Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

Tâm sự Cuối tuần: NGƯỜI VIỆT SỐNG TRÊN ĐẤT VIỆT QUÊ MÌNH VẪN LÀ NHẤT!

 

Tôi sống, học tập, làm việc ở Kiev (Ukraina) nhiều năm. Rồi hoàn cảnh công việc đưa đẩy, tôi cũng đã đến Hoa Kỳ vài năm rồi lại trở lại Kiev. Trong những năm dài ở Kiev, tôi cũng qua lại nhiều nước châu Âu, đương nhiên trong đó có nước Nga.

Sơ qua về bản thân như vậy để các bạn thấy rằng tôi có đủ điều kiện đưa ra so sánh, nhận định: NGƯỜI VIỆT SỐNG TRÊN ĐẤT VIỆT QUÊ MÌNH VẪN LÀ NHẤT!

Hôm nay đọc bài CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BỔN- BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ JONATHAN DUREX, tôi lại càng khẳng định, nhận xét trên của mình là đúng!

Việt Nam mình có hơn 5 triệu kiều bào ở nước ngoài, trong đó phần đông đang định cư ở Mỹ và đa phần là những người có liên quan đến chế độ Sài Gòn cũ, ra đi sau 30/4/ 1975. Từ đó tới nay, cũng còn không ít người vì hoàn cảnh khác nhau nên chưa có điều kiện trở về quê, dù chỉ là chuyến du lịch về nguồn cội. Các bạn nên biết, chỉ trừ một vài kẻ đến nay vẫn đang hoạt động chống phá Tổ quốc thì mới bị Nhà nước cấm cửa trở về như trường hợp anh em nhà Hoàng Trọng Diêu, Hoàng Trọng Tuấn (Xem bài HOÀNG NGỌC DIÊU & CHIÊU TRÒ VU KHỐNG BỊ LẬT TẨY), còn lại thì ai ai cũng có quyền về quê, kể cả ở hẳn trong nước hay một chuyến du lịch về cội nguồn. Người Việt mình lạ lắm. Sức hút từ quê hương với người xa xứ mạnh mẽ lắm. Có những ông cả đời chống Cộng như ông Phạm Duy, đã sống nhiều năm ở Mỹ nhưng khi về già đã không thể cưỡng lại sức hút từ quê hương. Và ông đã phải... Về quê!

Nói đến Về quê, hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay tới ca khúc Về quê- một trong những ca khúc về quê hương hay nhất mà tôi từng biết.

Phó Đức Phương sinh ra ở Hà Nội, nhưng quê nội ở Văn Giang, Hưng Yên, quê ngoại ở Thuận Thành, Bắc Ninh.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương

Phó Đức Phương vốn là sinh viên đại học, Khoa Toán, học giỏi nhưng đam mê âm nhạc, năm 22 tuổi ông bỏ đại học Khoa Toán, bắt đầu lập nghiệp và gắn bó cuộc đời với âm nhạc. Ông sống khiêm nhường, giản dị, chân thành nhưng sâu sắc, đằm thắm. Tâm hồn ông luôn hướng về vẻ đẹp của tâm hồn Việt và cảnh sắc thiên nhiên với núi non, sông nước bồng bềnh.

Trong lần về Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, những ngày mới tái lập tỉnh (1997), NSND Thúy Cải (năm đó là NSƯT, Trưởng đoàn) thân mật khuyên ông nên về quê cư ngụ. Từ lâu, ông đã có ý tưởng phải viết một cái gì đó về làng quê, lời khuyên chân tình của “liền chị quan họ” đã làm thức dậy trong ông những kí ức về một miền quê, nơi có những triền đê, “những dòng sông bên lở, bên bồi”, nơi có “phiên chợ nghèo, lều tranh, mái xiêu”, nơi “cánh cò xưa tạc vào giấc mơ”, ở đó có bóng dáng của người chị, người mẹ, quanh năm dầu sương, dãi nắng, tảo tần, bầu bạn với bánh đa, bánh đúc, dệt nên những “thảo thơm, đồng xanh, trái ngọt”. Thế là “theo em anh thì về”, cái tứ ấy đã mở đầu tác phẩm Về quê. Ông tâm sự: “Tôi thấy tim mình nhói rộn lên một chút hồi hộp, bồn chồn. Tôi suy ngẫm, băn khoăn và dồn tụ dần những tình ý của mình cả trong bữa ăn, lúc làm việc hoặc chuyện trò...Thật kỳ lạ, đêm hôm đó, tôi buông bút giữa bài hát để đứng dậy lấy chiếc khăn mặt bông, vì từ lúc đó nước mắt tôi cứ tuôn ra đầm đìa, sùi sụt. Thì ra nghệ thuật cũng như cuộc đời tôi vậy, sự mộc mạc, giản dị và chân thật tự đáy lòng sẽ khơi dậy những cội nguồn yêu thương, sự đồng cảm...”

Do giai điệu gần gũi dễ thuộc dễ nhớ, mà từ người già đến trẻ em, từ nam thanh đến nữ tú, từ đám cưới đến giờ giải lao giữa trưa hè oi ả, những ca từ dung dị, trữ tình, sâu lắng vút cao, ngân nga “Thương nhau ta thì về, thăm lại miền quê, nơi có một triền đê, có hàng tre ru khi chiều về” say đắm lòng người. Có thể nói rằng, hiếm có ca khúc nào của nhạc sĩ nào lại “lột tả” được chất quê mộc mạc chân thành như  “Về quê” của Phó Đức Phương. Cái đặc biệt của “Về quê” không chỉ giai điệu trữ tình mượt mà chảy như dòng sông quê êm đềm, “ghi chép” lại rơi chôn ra cắt rốn và tuổi thiếu thời của mỗi đời người; mà còn đưa “bánh đa, bánh đúc”, hạt gạo củ khoai- những “ngọc thực” của vùng nông thôn Việt Nam gắn liền với người quê một đời lam lũ thành những ca từ đắt giá. Để rồi khi lời ca cất lên “Đưa nhau ta thì về, nơi mẹ đưa nôi, nơi sáo diều chơi vơi, với dòng sông bến lở bến bồi” ai cũng cảm nhận được quê hương mình trong đó. Có lẽ vì thế mà mỗi khi nghe “Về quê”, ai cũng có cảm giác đang nói, đang hát về chính quê hương yêu dấu của mình.

Nhân dịp Cuối tuần, Google.tienlang xin gửi đến bà con kiều bào xa xứ ca khúc Về quê của Nhạc sĩ tài hoa Phó Đức Phương qua 3 phiên bản thể hiện mà tôi chưa thể chọn phiên bản nào hay nhất:

1. Về quê, thể hiện: Ca sĩ Như Hoa


2. Về quê, thể hiện: Ca sĩ Bùi Lê Mận

3. Về quê, thể hiện: Saxophone Trần Mạnh Tuấn

Nguyễn Hoàng Thư Lê - Cộng tác viên âm nhạc Google.tienlang 

Kính mời xem bài liên quan:

8 nhận xét:

  1. Tôi đã nghe nhiều lần ca khúc Về quê. Quả thật, ca khúc Về quê của Nhạc sĩ tài hoa Phó Đức Phương qua 3 phiên bản thể hiện, khó mà chọn được phiên bản nào hay nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thuậnlúc 07:31 6 tháng 11, 2023

    BÀN THÊM VỀ BÀI " CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BỔN- BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ JONATHAN DUREX"
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/07/chu-nghia-xa-hoi-va-chu-nghia-tu-bon.html

    Thuật ngữ “tư bản giãy chết” được Lênin viết trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Tác phẩm này được viết vào năm 1916.
    Trong nghiên cứu luận điểm của Lênin về địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản “giãy chết” cần tránh sự ngộ nhận rằng chủ nghĩa đế quốc sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn. Để hiểu đúng hơn về cụm từ “giãy chết” của chủ nghĩa tư bản, cần lưu ý 4 điểm như sau:

    1- Thời kỳ Lênin viết tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (1916) là khi các nước tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc cho nên nó đã bọc lộ đầy đủ bản chất mâu thuẫn và phản động của nó và đã gây hấn khắp nơi nhằm tìm kiếm thị trường nguyên liệu, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa gây mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc với nhau, kể cả các nước tư bản với nhau mà về sau với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chính là đỉnh điểm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước tư bản đó. Cho nên với một chế độ xã hội tư bản đầy rẫy bất công và mâu thuẫn như vậy thì sớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế.

    2. “Giãy chết” ở đây là sự giãy chết về mặt hình thái kinh tế xã hội, tức là chủ nghĩa tư bản đang bước vào thời kỳ tự phủ định mình, nó sẽ tạo ra những tiền đề khách quan cho sự ra đời một hình thái kinh tế xã hội mới, và ở đây cần hiểu rằng sự thay thế giữa các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài, tích tụ đầy đủ cả hai yếu tố chất và lượng. Vì chính ngay chủ nghĩa tư bản muốn thay thế hoàn toàn xã hội phong kiến cũng mất khoảng 240 năm tính từ 1565 khi Hà Lan làm cách mạng tư sản nhưng thất bại, nghĩa là xã hội phong kiến ở Hà Lan đã bộc lộ mâu thuẫn, giai cấp tư sản Hà Lan đã muốn làm cách mạng thay xã hội phong kiến bằng xã hội tư sản nhưng không thành công và mãi đến 1789 khi đại cách mạng tư sản Pháp thành công thì giai cấp tư sản mới khẳng định sự thắng thế hoàn toàn đối với xã hội phong kiến, tương tự như vậy xã hội công xã nguyên thủy đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử nhân loại dù nó đã mâu thuẫn gay gắt nhưng xã hội chiếm hữu nô lệ muốn thay được nó cũng phải là một quá trình lịch sử lâu dài, khi xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển đến đỉnh điểm và bộc lộ mâu thuẫn tất yếu sẽ bị xã hội phong kiến thay thế nhưng điều đó cũng mất hàng nghìn năm (xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại từ thế kỷ V trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên), cho nên xã hội cộng sản chủ nghĩa muốn thay thế cho xã hội tư bản chủ nghĩa cũng phải là một quá trình lâu dài, từ đó cần tránh tư tưởng chủ quan nóng vội và hiểu “giãy chết” một cách đơn thuần sinh học là không đầy đủ…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 07:32 6 tháng 11, 2023

      3. Khi Lê nin viết tác phẩm này và phát hiện những mục ruỗng từ xã hội tư bản chính nó sẽ tạo tiền đề cho các nước xã hội chủ nghĩa mà theo lý thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác - Ăngghen đã đề ra và được “thí điểm” bằng công xã Paris nhưng không thành công, và như vậy, sớm hay muộn cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng diễn ra và sẽ thành công, điều này chứng minh bởi thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã mở ra một kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vị thế giới và từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành hệ thống.

      4. Chủ nghĩa tư bản đang “giãy chết” nghĩa là về thực thể là đang lâm trọng bệnh nhưng một chân lý cự kỳ sơ đẳng là, mắc bệnh sẽ chữa, nên chủ nghĩa tư bản sẽ tự điều chỉnh, nó sẽ “chữa bệnh” cho nó bằng những cải cách thay đổi để nó tồn tại, vấn đề ở chỗ dù có cải cách nhưng trong khuôn khổ xã hội chủ nghĩa tư bản không tự giải quyết được những mâu thuẫn đặc biệt trên hai lĩnh vực kinh tế và chính trị nên sớm muộn nó cũng bị thay bởi xã hội cộng sản chủ nghĩa và như trên đã đề cập đây là một quá trình lịch sử lâu dài, từ đó không nên chủ quan nóng vội mà cần tích tụ đủ cả về lượng thì mới thay đổi được về chất.

      Xóa
  3. Nga và Việt Nam: Hành trình ba trăm năm đến với nhau
    06:53 06.11.2023

    Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về những giai đoạn đáng nhớ, những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt.
    Ngày 30/01/1950, Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hịên nay, Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục phát triển mối quan hệ song phương.
    Những cột mốc quan trọng trong lịch sử
    Qúa trình hiểu biết lẫn nhau của người Nga và người Việt Nam đã kéo dài gần ba thế kỷ trước khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nếu người Việt Nam lần đầu tiên biết đến sự tồn tại của nước Nga vào cuối thế kỷ 18 từ các tác phẩm của nhà bác học Lê Quý Đôn và chi tiết hơn từ "Sách sổ sang chép các việc" năm 1822 của linh mục Thanh Lãng Philipphê Bỉnh, thì ở Nga, Việt Nam được biết đến sớm hơn nhiều. Bảo tàng Điện Kremlin ở Matxcơva lưu giữ một quả địa cầu thuộc về cha của Hoàng đế Peter Đại đế, Sa hoàng Alexei. Ông trị vì vào giửa thế kỷ 17. Trên quả địa cầu này ghi rõ Vương quốc An Nam và lãnh thổ của nó được chỉ định khá chính xác. Và kể từ giữa thế kỷ 18, trên báo chí Nga ngày càng thường xuyên xuất hiện những thông tin về Việt Nam.
    Ban đầu đó là những tác giả nước ngoài, và sau đó - những người Nga đến thăm đất Việt. Trong số đó có các nhà khoa học, nhà văn và thủy thủ. Trong loạt bài "Những trang sử vàng" Sputnik đã kể về bá tước Vyazemsky, người đến thăm Huế năm 1892, ông đã trở thành người Nga đầu tiên được nhận phần thưởng của nhà nước Việt Nam - ông được vua Thành Thái tặng huy chương.
    Vào năm 1891, Sa Hoàng thừa kế ngôi vua Nikolai Romanov đã đến thăm Sài Gòn, người mà 3 năm sau trở thành Nga hoàng Nikolai II - là vị Hoàng đế cuối cùng của nước Nga, bị lật đổ năm 1917. Vào năm 1905, đội tàu lớn thuộc hạm đội Nga đã neo đậu trong vịnh Cam Ranh trong thời gian hơn một tháng. Trong thành phần hải đội có tàu ​​tuần dương Rạng Đông (Aurora). Sau đó, vào năm 1917, phát súng từ chiến hạm Rạng Động nã vào cung điện Mùa Đông ở Petrograd đã mở đầu cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga. Nhân tiện, chính khi đó các thủy thủ Nga là những người đầu tiên ghi nhận triển vọng tuyệt vời của Cam Ranh làm căn cứ cho tàu chiến.
    Sau Cách mạng Tháng Mười, người Nga đến Việt Nam ít thường xuyên hơn. Nhưng, kể từ mùa hè năm 1923, sau khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên nước Nga Xô viết, ngày càng có nhiều người Việt đến Liên Xô. Khoảng 60 người Việt đã được đào tạo trong các cơ sở giáo dục của Quốc tế Cộng sản. Trong số đó có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Khánh Toàn. Tuy nhiên, trước Thế chiến thứ hai, mối liên hệ của Matxcơva với các nhà cách mạng Việt Nam đã bị cắt đứt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1938, các cơ sở đào tạo của Quốc tế Cộng sản bị giải thể và hầu như tất cả các học viên Việt Nam, kể cả Nguyễn Ái Quốc, đã rời Liên Xô. Chỉ có bảy người Việt Nam ở lại Matxcơva, họ đã đến Liên Xô một thập kỷ trước đó qua một đường khác.
      Cùng với các binh sĩ Hồng quân và người Matxcơva, những người Việt này đã bảo vệ thủ đô khỏi quân phát xít vào mùa đông năm 1941-42. Vào những năm 1942-43, lãnh đạo Liên Xô đã phái một trong những người Việt tham gia bảo vệ Matxcơva – đồng chí Vương Thúc Tình - về quê hương với nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào cách mạng trong nước. Nhưng trên đường về quê hương, khi đang ở lãnh thổ Trung Quốc, Vương Thúc Tình đã bị lính Tưởng Giới Thạch bắt giữ và bắn chết.

      Mátxcơva biết Nguyễn Ái Quốc, nhưng chưa biết Hồ Chí Minh
      Vì vậy, khi Cách mạng Tháng Tám diễn ra ở Việt Nam, giới lãnh đạo Liên Xô thậm chí không biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là cựu thành viên Quốc tế Cộng sản Matxcơva Nguyễn Ái Quốc. Khi đó ngay cả Hoàng đế Bảo Đại cũng không biết đây chính là cùng một người. Cụ thể, đó là chữ ký của Hồ Chí Minh dưới bức thư gửi Stalin vào tháng 9 năm 1945 báo tin rằng quyền lực ở Việt Nam đã được chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam DCCH. Tuy nhiên, Matxcơva không trả lời bức thư đó.
      Quả thực, lãnh đạo các cường quốc khác mà Hồ Chí Minh cũng gửi bước thư với nội dung tương tự, cũng không trả lời. Các đồng minh cũ trong liên minh chống Hitler đang rơi vào tình trạng Chiến tranh Lạnh và chủ yếu quan tâm đến các vấn đề ở quy mô toàn cầu. Và chẳng bao lâu sau, Mátxcơva rất ngạc nhiên khi biết Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán. Tất cả điều này đã thúc đẩy giới lãnh đạo Liên Xô thiết lập các kênh liên lạc để thu thập thông tin về những gì đang xảy ra ở Việt Nam.

      Xóa
    2. Phản ứng của Mátxcơva trước bức thư thứ hai của Hồ Chí Minh gửi Stalin
      Cuối tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh gửi bức điện thứ hai cho ông Stalin, trong đó Người phân tích tình hình đất nước và lưu ý rằng, nhân dân Việt Nam quyết tâm đấu tranh chống ngoại xâm. Sau khi nhận được bức thư này, Liên Xô yêu cầu quân đội Anh và Tưởng Giới Thạch đã vào lãnh thổ Việt Nam để giải giáp quân Nhật không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước Cộng hòa non trẻ. Và các đại diện Liên Xô tại tất cả các hội nghị quốc tế đã nhất tề lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
      Khi chính phủ Bảo Đại được thành lập ở Sài Gòn theo sáng kiến ​​của Pháp, phía Liên Xô lưu ý: Liên Xô không thể công nhận sự tồn tại của Chính phủ này. Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Liên Xô đã ngăn cản nỗ lực của các cường quốc phương Tây nhằm đưa Nhà nước bù nhìn Việt Nam vào Liên hợp quốc. Matxcơva đã yêu cầu công nhận Chính phủ Hồ Chí Minh là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, cũng như kết nạp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào Liên hợp quốc.

      Những cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa các nhà ngoại giao Liên Xô và Việt Nam DCCH
      Mùa thu năm 1947, tại Thụy Sĩ đã có cuộc gặp giữa đặc phái viên Liên Xô tại nước này và người thân tín của Hồ Chí Minh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sau này là Bộ trưởng Bộ Y tế nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phía Việt Nam đã yêu cầu hỗ trợ tài chính, đồng thời chuyển bức thư của Hồ Chí Minh tới Stalin trong đó yêu cầu Liên Xô vận động để Liên hợp quốc tham gia giải quyết xung đột Pháp-Việt.

      Xóa
    3. Cuộc trao đổi ý kiến giữa hai nước có tính chất ổn định hơn sau khi Liên Xô mở cơ quan đại diện chính thức tại Thái Lan vào năm 1948. Chẳng bao lâu sau khi khai trương Sứ quán Liên Xô ở Bangkok, người phụ trách cơ quan thông tin Việt Nam tại Thái Lan từ năm 1947 là ông Nguyễn Đức Quý và một cán bộ thuộc cơ quan này tên là Lại Vĩnh Lợi (Lê Hy) đã đến thăm phái đoàn ngoại giao Liên Xô. Sau đó, được sự hỗ trợ của cơ quan ngoại giao Liên Xô, Lê Hy tới Matxcơva.
      Tại đây, ông "thay mặt cho những người cộng sản Việt Nam" trò chuyện một cách không chính thức với các nhà ngoại giao cấp trung của Liên Xô về việc hỗ trợ quân sự và tài chính cho nước Việt Nam DCCH. Một chi tiết thú vị: năm 1948, một cuốn sách nhỏ về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dịch từ tiếng Pháp đã ra mắt độc giả Liên Xô. Lời tựa được viết bởi Lê Hy. Trong những lần tiếp xúc với ông, các đại diện Liên Xô đã cố gắng tìm hiểu hệ tư tưởng cộng sản của giới lãnh đạo Việt Nam DCCH sâu sắc đến mức nào. Còn mục tiêu của phía Việt Nam là nhận được sự hỗ trợ về quân sự và tài chính từ Liên Xô.
      Các đại diện của Liên Xô liên tục làm rõ rằng chỉ khi có chuyến đi tới Matxcơva của một trong những lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Việt Nam DCCH thì mới có thể bắt đầu cuộc đàm phán nghiêm túc. Đó là một nhiệm vụ rất phức tạp và đầy trách nhiệm và đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đảm nhận hoàn thành.
      Trong bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài "Những trang sử vàng", Sputnik sẽ tiếp tục trò chuyện về đề tài đó.

      Xóa
  4. Giới quân sự Ukraina gửi tín hiệu cấp cứu SOS cho phương Tây vì ê-kip Zelensky bất lực
    02:45 06.11.2023

    MATXCƠVA (Sputnik) - Tuyên bố của Tổng tư lệnh quân đội Ukraina Valery Zaluzhny với tạp chí Economist đã là kiểu nỗ lực truyền tải thông tin khẩn cấp tới Hoa Kỳ và châu Âu về tình hình trên tuyến mặt trận, bởi ê-kip Vladimir Zelensky không lắng nghe ý kiến của giới quân sự.
    Đó là nhận xét của ông Sergei Krivonos cựu Phó Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina.
    Trước đó, Zaluzhny thừa nhận tình trạng bế tắc trong cuộc xung đột và tuyên bố rằng "chắc hẳn sẽ không thể có bước đột phá sâu và trôi chảy". Theo bài viết trên tạp chí, Kiev và phương Tây mong đợi nhiều hơn từ cuộc phản công của Ukraina.

    Văn phòng Zelensky "điếc đặc", vậy Hoa Kỳ và châu Âu có nghe thấy chăng?
    "Như tôi biết rõ về Zaluzhny, điều này chắc chắn làm ông ta khó chịu. Chính sự không hành động từ phía ban lãnh đạo chính trị của đất nước đã khiến Zaluzhny buộc phải lên tiếng và nhấn mạnh vấn đề, bởi nếu tiếng nói của chúng tôi không được lắng nghe trong văn phòng Tổng thống thì ít nhất Nhà Trắng và các nghị viện châu Âu khác cũng có thể nghe thấy", - chính trị gia Krivonos nói trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Ukraina "Pryamoi".

    Theo lời ông này, đây chính là "tín hiệu SOS từ giới quân sự, kêu gọi các đối tác phương Tây tìm đòn bẩy tác động tới ban lãnh đạo chính trị của Ukraina nhằm tạo ra những thay đổi nhất định trong tình hình đang rất khó khăn".
    Đồng thời, ông Krivonos loại trừ cuộc đối đầu giữa Zaluzhny và văn phòng của Zelensky.
    "Tình hình vốn đã phức tạp đến mức ban lãnh đạo chính trị của đất nước không đưa ra được quyết sách, không khởi động quá trình phân tích những sai lầm có thể khiến chúng tôi mất thêm nhiều lãnh thổ đáng kể", - ông Krivonos bình luận.

    Trả lờiXóa