
Việt Nam đánh giá cao thành công của Nga trong cuộc chiến chống COVID-19, trong chữa trị cho người bệnh, sớm sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh và mong muốn thức đẩy hợp tác với Nga trong lĩnh vực bảo đảm an ninh con người trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh việc đoàn đại biểu cấp cao của Hội đồng an ninh Liên bang Nga đã mang một lượng vắc xin trao tặng nhân dân Việt Nam.
Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với Nga trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống dịch COVID-19 cũng như trong lĩnh vực bảo đảm an ninh con người trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp.
Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Patrushev Nikolai Platonovich đã chứng kiến lễ ký kết bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban điều tra Liên bang Nga.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, phái đoàn Nga sẽ chào xã giao Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng như làm việc với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, tham dự lễ khánh thành tượng đại thi hào Puskin tại công viên Hòa Bình, Hà Nội.
Việt Nam đã rất chủ động đàm phán để sản xuất vacine của Nga tại Việt Nam
XóaÔng Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng không tái cử, ông Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử ĐBQH
Trả lờiXóaVũ Hân
Vũ Hân
1 2 3 4 5
vuhan.thanhnien@gmail.com
16:11 - 17/03/2021 0 THANH NIÊN ONLINE
Theo thông tin Thanh Niên có được, tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa 15 tới đây, đại biểu Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử. Trong khi đó, đại biểu Dương Trung Quốc và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không tái cử.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (bìa trái) và đại biểu Dương Trung Quốc (giữa) trao đổi bên lề Quốc hội /// Ảnh Ngọc Thắng
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (bìa trái) và đại biểu Dương Trung Quốc (giữa) trao đổi bên lề Quốc hội
ẢNH NGỌC THẮNG
Chiều 17.3, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), xác nhận việc ông không tái cử đại biểu Quốc (ĐBQH) khoá 15.
Lý do được ông Quốc cho biết là do tuổi đã cao (ông sinh năm 1947, năm nay 74 tuổi) và ông đã có 20 năm làm ĐBQH.
“Tất nhiên, không nên có hạn chế tuổi tác đối với người tham gia lĩnh vực này, vì thời gian là tích lũy tri thức, tích lũy thực tiễn, tích lũy cả tuy tín nữa; nhưng mỗi người cũng nên biết lượng sức mình. Và tôi tham gia 4 nhiệm kỳ cũng là hơi quá nhiều”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Ông khẳng định đây là quyết định của cá nhân ông.
Ứng viên của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (nơi ông Quốc ứng cử những khóa trước), ra tranh cử khóa này là PGS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội.
Đại biểu Dương Trung Quốc tham gia Quốc hội lần đầu ở khóa 11 (nhiệm kỳ 2002 - 2007), là đại biểu ngoài Đảng. Sau đó, ông trúng cử liên tiếp các khóa 12, 13, 14, là một trong những đại biểu gây ấn tượng vì những phát biểu thẳng thắn trên hội trường.
Ông trúng cử ĐBQH khóa 14 với tỷ lệ 74,22% số phiếu.
Ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng không tái cử, ông Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử ĐBQH - ảnh 1
Ông Dương Trung Quốc trúng cử ĐBQH khóa 14 với tỷ lệ phiếu 74,22%
NGUỒN TTXVN
Cũng không tham gia tái cử khóa này là đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Ông Nhưỡng sinh tháng 2.1963, hiện là Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Được biết, ông Nhưỡng không được giới thiệu tái cử, vì quá tuổi (theo Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức T.Ư, cán bộ công chức, viên chức được tái cử là nam sinh từ tháng 8.1963, nữ sinh từ tháng 7.1968 trở lại đây).
Ông Nhưỡng là tiến sĩ luật, tham gia Quốc hội từ khóa 14 (nhiệm kỳ 2016 - 2021), là một đại biểu có nhiều phát biểu đáng chú ý trên nghị trường.
Ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 với tỷ lệ 62,02%.
Ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng không tái cử, ông Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử ĐBQH - ảnh 2
Ông Lưu Bình Nhưỡng trúng cử ĐBQH khóa 14 với tỷ lệ 62,02%
NGUỒN TTXVN
Sáng 17.3, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng xác nhận ông tự ứng cử ĐBQH khóa 15. Ông đã hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy định.
Khi ứng cử ĐBQH khóa 14, ông Trương Trọng Nghĩa là Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia TP.HCM. Ông là ĐBQH khóa 13, 14. Ông Nghĩa năm nay 67 tuổi (sinh tháng 2.1953).
Chương trình hành động của ông Nghĩa khi tham gia ứng cử ĐBQH khóa 14 có 4 điểm, trong đó có nội dung xây dựng và giám sát thi hành luật pháp; xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo vệ môi trường và an toàn cuộc sống nhân dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng không tái cử, ông Trương Trọng Nghĩa tự ứng cử ĐBQH - ảnh 3
Ông Trương Trọng Nghĩa trúng cử ĐBQH khóa 14 với tỷ lệ 67,89%
NGUỒN TTXVN
Ông Trương Trọng Nghĩa cũng là một đại biểu ghi dấu ấn trên nghị trường với nhiều phát biểu thẳng thắn về những vấn đề nóng gây bức xúc trong dư luận. Khóa 13, 14, ông Nghĩa là ứng viên được Đoàn Luật sư TP.HCM giới thiệu. Ông trúng cử ĐBQH khóa 14 với tỷ lệ 67,89%.
Những người không đóng góp được gì cho đất nước thì tốt nhất không nên ứng cử
Trả lờiXóa