Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Ukraine: Giấc mơ "trời Âu" còn quá xa vời

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Liên minh châu Âu (EU) thông qua quyết định không thực hiện quy chế miễn thị thực cho công dân Ukraine. Theo ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban chấu Âu, Ukraine sẽ không "có cửa" gia nhập EU hoặc NATO trongg vòng 20 - 25 năm nữa.
Phát biểu trong cuộc họp báo mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết sở dĩ Brussels không thông qua quyết định miễn thị thực cho công dân Ukraine là do nước này đã không thực hiện các cam kết thực hiện cuộc chiến chống tham nhũng.
Ông Jean-Claude Juncker thậm chí còn lên tiếng khẳng định rằng Ukraine sẽ không “có cửa” gia nhập EU hoặc NATO trong vòng 20-25 năm nữa.
“Chắc chắn Ukraine sẽ không thể gia nhập EU trong vòng 20-25 năm nữa và quy chế thành viên NATO cho Ukraine cũng sẽ như vậy”- Jean-Claude Juncker tuyên bố.
Theo nhận định của giới phân tích, việc quan chức cao cấp của EU thẳng thừng đưa ra tuyên bố trên là do nhiều lý do khác nhau.
Thứ nhất, những vấn đề nội tại hiện nay của EU khiến quá trình tiếp tục kết nạp thành viên mới trở nên khó khăn hơn nhiều.
Thứ hai, nội bộ EU không có thiện cảm để kết nạp thêm Ukraine. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Hà Lan thời gian tới sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý liên quan đến quá trình liên kết của Ukraine với EU.
Kết quả thăm dò dư luận xã hội cho thấy hiện đa số người dân Hà Lan đang sẵn sàng nói “không” với quá trình liên kết với EU của Ukraine.
Trong khi đó, triển vọng gia nhập NATO thậm chí còn bi đát hơn đối với Ukraine. Khác với EU, NATO vẫn đang tiếp tục quá trình mở rộng và cũng không đòi hỏi các nước muốn gia nhập NATO phải đáp ứng được các tiêu chí Masstricht (Hiệp ước Masstricht, đặt ra các tiêu chí về kinh tế cần thiết để quốc gia nào đó gia nhập EU).
Việc gia nhập NATO đối với Ukraine còn dễ hơn việc gia nhập EU. Tuy nhiên, những tuyên bố của ông Jean-Claude Juncker cho thấy NATO hoàn toàn không muốn xung đột với Nga vì tiếp nhận một thành viên đang có nhiều vấn đề đáng ngại như Ukraine.
Một Thổ Nhĩ Kỳ “ngang bướng” luôn đặt NATO vào mối rủi ro đối đầu với Nga hiện là quá đủ đối với NATO.
So với trước kia, hiện EU vẫn chưa hứa hẹn điều gì mới với Ukraine. Cả NATO và EU trước đó đã phát đi các tín hiệu cho rằng họ không mong đợi một thành viên như Ukraine.
Những tuyên bố của giới lãnh đạo EU và NATO hiện đang đặt Tổng thống Ukraine Poroshenko vào tình thế hết sức khó xử. Ông Poroshenko từ trước đến nay vẫn sử dụng con bài “tương lai gia nhập EU và NATO” để giải thích cho việc gia tăng tiền điện nước, cắt giảm chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội và hủy hoại mối quan hệ với Nga.
Và khi “tương lai” này trở nên u ám, con bài này sẽ dẫn đến những tác dụng ngược lại khi bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Không loại trừ khả năng ngay chính giới cộng sự của Poroshenko sẽ quay lại cáo buộc Tổng thống phá hỏng các nỗ lực gia nhập EU của Ukraine.
Thêm một điểm bất lợi nữa đối với Ukraine đến từ các tuyên bố của Liên Hợp Quốc. Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã lên tiếng yêu cầu Ukraine chấp hành các văn kiện do chính quyền địa phương Donbass (miền Đông Ukraine) và Nga đưa ra cho công dân vùng này.
Yêu cầu này của Liên Hợp Quốc trên thực tế đã phủ nhận những tuyên bố của Kiev về việc các “phần tử khủng bố” đang nắm giữ vai trò lãnh đạo Lugansk và Donetsk, đồng thời thừa nhận rằng ở Ukraine đang xảy ra xung đột.
Ngoài ra, bản báo cáo của Liên Hợp Quốc còn lên án mạnh mẽ chính sách bao vây, cô lập Crimea do Kiev tiến hành.
 
 Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (bên phải)
Theo phân tích của giới chuyên gia, việc EU và NATO đưa ra những tuyên bố trên cho thấy hai tổ chức này dường như đang muốn “cách Ukraine càng xa càng tốt”.
Chính sách của EU với Ukraine dường như đang thay đổi. Châu Âu đang dần thừa nhận sự thất bại trong “cuộc thử nghiệm ở Ukraine” của mình nên muốn hướng đến đối thoại với Moscow.
Việc châu Âu ngừng kéo dài các lệnh cấm vận chống Nga sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất cho mong muốn đối thoại với Nga của EU.
Về mặt lý thuyết, hiện Ukraine vẫn có cơ hội để ngăn chặn quá trình “nghiêm túc hóa” mối quan hệ của EU với Nga nhưng để làm được điều này, Kiev phải bằng cách nào đó làm mất uy tín của Moscow.
Tuy nhiên, tham vọng này của Ukraine sẽ khó có thể thực hiện được vì Nga vẫn đang theo đuổi quan điểm ôn hòa đối với các hành động không tương xứng của Kiev và chỉ phản ứng theo nguyên tắc “qua lại” (Nếu Ukraine ngăn chặn đường đi của xe tải Nga thì Nga cũng sẽ ngăn chặn đường đi của xe tải Ukraine).
Nỗ lực cuối cùng của Ukraine nhằm “bôi nhọ” Nga cũng không đem lại kết quả. Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin lên tiếng yêu cầu Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc đến Crimea để theo dõi tình hình nhân quyền tại đây.
Chính phủ Nga công khai chào đón đoàn thanh tra của Ủy ban nhân quyền và cả các chính trị gia phương Tây đến Crimea.
Sau các chuyến thăm của các chính trị gia phương Tây và các tổ chức của Liên Hợp Quốc, hai phương án được đưa ra về chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Phương án đầu tiên là hợp pháp hóa chủ quyền của Nga đối với Crimea. Phương án thứ hai là trả lại Crimea cho Ukraine với điều kiện phải trục xuất hơn 2 triệu người Crimea mong muốn không phải quay trở lại với Ukraine.
Tất cả các chính trị gia, các tổ chức quốc tế đều lựa chọn phương án đầu tiên.
Sự kiện này cho thấy phương Tây đang thực sự muốn thúc đẩy đối thoại với Nga và không muốn kết nạp thêm Ukraine để gia tăng đối đầu với Nga.
Rõ ràng, giấc mơ “trời Âu” vẫn đang thực sự xa vời đối với Ukraine.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.
Đào Cảnh (Lược dịch)

11 nhận xét:

  1. Ai biết tiếng Nga xin mời nghe video clip phát biểu của ông Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker về vấn đề này. Video clip đăng trên 1 tờ báo Ukraina là tờ rian.com.ua tại địa chỉ:
    http://rian.com.ua/video/20160304/1006185043.html
    ---
    Украина не сможет вступить в ЕС и НАТО в ближайшие десятилетия - Юнкер
    Tôi dịch: Ukraina không thể trở thành thành viên EC và NATO trong hàng chục năm tới
    Председатель Еврокомиссии Жан-Клод Юнкер, выступая в Гааге, заявил, что Украина не сможет вступить в Евросоюз и НАТО в ближайшие десятилетия, поскольку в ЕС не хотят повторять ошибок, когда присоединение к союзу новых стран членов происходило слишком быстро.

    Xem tiếp:
    РИА Новости Украина: http://rian.com.ua/video/20160304/1006185043.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoặc xem trên Kênh youtube của Bùi Trâm Anh:
      Chủ tịch UB Châu Âu: Ukraina không thể trở thành thành viên EC và NATO trong hàng chục năm tới
      https://www.youtube.com/watch?v=tbgD5IY_zwg

      Xóa
  2. Thôi xong!
    U cà trung thành với Mẽo và phương Tây như thế, làm tiền đồn chống Nga húng chó như thế.

    Vậy mà cái thằng EC và NATO này nó lại “cách Ukraine càng xa càng tốt”!
    Nó coi U cà là hủi à?

    Trả lờiXóa
  3. Mỹ và phương Tây ị ra một đống ở Kiev, giờ chả ai chịu dọn. Tất cả bỏ chạy như chạy hủi!

    Khổ thân mấy anh rận xĩ ở VN, mới đây hết lòng cổ vũ cho "rân trủ hóa U cà" do Mỹ đạo diễn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người cổ vũ Maidan không hiểu chính trị Ukraina. Họ đã có đa đảng từ hồi Liên Xô tan rã. Vấn đề của họ mượn lời Nguyễn Trãi là "chính sự phiền hà", mấy ông mượn tiếng dân chủ lên chức vị, ông nào cũng ăn. Dân chủ đâu phải là phép lạ mà hóa một cái là không còn tham nhũng nữa? Nó phải đi đôi với phát triển luật pháp thì mới có cơ sở căn bản. Ngày xưa nước Mỹ cũng hối lộ như rươi (như chuyện làm đường xe hỏa xuyên Mỹ), nhưng qua mấy trăm năm họ có thời giờ ổn định luật pháp nên mới không trắng trợn so với nhiều nước khác.

      Xóa
    2. Bác Nặc 04:46 nhận xét chính xác đó,VN muốn đổi mới mà không rơi vào hoàn cảnh của Ukraina thì phải bắt đầu từ đổi mới pháp luật ,từ xác đúng đắn ,chuẩn mực vai trò vị trí ,trách nhiệm của của cơ quan lập pháp trước quốc dân đồng bào trước

      Xóa
    3. Việt Nam muốn đổi mới và phá triển . Thì xóa sách những loại người như ông văn lâm . Không biết ông đã làm dc gì cho đất nước này chưa ? Mà cứ ngồi gỏ bàn phím thấy người ta hở một tí thì để ngửi vậy . Tôi biết ông lớn tuổi , ông có trình độ hơn tôi , nhưng ông hành xử như những kẻ thiếu kiến thức .

      Xóa
    4. Ukraine muốn gia nhập EU thì phải phấn đấu khắc phục những tệ nạn tàn dư từ chế độ cũ, nhất định phải kiên quyết diệt nạn tham nhũng, phải cũng cố, minh bạch hóa hệ thống pháp luật, đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn của một thành viên có trách nhiệm. EU không cần chư hầu, đàn em. Muốn làm chư hầu hãy ngã theo Nga, lúc nào cũng sẵn sàng. EU không bao giờ chấp chấp nhận thành phần "thế này thế khác" đâu.

      Xóa
    5. Tôi biết là mình, lúc nào cũng thiếu kiến thức .Tuy nhiên nếu ai bình sinh mà tự biết được mình thiếu gì để bổ nấy ,người đó không thành công cũng sẽ thành nhân đó .

      văn lâm rất biết ơn nếu được bác Nặc 11:59 chỉ bảo cho những kiến thức (chắc là kiến thức thực tế ?) thiếu hổng,cũng là chân thành giúp nhau tiến bộ đó bác.

      Xóa
    6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  4. Ukraine: Tan tành mộng EU, lãnh đạo vẫn dối dân
    Liên minh châu Âu đã không thay đổi thái độ của mình đối với Ukraine trong 15 năm qua và vẫn không muốn nhìn thấy đất nước trong thành phần của liên minh. Nhưng lãnh đạo Ukraine hiện nay vẫn cố gắng một các ngoan cố cam đoan với công dân vào điều ngược lại, cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov nhận định.

    Theo lời cựu Thủ tướng Ukraine, trong hơn một thập kỷ, các nhà chức trách đất nước đã nêu lên vấn đề về khả năng gia nhập Liên minh châu Âu tại các hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp song phương, tuy nhiên luôn luôn nhận được câu trả lời "không" cương quyết và trái với những nhà lãnh đạo nhà nước hiện nay, đã nói thẳng với người dân Ukraina về lập trường của người châu Âu.

    Tuyên bố cách đây không lâu của chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker về việc ít nhất là một phần tư thế kỷ nữa Ukraine sẽ không thể gia nhập thành phần EU, lại là một bằng chứng rõ ràng nữa cho thấy các nhà chức trách Ukraina hiện đang trao những lời hứa suông, rỗng tuếch cho người dân, ông Azarov nói.

    "Tại sao bây giờ các ông Poroshenko, Yatseniuk, và luôn thể là ông Tombinsky - đại sứ EU tại Kiev, không phát biểu công khai và bác bỏ những lời của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, hoặc thừa nhận rằng họ đã nói dối cả ở Maidan lẫn trên các kênh truyền hình. Và cả thừa nhận rằng ông Azarov "không đánh cắp giấc mơ của người Ukraine" chỉ bởi vì một lý do đơn giản, rằng đó không phải là một giấc mơ, mà là sự lừa gạt nhằm dụ dỗ mọi người tham gia Maidan", cựu thủ tướng Ukraine khẳng định.

    Trước đây, ông Poroshenko luôn tin tưởng Ukraine sẽ được gia nhập EU và quả quyết rằng liên minh châu Âu không thể thiếu Ukraine.

    Trong khi đó, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer dự đoán rằng Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko trong thời gian tới sẽ là người đảm nhiệm chức thủ tướng chính phủ Ukraine thay thế ông Arseniy Yatsenyuk hiện nay.
    http://www.baomoi.com/Ukraine-Tan-tanh-mong-EU-lanh-dao-van-doi-dan/c/18832318.epi

    Trả lờiXóa