Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Một người Việt Nam làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Malaixia(*)

 Ông Lai Teck- Lai đặc- Phạm Văn Đắc
Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Malaixia
Lời dẫn: Tại bài CỜ VÀNG VÀ BỐN PHIÊN BẢN TRONG LỊCH SỬ có cuộc trao đổi giữa hai bạn đọc đáng kính của Google.tienlang là bác Người Đất Thép và bác Cựu Chiến binh v/v ông Nguyễn Mạnh Hà- Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Thuộc Học Viện chính trị Hồ Chí Minh) trong một chuyến đi Singapore đã được bạn mời tham quan nơi trưng bày về Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó có tài liệu ghi nhận nguyễn Ái Quốc có công thành lập Đảng Cộng sản Mã Lai. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng CS Mã Lai là một người Việt Nam. Bác Cựu Chiến binh cho biết: 
-----
Chuyện ông Nguyễn Mạnh Hà kể chỉ có chi tiết mới là việc Bác Hồ là một trong những người sáng lập ĐCS Mã Lai qua đoạn dưới đây:
====
"Tới khu trưng bày của Đảng Cộng sản Đông Dương tôi thực sự cảm động khi thấy ngay bên trái cửa ra vào khu trưng bày là ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao chừng 3 m, rộng gần 2 m. Lại gần ngắm kỹ, điều làm tôi hết sức ngạc nhiên đó là những dòng ghi chú bên dưới bức chân dung. Họ chú thích thế này: “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969): (1) Lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, (2) Một trong những nhà sáng lập chủ chốt của Đảng Cộng sản Malaysia, (3) Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản phân công phát triển phong trào Cách mạng và phong trào Cộng sản ở Malaysia”.
=====
Phần còn lại nói về ông Tổng Bí thư ĐCS Mã Lai (1935- 1947) Lai Teak là người Việt Nam thì báo chính thống là Báo Quân Đội Nhân dân đã có bài chi tiết từ Số Tết năm 2002, cách đây 14 năm rồi!
Bài này rất hay nhưng có lẽ số Tết 2002 của báo QĐND không được số hóa, đưa lên báo điện tử QĐND trên mạng. Do vậy, tôi đề nghị Nhóm Biên tập Google.tienlang đăng lại bài này để bạn đọc ngày nay biết về một thời các cụ lão thành Cộng sản VN đã tung hoành trên thế giới ra sao.
------
Google.tienlang đã đề nghị bác Cựu Chiến binh số hóa bài này từ báo giấy và gửi vào hộp thư của chúng tôi. Google.tienlang xin cảm ơn bác Cựu Chiến binh và xin trân trọng giới thiệu bài báo này. 
*************


Một người Việt Nam làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Malaixia(*)

Tôi đến thăm Giáo sư Trần Văn Giàu nhằm lúc Giáo sư đang mệt. Bác Giàu gái lấy ghế bảo tôi ngồi cạnh đi-văng cho dễ nói chuyện. Giáo sư Trần Văn Giàu xin phép nằm và hỏi tôi cần gì không. Tôi nói, đến thăm bác là chính và xin hỏi bác về một chi tiết lịch sử, rằng có một người Việt Nam đã từng làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Malaixia. Người ấy có công lao lớn giúp nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Mắt bác Giàu sáng rực lên rồi hỏi tôi:

- Ai kể chuyện ấy với đồng chí?

- Dạ thưa, bác Dương Quang Đông.

- Anh Năm Đông hả? Đúng đấy. Chuyên thế này…

Bác Giàu sửa lại gối đầu, nửa ngồi, nửa nằm, hồi tưởng và kể cho tôi nghe với một giọng rất khúc chiết, rành rẽ như đã nghĩ rất kỹ từ bao giờ:
Cuối năm 1945, khi Nam Bộ bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi là Bí thư Xứ ủy, Chủ tịch Uy ban kháng chiến Nam Bộ, được Bác Hồ gọi ra Hà Nội. Ở thủ đô Hà Nội, theo đề nghị của tôi và được Bác Hồ, anh Võ Nguyên Giáp đồng ý cho tôi đi Thái Lan với tư cách là Tổng bộ Việt Minh để làm việc với Phó vương, Thủ tướng Thái Lan là Luổng-pri-đi. Cùng đi với tôi có anh Phạm Ngọc Thạch, sau này là Bộ trưởng Bộ Y tế. Chúng tôi làm 3 nhiệm vụ chính, một là xin thật nhiều súng đạn rồi tổ chức chuyển về cho Nam Bộ kháng chiến, hai là vận động, tổ chức thành lập, huấn luyện đội quân Việt kiều về giúp Nam Bộ kháng chiến, ba là khai thông tuyến liên lạc, tiếp tế từ Thái Lan qua Campuchia về Nam Bộ và vận động nước bạn chống thực dân Pháp để chia lửa với Việt Nam. Ở Thái Lan, tôi gặp anh Dương Quang Đông. Anh Năm Đông cho biết được xứ ủy Nam Kỳ giao cùng với Sơn Ngọc Minh mang vàng sang Thái Lan mua vũ khí chuyển về cho Nam Bộ kháng chiến và nếu có điều kiện thì làm những nhiệm vụ như của chúng tôi. Cũng cần nói thêm, anh Năm Đông là bạn tù với tôi ở căng Tà Lài, cùng nhau vượt ngục năm 1941. Anh Năm Đông là người đã vận động, tổ chức, phục hồi Xứ ủy Nam Kỳ sau khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Từ năm 1943 đến tháng 5/1945, anh Năm Đông là Bí thư Xứ ủy Nam Kì và là người đã bàn giao chức vụ Bí thư Xứ ủy cho tôi từ tháng 5/1945. Với tư cách thường vụ Xứ ủy, được giao chỉ huy, chốt giữ dinh Xã Tây (tức trụ sở Uy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Đêm 22, rạng ngày 23/9/1945, anh Năm Đông là người nổ súng đầu tiên, giáng trả đòn tấn công của thực dân Pháp và sau này trở thành tiếng súng đầu tiên của Nam Bộ Kháng Chiến. Trong lòng tôi, anh Năm Đông luôn là một nhà tổ chức hành động thực tiễn tài giỏi. Một người cộng sản luôn sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ miễn là nhiệm vụ ấy, công việc ấy có lợi cho Cách Mạng, dù có khó khăn đến mấy. Ở Thái Lan, tôi nhận được điện của Hà Nội cử đi dự hội nghị Châu Á, tổ chức tại Niu-Đêli, An Độ do Đảng Quốc Đại (I) của Thủ tướng Nê-ru tổ chức và mời Việt Nam. Cùng đi với tôi có anh Luân, dược sĩ cao cấp, sau này anh Luân là Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Miến Điện. Sau hội nghị Á Châu, chúng tôi còn tổ chức hội nghị Đông Nam Á tại Băng-cốc, Thái Lan gồm có đại diện các nước Lào, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Philippin và Việt Nam. Từ hội nghị ở An Độ đến hội nghị ở Băng-cốc, tôi nhiều lần tiếp xúc với đòan Malaixia và được biết thêm, phong trào kháng chiến chống Nhật ở Malaixia rất mạnh. Phong trào này do Đảng Cộng Sản lãnh đạo và rất có uy tín. Thủ lĩnh phong trào hình như là một người Việt Nam. Sau khi Nhật đầu hàng, phe kháng chiến thu được rất nhiều súng đạn và có lực lượng rất lớn. Tôi nảy ra ý định đi Malaixia xin vũ khí cho Nam Bộ. Tại Malaixia, tôi được gặp lãnh tụ của phong trào kháng chiến, đồng thời là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản. Tôi ngờ ngợ anh này là Ngô Gia Tự, bởi vì hồi ở Côn Đảo, Bác Tôn Đức Thắng tổ chức cho anh Ngô Gia Tự và một số người tù vượt ngục nhưng không thấy về đất liền. Hay là anh Tự sang đây rồi làm nhiệm vụ Quốc tế cộng sản giao cho. Người Việt Nam ta giỏi lắm, biết đâu. Tôi chưa từng gặp anh Ngô Gia Tự nên bao nhiêu câu hỏi không tìm được lời giải đáp. Trong khi làm việc, người ấy xưng tên là Lai- đặc và nói hòan tòan bằng tiếng Anh. Người ấy bảo với tôi là có nghe danh Trần Văn Giàu ở Việt Nam. Nhiều lần tôi gợi ý khéo song người ấy rất giữ bí mật gốc gác của mình. Nhưng khi tôi nói rõ mục đích chuyến đi và đặt vấn đề xin súng đạn giúp Nam Bộ kháng chiến thì người ấy rất sẵn sàng và còn quyết định cho cả tàu thủy chuyên chở đến địa điểm mà tôi yêu cầu. Người ấy còn đề nghị nếu Chính phủ Hồ Chí Minh đồng ý, Đảng Cộng Sản Malaixia sẽ chi viện cả quân đội của phong trào kháng chiến sang giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp. Mừng quá, tôi lập tức trở về Thái Lan kể hết sự tình cho anh Dương Quang Đông nghe. Tôi cũng nêu lên mối ngờ vực và niềm tự hào khôn xiết về một Lai- đặc hay Ngô Gia Tự của chúng ta. Nghe chuyện, anh Năm Đông cười rồi bảo tôi: Ai chứ anh Ngô Gia Tự thì tôi rành lắm. Vì năm 1929, 1930 bác Tôn Đức Thắng giao cho tôi đưa anh Ngô Gia Tự đi bàn giao cơ sở Đảng của Xứ ủy, tôi và Lý Tự Trọng là giao liên của an Ngô Gia Tự. Nhưng Lai- đặc có lẽ không phải là anh Ngô Gia Tự vì lúc đón bác Tôn Đức Thắng từ Côn Đảo về, nghe bác Tôn kể anh Ngô Gia Tự và một số anh em vượt ngục đã hi sinh giữa trùng khơi vì gặp bão lớn. Anh Năm Đông còn bảo để anh đi sang trực tiếp vừa tổ chức vận chuyển vũ khí về cho Nam Bộ, vừa để xem Lai- đặc có phải là bạn cũ, Đảng viên của Xứ ủy hay không.

x
x x

Năm nay đã hơn 100 tuổi, nhưng bác Dương Quang Đông vẫn khỏe và rất minh mẫn. Bác vừa được Trung Ương cử làm thành viên Hội đồng khoa học viết lại lịch sử Nam Bộ kháng chiến do đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng, Cố vấn Ban Chấp Hành Trương Ương làm Chủ tịch. Năm 1927, theo chỉ thị của Bác Hồ, Bác Tôn Đức Thắng tổ chức ra Chi bộ Cộng Sản quốc tế đầu tiên ở Nam Kỳ. Bác Năm Đông là Đảng viên trong Chi Bộ Cộng Sản quốc tế đầu tiên ấy do Bác Tôn Đức Thắng làm Bí thư và trực tiếp giới thiệu. Những người biết bác Năm Đông đều rất khâm phục tính cương trực, thẳng thắn, luôn đặt lên hàng đầu lợi ích của Đảng, của dân tộc, của Tổ quốc. Hơn 70 tuổi Đảng, 5 lần bị địch bắt cầm tù, đã từng là Bí thư Xứ ủy, có lẽ Bác là người duy nhất kiên quyết đề nghị Xứ ủy giao lại chức vụ cao ấy cho người khác tài giỏi hơn mình, vì như vậy sẽ có lợi nhiều hơn cho dân, cho Đảng, cho sự nghiệp Cách Mạng. Được Đảng và Nhà nước cho căn nhà, bác bán đi mua nhà nhỏ hơn để lấy tiền dưỡng gìa. Có lẽ Bác là người duy nhất đã hiến 80 cây vàng để cứu trợ đồng bào đồng bằng Sông Cửu Long bị lũ lụt và ủng hộ bệnh viện miễn phí An Bình. Tôi nhớ có lần phê phán một đồng chí cán bộ cao cấp, bác thẳng thắn nói: “Đồng chí nghỉ đi, làm lãnh đạo mà tiếng xấu tràn đồng, nếu có làm thêm cũng chỉ có hại cho uy tín của Đảng mà thôi.” Bác gái kể, có lần bác khuyên bác Năm Đông: “Ông thẳng quá, rủi người ta ghét, nó đòm cho một phát thì khổ.” Ai dè, ổng nói: “Vào Đảng hơn 70 năm nay, nếu vì Đảng chống tiêu cực, có bị bọn xấu giết thì vẫn còn hơn ốm đau dầm dề, khổ cho bà phải chăm sóc. Bà không thấy tấm gương Liên Xô tan vỡ là vì bọn cơ hội lên nắm chính quyền, phản bội, phá hết thành quả Cách Mạng đấy. Cỡ mình mà còn sợ không dám đấu tranh thì thử hỏi còn ai dám nói. Mình còn sợ hi sinh thì biểu ai hi sinh. Bọn cơ hội, nhân danh Đảng mà tham nhũng, làm hại người tốt, làm lợi cho kẻ xấu thì phải trừng trị thẳng tay. Dẫu có chết cũng là chết vinh quang.”
Nghe thì vậy, nhưng bác Năm Đông trông rất hiền lành, đặc biệt bác có nụ cười rạng rỡ, đầm ấm, thân tình rất thu hút người khác. Bác Năm Đông bồi hồi nhớ lại: “Dạo đó, nghe Trần Văn Giàu kể, tôi liền thu xếp đi ngay sang Malaixia. Tôi đến trụ sở Đảng Cộng Sản tìm gặp Lai- đặc. Hồi ấy, sau kháng Nhật thắng lợi, Đảng Cộng Sản Malaixia họat động công khai, rất có thanh thế, có trụ sở lớn, treo cờ đỏ búa liềm đàng hòang, Tổng Bí Thư oai vệ lắm. Ngay ngày đầu gặp nhau, tôi đã nhận ra Lai- đặc chính là Phạm Văn Đắc, quê ở Long Đất, Bà Rịa, học sinh trường Hùynh Khương Ninh. Chính tôi đã giới thiệu Phạm Văn Đắc vào Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930, sinh họat tại Chi bộ Tân Định, Sài Gòn. Đến năm 1931, giặc Pháp khủng bố trắng, tôi và Đắc cùng tạm lánh sang Thái Lan. Đầu năm 1932, tôi quay về Sài Gòn nhưng tìm mãi không gặp được Đắc. Cuộc gặp nhau trên đất khách quê người lần này, tôi mừng lắm. Nhưng Lai- đặc Phạm Văn Đắc lại tỏ ra rất bình thản và đặc biệt trong câu chuyện không bao giờ Lai- đặc nói tiếng Việt. Tuy vậy, Lai- đặc tiếp tôi rất thân tình, bố trí nơi ăn ở đàng hòang. Khi tôi đề nghị giúp Nam Bộ đánh Pháp thì được Lai- đặc ủng hộ rất nhiệt tình và còn bàn phương án tổ chức chu đáo, khoa học. Lai- đặc đã cho tôi 5 chiếc tàu thủy lớn, hàng vạn khẩu súng, đạn dược, thuốc men để chở về Việt Nam, đương nhiên là cho không. Lai- đặc còn đề nghị đưa quân của Đảng Cộng Sản Malaixia sang giúp Việt Minh đánh Pháp. Sau hơn 3 tháng ở Malaixia, một bữa, tôi ngồi hút thuốc một mình trong trụ sở thì Lai- đặc ghé vào vỗ vai ra hiệu cho tôi đi ra ngoài vườn dạo chơi. Khi chỉ còn hai người, Lai- đặc ôm tôi khóc và nói: “Hoàng (tên tôi lúc còn đi học) ơi, mày tha lỗi cho tao nghe. Nhận ra mày ngay từ đầu nhưng phải bí mật để lo đại sự. Mày cần gì cho Nam Bộ kháng chiến, tao sẽ hết lòng và tìm mọi cách đáp ứng, kể cả sức người, tính mạng. Nhưng từ rày khi gặp nhau mày đừng nhìn tao như thế và cũng đừng tìm cách kiểm tra tung tích. Dạo đó tao không về Sài Gòn với mày được là có lý do của tổ chức. Mày chỉ cần biết tao mãi mãi là người Cộng sản chân chính. Nhiệm vụ của tao đang làm là do Quốc tế Cộng Sản giao cho.”

Bác Năm Đông bật lửa, châm thuốc hút, mắt nhìn ra xa, vành mi ngấn lệ, chợt Bác quay sang tôi nói như tâm sự với lớp trẻ: “Đồng chí ạ, cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hòan tòan thắng lợi. Trong sự nghiệp ấy có công lao của biết bao bạn bè quốc tế. Làmsao mà tri ân hết được nhỉ? Những năm Nam Bộ kháng chiến, nhân dân Thái Lan, chính phủ Luổng-pri-đi, Bộ trưởng Ngọai giao Nai Tiên và Bộ trưởng Nội Vụ Nai Thoong In, anh Na, anh Xổm là Uy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Thái Lan, nhà sư Báo An, Việt kiều, những người Cộng sản Mailaixia như Lai- đặc – Phạm Văn Đắc và nhiều đồng chí khác đã giúp chúng ta hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, giúp một cách vô tư vì chính nghĩa. Nhiều lúc, tôi muốn có một lời cảm ơn họ. Đồng chí có thể giúp tôi được không? Cảm ơn trên báo của đồng chí chẳng hạn? Đồng chí biết không, khi trở lại Thái Lan, Lai- đặc bảo tôi mang theo một tiểu đoàn quân. Vì không liên lạc được với Trung Ương để xin chỉ thị, tôi bảo người thì không thiếu. Lai- đặc đề nghị tôi mang về một đại đội, tôi cũng không dám nhận. Cuối cùng, nể Lai- đặc, tôi chỉ nhận có 4 người đưa về nước cùng với đoàn tàu. Trải qua 30 năm chiến đấu trường kì, tưởng không còn ai sống sót. Thế mà vừa rồi tôi được Ban tổ chức Chính phủ chuyển tài liệu nhờ xác minh cho một đồng chí trong bốn người tôi đưa về hồi ấy còn sống ở Rạch Giá, Kiên Giang để họ được hưởng chế độ chính sách. Đó là đồng chí Puồi – Trần Văn Quang, là một trong 4 đồng chí mà Lai- đặc tuyển chọn gửi cho tôi mang về Tổ quốc tham gia đánh thực dân Pháp từ năm 1946. Anh Puồi vừa gửi thư lên cảm ơn tôi và hứa sẽ sắp xếp lên chơi thăm thủ trưởng cũ. Người ta cảm ơn mà tôi thấy mình có lỗi, đồng chí ạ.” Bác Năm Đông đưa thư của đồng chí Puồi – Trần Văn Quang cho tôi xem. Lá thư gửi Tiểu đòan trưởng Năm Đông. Đó là bức thư của những người bạn chiến đấu mừng cho nhau còn sống và mừng cho sự nghiệp đổi mới của Đảng trên đà thắng lợi. Chỉ tiếc là đã quá già yếu nên không đi thăm thú mà tán gẫu chơi với nhau. Một lá thư được viết từ một tâm hồn thanh thản và mừng vui vì được Đảng, Nhà nước, người chỉ huy cũ biết, nhớ công lao của mình để báo đáp lúc tuổi đã xế chiều. Đọc lá thư, lòng tôi tràn đầy xúc động, còn bác Dương Quang Đông thì khóc. Tôi hứa với bác sẽ viết trên báo lời cảm ơn, lời tri ân của bác đối với những người đã giúp bác, giúp Đảng, giúp dân, giúp Cách Mạng Việt Nam. Nếu bài báo này được đăng vào dịp Xuân mới thì lòng tôi cũng thanh thản với hai đồng chí lão thành Cách Mạng và cũng là món quà Xuân mừng nhà Cách Mạng lão thành đầy uy tín ở Nam Bộ, thành phố mang tên Bác Hồ./.


ĐẶNG THỌ TRUẬT

34 nhận xét:

  1. Bác Hồ từng là sáng lập viên Đảng Cộng -sản Pháp... Thông tin này còn hơi mơ hồ ; Nếu có điều kiện cần có thêm tư liệu ; nhất là từ Mã lai ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhờ Lũ Cộng Malay thất bại (không có biên giới với TQ nên xúng đạn phải đi đường biển từ TQ tới Malay), Malay mới được Tư bản 55 năm (1970) như ngày nay. Còn Cộng sản bắc Việt thì xuất khẩu lao động qua Malay.

      Xóa
  2. Một suy nghĩ rất văn minh, họ sẵn sàng cho người nước ngoài làm chủ tịch một Đảng , điều quan trọng là người đó có tài, có đức và yêu đất nước họ.Hãy học tập họ Chúng ta cũng nên tránh chủ nghĩa dân tộc cự đoan và hẹp hòi

    Trả lờiXóa
  3. Quá trình thành người Việt Nam của cựu binh mang quốc tịch Malaysia

    Theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Đông Dương, chàng trai 20 tuổi người Malaysia đã lên đường tòng quân, với nhiệm vụ đặc biệt, đưa 5 thuyền chở vũ khí vượt biển, tiếp sức cho Việt Nam kháng chiến.

    “Cựu binh” quốc tế

    Dù chiến tranh đã qua đi, nhưng những ký ức hào hùng về người cộng sản quốc tế Chan Mun Boy (SN 1925, người Malaysia), vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của mỗi người cách mạng. Trong chuyến công tác tại Kiên Giang, PV được đồng nghiệp nhắc lại về tinh thần bất khuất của người “chiến binh” cộng sản này. Tuy nhiên, do thời gian nên dường như không còn nhiều thông tin về Chan Mun Boy.

    Vào một ngày cuối tháng 9-2015, phóng viên tìm đến UBMT Tổ quốc tỉnh Kiên Giang nhờ hỗ trợ. Qua rà soát, ông Nguyễn Tấn Hưng, Phó Chánh văn phòng UBMT Tổ quốc tỉnh Kiên Giang cho biết: “Ông Chan Mun Boy có người con gái tên Trần Thị Mỹ Linh (SN 1958, từng giữ chức Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBMT Tổ quốc TP. Rạch Giá), hiện đang công tác tại hội Khuyến học tỉnh Kiên Giang”.

    Quá trình thành người Việt Nam của cựu binh mang quốc tịch Malaysia - Ảnh 1

    Nhà lão thành cách mạng Chan Mun Boy. (Ảnh gia đình cung cấp).

    Trò chuyện với PV, bà Mỹ Linh cho biết, những ngày cuối đời, cha của bà được người thân đưa về quê tại ấp Phương Lạc, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phụng dưỡng.

    Nhắc về những đóng góp to lớn của ông – nhà Cách mạng lão thành, thương binh 2-4, từng vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến sỷ vẻ vang hạng Nhất, Huy hiệu nghĩa vụ quốc tế,... do Đảng, Nhà nước Việt Nam trao tặng ông Chan Mun Boy, mọi người thân trong gia đình ông Chan đều tỏ ra hết sức tự hào.

    Tháng 9-1941, khi đang học lớp 9 tại một trường trung học ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Puồi (tên thường gọi của ông Chan thời còn ngồi ghế nhà trường) đã xuống đường tham gia phong trào đấu tranh với khẩu hiệu “Đoàn sinh viên – học sinh cứu nước toàn cõi Đông Nam Á vùng lên chống phát xít Nhật”. Theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Đông Dương, tại Malaysia, một phong trào kháng Nhật dấy lên. Ngoài học tiếng mẹ đẻ Malaysia, tiếng Anh, Trung Quốc ở trường, Chan còn học thêm cả tiếng Nhật, Pháp.

    Tiếng gọi của non sông thôi thúc, năm 1945, chàng trai Chan Mun Boy được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Malaysia khi mới tròn 20 tuổi. Giác ngộ lý tưởng “chỉ có con đường đấu tranh mới giải phóng dân tộc”, Chan liền lên đường tòng quân, cùng ba đồng chí Ly Y Xin, Hồ Chí Trung, Minh Kim tham gia cùng cán bộ cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ đặc biệt: Đưa 5 chiếc thuyền chở 150 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng vượt eo biển Malacca (nơi được xem là “tam giác quỷ” nằm giữa Indonesia – Malaysia – Singapore) cặp bến Mai Ruột (Thái Lan), rồi tiếp tục vận chuyển tiếp sức cho nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

    Chia tay người thân đi làm cách mạng

    Chuyến vượt biển với nhiệm vụ quốc tế, người đảng viên trẻ Chan Mun Boy không có nhiều thời gian để từ biệt người thân trong gia đình. Chan chỉ kịp thông báo với anh trai của mình rằng sắp phải đi xa, chưa biết chừng nào về... Kể từ đó, ông Chan và người anh cả chia tay vĩnh viễn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tháng 3-1947, Chan được lãnh đạo phân công làm nhiệm vụ hải trình suốt 15 ngày đêm; ông Năm Đông làm trưởng đoàn, phó đoàn là Bông Văn Dĩa, ông Trương Văn Kính, đảm trách chức chính trị viên. Gần cả tháng trời lênh đênh trên biển nước với gió to, sóng dữ, vượt qua nhiều bãi đá ngầm. Có lúc đói khát, mọi người phải vào nhà thổ dân xin lương thực lót dạ cho qua cơn đói. Mặc dù, nhiều thách thức và hiểm nguy nhưng cả đoàn vẫn bám trụ, quyết đưa con tàu chở vũ khí tới được căn cứ.

      Tháng 5-1947, Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II đóng tại chiến khu I Prak Poong, thuộc tỉnh Prachin Bouri (Thái Lan) . Sau đó, đơn vị được chuyển về căn cứ Mai Ruột, quân số có gần 300 cán bộ, chiến sỹ. Sáng ngày 7-11-1947, cả Tiểu đoàn đứng trước cờ đỏ sao vàng có thêu tên đơn vị nghe Tiểu đoàn trưởng Dương Văn Phúc (tên gọi khác của đồng chí Dương Quang Đông) đọc lệnh xuất phát về Việt Nam.

      Quá trình thành người Việt Nam của cựu binh mang quốc tịch Malaysia - Ảnh 2

      Rất đông lãnh đạo trong và ngoài tỉnh đến thăm viếng. (Ảnh gia đình cung cấp).

      Tại thời điểm này, mỗi cán bộ, chiến sỹ của tiểu đoàn mang trên lưng trên 20kg gồm súng đạn, lương thực và phải vượt qua nhiều địa hình phức tạp, luôn đối mặt với bao hiểm nguy. Bọn Pháp đã huy động lực lượng theo dõi, phục kích những điểm vượt lộ. Không ít lần, đơn vị phải tách quân chiến đấu với địch. Sau trận đánh quyết liệt khi vượt lộ Chhuk – lộ chính từ thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) đi Campot, Chan bị trọng thương và được đồng đội nhiệt tình cứu chữa và tiếp tục hành trình tới Việt Nam.

      Sau đó, ông Chan được chuyển ngay đến Quân khu 9 liên tục điều trị suốt gần hai tháng. Bình phục, ông được học tiếng Việt, rồi cầm súng ở chiến trường miền Nam. Chuyến tàu đưa vũ khí vào Việt Nam thành công, ông Chan được Năm Đông chỉ huy tiếp đảm trách đưa chuyến thứ hai.

      Đoàn vận chuyển vũ khí lần này có 7 đồng chí, ngụy trang thành tàu buôn. Khi di chuyển ngang qua cảng Kong Pông Xôm, chỉ huy Năm Đông phát hiện có một tàu lớn đang lù lù tiến thẳng về phía mình. Lập tức, Năm Đông báo động, tập hợp đoàn, chuẩn bị tinh thần chiến đấu. Nếu “địch” nổ súng thì anh em phải nhấn chìm tàu nhằm tránh để bị lộ đường dây vận chuyển vũ khí. Tuy nhiên, may mắn tình huống ấy không xảy ra, do tàu nọ chỉ là tàu buôn. Mấy ngày sau đó, tàu chở vũ khí về tới Vàm Đầm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) an toàn.

      Thành người Việt Nam

      Cuối năm 1948, do biết kỹ thuật sửa chữa tàu, Chan Mun Boy được phân công về làm việc tại một xưởng tàu để phục hồi nhiều máy tàu do bộ đội ta chiếm được của quân Pháp. Năm 1952, trong một chuyến công tác đến vùng căn cứ cách mạng tỉnh Hậu Giang, chàng trai Chan Mun Boy đã bị cô gái Quan Thị Mai (Chủ tịch hội Phụ nữ xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) hớp hồn, rồi thành tình chồng nghĩa vợ. Và kể từ đây, Chan Mun Boy còn có tên gọi khác bằng tiếng Việt là Trần Văn Quang.

      Quá trình thành người Việt Nam của cựu binh mang quốc tịch Malaysia - Ảnh 3

      Nhiều cán bộ lão thành cách mạng có mặt đưa tiễn người đồng chí về nơi an nghỉ. (Ảnh gia đình cung cấp).

      Xóa
    2. Chỉ vài ngày sau khi cưới vợ, Chan nhận lệnh biệt phái đi làm công tác Hoa vận ở một tỉnh khác, rồi được lệnh điều sang chiến trường giúp bạn Campuchia. Khi trở lại Việt Nam, Chan tiếp tục tham gia chiến đấu chống Pháp, rồi chống Mỹ. Năm 1964, ông Chan bị trúng pháo đạn của địch khiến bị thương nặng ở vùng đầu nên được đưa về Cần Thơ điều trị. Đến ngày đất nước được độc lập, ông Chan mới được hưởng hạnh phúc bên các con, cùng người vợ luôn kề vai sát cánh bên ông.

      Sau năm 1975, ông Chan gặp lại đồng chí Dương Việt Trung – Trưởng ban Hoa vận khu Tây Nam Bộ và được đồng chí phân công phụ trách Hoa vận huyện Vị Thanh (Hậu Giang). Công tác được khoảng thời gian ngắn, do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ông Chan được tổ chức chấp nhận cho về nhà an dưỡng. Năm 2004, ông Chan Mun Boy được Tỉnh ủy Kiên Giang đài thọ kinh phí để trở về thăm quê hương, nơi ông sinh ra và lớn lên.

      Tìm hiểu của PV được biết, ông Chan Mun Boy có tất cả 7 người con, trong đó có người hiện đang làm luật sư tại TP. Cần Thơ, và nhiều con cháu đang công tác tại các ban ngành ở một số tỉnh lân cận. Trao đổi với PV, anh Trần Anh Tuấn (SN 1981, cháu nội đích tôn của ông Chan Mun Boy) cho biết: “Những ngày cuối đời, ông bà nội được cha đưa về quê phụng dưỡng, chăm sóc. Chứ lúc ông bà nội còn khỏe thì sống cùng với người cô thứ 4 (tức là bà Mỹ Linh – PV) tại khu phố 2, phường An Hòa, TP. Rạch Giá (Kiên Giang)”.

      Cũng theo anh Tuấn, hiện bà nội rất khỏe, đang được con cháu đón đi chơi nên không có nhà. Những ngày cuối đời, gia đình rước ông bà nội về quê phụng dưỡng. Thi thoảng, vẫn nghe ông nội kể lại khoảng thời gian hào hùng, lúc ông thoát ly gia đình để cả đời gắn bó với cách mạng, rồi thành người Việt Nam. Do cuộc sống và hoàn cảnh nên con cháu chưa được dịp về thăm quê nội ở nước ngoài.

      Tiếc thương nhà cách mạng lão thành

      Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Nguyễn Thành Du, Tổ chức Đảng ủy xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Kiên Giang) cho biết: “Những ngày cuối đời ông Chan Mun Boy được người con trai thứ 5 đưa về phụng dưỡng tại ấp Phương Lạc, xã Phương Bình).

      Đến ngày 30/10/2014, ông Chan Mun Boy qua đời ở tuổi 89, trong sự tiếc thương của người thân và xã hội. Sau đó, ông Chan Mun Boy đưa về an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang tỉnh Hậu Giang.

      Theo THANH LÂM (Người Đưa Tin)

      Xóa
  4. Tháng 9/1941, khi đang học lớp 9 tại một trường trung học của thủ đô Kuala Lumpur thì tôi xuống đường tham gia phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật”. Theo lời kêu gọi của ĐCS Đông Dương, tại Malaysia một phong trào kháng Nhật dấy lên. Trên ghế nhà trường, Chan không chỉ học tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh, Trung Quốc mà học thêm cả tiếng Nhật.

    Chan ghi nhớ khẩu hiệu, cũng là lời hiệu triệu đang lan rộng toàn vùng Đông Nam Á là: Đoàn sinh viên - học sinh cứu nước toàn cõi Đông Nam Á vùng lên chống phát xít Nhật. Nghe theo tiếng gọi của ĐCS Malaysia, chàng thanh niên Chan Mun Boy dần dần giác ngộ được lý tưởng: Chỉ có con đường đấu tranh mới giải phóng dân tộc. Đầu năm 1945, vừa tròn 20 tuổi, Chan Mun Boy được vinh dự đứng vào hàng ngũ ĐCS.

    Sau đó, sứ mệnh vinh quang mà đảng viên trẻ Chan Mun Boy cùng 3 người đồng chí là Ly Y Xin, Hồ Chí Trung, Minh Kim đảm nhận là tham gia cùng cán bộ cách mạng Việt Nam ở hải ngoại đưa 5 chiếc tàu chở 150 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng, vượt eo biển Malacca - nơi được xem là “tam giác quỷ” nằm giữa Indonesia - Malaysia - Singapore, cập bến tại căn cứ Mai Ruột (có tài liệu gọi là Mai Luột, một địa danh thuộc tỉnh Chanmori, miền Nam Thái Lan giáp Campuchia), rồi tiếp tục cuộc hải trình sang giúp nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Chan Mun Boy cho biết, chuyến vượt biển với nhiệm vụ quốc tế như linh tính báo trước về một chuyến đi dài nên ông không dám về nhà từ biệt người thân. Đắn đo mãi, ông mới chạy về cửa hiệu của người anh cả và chỉ nói được gỏn gọn: “Anh Hai, em sắp đi làm xa”. Người anh cả ngạc nhiên, ngước nhìn thân hình gầy nhom của đứa em trai mình, nửa tin nửa ngờ: “Chú mày đi đâu và làm gì?”. Boy không dám nhìn thẳng vào mắt anh cả, giọng rụt rè: “Em đi buôn bán, chưa biết chừng nào mới trở về!”. Cả ông và người anh cả chẳng ngờ đấy là ngày anh em chia tay nhau vĩnh viễn.

    Trong chuyến hải trình vào tháng 3/1947, Chan là người trẻ nhất, và được phân công làm nhiệm vụ thị thực hàng hải. Năm Đông làm trưởng đoàn, phó đoàn là Bông Văn Dĩa, chính trị viên là ông Trương Văn Kính.

    Chuyến đi đầy nguy hiểm, khó khăn thử thách quyết liệt hơn cả đánh trận. Chiếc tàu phải vượt qua nhiều bãi đá ngầm, sóng dữ. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, tàu va vào đá là xem như mất trắng. Gần cả tháng trời lênh đênh trên biển, sóng to, gió lớn, bão dữ đã làm cho nguồn nước, thực phẩm bị hư và mất mát, anh em phải ghé vào những hòn đảo mà tàu đi qua để xin nước ngọt, mua lương thực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rồi con tàu cũng tới được căn cứ Mai Ruột. “Trên là rừng, núi, dưới chân núi là biển. Trong những doanh trại dã chiến, anh em chúng tôi có thêm rất nhiều người bạn mới. Mọi người trò chuyện với nhau chủ yếu bằng tiếng Hoa”.

      Chan cho biết, dù là một căn cứ hải ngoại, dù một tốp phải thường xuyên lên rừng đào củ mài, lấy măng tre, hái rau rừng, nấm, tốp xuống biển bắt cá, nghêu sò, nhưng cũng như bao nhiêu chiến sĩ khác, Chan và 3 người bạn “đồng hương” vẫn được sống trong khí thế của cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, thấy được tình cảm của những chiến sĩ đa số là con em Việt kiều và những chiến sĩ du kích đến từ Lào, Malaysia, Thái Lan, Nhật.

      Ông Chan kể, khi mới thành lập (16/5/1947), Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II đóng tại chiến khu I Prak Poong, thuộc tỉnh Prachin Bouri, Thái Lan. Sau đó, đơn vị được chuyển về căn cứ Mai Ruột. Quân số có gần 300 cán bộ, chiến sĩ.

      Ông Chan khẳng định: “Đã là chiến sĩ của Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II, thì không ai có thể quên được sự kiện vào sáng ngày 7/11/1947, cả tiểu đoàn đứng trước cờ đỏ sao vàng có thêu tên đơn vị nghe Tiểu đoàn trưởng Dương Văn Phúc – tên gọi khác của đồng chí Dương Quang Đông đọc lệnh xuất phát về Việt Nam". --PageBreak--

      Mỗi cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn mang trên lưng trên 20kg gồm súng đạn, lương thực và phải vượt qua nhiều địa hình phức tạp, đối mặt với bao hiểm nguy rình rập. Bọn Pháp đã huy động lực lượng theo dõi, phục kích những điểm vượt lộ. Nhiều lần, đơn vị phải “xé” ra, để đối phó, chiến đấu với địch.

      Sau khi vượt lộ Chhuk - lộ chính từ thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) đi Campot, trong một trận chiến khá quyết liệt, Chan bị trọng thương, nhờ có đồng đội nhiệt tình cứu chữa nên ông đã vượt qua nguy hiểm, tiếp tục hành trình tới Việt Nam. Trong những ngày chiến đấu gian khổ đó, lương thực thiếu thốn, anh em phải tuốt lúa non nhai cầm hơi.

      Do vết thương khá nặng nên ngay khi đến Quân khu 9, Chan được đưa vào điều trị liên tục gần 2 tháng. Những ngày sau đó, Chan được học chiến thuật chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, được học tiếng Việt.

      Đầu mùa mưa năm sau, Chan nhận lệnh sang Mai Ruột để vận chuyển vũ khí. Ông Chan kể: “Nhiệm vụ này do anh Năm Đông trực tiếp chỉ huy. Đoàn chúng tôi gồm 7 người. Tôi phụ trách kỹ thuật máy tàu. Chuyến đầu tiên suôn sẻ nhưng cũng mất đứt cả tháng trời. Chuyến thứ hai, chúng tôi lại đi bằng tàu nhỏ với 2 máy nổ có sức ngựa mạnh hơn và được ngụy trang thành tàu buôn. Chỉ hơn 12 ngày đêm, chúng tôi đã đến Mai Ruột an toàn.
      Đọc tiếp:
      Công an Nhân dân
      http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Chan-Mun-Boy---Chien-si-Cong-san-Quoc-te-thanh-nguoi-Viet-Nam-38574/

      Xóa
  5. Rất hoan nghênh Google.tienlang có loạt bài này. Sự kiện người VN từng làm Tổng Bí thư ĐCS Mã Lai rất ít người được biết.
    Lịch sử là lịch sử, nó tồn tại khách quan.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi vừa đọc xong bài
    SỰ THẬT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU 1989 Ở RUMANI
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/05/su-that-cuoc-cach-mang-mau-1989-o-rumani.html
    và thấy giật mình tại sao báo chí VN xưa nay chỉ biết nhai lại tuyên truyền của Mỹ và phuowng Tây khi nói về biến cố ở Rumani 1989, về Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Rumani Ceausescu?
    Báo chí VN xưa nay thường là chỉ biết dịch các bài theo tuyên truyền của Mỹ và phương Tây khiến độc giả ng Việt chúng ta hiểu méo mó về sự kiện Rumani 1989. Những gì chúng ta biết chỉ là Ceausescu là nhà độc tài khát máu, đáng bị nhân dân lật đổ và xử tử.

    Báo chí là một nhân tố, một phuơng tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng: Dư luận xã hội tích cực là tiền đề, điều kiện, nguyên nhân cho trạng thái chính trị - xã hội ổn định. Tuy nhiên, khi báo chí không còn đảm bảo tính khách quan, chân thật, đánh mất niềm tin của công chúng, đánh mất định hướng chính trị và trở thành một lực lượng tiêu cực thì nó sẽ là sức mạnh phá hoại ghê gớm đối với sự ổn định của chế độ. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong những thời điểm xuất hiện những biến cố phức tạp. Chỉ cần điểm lại vai trò của báo chí trong những biến cố ở Chi-lê (1973), ở Rumani (1989), ở Liên Xô (1991) có thể thấy rõ sức mạnh phá hoại khi báo chí bị lợi dụng vào những mục đích không chính đáng.

    Để thực hiện cuộc lật đổ một vị chủ tịch đã có hơn 20 năm đứng đầu đất nước, CIA đã sử dụng những chiêu bài hết sức tinh vi nhằm làm xấu đi hình ảnh của Nicolae Ceauşescu trong mắt dân chúng. Việc bôi nhọ uy tín của Nicolae Ceauşescu đã diễn ra rất thành công khi những thông tin “lá cải” kiểu như: Tổng tư lệnh Quân đội Rumani Nicolae Ceauşescu đã phong quân hàm đại tá cho... con chó nhỏ bằng nhung yêu thích của mình hầu như ngày nào cũng nhan nhản trên các trang báo.

    Cũng bằng cách hạ tuy tín của Nicolae Ceauşescu, CIA còn thực hiện kế hoạch “nâng tầm” những người được cho là kế nhiệm. Từ báo chí, những tên tuổi đã một thời là “cận vệ” trung thành trong chính phủ đương nhiệm của ông Ceauşescu khi đó như Ion Iliescu, Victor Stănculescu... đa quay ngoắt 360o trở thành đối thủ chính trị của vị Chủ tịch nước này. Tại thời điểm đó, sau khi một loạt những bài báo hạ thấp uy tín của ông Nicolae Ceauşescu thành công thì tên tuổi cũng như tiếng nói của những đối thủ trên ngày càng tỏ ra có trọng lượng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ỉa không ra cũng tại CIA đấy, hay CIB.

      Xóa
    2. Thấy trên mạng có đơn của Bác Hồ vào học trường thuộc địa của thực dân Pháp. Việc này có thật không hay là do Việt Tân phịa ra ?

      Xóa
  7. Hai mươi năm trôi qua, những người Romania từng sống qua cuộc cách mạng vẫn đang cố gắng giải nghĩa nó, và về giai đoạn cầm quyền của Ceausescu.
    Timisoara

    Tướng Stanculescu bị kết án đã ra lệnh giết người ở Timisoara

    "Tôi thường tự hỏi, nếu Ceausescu hôm nay còn sống, thì ông liệu có cơ hội thắng cử nếu ra tranh cử Tổng thống hay không?" ông Stejarel Olaru, lãnh đạo Ủy ban điều tra tội phạm thời cộng sản do tổng thống Basescu lập ra, nhận xét.

    "Và tôi tin là ông ta sẽ thắng. Dân chúng tin rằng Ceausescu đã làm nhiều điều tốt... rằng ông cho dân chúng nhà cửa, việc làm, và lương bổng khá."

    Nguồn: BBC thứ bảy, 26 tháng 12, 2009
    http://www.bbc.com/vietnamese/world/2009/12/091226_ceausescu

    Trả lờiXóa
  8. Rất mong G.TL tiếp tục phát triển và tiếp tục đường lối mà mình đã chọn:
    + ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG A DUA THEO BẤT CỨ CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG NÀO
    + CHỈ MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG

    Trả lờiXóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 14:08 8 tháng 3, 2016

    Đề nghị Tiennlang nên đăng nhiều bài về Chủ tịch Hồ Chí Minh để góp thêm quảng bá rộng rãi cho mọi người có thêm thông tin về Người. Tôi đưa ra đề xuất này là do trên mạng những bài viết của kẻ xấu xuyên tạc Hồ Chí Minh vẫn còn đang phát tán, ngay cả một số Blog trong nước.
    Phải khẳng định Hồ Chí Minh là vĩ nhân thế giới, điều này UNESCO đã có nghị quyết. Bác Hồ đã tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, Xiêm, Malaysia là rõ ràng. Trên thế giới không có nhiều lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh của Việt Nam.
    Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chí Minh tôi càng kính yêu Bác nhiều thêm. Bất cứ ai, dù là cán bộ, công chức hay người dân bình thường, đọc và học tập làm theo Hồ Chí Minh đều vô cùng bổ ích, cần thiết. Trên thế giới cũng ít lãnh tụ được người từng là kẻ thù, về sau lại kính trọng như Hồ Chí Minh. Ai được Hồ Chí Minh tiếp đều để lại một tấm lòng kính trọng, khâm phục nhân cách của lãnh tụ...Vậy tuyên truyền về Bác theo tôi bao nhiêu cũng không đủ. Góp được tiếng nói, bài báo; đọc được nhiều về Người là lẽ sống, niềm hạnh phúc cho mọi người Việt Nam yêu nước...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông thép này, việc đi đến nước này nước khác mà thành lập Đảng phái là 1 cái tội phá hoại nội bộ đất nước của người ta chứ vinh quang cái gì?

      Ông nghĩ sao nếu có người Mỹ nào đó vào Việt Nam thành lập Đảng Dân chủ??? Hay ông vỗ tay khen đưa ra ý kiến là anh Mỹ đó đã có nghị quyết là vĩ nhân của UNESCO?

      Chỉ riêng chuyện ông Hồ đổi họ từ họ Nguyễn sang họ Hồ là 1 chuyện có nhiều cái để nói rồi đấy. Theo lẽ tự nhiên, 1 con người làm vinh quang dòng họ, chẳng ai lại làm trái lẽ tự nhiên nếu ko có những uẩn khúc?

      Xóa
    2. Bác Hồ là CHÂN LÝ CỦA THỜI ĐẠI!
      Đúng như bác Thép nói: Nghiên cứu tìm hiểu và viết về Bác bao nhiêu cũng không đủ.

      Hồ Chí Minh chỉ là một trong hàng trăm tên gọi của Người. Làm sao cỡ rận tép như Nặc danh15:27 Ngày 08 tháng 03 năm 2016 hiểu được cơ chứ?

      Xóa
    3. Tui thấy NĐT quá là ấu trĩ. Trong một còm tui đã từng nói: trước hết phải dạy cho thế hệ trẻ TIÊN HỌC LỄ.
      Có LỄ thì tự khắc con người ta biết ai là "vĩ đại' hoặc cái gì là "quang vinh muôn năm" chứ đừng nên thần thánh hóa mà làm gì
      Cứ thấy trong XH hiện nay, vẫn cứ "nhớ ơn BH vĩ đại, Đảng CSVN quang vinh muôn năm" nhưng vẫn cứ "con giết cha (mới sáng nay xem TV), mẹ giết con, thảm sát vì chanh, vô cảm, ngu muội (mấy cái lễ hội cướp ấn, giành lộc....)
      Những trường hợp như thế, ở miền Nam trước 30-4-1975 có hay không, nhờ G.T và NĐT nêu ra cho tui rõ cái coi !

      Xóa
    4. Người như ông Hồ mà theo cộng sản. Đại họa.

      Xóa
    5. "Hồ Chí Minh chỉ là một trong hàng trăm tên gọi của Người. Làm sao cỡ rận tép như Nặc danh15:27 Ngày 08 tháng 03 năm 2016 hiểu được cơ chứ?"

      Tôi biết các dlv thế nào cũng biện minh bằng câu này. Đây là ngụy biện hồ đồ.

      Thời hoạt động bí mật, chuyện lấy bí danh là thường. Nhưng khi đã ra khỏi bóng tối thì bất kỳ ai cũng sẽ lấy lại tên họ mà cha mẹ đã đặt cho. Ông Hồ còn là nguyên thủ Quốc gia thì ko thể hồ đồ trong chuyện này được.

      Một con người, vì bất kỳ lý do gì, từ chối tên họ mà cha mẹ đã đặt cho mình là 1 con người đại bất hiếu.

      Nếu ko có uẩn khúc gì, ông Hồ sau khi ký tên, có thể mở ngoặc (Nguyễn Sinh Cung). Đó là lẽ thường ở trên đời.

      Xóa
    6. Mẹ Bác Hồ ở Nghệ an ,Bố bác ở Cao Lãnh Đồng tháp .Vậy Bác ở với Bố hay với mẹ và Ai là người dạy dỗ bác lúc tuổi thơlúc 16:14 8 tháng 3, 2016

      googletienlang2014.blogspot

      Xóa
    7. Bác Hồ vào đến Cảng nhà rồng (Sài Gòn ),Sao không về Cao lãnh Đồng tháp mà thấp hương lên Mộ cha nhỉ ?lúc 16:17 8 tháng 3, 2016

      googletienlang2014.blogspot

      Xóa
    8. Thấy trên mạng có đơn của Bác Hồ vào học trường thuộc địa của thực dân Pháp. Việc này có thật không hay là do Việt Tân phịa ra ?

      Xóa
    9. Các bạn dân chủ cứ cố gắng moi móc thoải mái về Bác. Dù moi móc thế nào thì Bác Hồ cũng vẫn là người dẫn dắt Việt cộng và dân Việt giành độc lập cho Việt Nam, con cháu Bác đuổi bon xâm lược (Pháp, Mỹ, Tàu, Polpot) khỏi đất Việt. Thế là đủ.

      Xóa
    10. Cũng vì Bác cả tin vào lòng tốt của Trung Quốc nên mới có thảm trạng hiện nay. "Dắt năm châu đến đại đồng " ! Hô hô,hê hê.

      Xóa
  10. Nhân ngày 8 tháng 3 chúc Cô Tiên và bạn bè cô nhiều hạnh phúc.Có nhiều bài hay bảo vệ đất nước,và sự thật.Đánh cho bọn Rận những đòn choáng váng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả biết bọn Rận có choáng váng hay không, chứ mấy ông chấy sĩ như cuibap, CCB, TVH bị nghẹn họng dài dài.

      Xóa
    2. Con chó ghẻ văn lâm hóc cứt ở đâu mà ko thấy sủa

      Xóa
    3. Trọng Nghĩa Bố mẹ mầy địt ra Trọng Nghĩa như một thứ Quái Thai của dòng họ nhà mầy .. Đồ chó hoanglúc 16:18 8 tháng 3, 2016

      googletienlang2014.blogspot

      Xóa
  11. +Cậu Văn Lâm khác ý kiến với một số bạn đọc. Đó là chuyện bình thường. Và phản biện, nếu biết khai thác, sẽ củng cố thêm chân lý của mình. Cậu ấy luôn nói năng từ tốn. Ông Trọng Nghĩa không nên để bụng và nặng lời quá mức.
    +Cụ Hồ khi sinh thời rất giản dị, ít thích ngợi ca, thần thánh cá nhân. Di chúc của Cụ bàng bạc, thấm đẫm tính nhân văn ấy. Hữu xạ tư nhiên hương. Nói về Cụ quá nhiều rồi. Lớp trẻ nghe, hiểu, tự tìm hiểu đã khá rộng, khá sâu về Cụ. Thi thoảng, điểm xuyết thì ý vị. Giờ lại thích "mở chiến dịch" quảng bá nữa, tôi vân vi, không biết nên chăng?
    +Xin chỉ giáo giùm tôi, một ông Việt Nam qua xây dựng tổ chức CS, làm đến TBT Đảng CS Malaisia. Một cô Mỹ, vừa nhập tịch Ucraina hồi 2014 và sắp nắm ghế Thủ Tướng. Hai trường hợp này, có gì giống và khác nhau?

    Trả lờiXóa
  12. Những kẻ làm tay sai cho ngoại bang chúng không biết nhục, cứ nghĩ rằng vinh!
    Chúng bay có sũa tới chết cũng không kết quả gì đâu mấy con chó Nặc. Chúng bay có đầu mà không có óc, có mắt như mù, có tai như bọn kẻ điếc.
    Chúng bay có gào thét đến chết thì chân lý vẫn là chân lý. Đó là những người đánh đuổi Pháp, Mỹ là yêu nước. Kẻ làm tay sai cho Pháp, Mỹ là bọn bán nước. Người dân VN ai cũng thấy cũng hiểu cả. Khôn hồn thì câm miệng đi các con chó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn cs malaylay làm tay sai cho ngoại bangbang đưa người vn lên làm tống bí thư. Đã thế còn xúi giục nhân dân mã lai bạo động khủng bố cướp chính quyền. Đúng là đồ mất dạy. Bưng bô cho cs vn được vn tuồn vũ khí để lật đổ chính quyền, cũng may là bọn nó đã bị tiêu diệt nên lủi thủi kéo về tỵ nạn ở tq. Thế là xong đời bọn bán nước

      Xóa
  13. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 10:26 9 tháng 3, 2016

    KỂ CHUYỆN LÝ THÚ

    Hôm nay tôi phải làm một việc tưởng nên kể cho các bạn nghe chơi.
    Thấy trong người ngứa ngáy quá ko biết "ai" cào cấu nên mới kiểm tra thì thấy cái áo có mấy "con Rận" to tổ bố. Thế là, tôi lẫm bẫm: Cho mày chết với ông! Rồi đi nấu nồi to nước sôi, bỏ cái áo vào nồi nước. Ôi thôi Rận nó khóc lóc, van xin: "Ông ơi, tha cho con, từ rày ko dám quấy rầy ông nữa đâu ạ!". Tôi tính cứ nín thinh chả cần trả lời cái lũ Rận đáng ghét ấy. Nhưng nghĩ cũng nên cho chúng biết thành tôi mới mở lời: "Tao đã dạy cho chúng mày biết phải lễ độ, mày sống kí sinh nhờ tao mà còn phản, nói mải ko nghe. Vây bây giờ than khóc nỗi gì! Đã tới lúc chúng mày đền tôi rồi, thôi cứ cam chịu xuống âm phủ chờ đầu thai kiếp khác nhé. Nhớ phải tu sửa cho nghiêm túc thì mới mong hóa kiếp đó, còn ko thì đừng hòng...Tôi nói chưa hết câu thì trong nồi tiếng nổ lách tách, bóc bóc vang lên liên tiếp hơn 2 phút rồi im. Vây là chúng "đi" hết rồi. Tôi nghiệp! tôi mới nói hai chữ tội nghiệp chưa dứt thì ngoài sân có tiếng chó cắn lộn. Số là nhà tôi có nuôi 2 con chó giữ nhà. Thường ngày nó hay chơi giỡn với nhau, nhưng nay nó cắn nhau. Thì ra bà xã tôi ném có một cục xương nên chúng tranh nhau. Tôi phải chạy ra can nhưng chúng vẫn "cắn lộn" ko ngưng các bạn ơi! Tội nghiệp những con chó dành ăn,,,đó là tính cách của chúng mà, phải ko các bạn?

    Trả lờiXóa