Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

BÁO LONG AN PHÊ PHÁN CỤ VÕ VĂN KIỆT VÌ CỤ VÕ VĂN KIỆT ĐÃ DỰNG TƯỢNG TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN

 
Cụ Võ Văn Kiệt cùng bức tượng đồng tên bán nước Phan Thanh Giản do ông Võ Văn Kiệt "phụng hiến" đặt tại Văn Thánh miếu Vĩnh Long từ ngày 5/8/2008

Lời dẫn: Báo Long An đã có bài phê phán cụ Võ Văn Kiệt vì cụ Võ Văn Kiệt đã dựng tượng tên bán nước Phan Thanh Giản. Tiếc rằng trong bài báo, tác giả ở báo Long An lại không dám chỉ rõ tên cụ Võ Văn Kiệt. Báo Nhân dân cũng từng phê phán cựu Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhưng cũng không gọi thẳng tên Nguyễn Thanh Sơn; báo Nhân dân phê phán bà Nguyễn Chi Lan nhưng cũng không chỉ rõ tên Nguyễn Chi Lan. Đanh thép hơn, báo Công an Nhân dân từng phê phán gay gắt cụ Võ Văn Kiệt cùng ê kip lật sử Dương Trung Quốc, Phạm Văn Hạng khi họ muốn dựng tượng tên gián điệp Alexandre de Rhodes.

Ông Phạm Văn Hạng (là người ngoài cùng bên phải) cùng ông Võ Văn Kiệt và Dương Trung Quốc.

Bàn về tấm hình trên, từ năm 2010 Báo Công an Nhân dân từng viết công khai như sau:

“Trên một số phương tiện truyền thông, người ta còn in cả bức ảnh một nhà lãnh đạo, một nhà sử học và một nhà điêu khắc ngồi với nhau mà bàn về việc tạc tượng ông cố đạo kia nữa. Chẳng khôi hài ư? Không quái đản à? Thậm chí có người còn muốn tôn vinh ông ta trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì thật không còn biết phải trái là gì nữa. A. de Rhodes mà lại đủ tư cách để ăn theo Lý Thái Tổ ư? Xin chớ để cho bóng dáng ông cố đạo kia len lỏi vào mà làm giảm mất cái không khí long trọng của cuộc đại lễ ngàn năm có một này.”

Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam- tiếng nói chính thống của Đảng cầm quyền ở Việt Nam. Google.tienlang đồng tình với bài viết đăng cách đây chưa lâu với tiêu đề Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là “nội chiến” của Tạp chí Cộng sản. Chỉ tiếc là trong bài, tác giả (PGS, TS Nguyễn Danh Tiên- Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) chỉ nói đến cụm từ chung chung “quan điểm sai trái, thù địch của thế lực phản động” chứ không chỉ rõ ra quan điểm đó của cụ thể cá nhân nào hay tổ chức nào như mong muốn của Google.tienlang tại bài Bạn có đồng tình hay không: CHỐNG LẬT SỬ PHẢI LÀ SỰ PHẢN BIỆN RÕ ĐỊA CHỈ (TỨC PHẢN BIỆN VỚI AI, VỀ VẤN ĐỀ GÌ, NGƯỜI ĐÓ NÓI Ở ĐÂU?)

https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/02/ban-co-ong-tinh-hay-khong-chong-lat-su.html

Nếu phản biện mà không có địa chỉ thì cũng như ném đá ao bèo, chẳng ai biết tác giả định phê phán quan điểm của ai

Đọc kỹ bài này thì ta cũng biết, tác giả muốn phê phán “quan điểm sai trái, thù địch của thế lực phản động”, trong đó có quan điểm của cụ Võ Văn Kiệt khi cụ coi cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc nội chiến Quốc- Cộng- (Xem các bài đã đăng trên Google.tienlang về cụ Võ Văn Kiệt). Tác giả trên Tạp chí Cộng sản cũng phê phán quan điểm của nhóm biên soạn bộ quốc sử (Trần Đức Cường, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hà…) khi họ tuyên bố: “Từ nay ta không gọi VNCH là ngụy nữa” Xem thêm các bài vào Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022 TẠP CHÍ CỘNG SẢN PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM LẬT SỬ CỦA NHÓM BIÊN SOẠN BỘ QUỐC SỬ và các bài Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018 HAI VỊ TƯỚNG QUÂN ĐỘI CÙNG TIẾN SĨ NGUYỄN CẢNH TOÀN LÀM VIỆC VỚI PTT VŨ ĐỨC ĐAM VỀ BỘ SỬ 30 TẬP và bài NGUYỄN MẠNH HÀ- NHÀ SỬ HỌC NHƯNG THIẾU TRUNG THỰC LÀ BẤT NHÂN

Tại sao phê phán quan điểm của ai đó mà không dám chỉ rõ họ tên như cách làm của báo Bình Phước đã làm? Xem bài BÁO BÌNH PHƯỚC CHỈ RÕ HỌ TÊN NHỮNG KẺ LẬT SỬ NHƯ NGUYỄN NHÃ, BẢO NINH, ĐÀM BÍCH THỦY (Fulbright Việt Nam)

Trở lại bài đăng trên báo Long An. Dù không chỉ rõ tên đối tượng phê phán song đọc nội dung ta thấy tác giả phê phán những người vinh danh tên bán nước Phan Thanh Giản. Ai là người đã vinh danh Phan Thanh Giản? Chúng ta sẽ biết ngay: Người đầu tiên chính là cụ Võ Văn Kiệt!

Dưới đây, Google.tienlang chia sẻ bài viết của báo Long An....

******

 Âm mưu “lật sử”, viết lại lịch sử

 » Việt Tân - 'Chút quà yêu thương' hay thủ đoạn lôi kéo, mua chuộc?

 » Xuyên tạc thành tựu dân chủ, bảo đảm nhân quyền

Thời gian gần đây, mạng xã hội rộ lên cuộc tranh cãi về quy định không đặt tên Phan Thanh Giản cho đường phố và các công trình công cộng. Văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương ký ngày 05/01/2022 với lý do “Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề liên quan đến hai nhân vật Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký đối với lịch sử Việt Nam”. Do vậy, việc không đặt tên hai nhân vật nêu trên được Ban Tuyên giáo Trung ương giải thích “để tránh dư luận trái chiều, không thuận trong xã hội,…”.

 Văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương ký ngày 05/01/2022

Sự kiện này được các thế lực thù địch và báo chí nước ngoài khai thác triệt để nhằm “lật sử” với các bài viết: Đảng cố tình giết Phan Thanh Giản thêm một lần nữa; Cảo thơm lần giở trước đèn; Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc và người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại; Phan Thanh Giản đáng được dựng đền thờ?;... Phần lớn nội dung các bài viết này ca ngợi Phan Thanh Giản hết lời và vu khống, xuyên tạc Đảng, Nhà nước kỳ thị nhà yêu nước Phan Thanh Giản.

Trang web Việt Tân xuyên tạc quy định không đặt tên Phan Thanh Giản cho đường phố và các công trình công cộng

Trong lịch sử Việt Nam, nói tới “bán nước” thì dân Việt Nam nghĩ ngay tới Trần Ích Tắc thời Trần chống giặc Nguyên, sau đó phải kể đến Phan Thanh Giản thời Nguyễn chống thực dân Pháp mà nói nhẹ như cụ Đồ Chiểu là Long Hồ uổng phụ thơ sanh lão (Ở Long Hồ, ông đã uổng phí cái chí của người học giả) hay nói thẳng như cụ Phan Bội Châu thì Phan Thanh Giản là kẻ Gan dê, lợn mà mưu chuột, cáo; hoặc như vua Tự Đức: Phan Thanh Giản thủy chung lời nói không xứng với việc làm, đem học vấn, danh vọng một đời trút sạch xuống biển Đông, thực là táng tận lương tâm; hoặc như dân Nam Kỳ: Phan Lâm mãi quốc triều đình khí dân (“Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình coi thường dân” - Phan Thanh Giản - Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp - Phó sứ ký hòa ước với Pháp).

Tuy đã giúp giặc Pháp “nuốt sống” cả Nam Kỳ không tốn một viên đạn nhưng họ Phan lại được ca ngợi từ thời Ngô Đình Diệm (thời Ngô Đình Diệm, Phan Thanh Giản được đặt làm tên đường, tên trường ở hầu hết các tỉnh từ Quảng Trị cho tới Cà Mau, sau năm 1975 đều được đổi thành tên khác, ở TP.HCM, đường Phan Thanh Giản đổi tên thành đường Điện Biên Phủ).

Ngày nay, một số kẻ tự xưng là “nhà nghiên cứu” và nhà “học giả” lại “lật sử” ca ngợi ngất trời nhân vật Phan Thanh Giản rồi đòi dựng tượng, đền thờ, đặt tên đường, tên trường, làm lễ, làm giỗ,... Vài kẻ làm nghệ thuật dựng tuồng cải lương đổ tội lên mình vua Tự Đức, chạy tội cho họ Phan để kiếm nước mắt khán giả và hốt bạc. Trong khi biết bao người đồng liêu của họ Phan đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của giặc, để giữ thành, giữ nước thì Phan Thanh Giản lại lấy đất, lấy thành mà giao cho giặc rồi được ngợi ca.

Sử cũ còn ghi, tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa (Sài Gòn). Quân, dân ta chịu nhiều hy sinh, chống cự quyết liệt nhưng do hỏa lực của giặc quá mạnh nên tướng Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Nhân dân Nam Kỳ theo nghĩa binh kháng Pháp khắp vùng lục tỉnh. Đầu tháng 5/1862, vua Tự Đức sai Phan Thanh Giản đi thương nghị với Pháp. Trước khi đi, “nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản ráng sức chuộc các tỉnh đã mất với giá 1.300 vạn lượng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe...”.

Không những không tuân lệnh vua mà Phan Thanh Giản còn đại diện cho triều đình ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị (Hòa ước Nhâm Tuất) ngày 05/6/1862 tại Sài Gòn với các điều khoản: Nộp Pháp 3 tỉnh miền Đông, triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng quy ra bạc là 288 ngàn lượng. Thêm một điều khiến người đương thời và cả hậu thế thắc mắc là tại sao một điều ước quan trọng tới như vậy nhưng ký xong chỉ trong “hơn một ngày”?

Vua Tự Đức choáng váng với nội dung Hiệp ước. Không những không đòi được đất mà còn hợp thức hóa 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, cấm cản quân, dân Nam kỳ chống Pháp rồi còn phải bồi thường tiền. Giận quá giận, nhà vua đã lên án phái bộ Phan không những là “tội nhơn của bổn triều mà còn là tội nhơn của muôn đời”.

Không chỉ ký nộp 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, khi được vua giao trọng trách trấn thủ 3 tỉnh miền Tây thì Phan lại thông đồng bắn tin cho giặc: “Bổn chức sẽ không ngăn cản sự xâm chiếm bằng một cuộc kháng cự mà chúng tôi hiểu là vô ích” và nói trắng là “Nếu quý quốc lấn tới, quả nhơn sẽ không chống cự!”. Phan Thanh Giản khuyên đồng bào: “Các người có thể sống dưới sự điều khiển của người Phú Lang Sa”, một mặt chỉ điểm cho giặc về những người yêu nước, mặt khác dâng sớ về trào xin trị tội, thuyên chuyển khỏi nơi cứ địa hoặc cách chức những chủ soái nghĩa quân như Trần Văn Thành, Trịnh Quang Nghị, Võ Duy Dương, Trương Định,...

Vậy là Pháp đã chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây mà “không tốn một giọt máu nào”, viên Đại tá Thomazi hoan hỉ viết trong nhật ký: “Đến tháng 6/1867, binh lính ta đi chơi một bữa vậy là xong hết cuộc chinh phục toàn xứ Nam Kỳ, công cuộc khó nhọc bắt đầu từ năm 1858”.

Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội và gửi về triều. Song, không thấy triều đình hồi âm, lo lắng rồi thất vọng, Phan Thanh Giản uống thuốc phiện hòa với giấm thanh tự sát và qua đời vào nửa đêm ngày 05/7 năm Đinh Mão, tức ngày 04/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.

Nhà sử học Phạm Văn Sơn cho rằng, việc Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát không phải vì hổ thẹn với nhân dân mà do sức ép từ các vị quan khác.

Tháng 11/1868, vì làm mất Nam Kỳ, Triều đình Huế đã xử ông án “trảm quyết” (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886), dưới thời Pháp thuộc, ông được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ. Việc vua Đồng Khánh khôi phục chức vị cho Phan Thanh Giản là do sức ép của Pháp, vì chính Đồng Khánh cũng là ông vua do Pháp đưa lên ngôi để có danh nghĩa chống lại vị vua yêu nước Hàm Nghi.

Sự việc Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát đã được các nhà “lật sử” ngợi ca hết lời. Nhưng nếu thực có tâm chết vì nước, sao Phan Thanh Giản không như tướng Nguyễn Tri Phương tử thương giữ thành Hà Nội, như tướng Trương Định rút kiếm tự sát nơi “Đám lá tối trời” hay như đại thần Hoàng Diệu tự sát theo thành Hà Nội,... mà lại nộp thành cho giặc rồi gửi thư cho vua xin tội, khi không được xóa tội mới uống thuốc độc tự sát?

Câu nói nổi tiếng của cụ Võ Văn Kiệt để thanh minh cho Phan Thanh Giản: "Mỗi người yêu nước theo cách của mình. Đừng bắt Phan Thanh Giản yêu nước theo cách của Trương Định và ngược lại"

Các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của đất nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh - quốc phòng,... được lấy đặt tên cho đường phố và công trình công cộng. Việc Ban Tuyên giáo Trung ương quy định không đặt tên Phan Thanh Giản cho đường phố và các công trình công cộng “để tránh dư luận trái chiều, không thuận trong xã hội” là một việc làm hết sức cần thiết./.

Nguồn: Báo Long An

Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu

=====

Mời xem bài liên quan:

25 nhận xét:

  1. Cảm ơn báo Long An! Dù chưa dám chỉ rõ tên của các nhà lật sử như báo Bình Phước nhưng báo Long An cũng đã phản ánh đúng SỰ THẬT về tên bán nước Phan Thanh Giản.
    Như vậy, báo Long An còn hơn báo Sài Gòn Giải phóng! Báo Sài Gòn Giải phóng không dám phản biện với ông Võ Văn Kiệt, Phan Huy Lê.
    Đây là bài trên báo Sài Gòn Giải phóng:
    =====
    Xin cho biết hai nhân vật lịch sử Phan, Lâm trong câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân”
    02/08/2005 11:04 (GMT+7)
    https://www.sggp.org.vn/xin-cho-biet-hai-nhan-vat-lich-su-phan-lam-trong-cau-phan-lam-mai-quoc-trieu-dinh-thi-dan-post129718.html
    Hỏi: Xin cho biết hai nhân vật lịch sử Phan, Lâm trong câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân”.
    Nguyễn Đức Thành (13/4 Phó Cơ Điều, P12, Q5, TPHCM)
    Trong câu trên, Phan là Phan Thanh Giản, Lâm là Lâm Duy Hiệp, hai vị khâm sai toàn quyền đại thần thay mặt triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862) với đại diện chính phủ Pháp là Bonard và đại diện chính phủ Tây Ban Nha là Palanca tại Sài Gòn.

    Theo Hòa ước Nhâm Tuất, triều đình Huế phải nhường cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, bồi thường chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha…

    Trong câu trên, bạn cần chú ý hai chữ là mãi và thí. Mại là bán, mãi là mua nên phải viết Phan, Lâm mại quốc, nghĩa là Phan, Lâm bán nước. Khí dân chứ không phải là thí dân, khí là bỏ đi, ném đi. Triều đình khí dân là triều đình bỏ dân ba tỉnh miền Đông.

    Đây là câu lên án triều đình Tự Đức trong việc ký kết Hòa ước Nhâm Tuất, xem đó là một hành vi phản bội lại quyền lợi của dân tộc. Khi Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp về đến triều đình, chính vua Tự Đức cũng cho rằng Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đã sai lầm khi nhượng bộ thực dân Pháp quá nhiều nên đã mắng: “Các người chẳng những là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân của muôn đời! Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì?” (Đại Nam thực lục, tập 29, trang 302).

    Lên án Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp (còn có thể đọc là Thiếp) như vậy nhưng chính vua Tự Đức cũng phải phê chuẩn Hòa ước Nhâm Tuất! Phan Thanh Giản sau đó được vua Tự Đức phái sang Pháp và Tây Ban Nha để chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863). Kết quả là Hòa ước Aubaret được ký kết tại Huế ngày 15-7-1864, theo đó Pháp thuận trả lại ba tỉnh miền Đông cho triều đình Huế (điều 1). Phan Thanh Giản cùng Trần Tiển Thành và Phan Huy Vịnh thay mặt triều đình Huế ký hiệp ước này với đại diện triều đình Pháp là Louis Gabriel Aubaret. Tiếc thay, hòa ước này không được Pháp phê chuẩn. Năm 1867, khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, kinh lược sứ Phan Thanh Giản đã uống thuốc độc tự vẫn.

    Về sự kiện Trương Định đề tám chữ “Phan Lâm mại quốc, triều đình khí dân” trên cờ khi khởi nghĩa chống Pháp như nhiều sách vở đã ghi thì cho đến nay không tìm thấy một tư liệu gốc nào xác nhận. Tiểu sử Trương Định do Nguyễn Thông viết, tiểu sử Trương Định trong Đại Nam liệt truyện và cả châu bản triều Tự Đức (tờ bẩm của Phạm Tiến ngày 20-11-1863, Tường trình của Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Đức Tánh về tình hình ba tỉnh miền Đông đề ngày 9-12-1863) đều không có chi tiết này.

    Vì thế, trong hội thảo khoa học về Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long, các nhà nghiên cứu đã xem sự kiện đề cờ Trương Định là không có, trên cơ sở tư liệu lịch sử hiện nay. Trong một hội nghị khác về Phan Thanh Giản được tổ chức tại TPHCM, Phan Thanh Giản được nhận thức như một nhân vật yêu nước. Mộ và nhà thờ Phan Thanh Giản ở Ba Tri (Bến Tre) gần đây đã được nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì việc trùng tu và tôn tạo.

    Khánh Tường

    Trả lờiXóa
  2. Huỳnh Thiên Phướclúc 20:06 4 tháng 1, 2023

    Ngoài dựng tượng tên bán nước Phan Thanh Giản, Cụ Võ Văn Kiệt cũng đã cố gắng dựng tượng tên gián điệp Alexandre de Rhodes tại thủ đô Hà Nội nhưng không thành công.
    Mời các bạn đọc bài hay trên trang web của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương:
    =====
    ALEXANDRE DE RHODES - ĐỐI LUẬN VỚI TÁC GIẢ HOÀNG HƯNG
    Bùi Kha 14/07/2012
    http://www.sugia.vn/portfolio/detail/40/alexandre-de-rhodes-doi-luan-voi-tac-gia-hoang-hung.html
    Trích:
    A. de Rhodes có phải là người góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữ không? Ta hãy để chính A. de Rhodes tự cải chính lấy điều mà hậu thế chúng ta, vì vô tình hay có hậu ý nào đó, cứ sai lầm gán cho ông. Trong mấy dòng đầu của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, trang 3, phần Việt ngữ), ông viết như sau:

    “Quyển từ điển tam ngữ này, gồm tiếng An Nam, Bồ Ðào Nha và La tinh tôi đặt nó vào trong tay và để trước mắt bạn được, là nhờ vào sự tài trợ của Thánh bộ Truyền bá Ðức tin...

    Tuy nhiên trong công việc nầy (soạn chữ quốc ngữ, BK) ngoài những điều mà tôi học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú lại hai xứ Cô-sinh(Ðàng Trong, BK) và Ðông Kinh (Ðàng Ngoài, BK) thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng nầy, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Ðào, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn...” (phần nhấn mạnh là của BK).

    Rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ Việt La-tinh hoá, lại càng không phải là tác giả hoàn toàn của cuốn Từ điển Việt-Bồ-La (được Vatican xuất bản năm 1651), vì ông chỉ thêm tiếng La-tinh mà thôi.

    Cho nên, dựng tượng, xây bia, đặt tên phố cho Alexandre de Rhodes, người góp phần quan trọngnhư ông Hoàng Hưng đánh giá, theo tôi, là phản học thuật, không có sử liệu. Nếu cần phải xác nhận người có công với chữ Việt La-tinh hoá, thì đó là Francisco de Pina, người thật sự có công nghĩ ra một văn tự hoàn toàn mới bằng mẫu tự La-tinh. Tiếp sau đó là Gaspar de Amaral (Từ điển An Nam – Bồ Ðào Nha) và Antonio Barbosa (Từ điển Bồ Ðào Nha–An Nam và Nhập môn Tiếng Ðàng Ngoài – Munuducio Ad Linguam Tunkinensem), hai người có công kiện toàn văn tự này. Còn A. de Rhodes chỉ dựa vào đó để góp công bồi đắp thêm mà thôi.

    Ngoài ra, để làm rõ thêm, tôi xin đặt một giả thuyết lịch sử phản diện: Nếu gần 200 năm sau khi các vị này chế ra chữ Việt La-tinh hoá đó, không phải là thực dân Pháp mà “thực dân Bồ Đào Nha” xâm chiếm và đặt ách đô hộ lên nước ta, thì ông Hoàng Hưng nghĩ chính quyền thực dân Bồ Ðào Nha sẽ dựng tượng, xây bia, đặt tên phố cho ai? Hỏi như thế để ông Hoàng Hưng thấy rằng việc Pháp vinh danh A. de Rhodes như người sáng chế ra một văn tự mới thì không phải lúc nào cũng thuần văn hoá, thuần lịch sử đâu.

    Tôi ngờ rằng chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ vinh danh A. de Rhodes là còn vì hai lý do: Một là để ghi ơn vai trò vận động đặc biệt của vị cố đạo này trong quá trình khai sinh chế độ thực dân tại Việt Nam. Và hai là biểu diễn một chiến thắng văn hoá trong cuộc tranh giành ảnh hưởng bá quyền và thần quyền giữa hai nước Pháp và Bồ trong thế kỷ thứ XVI.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vinh danh cả tên gián điệp nữa thì hết chỗ nói rồi

      Xóa
  3. Bộ Quốc phòng Nga: công binh Nga rà phá 56 ha mìn ở Lào
    19:03 04.01.2023
    MOSKVA (Sputnik) - Công binh Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc tế thuộc Lực lượng Vũ trang Nga bắt đầu một nhiệm vụ mới ở Lào, họ sẽ phải dọn sạch 56 ha nguy hiểm trước tháng 3 năm 2023, Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Tư.
    "Các công binh Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc tế thuộc Lực lượng Vũ trang Nga tiến hành rà phá bom mìn nhân đạo ở tỉnh Khammoan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào... Đây là chuyến đi thứ năm như vậy của các chuyên gia Nga", - thông báo viết.

    Công việc dự kiến ​​đến cuối tháng 3/2023, các công binh sẽ phải rà phá trên diện tích hơn 56 ha.
    Cần lưu ý kể từ tháng 11 năm 2021, phân đội kết hợp làm việc tại Lào để giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở quan trọng về mặt xã hội ở các tỉnh Bolikhamsai, Xienghuang và Khammuan.
    "Trong quá trình rà phá bom mìn phát hiện và tiêu hủy hơn 2.200 vật liệu nổ trên diện tích hơn 140 ha. Đây là hậu quả các cuộc ném bom do Mỹ tiến hành trong Chiến tranh Việt Nam 1964-1973", - đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
    Đặc điểm công việc
    Đặc điểm hoạt động rà phá bom mìn ở Lào là khí hậu nóng không thuận lợi, rừng nhiệt đới với thảm thực vật rậm rạp, nhiều côn trùng và rắn độc, cũng như có thể phát hiện được đạn dược ở độ sâu tới 170 cm. Rất nhiều loại đạn dược ẩn giấu trên đất Lào - từ những quả bóng quần vợt đến những quả bom máy bay cao hơn người.
    Ngoài ra, trên cơ sở chi nhánh Trung tâm hành động bom mìn quốc tế Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, tổ chức đào tạo cho các chuyên gia Lào. 99 công binh được đào tạo, hiện đang thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn trên lãnh thổ quốc gia. Việc huấn luyện quân nhân Lào sẽ tiếp tục trong nhiệm vụ mới.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Đức Kiênlúc 22:56 4 tháng 1, 2023

    Cũng nên thông cảm cho báo Long An khi họ không dám gọi thẳng tên cụ Võ Văn Kiệt bởi vì báo Long An là báo địa phương, báo nhỏ. Họ chưa dám bởi vì cơ quan Tuyên giáo chưa "bật đèn xanh", bởi vì các tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật Tp HCM... vẫn đang mải miết cung cấp "đất diễn" cho các nhà lật sử tuyên truyền ca tụng Phan Thanh Giản, ca tụng cụ Võ Văn Kiệt dựng tượng tên bán nước Phan Thanh Giản hoặc tên gián điệp Alexandre de Rhodes.
    Quan trọng là bài báo trên báo Long An đã chỉ rõ cái SỰ THẬT LỊCH SỬ về tên bán nước Phan Thanh Giản. Và Báo Long An viết rõ: "Ngày nay, một số kẻ tự xưng là “nhà nghiên cứu” và nhà “học giả” lại “lật sử” ca ngợi ngất trời nhân vật Phan Thanh Giản rồi đòi dựng tượng, đền thờ, đặt tên đường, tên trường, làm lễ, làm giỗ..."
    Như vậy, tác giả tuy không nêu tên nhưng ai cũng biết, tác giả đã phê phán quan điểm lật sử của cụ Võ Văn Kiệt.
    Mưa dầm thấm lâu.
    Rồi dần dần SỰ THẬT LỊCH SỬ này sẽ đến tai cơ quan Tuyên giáo. Rồi một ngày nào đó, cơ quan Tuyên giáo sẽ phải lên tiếng!

    Trả lờiXóa
  5. «Украинцы сбежали, нас не предупредили»: опубликованы переговоры польских наемников ВСУ в Марьинке - “Người Ukraine chạy trốn, họ không cảnh báo chúng tôi”: các cuộc điện đàm của lính đánh thuê Ba Lan thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine ở Maryinka được công bố
    https://topwar.ru/208115-ukraincy-sbezhali-nas-ne-predupredili-opublikovany-peregovory-polskih-naemnikov-vsu-v-marinke.html
    Tại khu vực Maryinka, các quân nhân Nga đã cố gắng ngăn chặn các cuộc trò chuyện của lính đánh thuê Ba Lan đang chiến đấu như một phần của một trong những đội hình của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Điều này đã được công bố bởi Thứ trưởng Bộ Thông tin Cộng hòa Nhân dân Donetsk Daniil Bezsonov.


    Như đã biết, ngay trước kỳ nghỉ lễ năm mới, Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraine đã cử hai nhóm lính đánh thuê Ba Lan đến Maryinka. Tổng số của cả hai nhóm, do người Ba Lan biên chế, là hơn 120 người. Tất cả bọn họ đều bị ném vào khu vực nguy hiểm nhất của mặt trận.

    Chẳng mấy chốc, quân đội Nga đã phát hiện ra những gì các chiến binh Ba Lan đang nói với nhau. Họ mắng mỏ chỉ huy Ukraine và ghi nhận sự hèn nhát của các chiến binh đang chạy trốn của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

    Người Ukraine bỏ chạy, nhưng chúng tôi không được báo trước. Chúng tôi có lỗ. Tổn thất lớn... Súng cối Ukraine đang tấn công chúng tôi... Chúng tôi đã bị đánh bại. chúng tôi đã mong đợi

    - Lính đánh thuê Ba Lan báo cáo trong cuộc trò chuyện bị chặn.

    Ngoài ra, người Ba Lan đã phẫn nộ vì họ không được cảnh báo về những gì đang xảy ra ở Maryinka. Những người lính đánh thuê than thở rằng không có nơi nào để trốn và liên lạc bị quân đội Nga làm nhiễu.

    Như Bezsonov đã lưu ý, do hậu quả của cuộc giao tranh, trong số tất cả 2 nhóm lính đánh thuê Ba Lan với số lượng hơn 120 người, chỉ có khoảng 30 chiến binh còn sống. Trước đó, các phóng viên quân sự đã nhiều lần đưa tin rằng bộ chỉ huy Ukraine đang tung lính đánh thuê nước ngoài vào những khu vực nguy hiểm nhất.

    Ngoài ra, các cuộc giao tranh thường xuyên xảy ra giữa lính đánh thuê từ Ba Lan và những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, trong một số trường hợp dẫn đến đánh nhau và thậm chí bắn vào nhau.

    Trả lờiXóa
  6. - Máy bay không người lái "Geran" của Nga đã tấn công các mục tiêu của kẻ thù ở Kiev và Zaporozhye
    Quân đội Nga tiếp tục kiểm tra khả năng phòng không của Ukraine bằng cách gửi đạn dược đến các mục tiêu trong năm mới. Vào buổi tối hôm trước, có báo cáo rằng lực lượng phòng không Ukraine đang cố gắng bắn hạ những chiếc Phong lữ của Nga đang lượn quanh Kyiv.


    Vào thứ Ba, ngày 3 tháng 1 năm 2023, công chúng Kyiv bắt đầu lan truyền những thông điệp gây hoang mang như: “Máy bay không người lái kamikaze của Nga đang cố gắng đột nhập vào các cơ sở năng lượng của Kyiv,” đặc biệt là CHPP-5. Và họ đã thành công, vì những tiếng nổ vang lên trong khu vực của cơ sở năng lượng này.

    Lực lượng phòng không Ukraine tham gia trận chiến phòng không, cố gắng bắn hạ máy bay không người lái kamikaze của Nga

    - báo cáo trong Bộ Tổng tham mưu.

    Trong Bộ chỉ huy Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine, nơi trước đây họ tuyên bố rằng họ đã bắn hạ tất cả các máy bay không người lái của Nga được phóng kể từ đầu tháng 1, họ đã cố gắng biện minh cho mình và tuyên bố rằng "những người Nga phản bội" đã chọn một chiến thuật sử dụng mới. máy bay không người lái, phóng chúng qua Dnepr. Do đó, "Geraniums" của Nga không bị lực lượng phòng không Ukraine phát hiện và tự do xâm nhập vào Kiev.

    Đạn dược lảng vảng của Nga khó phát hiện hơn vào ban đêm, khi kẻ thù phóng chúng dọc theo Dnepr (...) Radar chúng trở nên ít bị nhìn thấy hơn (...) Radar có nghĩa là phát hiện mục tiêu sẽ không nhìn thấy nó nếu mục tiêu bay bên dưới chúng cấp độ

    - người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Không quân Lực lượng Vũ trang Ukraine Yuri Ignat cho biết.

    Trong khi đó, vào buổi tối, Zaporozhye cũng bay đến, máy bay không người lái của Nga đã tấn công một số cơ sở quân sự. Tuy nhiên, điều này đã được chính quyền thành phố công nhận mà không nói chính xác họ đã bay đi đâu. Được biết, do va chạm nên ngọn lửa bùng phát dữ dội.

    Sau một thời gian, có thông tin về sự thất bại của một cơ sở công nghiệp ở ngoại ô thành phố do Lực lượng vũ trang Ukraine chiếm đóng.
    Xem video clip:
    https://www.youtube.com/watch?v=SMgquNzmoz8

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản tin gốc tiếng Nga: Российские дроны «Герань» нанесли удары по объектам противника в Киеве и Запорожье
      https://topwar.ru/208064-v-genshtabe-vsu-zajavili-o-novoj-taktike-primenenija-rossijskih-geranej-pri-atake-jenergeticheskih-obektov-ukrainy.html

      Xóa
  7. Секретарь СНБО Украины пригрозил Германии «войной на немецкой территории» при отказе передать танки ВСУ - Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine đe dọa Đức về một "cuộc chiến tranh trên lãnh thổ Đức" trong trường hợp từ chối chuyển giao xe tăng cho Lực lượng Vũ trang Ukraine
    https://topwar.ru/208112-sekretar-snbo-ukrainy-prigrozil-germanii-vojnoj-na-nemeckoj-territorii-pri-otkaze-peredat-tanki-vsu.html
    Trong trường hợp Đức từ chối chuyển giao xe tăng Leopard của mình cho Ukraine, nước này có nguy cơ đối mặt với một cuộc chiến tranh ngay trên lãnh thổ của mình. Điều này đã được tuyên bố bởi Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia (NSDC) của Ukraine Oleksiy Danilov, phát biểu trên sóng truyền hình Ukraine.

    Theo một quan chức cấp cao Ukraine, nếu Thủ tướng Đức Olaf Scholz muốn Đức chiến đấu bằng xe tăng Đức gần Berlin và Stuttgart chống lại quân đội Nga, ông có thể tiếp tục phản đối việc cung cấp xe tăng cho Ukraine. Danilov lưu ý rằng Scholz có thể “tiếp tục trò chơi này” và “tiến hành nghiên cứu xã hội học” về câu hỏi liệu có nên chuyển xe tăng đến Ukraine hay không.

    Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia cũng nêu ví dụ về một số “đối tác phương Tây” khác như Đức, hiện đang tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Có lẽ là Mỹ và Anh. Danilov đe dọa toàn bộ nước Đức và châu Âu với một số thách thức "rất lớn".

    Thật vậy, không rõ nước Đức hiện đại nên chia sẻ điều gì với Nga nếu nước này không còn là con rối của Hoa Kỳ và đi theo sự dẫn dắt của Washington. Tuy nhiên, có một sự thật nhất định trong lời nói của Danilov: nếu Lực lượng Vũ trang Ukraine bị đánh bại, thì nước Mỹ tiếp theo chống lại Nga có thể sẽ từ bỏ các “đối tác” châu Âu - đầu tiên là Ba Lan và các nước vùng Baltic, sau đó là Đức và Pháp.

    Hãy nhớ lại rằng gần đây Ukraine đã rất tích cực cố gắng mua xe tăng Leopard hiện đại của Đức. Chính quyền Đức phản đối điều này, cũng bởi vì không có nhiều xe tăng cho nhu cầu của chính Bundeswehr. Ngoài ra, trong thời gian chiến sự, bất kỳ nhược điểm hữu hình nào của xe bọc thép đều có thể bị lộ ra ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của nó. Cuối cùng, phương Tây nghi ngờ khả năng quân đội Ukraine vận hành hợp lý các phương tiện bọc thép hiện đại do Mỹ và châu Âu sản xuất.

    Trả lờiXóa
  8. Tin vui: NGA SẼ CÓ LOẠI MÁY BAY HÀNH KHÁCH THẾ HỆ MỚI-Глава Минпромторга Мантуров совершил перелет на российском лайнере МС-21 - Người đứng đầu Bộ Công Thương Manturov thực hiện chuyến bay trên chuyên cơ MS-21 của Nga
    https://topwar.ru/208109-glava-minpromtorga-manturov-ispytal-rossijskij-lajner-ms-21.html
    Phó Thủ tướng LB Nga - Bộ trưởng Bộ Công Thương LB Nga Denis Manturov đã đích thân lái thử chiếc máy bay MS-21 của Nga, sử dụng nó cho chuyến bay trong chuyến công tác tới Ulyanovsk.


    Trong chuyến công tác, người đứng đầu Bộ Công Thương đã đến thăm doanh nghiệp Rostec tại Ulyanovsk - PJSC Il-Aviastar. Chuyến bay từ Moscow đến Ulyanovsk được thực hiện trên chiếc máy bay mới nhất của Nga MS-21.

    Theo ông Manturov, việc sản xuất hàng loạt máy bay MS-21 của Nga được trang bị động cơ PD-14 sản xuất trong nước sẽ bắt đầu vào năm 2025.

    MS-21 là máy bay chở khách hạng trung thế hệ mới của Nga. Nó có sức chứa từ 163 đến 211 hành khách. Máy bay, là kết quả của sự phát triển tiên tiến trong lĩnh vực chế tạo máy bay, tập trung vào phân khúc đòi hỏi khắt khe nhất của thị trường vận tải hành khách.

    Trước đó có thông tin cho rằng việc khởi động sản xuất hàng loạt máy bay MS-21 đã bị hoãn lại trong một hoặc hai năm do lệnh trừng phạt chống Nga. Máy bay được lên kế hoạch sản xuất hàng loạt chỉ với động cơ PD-14 do Nga sản xuất. Ngoài ra, máy bay sẽ phải tiến hành thay thế nhập khẩu một số hệ thống và lắp ráp.

    Ban đầu, người ta cho rằng tỷ lệ linh kiện sản xuất trong nước được sử dụng trong sản xuất MS-21 sẽ là 38%, nhưng sau đó người ta quyết định tăng con số này lên 97% để loại bỏ gần như hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  9. TASS: В США отметили, что РФ постепенно добивается прогресса в боевых действиях под Артемовском - Hoa Kỳ lưu ý rằng Liên bang Nga đang dần đạt được tiến bộ trong các cuộc chiến gần Bakhmut-Artemovsk
    Ngày 5 tháng 1, 00:53, cập nhật 05/01/2017 02:44
    https://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/16741805
    Nhưng người Ukraine vẫn "chiến đấu dũng cảm" cho thành phố, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết.
    WASHINGTON, ngày 4 tháng 1. /TASS/. Hoa Kỳ tin rằng các lực lượng Nga đang đạt được tiến bộ ngày càng tăng trong cuộc chiến ở khu vực Artyomovsk. Điều này đã được một đại diện cấp cao của chính quyền Mỹ thông báo với các nhà báo vào thứ Tư.
    "Tuy nhiên, người Nga đã đạt được tiến bộ gia tăng. Và chúng tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục đạt được tiến bộ gia tăng trong [lĩnh vực] đó", quan chức điều hành Mỹ cho biết.

    "Vì vậy, về cơ bản họ đã nỗ lực rất nhiều vào Bakhmut, nhưng người Ukraine vẫn đang chiến đấu dũng cảm vì nó. Kết quả hiện không chắc chắn", quan chức Mỹ nói.

    Theo ông, các đội hình của công ty quân sự tư nhân Wagner đang tích cực tham gia vào các trận chiến theo hướng này. "Cho dù kết quả thế nào," ông nói, "chiến đấu dọc theo chiến tuyến này ở Donetsk sẽ tiếp tục trong tương lai gần." Theo ông, Washington xuất phát từ thực tế là "trong những tháng tới sẽ tiếp tục có chiến sự ở những nơi khác dọc theo chiến tuyến", bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và lạnh giá vào mùa đông.

    Trong khi đó, điều phối viên phụ trách truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, John Kirby, cùng ngày đã bày tỏ quan điểm của mình tại cuộc họp báo trực tuyến thường kỳ dành cho các nhà báo, bình luận về cuộc tấn công của UAF ở Makeevka, rằng Kiev có quyền tấn công, kể cả ở Krym. "Các khu vực bị Nga chiếm đóng vẫn là Ukraine. Đây là lãnh thổ Ukraine. Crimea là Ukraine, chúng tôi cũng đã tuyên bố điều này. Họ có quyền tự vệ và trông coi lãnh thổ có chủ quyền của mình trong biên giới được quốc tế công nhận. <...> Và người Nga Những người lính trên lãnh thổ của họ là mục tiêu hợp pháp của hành động quân sự Ukraine," Kirby nói.

    Vào ngày 4 tháng 10 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật kết nạp Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporozhye và Kherson vào nước này. Vào cuối tháng 9, các cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức ở đó về vấn đề gia nhập Nga, đại đa số cư dân đã bỏ phiếu "thuận". Sau cuộc đảo chính ở Ukraine vào tháng 2/2014, chính quyền Crimea và Sevastopol đã tổ chức trưng cầu dân ý về việc thống nhất với Nga. Hơn 80% những người có quyền bỏ phiếu đã tham gia, tỷ lệ tương ứng là 96,7% và 95,6% đã bỏ phiếu cho việc thống nhất với Nga. Vào ngày 18 tháng 3 năm 2014, Putin đã ký một thỏa thuận về việc tiếp nhận Cộng hòa Crimea và Sevastopol vào Nga, và vào ngày 21 tháng 3, văn kiện này đã được Quốc hội Liên bang phê chuẩn. Bất chấp kết quả thuyết phục của cuộc trưng cầu dân ý, Kiev và Washington từ chối công nhận Crimea là một phần của Nga.

    Trả lờiXóa
  10. FT: британские железнодорожники будут бастовать до лета, если их требования не выполнят - Báo Anh : Công nhân đường sắt Vương quốc Anh đình công cho đến mùa hè nếu nhu cầu không được đáp ứng
    https://tass.ru/obschestvo/16740547
    Công đoàn thúc đẩy điều kiện làm việc tốt hơn, lương cao hơn và bảo vệ khỏi sa thải
    LONDON, ngày 4 tháng 1. /TASS/. Nhân viên của các công ty đường sắt Anh có ý định tiếp tục đình công cho đến mùa hè nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Theo Financial Times hôm thứ Tư , hai trong số các tổ chức công đoàn lớn nhất trong ngành đã cảnh báo về điều này.

    Các thành viên của hiệp hội nghề nghiệp chính của những người đi biển, công nhân đường sắt và vận tải (Liên minh Công nhân Đường sắt, Hàng hải và Vận tải Quốc gia, RMT) vào cuối năm 2022 đã bỏ phiếu ủng hộ việc tổ chức đình công cho đến đầu tháng 5 năm nay. Tuy nhiên, theo Tổng thư ký RMT Mick Lynch, nếu cần thiết, một cuộc bỏ phiếu mới sẽ được tổ chức, cho phép đình công tiếp tục sang mùa hè. Mick Whelan, người đứng đầu hiệp hội thợ máy ASLEF, cũng cho biết các thành viên của hiệp hội sẵn sàng tham gia các cuộc biểu tình dài hạn.

    Các công đoàn đang thúc đẩy điều kiện làm việc tốt hơn, lương cao hơn và bảo vệ khỏi sa thải từ các công ty đường sắt và Network Rail do nhà nước điều hành, chịu trách nhiệm duy trì phần lớn cơ sở hạ tầng đường sắt của Anh. Cho đến nay, các nhân viên của RMT đã từ chối các đề xuất từ ​​những người sử dụng lao động đã đồng ý tăng lương thêm 9% trong hai năm.

    Vào tháng 12, công nhân đường sắt Anh đã đình công tổng cộng 8 ngày, một số cuộc đình công có sự tham gia của các tài xế xe buýt và công nhân Tàu điện ngầm Luân Đôn. Các cuộc đình công tiếp tục vào tháng Giêng. Vì vậy, vào thứ ba, do các thành viên RMT từ chối đi làm việc trong cả nước, có tới 80% các chuyến tàu bị hủy. Tuần này RMT đang chuẩn bị cho ba ngày đình công nữa.

    Các quán rượu, khách sạn và nhà hàng ở Anh đã thiệt hại 1,5 tỷ bảng Anh (1,8 tỷ USD) trong tháng 12 do các cuộc đình công, UKHospitality, hiệp hội khách sạn của Vương quốc Anh, ước tính. Chính phủ Anh đang kêu gọi các công đoàn chấp nhận "lời đề nghị hợp lý" từ người sử dụng lao động và ngừng các cuộc biểu tình.

    Một làn sóng đình công đã quét qua Vương quốc Anh vào tháng 12 năm ngoái trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh - mức kỷ lục 10,7% trong gần 40 năm - và thu nhập thực tế của người dân giảm. Ngoài các công nhân đường sắt, dịch vụ kiểm soát biên giới và xe cứu thương, y tá và người đưa thư đã không đi làm. Chính quyền Anh đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không đủ khả năng tăng lương cho những người làm việc trong khu vực công theo lạm phát, vì các biện pháp như vậy sẽ chỉ dẫn đến việc giá cả trong nước tăng thêm và tạo thêm gánh nặng cho ngân sách.

    Trả lờiXóa
  11. TASS: Пушков высмеял заявление польского премьера о Бандере- Pushkov chế giễu tuyên bố của thủ tướng Ba Lan về Bandera
    00:54 05.01.2023
    https://ria.ru/20230105/pushkov-1843098223.html
    Thượng nghị sĩ Pushkov gọi việc Warsaw chỉ trích người Ukraine tôn vinh Bandera là hình thức
    MOSCOW, ngày 5 tháng 1 - RIA Novosti. Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov đã bình luận về phản ứng của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trước việc Kiev tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo dân tộc Ukraine Stepan Bandera.
    Vào ngày 1 tháng 1, tại Ukraine , dưới sự bảo trợ của chính quyền, một loạt sự kiện đã diễn ra nhân dịp sinh nhật của Bandera. Morawiecki bày tỏ sự phẫn nộ trước việc này, ông nhắc lại vụ thảm sát Volhynia và chỉ trích việc ca ngợi những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác này.
    "Sự phẫn nộ của Thủ tướng Ba Lan không đáng một xu, vì nó sẽ không gây ra bất kỳ hậu quả chính trị nào", Pushkov viết trên kênh Telegram của mình.
    Theo ông, những tuyên bố như vậy được đưa ra nhằm mục đích thể hiện: "họ nói rằng Warsaw đã phản ứng" và "phẫn nộ."
    "Trên thực tế, ý nghĩa chính trị của một sự phẫn nộ như vậy là bằng không. Kiev biết điều này, họ không chú ý và họ không có ý định tính đến sự phẫn nộ của người Ba Lan", thượng nghị sĩ tuyên bố.
    Câu hỏi về việc giải thích vụ thảm sát Volyn, cũng như thái độ đối với các nhà lãnh đạo của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine thời OUN-UPA * là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ giữa Ba Lan và Ukraine.
    Warsaw đặc biệt coi Bandera là nhà tư tưởng của các sự kiện năm 1943, được gọi là Vụ thảm sát Volyn, khi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine tấn công khoảng 150 ngôi làng Ba Lan cùng một lúc. Các nhà sử học Ba Lan coi vụ thảm sát Volhynia là tội diệt chủng và thanh trừng sắc tộc và cho rằng số người chết, theo nhiều nguồn khác nhau, từ 100.000 đến 130.000 người. Vào mùa hè năm 2016, hạ viện của quốc hội Ba Lan đã thông qua nghị quyết công nhận ngày 11 tháng 7 là Ngày tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng do những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine gây ra đối với cư dân của Cộng hòa Ba Lan thứ hai vào năm 1943-1945.

    Trả lờiXóa
  12. TASS:Американцы заявили о разоблачении США на Украине - Người Mỹ tuyên bố sự phơi bày của Hoa Kỳ ở Ukraine
    04:14 05.01.2023
    https://ria.ru/20230105/gegemoniya-1843103296.html
    Độc giả của Bloomberg gọi Mỹ là kẻ hiếu chiến và dự đoán sự kết thúc quyền bá chủ của họ
    MOSCOW, ngày 5 tháng 1 - RIA Novosti. Độc giả của Bloomberg phiên bản Mỹ đã phản ứng với một bài báo của Giáo sư Neil Ferguson, người nói rằng Hoa Kỳ đang công khai thúc đẩy thế giới bắt đầu Thế chiến III. Họ bày tỏ ý kiến ​​​​của mình trong các nhận xét cho ấn phẩm có liên quan.
    Ferguson tuyên bố rằng Hoa Kỳ muốn vượt qua Nga , Iran và cả Trung Quốc . Tuy nhiên, ông tin rằng sẽ tốt hơn nếu Washington chú ý đến lời khuyên gần đây của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và tiết chế sự hung hăng hiếu chiến của mình trong cuộc xung đột Ukraine.
    Jonh Muir II viết: "Hành động của Nga ở Ukraine đã phơi bày kẻ gây chiến toàn cầu, Hoa Kỳ. Và điều này đánh dấu sự kết thúc của quyền bá chủ bị cáo buộc của Hoa Kỳ".
    ApqlA cho biết: “Ukraine đang dần trở nên không thể ở được, và Tây Âu đang hướng đến tình trạng đóng băng và giảm mạnh sản lượng, trong khi Hoa Kỳ đang thịnh vượng nhờ cuộc xung đột ở Ukraine”.
    "Mọi chuyện sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn đối với chúng ta ở Mỹ . Hãy nhìn kẻ thua cuộc hiện đang thống trị chúng ta, xung quanh là những tay sai bé nhỏ của hắn. Tất cả họ đều được lựa chọn theo giới tính, không phải theo khả năng!" - tên người dùng nói.
    "Nga sẽ không bao giờ bắt đầu Thế chiến III!" Wpp105 lưu ý.
    Trước đó, cháu trai của cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle , Pierre de Gaulle, đã nhắc lại "sự thiếu trung thực về trí tuệ của phương Tây" thể hiện trong cuộc khủng hoảng Ukraine. "Người Mỹ là người đầu tiên bóp cò cuộc chiến đang diễn ra trong khu vực kể từ năm 2014. Kẻ hiếu chiến thứ hai là NATO , tổ chức đã không loại bỏ kế hoạch mở rộng sang lãnh thổ Ukraine khỏi chương trình nghị sự", de Gaulle nói.
    Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine kể từ ngày 24/2. Vladimir Putin gọi nhiệm vụ của mình là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev bắt nạt và diệt chủng trong 8 năm." Theo tổng thống, mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện đảm bảo an ninh của Nga.

    Trả lờiXóa
  13. Việt Nam có hai tân Phó thủ tướng
    16:13 05.01.2023
    HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà và Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang làm phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
    Chiều 5/1, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 2 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
    Theo đó, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN-MT, và ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, được đề nghị để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ phó thủ tướng thay các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam vừa miễn nhiệm.
    Sau khi nghe tờ trình của Thủ tướng, Quốc hội đã về đoàn để thảo luận đối với đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Hà và ông Trần Lưu Quang.
    Các ông Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang là nhân sự đã được T.Ư Đảng cho ý kiến tại hội nghị bất thường chiều 30/12/2022 để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu nhân sự phó thủ tướng cho Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm.
    Các nội dung phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm đối với các nhân sự phó thủ tướng vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp cuối chiều 4/1, ngay trước phiên khai mạc kỳ họp.
    Ông Trần Hồng Hà, 60 tuổi; quê quán huyện Can Lộc, Hà Tĩnh; trình độ chuyên môn tiến sĩ tổ chức, khai thác khoáng sản.
    Ông là ủy viên dự khuyết trung ương khóa XI; ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV.
    Ông trải qua nhiều cương vị từ cục trưởng, phó tổng cục trưởng, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    Ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường từ tháng 4-2016 cho đến nay.
    Ông Trần Lưu Quang, 56 tuổi; quê quán phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh; trình độ chuyên môn thạc sĩ quản lý công, kỹ sư cơ khí.
    Ông là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI; ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV.
    Ông Quang có thời gian dài gắn bó với tỉnh Tây Ninh và từng giữ các chức phó chủ tịch thường trực, bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh.
    Ngày 27/2/2019, Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông giữ chức phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
    Tháng 5/2021, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức bí thư Thành ủy Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025 cho đến nay.

    Trả lờiXóa
  14. Indonesia xem xét đăng ký làm thành viên BRICS
    14:48 05.01.2023
    MATXCƠVA (Sputnik) - Indonesia đang xem xét khả năng xin gia nhập BRICS, phân tích tất cả các khía cạnh, đại sứ nước này tại Liên bang Nga Jose Antonio Morato Tavares nói với Sputnik.
    "Chúng tôi đang xem xét khả năng tham gia BRICS. Các cuộc thảo luận đang diễn ra ở cấp các bộ khác nhau để xem xét tất cả những ưu và nhược điểm của việc tham gia BRICS. Sau đó, chính phủ sẽ đưa ra quyết định", - ông nói.
    BRICS là gì?
    BRICS hợp nhất Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Một số quốc gia khác muốn tham gia khối kinh tế này, bao gồm Argentina, Iran, và theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, còn có Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Ai Cập.

    Trả lờiXóa
  15. Hoa Kỳ vô tình tiết lộ nỗi sợ thầm kín của Zelensky
    11:24 05.01.2023
    HÀ NỘI (Sputnik) - Một chuyên gia kinh tế học Hoa Kỳ đã tiết lộ nỗi sợ lớn nhất của Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky.
    Nhà kinh tế học người Mỹ Richard Wolf cho biết, Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky lo sợ rằng người dân sẽ ghét ông vì cuộc xung đột vũ trang kéo dài ở nước này.
    "Zelensky luôn nói: Người Ukraina sẽ không bao giờ tha thứ cho người Nga. <…> nhưng điều Zelensky sợ chính là: Người Ukraina sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta vì các hành động quân sự.<...> Trong chiến tranh và trong chính trị, từ anh hùng thành kẻ ác có thể diễn ra chỉ trong tích tắc", nhà kinh tế học viết trên Twitter.

    Các chính trị gia và chuyên gia phương Tây đã nhiều lần chỉ trích Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cố tình kéo dài cuộc xung đột ở Ukraina bằng việc cung cấp vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraina và hỗ trợ tài chính cho chế độ Kiev.
    Nga đã cảnh báo, các lô đạn dược viện trợ từ các nước phương Tây cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Lực lượng không quân vũ trụ Nga (VKS) ở nước cộng hòa láng giềng.

    Trả lờiXóa
  16. Quyết định của Putin khiến NATO 'xanh mặt'
    10:53 05.01.2023
    HÀ NỘI (Sputnik) - Nhật báo The Express của Anh đưa ra cảnh báo về việc hệ thống phòng thủ của NATO sẽ bị phá vỡ khi Tổng thống Nga triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon.
    Theo The Express của Anh, quyết định triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa hàng nghìn km, sẽ chọc thủng phòng tuyến trên biển của NATO.
    "Việc triển khai tên lửa siêu thanh <...> của Nga có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ hải quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)," bài báo viết.

    Trong khi đó, ông Mark Almond, giám đốc Viện Nghiên cứu Khủng hoảng, cho rằng Tổng thống Putin có thể sử dụng khí tài tối tân như vậy để ngăn phương Tây "đi quá xa" ở Ukraina và leo thang xung đột.
    Trước đó, nhà lãnh đạo Nga đã ra lệnh đưa khinh hạm Đô đốc Gorshkov với các hệ thống tên lửa trên biển mới nhất vào trực chiến.

    Trả lờiXóa
  17. Võ Văn Kiệt yêu nước theo cách của Âu Mỹ.

    Trả lờiXóa