Trong trang
Academy của đài BBC có
nêu quan điểm một lãnh đạo đài về trách nhiệm của phóng viên BBC khi tham gia
mạng xã hội. Tại Việt Nam,
hầu hết các toà soạn không hoặc chưa có bộ quy tắc cho phóng viên khi tham gia
mạng xã hội.
Bọn tư bản giãy chết hoá ra từ
lâu đã tìm cách bịt mồm phóng viên chứ không để thoải mái như ở Việt Nam. Sự kiện
nhà báo Đỗ Hùng báo Thanh Niên bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo gây nhiều
tranh luận. Thế nào là tự do ngôn luận, thế nào là quyền riêng tư có lẽ còn
phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên đó là trường hợp rất đáng tiếc và là bài học lớn
cho mỗi nhà báo đang công tác trong các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay.
****************
Để tham khảo, xin giới thiệu
"quy tắc" của đài BBC qua lời bà Liliane Landor - Tổng biên tập khối
các ban ngôn ngữ.
Vai trò của truyền thông xã hội
Theo bà Liliane Landor, phóng
viên BBC cần ý thức đầy đủ về trách nhiệm nghề nghiệp của mình khi sử dụng
truyền thông xã hội, và phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc làm báo căn bản.
Bà Liliane Landor giải thích:
Nhà báo BBC cần hiểu rõ sự khác
biệt giữa đời tư và sinh hoạt làm báo của mình, và cần sử dụng truyền thông xã
hội một cách hợp lý.
Trong các mạng xã hội, có nhiều
người quan tâm theo dõi bạn, công khai hoặc âm thầm kín đáo.
Bạn có thể nói thoải mái về cuộc
sống riêng của mình, nhưng không được nêu ý kiến riêng về các vấn đề chính trị,
hay các vấn đề liên quan tới nghề nghiệp của bạn.
Một phóng viên BBC không được là
cổ động viên, bạn hữu, hay ủng hộ viên của bất kỳ chính trị gia hay nhà hoạt
động nào thuộc bất kỳ đảng phái nào, ở bất kỳ xứ sở nào, dù đó là quốc gia quê
hương bạn, là nước Anh hay bất kỳ một nước nào khác.
Lý do là bạn, với tư cách một
phóng viên BBC, có trách nhiệm đảm bảo đưa tin bất thiên vị và hoàn toàn khách
quan.
Khi là phóng viên BBC, bạn không
có ý kiến riêng, bạn không viết về ý kiến cá nhân của bạn khi tường thuật.
“Tường thuật” ở đây gồm cả việc
đăng trên Facebook hay Twitter.
Viết blog cá nhân và nêu quan
điểm chính trị
Bạn không được phép đưa ý kiến cá
nhân lên trang blog, kể cả khi bạn dùng hình đại diện hoặc dùng tên khác, bởi
dưới bất kỳ tên hay hình đại diện nào thì bạn vẫn là phóng viên BBC.
Bạn có nghĩa vụ không làm cho bất
kỳ ai nghi ngờ về sự bất thiên vị và sự khách quan của nơi bạn đang làm việc.
Bạn có được phép tiết lộ quan
điểm chính trị ở BBC hay không?
Tôi đã làm việc tại BBC từ hơn 20
năm nay rồi, có những người tôi đã làm việc cùng trong nhiều năm, nhưng quan
điểm chính trị của họ là thế nào thì tôi vẫn không biết. Và tôi nghĩ rằng như
thế là đúng.
Chúng ta không trông đợi người
khác nói cho mình biết là họ chọn bỏ phiếu như thế nào, chúng ta không trông
đợi người khác nói cho mình là họ chọn ủng hộ đảng phái nào, và tôi đương nhiên
là không trông đợi người khác thảo luận về những vấn đề này trong môi trường
làm việc chuyên nghiệp của BBC.
Quy tắc này được áp dụng chung
cho tất cả các phóng viên, dù là ở bộ phận tiếng Anh hay ở bất kỳ ban ngôn ngữ
nào, nội địa hay toàn cầu.
Tham gia thảo luận trực tuyến
(Online Chatrooms)
Phóng viên BBC có được phép tham
gia các diễn đàn trao đổi (chatroom)? Chẳng hạn như các diễn đàn nói về nấu ăn,
phòng tránh ung thư, hay về tình dục? Tất nhiên là có.
Bạn có được tham gia các diễn đàn
nơi quan điểm chính trị được nêu rõ, hay nơi bạn thể hiện thái độ ủng hộ đảng
phái nào đó hay xu hướng chính trị nào đó? Không, chuyện đó thì không.
Đó là sự khác biệt giữa vấn đề
làm việc chuyên nghiệp và vấn đề quan điểm cá nhân áp dụng đối với tất cả các
phóng viên của chúng tôi.
Điều này quan trọng, bởi vì đời
sống riêng tư của bạn không phải là việc của BBC, bạn hoàn toàn được khuyến khích
tham gia các chatroom theo nhu cầu đời sống riêng của mình.
Nhưng khi liên quan tới nghề
nghiệp, tới tin tức, tới tính chất bất thiên vị của tổ chức nơi bạn làm việc,
thì đó là vấn đề chúng ta cần phải có làn ranh đỏ.
Nguyên tắc Bất thiên vị
Lý do duy nhất khiến BBC được tin
cậy bởi hơn 230 triệu khán thính giả, độc giả trên toàn cầu, là bởi BBC đã
chứng tỏ được rằng BBC có thể đảm bảo được tính bất thiên vị mạnh mẽ hơn so với
các cơ quan truyền thông khác, và BBC luôn nỗ lực hết sức trong việc này, ngay
cả trong những tình huống khó khăn.
BBC không phải chỉ là một tổ chức
mà còn là từng cá nhân làm việc trong đó, ở mọi vị trí cấp bậc, từ người chuyên
nghiên cứu tìm kiếm thông tin, trợ lý truyền thông, cho tới các chủ biên cao
cấp.
Do vậy, uy tín của BBC được xây
dựng trên cơ sở từng cá nhân mỗi chúng ta.
Đó là lý do giản dị nhất khiến
chúng ta khuyến khích các phóng viên của chúng ta không nên cởi mở, công khai
quan điểm chính trị của cá nhân mình.
======================
Mời xem một số bài liến quan:
Theo dõi BBC tiếng Việt từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay và đối chiếu với những nguyên tắc mà bà TBT khối các ban ngôn ngữ của dài này đưa ra thì tôi thấy có vẻ như Ban Việt ngữ của BBC không phải do BBC quản lý.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTổng quan tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và quan điểm quốc tế
Trả lờiXóa